De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học

Bài 1.

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học

a) Xét \(\Delta AEM\) và \(\Delta DBM\) có:

MA = MD (giả thiết)

\(\widehat {AME} = \widehat {DMB}\)(đối đỉnh)

ME = MB (giả thiết)

Do đó \(\Delta AEM\)= \(\Delta DBM\)(c.g.c)

\( \Rightarrow AE = DB.\)

b) Chứng minh tương tự câu a ta có:

\(\Delta AFM = \Delta DCM\)(c.g.c)

\( \Rightarrow \widehat {FAM} = \widehat {CDM}\)(góc tương ứng)

\( \Rightarrow AF//BC\) (1) (cặp góc so le trong bằng nhau).

c) Ta có \(\Delta AEM = \Delta DBM\)(chứng minh trên)

\( \Rightarrow \widehat {AEM} = \widehat {DBM} \Rightarrow AE//BC\)  (2).

Từ (1) và (2) \( \Rightarrow AE\) và AF trùng nhau (tiên đề Oclit) hay A, E, F thẳng hàng.

Bài 2.

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học

a) M là trung điểm của BC (giả thiết) \( \Rightarrow MB = MC.\)

Dễ thấy \(\Delta AMB = \Delta AMC\) (c.c.c)

b) \(\Delta AMB = \Delta AMC\)(chứng minh trên) \( \Rightarrow \widehat {AMB} = \widehat {AMC}\) mà \(\widehat {AMB} + \widehat {AMC} = {180^o}\) (kề bù) \( \Rightarrow \widehat {AMB} = \widehat {AMC} = {90^o}\) hay \(AM \bot BC.\)

c) Xét \(\Delta EBC\) và \(\Delta FCB\) có:

+) BC chung

+) \(\widehat {EBC} = \widehat {FCB}\) (giả thiết)

+) \(BE = CF\) (giả thiết).

Do đó \(\Delta EBC = \Delta FCB\)(c.g.c)

d) Ta có:

\(AB = AC\) (giả thiết)

\(BE = CF\) (giả thiết)

\( \Rightarrow AB - BE = AC - CF\) hay \(AE = CF.\)

Do đó \(\Delta AEF\) cân tại A \( \Rightarrow \widehat {AEF} = \widehat {AFE} = \dfrac{{{{180}^o} - \widehat A} }{ 2}.\)

Tương tự ta có \(\Delta ABC\) cân tại A (giả thiết)

\( \Rightarrow \widehat {ABC} = \widehat {ACB} = \dfrac{{{{180}^o} - \widehat A}}{2}.\)

Vậy \(\widehat {AFE} = \widehat {ABC} \Rightarrow EF//BC\) (cặp góc đồng vị bằng nhau).

  • Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương 2 - Hình học 7

    Giải Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương 2 - Hình học 7

    Xem lời giải

  • Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương 2 - Hình học 7

    Giải Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương 2 - Hình học 7

    Xem lời giải

  • Quảng cáo

  • Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 3 - Chương 2 - Hình học 7

    Giải Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 3 - Chương 2 - Hình học 7

    Xem lời giải

  • Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 4 - Chương 2 - Hình học 7

    Giải Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 4 - Chương 2 - Hình học 7

    Xem lời giải

  • Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 5 - Chương 2 - Hình học 7

    Giải Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 5 - Chương 2 - Hình học 7

    Xem lời giải

  • De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Để ôn luyện và làm tốt các bài kiểm tra Toán lớp 7, dưới đây là Top 4 Đề kiểm tra 1 tiết Toán 7 Chương 2 Hình học có đáp án, cực hay. Hi vọng bộ đề kiểm tra này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài kiểm tra môn Toán lớp 7.

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Chương 2 Hình học

Môn: Toán lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Trắc nghiệm + Tự luận - Đề 1)

I. Phần trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)

Bài 1: (1,5 điểm) Trong mỗi câu dưới đây, hãy chọn phương án trả lời đúng:

Câu 1: Tổng ba góc của một tam giác bằng

A. 90o

B. 180o

C. 45o

D. 80o

Câu 2: ΔABC vuông tại A, biết số đo góc C bằng 52o. Số đo góc B bằng:

A. 148o

B. 38o

C. 142o

D. 128o

Câu 3: ΔMNP cân tại P. Biết góc N có số đo bằng 50o. Số đo góc P bằng:

A. 80o

B. 100o

C. 50o

D. 130o

Câu 4: ΔHIK vuông tại H có các cạnh góc vuông là 3cm; 4cm. Độ dài cạnh huyền IK bằng

A. 8cm

B. 16cm

C. 5cm

D.12cm

Quảng cáo

Câu 5: Trong các tam giác có các kích thước sau đây, tam giác nào là tam giác vuông ?

