Đề thi học kì 1 văn 11 Chữ người tử tù

Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Ngữ Văn năm học 2021 - 2022 Đề 2 do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 11 trong quá trình ôn thi học kì 1 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi văn 11 học kì 1

  • Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Văn
  • Hướng dẫn giải Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn
    • Đọc hiểu văn bản
    • Dàn ý Nghị luận xã hội về câu nói: Mất mát lớn nhất của đời người là đánh mất niềm tin
    • Dàn ý Phân tích nhân vật Huấn Cao

Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
  • Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn thi THPT Quốc Gia sau này.

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 11.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Văn

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Hôm nay Tuyết mặc bộ y phục Ngây thơ - cái áo dài voan mỏng, trong có cooc-sê, trông như hở cả nách và nửa vú - nhưng mà viền đen, và đội một cái mũ mấn xinh xinh. Thấy rằng thiên hạ đồn mình hư hỏng nhiều quá, Tuyết bèn mặc bộ Ngây thơ để cho thiên hạ phải biết rằng mình chưa đánh mất cả chữ trinh. Với tráp trầu cau và thuốc lá, Tuyết mời các quan khách rất nhanh nhẹn, trên mặt lại hơi có một vẻ buồn lãng mạn rất đúng với một nhà có đám. Những ông bạn thân của cụ cố Hồng, ngực đầy những huy chương như: Bắc Đẩu bội tinh, Long bội tinh, Cao Mên bội tinh, Vạn Tượng bội tinh, vân vân,… trên mép và cằm đều rủ râu ria, hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen hoặc hung hung, hoặc lún phún hay rầm rậm, loăn quăn, những ông tai to mặt lớn thì sát ngay với linh cữu, khi trông thấy làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực Tuyết, ai nấy đều cảm động hơn những khi nghe tiếng kèn Xuân nữ ai oán, não nùng.

Câu 1 (0,5đ): Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (0,5đ): Những nhân vật trong câu chuyện trên tề tựu vì sự kiện gì?

Câu 3 (1đ): Biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong đoạn trích là gì? Nêu tác dụng.

Câu 4 (1đ): Nêu nhận xét của anh/chị về sự kệch cỡm của xã hội lúc bấy giờ.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về câu nói: Mất mát lớn nhất của đời người là đánh mất niềm tin.

Câu 2 (5đ): Phân tích nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân.

Hướng dẫn giải Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ):

Đoạn trích trên trích từ văn bản Hạnh phúc của một tang gia.

Tác giả: Vũ Trọng Phụng.

Câu 2 (0,5đ):

Những nhân vật trên tề tựu vì sự kiện: đám tang của cụ cố Hồng.

Câu 3 (1đ):

Biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong đoạn trích: lối nói châm biếm, nghệ thuật trào phúng (đám tang vốn buồn phiền, tiếc thương người đã khuất nhưng nó lại trở nên kệch cỡm vì cách ăn mặc hở hang lố bịch của cô Tuyết và sự “dê xồm” của những lão già bạn cụ cố Hồng - người đã khuất).

Tác dụng: gây tiếng cười, sự khinh bỉ, mỉa mai với những con người trong đám tang ấy đồng thời nó phản ánh một xã hội thu nhỏ lố lăng.

Câu 4 (1đ):

Nhận xét về sự kệch cỡm của xã hội lúc bấy giờ: con người đua đòi theo lối Âu hóa, cho rằng bản thân mình là sành điệu, hợp mốt mà trở nên lố lăng.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ):

Dàn ý Nghị luận xã hội về câu nói: Mất mát lớn nhất của đời người là đánh mất niềm tin

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu nói: Mất mát lớn nhất của đời người là đánh mất niềm tin.

2. Thân bài

a. Giải thích

Niềm tin: sự tin tưởng, tự tin vào khả năng của bản thân trong công việc cũng như trong cuộc sống. Bên cạnh đó, niềm tin còn là sự tin tưởng, hi vọng, kì vọng mà bản thân mình đặt vào một người hoặc một sự việc nào đó với mong muốn kết quả nhận được tốt đẹp.

b. Phân tích

Nếu chúng ta không tin tưởng vào những khả năng của bản thân mình và nỗ lực hoàn thành công việc, chúng ta sẽ không đạt được mục tiêu mình đề ra, kéo theo đó là trì trệ sự phát triển của bản thân mình.

Cuộc sống sẽ chìm trong những hoài nghi nếu con người sống không có niềm tin, niềm tin cũng là một phần quan trọng để con người vươn lên, cố gắng hoàn thành công việc, mục tiêu được đề ra.

