Đề thi giáo dục địa phương lớp 6 giữa học kì 1 tphcm

Sử dụng tài liệu dạy học bằng file pdf, đặc biệt có khối lớp tạm ngừng chưa triển khai là thực tế về việc dạy nội dung giáo dục địa phương (GDĐP) tại TP.HCM.

Đề thi giáo dục địa phương lớp 6 giữa học kì 1 tphcm

Một giờ học môn giáo dục địa phương của học sinh TP.HCM

GDĐP là môn học mới trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 và thực hiện xuyên suốt từ lớp 1 cho đến lớp 12. Ở bậc tiểu học, chương trình GDPT 2018 đã bước vào áp dụng đến năm thứ 3, bậc THCS là năm thứ 2 và bậc THPT là năm đầu tiên, nhưng tất cả các khối lớp đều chưa có sách, tài liệu chính thức để giáo viên (GV) dạy, học sinh (HS) học. Đặc biệt có 2 khối lớp 7 và 10 thì hiện tại chưa thể tổ chức dạy môn học này khi năm học 2022 - 2023 đã qua gần hết nửa học kỳ.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), cho biết hiện nay trường mới chỉ tổ chức dạy môn GDĐP ở khối lớp 6. Và tài liệu giảng dạy môn này vẫn chỉ ở dạng file pdf chứ chưa phải là tài liệu giảng dạy chính thức như sách giáo khoa (SGK) các môn học khác. Căn cứ vào nội dung các chủ đề có trong tài liệu do Sở GD-ĐT chuyển cho các nhà trường, GV phụ trách sẽ tổ chức các hoạt động giảng dạy. Được biết, Trường THCS Lê Văn Tám phân công GV chủ nhiệm thực hiện tiết dạy môn GDĐP với thời lượng 1 tiết/tuần.

Tương tự, tại Trường THCS Cách Mạng Tháng Tám (Q.10), bà Lương Du Mai, Hiệu trưởng nhà trường, cũng thông tin để chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình mới, nhà trường đã bố trí GV lịch sử, địa lý, công nghệ tham gia tập huấn nội dung chương trình GDĐP. Tuy nhiên, hiện nay, những GV trên mới tham gia giảng dạy ở khối lớp 6, còn khối lớp 7 vẫn chờ Sở GD-ĐT triển khai. Theo bà Mai, việc sắp xếp GV các môn học khác kiêm nhiệm trước hết có sự gần gũi, phù hợp về chuyên môn và sau đó là đảm bảo số tiết nghĩa vụ của GV thực hiện trong tuần theo quy định.

Đề cập đến GV dạy môn GDĐP, ông Trịnh Vĩnh Thanh, Trưởng phòng GD-ĐT Q.Gò Vấp, cho rằng lực lượng GV không khó khăn. “Nói chung GDĐP là môn học mà nội dung xác định liên quan đến lịch sử, địa lý, truyền thống văn hóa, ngành nghề… Và cũng là môn học có thể kiêm nhiệm, rơi vào vấn đề thuộc lĩnh vực lịch sử thì GV lịch sử dạy, vấn đề địa lý thì địa lý dạy, rơi vào công nghệ thì công nghệ dạy… Trước đây thật sự, trong quá trình giảng dạy các môn học, GV đều có liên hệ thực tế, chẳng hạn khi dạy lịch sử, GV cũng nói về sự hình thành và phát triển của TP.HCM nhưng bây giờ khi đã trở thành nội dung môn học thì tài liệu cần có sự chỉn chu, thẩm định”, ông Thanh nói.

Đề thi giáo dục địa phương lớp 6 giữa học kì 1 tphcm
Dạy học gắn với di sản văn hóa địa phương

Nguyên nhân gần nửa học kỳ vẫn chưa có tài liệu

HS khối lớp 7 và 10 do chưa có tài liệu nên các trường chưa tổ chức giảng dạy. Lãnh đạo một phòng GD-ĐT cho hay: “Đây là chương trình, môn học do Bộ quy định nhưng nội dung do mỗi tỉnh, thành tự biên soạn. Theo tôi được biết, TP.HCM đã biên soạn xong, giờ trình UBND TP và Bộ thẩm định, phê duyệt. Nhưng đến giờ này chưa phê duyệt mà năm học đã gần hết nửa học kỳ 1. Năm trước do dịch không nói còn năm nay không hiểu vì lý do gì?”.

\n

Theo vị lãnh đạo phòng GD-ĐT này, Sở hướng dẫn TP ngưng chưa triển khai môn học, khi nào phê duyệt nội dung xong thì dạy. “Việc làm này không sai nhưng quy định mỗi tuần một tiết, học kỳ 1 không dạy thì học kỳ 2 sẽ phải dạy gấp đôi số tiết, thì lấy thời gian đâu để dạy?”, người này băn khoăn.