A. 11cm; 12cm; 13cm

B. 5cm; 7cm; 9cm

C. 12cm; 9cm; 15cm

D. 7cm; 7cm; 5cm

Câu 6: ΔABC và ΔDEF có AB = ED, BC = EF. Thêm điều kiện nào sau đây để ΔABC = ΔDEF ?

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học

C. AB = AC

D. AC = DF

Bài 2: (1,5 điểm) Đúng hay sai?

STT

Nội dung

Đúng

Sai

1

Nếu hai tam giác có ba góc bằng nhau từng đôi một thì hai tam giác đó bằng nhau.

2

Nếu ΔABC và ΔDEF có AB = DE, BC = EF,

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
thì ΔABC = ΔDEF

3

Trong một tam giác, có ít nhất là hai góc nhọn.

4

Nếu góc A là góc ở đáy của một tam giác cân thì

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
.

5

Nếu hai tam giác có ba cạnh tương ứng bằng nhau thì hai tam giác đó bằng nhau

6

Nếu một tam giác vuông có một góc nhọn bằng 45o thì tam giác đó là tam giác vuông cân

Quảng cáo

II. Phần tự luận (7 điểm)

Bài 3: Cho tam giác ABC vuông tại A, có

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
và AB = 5cm. Tia phân giác của góc B cắt AC tại D. Kẻ DE vuông góc với BC tại E.

1/ Chứng minh: ΔABD = ΔEBD.

2/ Chứng minh: ΔABE là tam giác đều.

3/ Tính độ dài cạnh BC.

I. Phần trắc nghiệm : (3 điểm).

Bài 1: Mỗi câu 0,25đ

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án B B A C C D

Câu 1:

Tổng ba góc của một tam giác bằng 180o.

Chọn đáp án B

Câu 2:

Có tam giác ABC vuông tại A

Nên

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
(Trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau)

Suy ra

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
= 90o - 52o = 38o

Chọn đáp án B

Câu 3:

Tam giác MNP cân tại P

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
(Trong tam giác cân, hai góc ở đáy bằng nhau)

Ta có:

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
(tổng ba góc trong tam giác)

Suy ra

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
= 180o - 50o - 50o = 80o

Chọn đáp án A

Câu 4:

Tam giác HIK vuông tại H, theo định lý Pytago ta có:

IK2 = HI2 + HK2 = 32 + 42 = 25

Suy ra IK = 5 cm

Chọn đáp án C

Câu 5:

Áp dụng định lý Pytago, ta tính tổng bình phương độ dài hai cạnh nhỏ hơn để so sánh với bình phương cạnh còn lại.

+) Phương án A: 112 + 122 = 265 ≠ 169 = 132, do đó tam giác có ba kích thước là 11cm, 12cm, 13cm không phải tam giác vuông.

+) Phương án B: 52 + 72 = 74 ≠ 81 = 92, do đó tam giác có các kích thước là 5 cm, 7 cm, 9 cm không phải là tam giác vuông.

+) Phương án C: 122 + 92 = 225 = 152, do đó tam giác có các kích thước là 12 cm, 9 cm , 15 cm là tam giác vuông.

+) Phương án D: 52 + 72 = 74 ≠ 49 = 72, do đó tam giác có các kích thước là 7 cm, 7 cm , 5 cm không phải là tam giác vuông.

Chọn đáp án C

Câu 6:

Thêm điều kiện AC = DF thì hai tam giác đã cho bằng nhau theo trường hợp cạnh - cạnh - cạnh.