Khi con người có được niềm tin, chúng ta sẽ có sự tự tin bước đi trên con đường của mình và lan tỏa được nhiều thông điệp tích cực đến mọi người.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình về những con người sống có niềm tin.

d. Phản đề

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống trong sự tự ti, hoài nghi những khả năng của bản thân hoặc quá nhút nhát không dám thực hiện, không dám làm những việc bản thân mình mong muốn vì sợ sai lầm. Lại có những người sống tiêu cực, không có niềm tin vào cuộc sống.…

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu nói: Mất mát lớn nhất của đời người là đánh mất niềm tin, đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Câu 2 (5đ):

Dàn ý Phân tích nhân vật Huấn Cao

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm chữ người tử tù và nhân vật Huấn Cao.

2. Thân bài

a. Con người Huấn Cao

Huấn Cao là một nhà nho cuối mùa bất đắc chí, nổi tiếng khắp vùng vì viết chữ đẹp.

Huấn Cao còn là người có thiên lương trong sáng, và chính cái thiên lương trong sáng đó mà đã làm cho rất nhiều người ngưỡng mộ.

Là một kẻ cầm đầu bọn phản loạn dám đứng lên chống lại triều đình; một tử tù tội ác tày đình và có tài bẻ khóa vượt ngục. Không nhà lao nào có thể giam giữ nổi ông.

b. Khi bị bắt vào ngục

Ông luôn thể hiện rằng thái độ khinh thường bọn lính quản ngục, không chịu khuất phục trước quyền lực và tiền bạc.

Khi đối mặt với viên quản ngục ông vẫn ung dung không thèm để ý, thản nhiên nhận rượu thịt từ tay viên quản ngục mà không cần mảy may suy nghĩ.

Cảnh cho chữ: giữa một không gian tối tăm, chật chội, u ám, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián, nhưng Huấn Cao cổ đeo gông từ những tay vẫn thảo những nét chữ như rồng bay phượng múa. Còn viên quản ngục khúm núm mài nghiên mực.

→ Không khí trang nghiêm và linh thiêng. Giá trị của nhân phẩm và cái đẹp đã vượt qua ranh giới và trở nên bất tử, không phân biệt sang hèn mà cùng chung chí hướng về thiên lương, về đạo đức và về cái đẹp.

→ Hình tượng nhân vật Huấn Cao được làm nổi bật qua nhiều chi tiết khác nhau và nổi bật nhất là ở cảnh cho chữ.

3. Kết bài

Khẳng định lại vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao.

-----------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Văn năm học 2021 - 2022 Đề 2. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Địa lý lớp 11, Trắc nghiệm Tiếng Anh 11, Giải bài tập Toán 11, Trắc nghiệm Vật lý 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi của mình.

Nội dung ôn thi học kỳ 1 lớp 11 môn Văn

Đề cương ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021 - 2022 là tài liệu cực kì hữu ích giới hạn các kiến thức trọng tâm, cấu trúc đề thi và ma trận đề thi học kì 1 môn Văn 11.

Đề cương Ngữ văn lớp 11 học kì 1 bao gồm ma trận đề thi, cấu trúc đề kèm theo tóm tắt toàn bộ kiến thức trọng tâm về đọc hiểu, phần tiếng việt và phần tập làm văn trong chương trình Văn 11 học kì 1. Thông qua tài liệu này giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo, ôn luyện củng cố kiến thức để đạt kết quả cao cho kỳ thi học kì 1 lớp 11 sắp tới. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 11 môn Vật lí, đề thi học kì 1 môn Toán 11. Vậy sau đây là nội dung chi tiết đề cương, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021

1. Kiến thức

- Nắm vững những kiến thức môn Ngữ văn trong chương trình Ngữ văn lớp 11 chủ yếu là học kì 1 để đọc hiểu văn bản.

- Nắm được những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm đã học trong chương trình 11: Truyện ngắn gia đoạn 1930 – 1945

2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản /đoạn trích ngoài SGK.

- Biết cách đọc hiểu theo đặc trưng thể loại, kỹ năng tạo lập văn bản nghị luận văn học.

3. Thái độ

- Bồi dưỡng ý thức, thái độ nghiêm túc, tự chủ khi làm bài kiểm tra.

- Bồi dưỡng tình cảm đối với quê hương đất nước, tình yêu tiếng việt. Nâng niu trân trọng vẻ đẹp cuộc sống và tâm hồn con người.

4. Năng lực hướng tới

- Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực tư duy, năng lực tạo lập văn bản nghị luận.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ

II. Hình thức thi học kì 1 môn Ngữ văn 11

1. Hình thức: Tự luận.

2. Thời gian: 90 phút

3. Cách thức kiểm tra: Theo tổ chức của nhà trường

III. Ma trận đề kiểm tra kì 1 lớp 11 môn Văn

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng

Chủ đề 1:

Đọc-hiểu (Ngữ liệu ngoài SGK, là một đoạn trích thuộc kiểu văn bản nghệ thuật hoặc thông tin với dung lượng khoảng 200 - 300 chữ ).