Mới đây, vào cuối tháng 9, tại buổi làm việc với Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM về tình hình thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 và Nghị quyết 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình SGK GDPT giai đoạn 2020 - 2022, ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết công tác lựa chọn SGK theo chương trình mới, TP thực hiện đầy đủ quy trình như hướng dẫn của Bộ. Riêng với tài liệu môn GDĐP, từ năm 2020, Sở đã tổ chức biên soạn, lấy ý kiến các sở, ngành để hoàn thiện cấu trúc nội dung cho từng cấp học theo yêu cầu của chương trình mới, đồng thời gắn với lịch sử phát triển của TP.

Đối với các cấp lớp 1, 2, 3, 6, tài liệu GDĐP đã được phê duyệt, nhưng Sở không có chức năng in ấn, phát hành nên đã có văn bản đề xuất Bộ GD-ĐT hướng dẫn phương án thực hiện. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được phản hồi. Do đó, kiến nghị Bộ GD-ĐT có hướng dẫn pháp lý cụ thể và chặt chẽ để các địa phương chủ động in ấn và phát hành tài liệu GDĐP. Đối với tài liệu cho lớp 7, 10, hiện đã hoàn thành biên soạn trình hội đồng thẩm định, phê duyệt. Sau khi được UBND TP phê duyệt sẽ báo cáo về Bộ.

Theo một lãnh đạo phụ trách chuyên môn bậc học của Sở GD-ĐT, việc biên soạn tài liệu GDĐP khác với tài liệu môn học khác. Một vấn đề cấp địa phương làm sẽ khó hơn tài liệu về khoa học giáo dục. Ví dụ, khoa học giáo dục có nhiều chuyên gia, nhiều tư liệu, nhiều nguồn tham khảo còn nội dung GDĐP cần có tính phù hợp, tính đảm bảo yêu cầu của địa phương… Do đó phần triển khai thẩm định phải kỹ dù khẩn trương tối đa nhưng cũng không tránh được việc chậm với thời gian của năm học. Giờ TP thẩm định xong, gửi Bộ, Bộ cũng cần có thời gian nghiên cứu, góp ý hoặc đề nghị địa phương điều chỉnh phù hợp với quy định của luật Giáo dục… Bên cạnh việc nỗ lực hết sức thì cũng cần có những giải pháp phù hợp.

Theo người phụ trách chuyên môn của Sở GD-ĐT, giải pháp phù hợp là khi có tài liệu thì các trường bổ sung, điều chỉnh vào kế hoạch dạy học cụ thể. Không có GV chuyên trách nhưng những GV được phân công, đều đã được tập huấn chương trình. GV các tổ bộ môn trao đổi phân công GV có năng lực phù hợp nhất, thực hiện tốt nhất thậm chí có thể mở rộng cho HS giao lưu với các chuyên gia, nhà văn hóa hay học trải nghiệm. Không nên cứng nhắc trong hoạt động GDĐP. Ví dụ khi nói về di tích lịch sử, văn hóa thì GV vẫn là người phụ trách nhưng tổ chức hoạt động học đó thì có thể mời chuyên gia am hiểu chia sẻ. Mục tiêu cuối cùng vẫn là cung cấp cho HS kiến thức, phát huy năng lực tư duy hiểu biết, giáo dục HS lòng yêu nước, yêu quê hương, thể hiện ước mơ, hoài bão.

Theo quy định của Bộ, sở GD-ĐT các địa phương thực hiện nghiên cứu, sưu tầm, lựa chọn nội dung, tổ chức biên soạn tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương, đảm bảo nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình, phù hợp từng lứa tuổi và đặc điểm vùng miền, điều kiện địa phương. Tổ chức thẩm định tài liệu, trình UBND cấp tỉnh phê duyệt tài liệu và báo cáo Bộ GD-ĐT về tài liệu đã được phê duyệt. Tuy nhiên, hiện nay không chỉ TP.HCM mà nhiều địa phương khác cũng gặp trở ngại khi thực hiện môn học mới này ở cả tài liệu và nguồn GV tham gia giảng dạy.

Giáo dục địa phương dạy nội dung gì?

Theo Bộ GD-ĐT, nội dung GDĐP được xây dựng theo hướng phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, thực tế của một tỉnh trên cơ sở tích hợp các vấn đề cơ bản của tự nhiên, địa lý, lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, an sinh xã hội, kinh tế - chính trị, bảo vệ môi trường,... của tỉnh, gắn lý thuyết với thực hành, gắn nội dung giáo dục với thực tiễn.

Theo đó, đối với bậc tiểu học, nội dung GDĐP được tích hợp với hoạt động trải nghiệm. Đối với bậc THCS, THPT, nội dung GDĐP của tỉnh được thiết kế dưới hình thức lĩnh vực và chủ đề của lĩnh vực với tổng thời lượng là 35 tiết/lớp/năm học. Ở bậc trung học, nội dung GDĐP được biên soạn thành bộ tài liệu GDĐP của một tỉnh có vị trí như SGK.

Tin liên quan

Đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 6 năm 2021 – 2022, Đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 6 năm 2021 – 2022 có cả bảng ma trận đề thi cho thầy cô

Đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 6 năm 2021 – 2022 có cả bảng ma trận đề thi cho thầy cô tham khảo, để ra đề thi học kì 1 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Năm học 2021 – 2022, lớp 6 học theo 3 bộ sách mới là Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều.