Chọn đáp án D

Bài 2: Mỗi câu 0,25đ

STT

Nội dung

Đúng

Sai

1

Nếu hai tam giác có ba góc bằng nhau từng đôi một thì hai tam giác đó bằng nhau.

x

2

Nếu ΔABC và ΔDEF có AB = DE, BC = EF, thì ΔABC = ΔDEF

x

3

Trong một tam giác, có ít nhất là hai góc nhọn.

x

4

Nếu góc A là góc ở đáy của một tam giác cân thì .

x

5

Nếu hai tam giác có ba cạnh tương ứng bằng nhau thì hai tam giác đó bằng nhau

x

6

Nếu một tam giác vuông có một góc nhọn bằng 45o thì tam giác đó là tam giác vuông cân

x

Hướng dẫn chi tiết

1. Có ba trường hợp bằng nhau của hai tam giác

TH1: cạnh - cạnh - cạnh

TH2: cạnh - góc - cạnh

TH3: góc - cạnh - góc

Vậy nếu hai tam giác có ba góc bằng nhau từng đôi một thì hai tam giác đó bằng nhau là không chính xác.

2. Xét ΔABC và ΔDEF có

AB = DE, BC = EF,

Do đó: ΔABC = ΔDEF (c - g - c)

Vậy câu 2 đúng.

3. Giả sử trong tam giác có hai góc tù hoặc vuông, nghĩa là mỗi góc đều lớn hơn hoặc bằng 90o

Khi đó tổng ba góc trong tam giác lớn hơn 180o

Mà tổng ba góc trong một tam giác là 180o

Do đó trong một tam giác không thể có hai góc tù hoặc vuông

Vậy trong tam giác có ít nhất hai góc nhọn.

4. Tam giác cân có hai góc ở đáy bằng nhau, nếu một góc ở đáy lớn hơn 90o thì góc còn lại cũng thế, vậy hai góc ở đáy là hai góc tù, mà trong một tam giác không thể có hai góc tù, vậy câu 4 sai.

5. Nếu hai tam giác có ba cạnh tương ứng bằng nhau thì hai tam giác giác đó bằng nhau đúng, theo trường hợp bằng nhau thứ nhất của hai tam giác.

6.

Trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau, vậy nếu một góc nhọn là 45o thì góc nhọn còn lại có số đo là 90o - 45o = 45o

Khi đó tam giác vuông có hai góc nhọn bằng nhau

Do đó tam giác trở thành tam giác vuông cân.

II. Phần tự luận

Bài 3:

- Vẽ hình đúng, ghi GT, KL (1 điểm)

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học

GT

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học

KL

1/ ΔABD = ΔEBD

2/ ΔABE đều

3/ Tính BC

1. Chứng minh: ΔABD = ΔEBD

Xét ΔABD và ΔEBD, có:

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
(0,5 điểm)

BD là cạnh huyền chung (1 điểm)

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
(BD là tia phân giác của góc ABC) (1 điểm)

Vậy ΔABD = ΔEBD (cạnh huyền – góc nhọn) (0,5 điểm)

2. Chứng minh: ABE là tam giác đều.

ΔABD = ΔEBD (cmt)

⇒ AB = BE (hai cạnh tương ứng) (0,5 điểm)

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
(gt) (0,5 điểm)

Vậy ΔABE có AB = BE và

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
nên ΔABE đều. (1 điểm)

3. Tính độ dài cạnh BC

Ta có: Trong ΔABC vuông tại A có

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
(gt)

Nên

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
(0,25 điểm)

Ta có:

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
(ΔABE đều) nên
De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
(0,25 điểm)

Xét ΔEAC có

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
nên ΔEAC cân tại

Suy ra EA = EC

Mà EA = EB = AB = 5cm (DABE đều)

Do đó EC = 5cm (0,25 điểm)

Vậy BC = EB + EC = 5cm + 5cm = 10cm (0,25 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Chương 2 Hình học

Môn: Toán lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Trắc nghiệm + Tự luận - Đề 2)

I. Phần trắc nghiệm khách quan: (3,0 điểm )

Hãy chọn phương án đúng.

Câu 1: Cho ΔABC cân tại C, kết luận nào sau đây là đúng ?

A. AB = AC

B. BA = BC

C. CA = CB

D. AC = BC

Câu 2: Tam giác nào là tam giác vuông trong các tam giác có độ dài ba cạnh như sau:

A. 3cm; 5cm; 7cm

B. 4cm; 6cm; 8cm

C. 5cm; 7cm; 8cm

D. 3cm; 4cm; 5cm

Câu 3: Trong một tam giác vuông có:

A. Một cạnh huyền

B. Hai cạnh huyền

C. Ba cạnh huyền

D. Ba cạnh góc vuông

Câu 4: ΔABC có AB = 4cm, AC = 5cm, BC = 3cm có thể kết luận: ABC

A. vuông tại C

B. vuông tại B

C. đều

D. cân

Câu 5: Cho V ABC = V PQR khẳng định đúng sau đây là:

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học

D. Cả 3 đều sai.

Câu 6: Khẳng định sai về hai tam giác vuông bằng nhau là:

A. Chúng có hai cạnh huyền bằng nhau

B. Chúng có cạnh huyền bằng nhau và một cạnh góc vuông bằng nhau

C. Cạnh huyền bằng nhau và một góc nhọn bằng nhau

D. Một cặp cạnh góc vuông bằng nhau.

II. Phần tự luận (7 điểm)

Cho tam giác ABC cân tại A. Kẻ AH vuông góc với BC( H ∈ BC)

a) Chứng minh: ΔAHB = ΔAHC

b) Giả sử AB = AC = 5cm, BC = 8cm. Tính độ dài AH

c) Trên tia đối của tia HA lấy điểm M sao cho HM = HA. Chứng minh tam giác ABM cân

d) Chứng minh BM // AC.

I. Phần trắc nghiệm khách quan: (3 điểm, mỗi câu đúng được 0,5 điểm).

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án C D A B C A

Hướng dẫn chi tiết

Câu 1:

Tam giác ABC cân tại C nên CA = CB (Trong tam giác cân, hai cạnh bên bằng nhau).

Chọn đáp án C

Câu 2:

Áp dụng định lý Pytago, ta tính tổng bình phương độ dài hai cạnh nhỏ hơn để so sánh với bình phương cạnh còn lại.

+) Phương án A: 32 + 52 = 34 ≠ 49 = 72, do đó tam giác có ba kích thước là 3cm, 5cm, 7cm không phải tam giác vuông.

+) Phương án B: 42 + 62 = 52 ≠ 64 = 82, do đó tam giác có các kích thước là 4 cm, 6 cm, 8 cm không phải là tam giác vuông.

+) Phương án C: 52 + 72 = 74 ≠ 64 = 82, do đó tam giác có các kích thước là 5 cm, 7 cm , 8 cm không phải là tam giác vuông.

+) Phương án D: 32 + 42 = 25 = 52, do đó tam giác có các kích thước là 3cm, 4cm, 5 cm là tam giác vuông.

Chọn đáp án D

Câu 3:

Trong một tam giác vuông có 2 cạnh góc vuông và một cạnh huyền.

Chọn đáp án A

Câu 4:

Ta có: 32 + 42 = 25 = 52 nên AB2 + BC2 = AC2

Theo định lý Pytago đảo, suy ra tam giác ABC vuông tại B.

Chọn đáp án B

Câu 5:

Ta có: V ABC = V PQR

Suy ra

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
(các góc tương ứng bằng nhau)

Chọn đáp án C

Câu 6:

Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông:

+) Cạnh huyền - góc nhọn

+) Cạnh huyền - cạnh góc vuông

+) Hai cạnh góc vuông

+) Cạnh góc vuông và góc nhọn kề nó

Vậy khẳng định hai tam giác vuông bằng nhau khi chúng có hai cạnh huyền bằng nhau là không chính xác.

Chọn đáp án A

II. Phần tự luận

Vẽ hình đúng, ghi GT, KL (0,5 điểm)

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học

GT

V ABC cân tại A

AH ⊥ BC (H ∈ BC)

AB = AC = 5cm ; BC = 8 cm

M thuộc tia đối của tia HA lấy M: HM = HA

KL

a) ΔAHB = ΔAHC

b) AH = ? cm

c) V ABM cân

d) BM // AC

a) Xét ΔAHB và ΔAHC cùng vuông tại H có:

AB = AC (tam giác ABC cân tại A)

AH: cạnh chung

Do đó: ΔAHB = ΔAHC (cạnh huyền - cạnh góc vuông) (3 điểm)

b) Vì ΔAHB = ΔAHC nên HB = HC (hai cạnh tương ứng)