Bạn Đang Xem: Đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 6 năm 2021 – 2022

Qua đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 6 này, sẽ giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm để ra đề thi cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Tài Liệu Học Thi:

Ma trận đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 6 năm 2021 – 2022

PHÒNG GD& ĐT

TRƯỜNG THCS……

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 – 2022
MÔN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 6
Thời gian làm bài 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM: ( 3,0 ĐIỂM) Mỗi câu 0,5 điểm.

* Khoanh tròn một chữ cái A hoặc B,C,D vào câu trả lời đúng.

Câu 1: Bắc Giang có có làn điệu dân ca nào nào?

A. Hát ví, Hát chèo, Ca trù, Bài chòi B. Hát ví, Hát chèo, Ca trù, Cải lươngC. Hát ví, Hát chèo, Ca trù, Ca Huế.

D. Hát ví, Hát chèo, Ca trù

Câu 2: Tỉnh Bắc Giang có dân ca của dân tộc nào?

A. Dân ca Sán Chí, Sinh ca của người Ca Lan, Hát then chủ người Tày, Nùng, Soong cô của người dân tộc Sán Dìu, Dân ca Khơ Me.B. Dân ca Sán Chí, Sinh ca của người Ca Lan, Hát then chủ người Tày, Nùng, Soong cô của người dân tộc Sán Dìu, Dân ca Chăm.C. Dân ca Sán Chí, Sinh ca của người Ca Lan, Hát then chủ người Tày, Nùng, Soong cô của người dân tộc Sán Dìu, Dân ca Tà Ôi.

D. Dân ca Sán Chí, Sinh ca của người Ca Lan, Hát then của người Tày, Nùng, Soong cô của người dân tộc Sán Dìu.

Câu 3. Hát quan họ ở tỉnh Bắc Giang không được trình bày ở đâu?

A. Trong phòng đang họpB. Sân đìnhC. Nhà văn hóa.

D. Trên thuyền

Xem Thêm : Tiếng Anh 12 Unit 7: Getting Started

Câu 4. Ý nào đúng nhất về nghệ thuật hát quan họ ở Bắc Giang?

A. Hình thức diễn xướng: đối đáp từng đôi. Phương thức diễn xướng: đối làn điệu. Làn điệu: trên 200. Kỹ thuật hát: rung giọng.B. Hình thức diễn xướng: đối đáp từng đôi. Phương thức diễn xướng: đối làn điệu. Làn điệu: trên 200. Kỹ thuật hát: rung giọng, luyến láy.C. Hình thức diễn xướng: đối đáp từng đôi. Phương thức diễn xướng: đối làn điệu. Làn điệu: trên 200. Kỹ thuật hát.

D. Hình thức diễn xướng: đối đáp từng đôi. Phương thức diễn xướng: đối làn điệu. Làn điệu: trên 200.

Câu 5. Quan họ ở Bắc Giang được truyền dạy lại như thế nào?

A. Đưa và chương trình giáo dục phổ thông. B. Bắt buộc người dân phải họcC. Do một số nghệ nhân dạy cho ai có nhu cầu.

D. Bắt buộc học sinh Tiểu học.

Câu 6. Quan họ phát triển ở huyện nào?

A. Việt Yên. B. Lục Ngạn. C. Sơn Động.

D. Lục Nam

II. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 ĐIỂM)

Câu 7. Tại sao ở tỉnh Bắc Giang lại có làn điệu hát ví ống? (2 điểm)

Câu 8. Trình bày sự hiểu biết của mình về làn điệu ca trù (3,0 điểm)

Câu 9. Hãy chép lại một làn điệu dân ca Bắc Giang mà em biết (2, 0 điểm).

Đáp án đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 6 năm 2021 – 2022

I. TRẮC NGHIỆM: (8 câu X 0,5 = 4 đ)

Câu hỏi 1 2 3 4 5 6
Đáp án A X x
B x
C x
D x x

II. TỰ LUẬN

Câu 7. Tại sao ở tỉnh Bắc Giang lại có làn điệu hát ví ống? (2 điểm

Từ xa xưa, hát ví đã phổ biến ở nhiều địa phương thuộc Bắc Bộ nước ta. Ở Bắc Giang hát ví cũng đã có từ lâu đời và mang những nét dặc trưng riêng, trong đó một số địa phương có sử dụng chiếc ống tre bịt da ếch để kết nối giữa hai bên hát nên gọi là hát ví ống.

Câu 8. Trình bày sự hiểu biết của mình về làn điệu ca trù (3,0 điểm)

Ca trù là một loại hình ca nhạc thính phòng cổ truyền mang tính bác học chuyên nghiệp của người Việt, thịnh hành ở Bắc Bộ và Trung Bộ nước ta từ thế kỉ XV. Loại hình đan ca này được coi là đỉnh cao của sự kết hợp gĩ thơ ca với âm nhạc. Năm 2009, ca trù Việt Nam được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Bắc Giang là một trong 15 tỉnh, thành ở Việt Nam có loại hình nghệ thuật này.

Câu 9. Học sinh chép được một làn điệu dân ca của tỉnh Bắc Giang. (2 điểm)