Suy ra HB = HC = BC : 2 = 8 : 2 = 4cm (0,5 điểm)

Xét tam giác ABH vuông tại H có :

AB2 = HB2 + AH2 ( định lý Py –ta – go )

Suy ra AH2 = AB2 - HB2

AH2 = 52 – 42 = 25 - 16 = 9

Suy ra AH = 3cm (1 điểm)

c) Xét ΔAHC và ΔMHB có

HB = HC (cmt)

HA = HM (gt)

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học

Do đó: ΔAHC = ΔMHB ( c - g - c) (0,5 điểm)

Suy ra AC = BM ( hai cạnh tương ứng)

Mà AB = AC (tam giác ABC cân tại A)

Nên AB = BM

Vậy ΔABM cân tại B. (0,5 điểm)

d) Vì ΔAHC = ΔMHB ( cmt )

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
( hai góc tương ứng) (0,5 điểm)

Mà hai góc

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
ở vị trí so le trong

Nên suy ra: BM // AC (0,5 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Chương 2 Hình học

Môn: Toán lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Trắc nghiệm + Tự luận - Đề 3)

I. Phần trắc nghiệm khách quan (4 điểm)

Bài 1: Chọn đáp án đúng

Câu 1: Tam giác ABC cân tại A biết góc B bằng 75o. Số đo góc A bằng:

A. 75o

B. 25o

C. 30o

D. 105o

Câu 2: Trong các bộ 3 số sau, bộ 3 số nào là 3 cạnh của tam giác vuông?

A. 4cm , 5cm , 5cm

B. 6cm ; 8cm ; 10cm

C. 5cm ; 7cm ; 10cm

D. 19cm ; 21cm ; 29cm

Câu 3: Tam giác ABC và tam giác DEF có: AB = DE ; AC = DF ; BC = EF. Trong các ký hiệu sau, ký hiệu nào đúng.

A. ∆ABC = ∆FED

B. ∆ABC = ∆DFE

C. ∆ABC = ∆EDF

D. ∆ABC = ∆DEF

Câu 4: Tam giác ABC vuông tại A và có cạnh AB = 5cm; BC = 13cm. Vậy AC bằng:

A. 13 cm

B. 18 cm

C. 25cm

D. 12 cm

Bài 2: Đánh dấu x vào ô thích hợp

Câu

Đúng

Sai

a) Tam giác vuông có hai góc phụ nhau.

b) Tam giác cân có một góc bằng 90o là tam giác đều.

c) Trong một tam giác cân, hai cạnh bên bằng nhau

d) Trong một tam giác đều, mỗi góc bằng 60o

II. Phần tự luận (6 điểm)

Bài 1: (1 điểm) Phát biểu nội dung định lý Py-ta-go đảo.

Bài 2: (5 điểm) Cho ∆ABC cân tại A, AB = AC = 5 cm; BC = 6 cm. Kẻ AH ⊥ BC (H ∈ BC)

a) Chứng minh HB = HC

b) Tính AH.

c) Kẻ HD ⊥ AB (D ∈ AB); HE ⊥ AC (E ∈ AC). CMR: V HDE là tam giác cân.

I. Phần trắc nghiệm khách quan: (4 điểm)

Bài 1: Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm

Câu 1 2 3 4
Đáp án C B D D

Câu 1:

Tam giác ABC cân tại A nên

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học

Ta có:

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
(tổng ba góc trong tam giác ABC)

Suy ra

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
= 180o - (75o + 75o) = 30o

Chọn đáp án C

Câu 2:

Áp dụng định lý Pytago, ta tính tổng bình phương độ dài hai cạnh nhỏ hơn để so sánh với bình phương cạnh còn lại.

+) Phương án A: 42 + 52 = 41 ≠ 25 = 52, do đó tam giác có ba kích thước là 4cm, 5cm, 5cm không phải tam giác vuông.

+) Phương án B: 62 + 82 = 100 = 102, do đó tam giác có các kích thước là 6 cm, 8 cm, 10 cm là tam giác vuông.

+) Phương án C: 52 + 72 = 74 ≠ 100 = 102, do đó tam giác có các kích thước là 5 cm, 7 cm , 10 cm không phải là tam giác vuông.

+) Phương án D: 192 + 212 = 802 ≠ 841 = 292, do đó tam giác có các kích thước là 19cm, 21cm, 29 cm không phải là là tam giác vuông.

Chọn đáp án B

Câu 3:

Tam giác ABC và tam giác DEF có:

AB = DE ; AC = DF ; BC = EF

Do đó: ∆ABC = ∆DEF (c - c - c)

Chọn đáp án D

Câu 4:

Tam giác ABC vuông tại A nên

AB2 + AC2 = BC2 (Định lý Pytago)

Suy ra AC2 = BC2 - AB2 = 132 - 52 = 144 ⇒ AC =

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
= 12cm

Chọn đáp án D

Bài 2: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu

Đúng

Sai

a) Tam giác vuông có hai góc phụ nhau.

x

b) Tam giác cân có một góc bằng 90o là tam giác đều.

x

c) Trong một tam giác cân, hai cạnh bên bằng nhau

x

d) Trong một tam giác đều, mỗi góc bằng 60o

x

a) Theo lý thuyết, trong tam giác vuông hai góc nhọn phụ nhau.

b) Tam giác cân có một góc bằng 60o là tam giác đều, nên câu b sai.

c) Theo định nghĩa, tam giác cân có hai cạnh bên bằng nhau.

d) Tam giác đều có ba góc bằng nhau và mỗi góc bằng 60o.

II. Phần tự luận

Bài 1:

Phát biểu chính xác định lý (1 điểm)

Định lý: Nếu một tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác vuông.

Bài 2: (5 điểm)

Vẽ hình, ghi GT-KL chính xác được: (0,5 điểm)

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học

GT

∆ABC cân tại A

AB = AC = 5cm; BC = 6cm

AH ⊥ BC (H ∈ BC)

HD ⊥ AB (D ∈ AB);

HE ⊥ AC (E ∈ AC)

KL

a) HB = HC

b) AH = ? cm

c) ∆HDE cân

a) Xét ∆ABH và ∆ACH cùng vuông tại H có:

AB = AC = 5cm

AH: cạnh chung

Nên ∆ABH = ∆ACH(cạnh huyền – cạnh góc vuông) (1 điểm)

Suy ra HB = HC (hai cạnh tương ứng) (0,5 điểm)

b) Vì HB = HC (câu a)

Nên HB =

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
BC = . 6 = 3cm (0,5 điểm)

Áp dụng định lý Pytago trong tam giác AHB vuông tại H

Ta có: AB2 = AH2 + HB2 (0,5 điểm)

Suy ra AH = 4cm (0,5 điểm)

c) Xét ∆DBH vuông tại D và ∆ECH vuông tại E có:

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
(vì ∆ABC cân tại A)

BH = CH (câu a)

Nên ∆DBH = ∆ECH(cạnh huyền – góc nhọn) (1 điểm)

Do đó DH = EH( hai cạnh tương ứng)

Suy ra ∆DHE cân tại H. (0,5 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Chương 2 Hình học

Môn: Toán lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Trắc nghiệm + Tự luận - Đề 4)

I. Phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm)

Câu 1: Tổng ba góc của một tam giác bằng:

A. 360o

B. 120o

C. 180o

D. 90o

Câu 2: Cho tam giác ABC có góc

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
thì số đo của góc A là:

A. 120o

B. 60o

C. 70o

D. 50o

Câu 3: Cho hai tam giác MNP và DEF có MN = DE; MP = DF; NP = EF;

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
. Ta có:

A. ∆MNP = ∆DEF

B. ∆MPN = ∆EDF

C. ∆NPM = ∆DFE

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 4: Cho hình vẽ.

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học

Cần phải có thêm yếu tố nào để ∆BAC = ∆DAC ( c - g - c)

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học

Câu 5: Cho ∆PQR = ∆DEF trong đó PQ = 4cm , QR = 6cm, PR= 5cm.

Chu vi tam giác DEF là:

A. 14cm

B. 15cm

C. 16cm

D. 17cm

Câu 6: Cho hình vẽ, có hai tam giác vuông nào bằng nhau? Vì sao?

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học

A. ∆AHB = ∆AHC (Vì BH = HC)

B. ∆AHB = ∆AHC (Hai cạnh góc vuông)

C. ∆AHB = ∆AHC (Góc - cạnh - góc)

D. ∆AHB = ∆AHC (Cạnh góc vuông - góc nhọn kề)

II. Phần tự luận (7 điểm)

Cho tam giác ABC có AB = AC = 10cm, BC = 12cm. Vẽ AH vuông góc BC tại H.

a) Chứng minh: ∆ABC cân.

b) Chứng minh ∆AHB = ∆AHC, từ đó chứng minh AH là tia phân giác của góc A.

c) Từ H vẽ HM ⊥ AB (M ∈ AB) và kẻ HN ⊥ AC (N ∈ AC).

Chứng minh: ∆BHM = ∆CHN

d) Tính độ dài AH.

e) Từ B kẻ Bx ⊥ AB, từ C kẻ Cy ⊥ AC chúng cắt nhau tại O. Tam giác OBC là tam giác gì? Vì sao?

I. Phần trắc nghiệm khách quan: (3 điểm, mỗi câu đúng được 0,5 điểm).

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án C B A A B B

Câu 1:

Tổng ba góc trong tam giác là 180o (Định lý tổng ba góc trong tam giác).

Chọn đáp án C

Câu 2:

Ta có:

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
= 70o - 20o = 50o

Lại có:

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
(tổng ba góc trong tam giác)

Suy ra

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
= 180o - (70o + 50o) = 60o

Chọn đáp án B

Câu 3:

Xét hai tam giác MNP và DEF có

MN = DE; MP = DF; NP = EF;

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học

Do đó ∆MNP = ∆DEF (theo định nghĩa hai tam giác bằng nhau).

Chọn đáp án A

Câu 4:

Theo hình vẽ hai tam giác ∆BAC và ∆DAC có BC = CD; CA cạnh chung

Vậy để hai tam giác trên bằng nhau thì cần có thêm cặp góc xem giữa hai cạnh BC với CA và CD với CA, đó là

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học

Do đó ta cần thêm yếu tố:

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học

Chọn đáp án A

Câu 5:

Ta có: ∆PQR = ∆DEF

Suy ra: DE = PQ = 4cm; DF = PR = 5 cm; EF = QR = 6 cm (các cạnh tương ứng)

Chu vi tam giác DEF là: DE + DF + EF = 4 + 5 + 6 = 15 cm

Chọn đáp án B

Câu 6:

Xét tam giác ABH và tam giác AHC cùng vuông tại H có:

AH cạnh chung

BH = HC (gt)

Do đó: (hai cạnh góc vuông)

Chọn đáp án B

II. Phần tự luận

Vẽ hình đúng (0,5 điểm)

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học

a) Tam giác ABC có AB = AC = 10 cm (đề bài) (0,5 điểm)

Nên tam giác ABC cân tại A (0,5 điểm)

b) Xét ∆AHB và ∆AHC cùng vuông tại H có:

AB = AC (đề bài)

AH: cạnh chung

Do đó ∆AHB = ∆AHC (cạnh huyền - cạnh góc vuông) (1 điểm)

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
AH là tia phân giác của góc A (1 điểm)

c) Xét ∆BHM vuông tại M và ∆CHN vuông tại N có:

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
(∆ABC cân tại A)

BH = HC (∆AHB = ∆AHC )

Do đó ∆BHM = ∆CHN (cạnh huyền - góc nhọn) (1,5 điểm)

d) Ta có BH = HC =

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
= 6 cm (0,25 điểm)

Có ∆AHB vuông tại H, theo Pytago ta có:

AB2 = AH2 + HB2 (0,25 điểm)

Hay 102 = AH2 + 62

⇒ AH2 = 102 - 62 = 100 - 36 = 64

⇒ AH =

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
= 8cm (0,5 điểm)

e) Xét ∆OBC có:

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
(0,25 điểm)

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
(0,25 điểm)

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
(∆ABC cân tại A) (0,25 điểm)

Do đó:

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
nên ∆OBC cân tại O (0,25 điểm)

Xem thêm đề thi Toán lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

  • De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học

De kiểm tra Toán 7 Chương 2 Hình học

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Tuyển tập Đề thi các môn học lớp 7 năm học 2021 - 2022 học kì 1, học kì 2 được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát chương trình và cấu trúc ra đề thi trắc nghiệm và tự luận mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.