- Nhận biết được, phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, biện pháp tu từ… của văn bản.

- Nhận biết thông tin được thể hiện, phản ánh trực tiếp trong văn bản.

- Khái quát được chủ đề hoặc ý chính của văn bản.

- Hiểu được nghĩa tường minh và hàm ẩn của văn bản.

- Lí giải nội dung, ý nghĩa chi tiết, sự kiện, thông tin trong văn bản.

Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội được gợi lên từ văn bản đọc hiểu

Số câu.

số điểm:

tỉ lệ %

2

1.0

10%

1

1.0

10%

1

1.0

10%

4

3.0

30%

Chủ đề 2: Làm văn :

- Nghị luận về truyện ngắn giai đoạn 1930 - 1945

1 Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

2. Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

3. Chí Phèo (Nam Cao)

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nghị luận về một đoạn văn/hình tượng/ vấn đề nội dung/nghệ thuật… của tác phẩm, đoạn trích văn xuôi

- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, hệ thống ý rõ ràng.

- Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận .

- Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng;

- Bài viết trình bày một cách thuyết phục, lập luận chặt chẽ văn viết có cảm xúc.

Bài viết sáng tạo, có những kiến giải riêng sâu sắc, thuyết phục; diễn đạt hấp dẫn, thuyết phục.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

2

20%

2

20%

2

20%

1

10%

1

7

70%

Tổng câu

Số điểm,

Tỉ lệ %

3.0

30%

3.0

30%

3.0

30%

1.0

10%

4

10.0

100%

IV. Giới hạn nội dung ôn thi cuối kì 1 môn Văn 11

1. Phần đọc hiểu: 3.0 điểm

- Nhận biết phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, biện pháp tu từ… thông tin được thể hiện, phản ánh trực tiếp trong văn bản.

Hiểu chủ đề hoặc ý chính của văn bản; hiểu được nghĩa tường minh và hàm ẩn của văn bản; lí giải nội dung, ý nghĩa chi tiết, sự kiện, thông tin trong văn bản.

- Vận dụng viết một đoạn văn nghị luận xã hội với nội dung được gợi ý từ phần Đọc hiểu.

2. Phần làm văn: 7.0 điểm

2.1. Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

- Nội dung: Truyện ngắn Hai đứa trẻ thể hiện niềm cảm thương chân thành của Thạch Lam đối với những kiếp sống nghèo khổ, chìm khuất trong mòn mỏi, tối tăm, quẩn quanh nơi phố huyện trước cách mạng và sự trân trọng những mong ước nhỏ bé, bình dị mà tha thiết của họ

- Nghệ thuật:

+ Cốt truyện đơn giản, nổi bật là những dòng tâm trạng, những cảm xúc, cảm giác mơ hồ mong manh trong tâm hồn nhân vật.

+ Bút pháp tương phản đối lập.

+ Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật và tâm trọng con người,

+ Ngôn ngữ

+ Giọng điệu

2.2. Chữ Người tử tù (Nguyễn Tuân))

- Nội dung: Khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối; của cái đẹp, cái thiện đối với cái xấu, cái ác qua việc xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao

- Nghệ thuật:

+ Tạo tình huống truyện độc đáo.

+ Bút pháp tương phản đối lập

+ Xây dựng thành công nhân vật lí tưởng Huấn Cao

+ Ngôn ngữ góc cạnh giàu hình ảnh có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại

3.3. Chí Phèo (Nam Cao)

- Nội dung: Tác phẩm tố cáo mạnh mẽ xã hội thực dân phong kiến tàn bạo đã cướp đi nhân hình lẫn nhân tính của con người nông dân lương thiện. Đồng thời nhà văn phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi họ đã biến thành quỷ dữ.

- Nghệ thuật:

+ Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.

+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo

+ Ngôn ngữ giản dị diễn dạt độc đáo.

+ Kết cấu truyện mới mẻ

+ Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính

V. Đề thi minh họa cuối kì 1 Ngữ văn 11

ĐỀ SỐ 1

Mức độ
Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Cộng

Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm)

- Tiếng Việt

- Nhận diện được thể thơ lục bát

- Nêu tác dụng của thể thơ với việc thể hiện tâm trạng nv trữ tình

- Chỉ ra được thành phần gọi đáp trong đoạn thơ

- Văn học

Hiểu được nội dung của đoạn thơ

- Làm văn

Viết được đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của bản thân sau khi đọc đoạn trích

Tổng: - Câu

-Điểm

1 0,

5

5%

3

1,5

15%

1

1,0

10%

5 câu

30%= 3 điểm

Phần II: Làm văn (7,0 điểm)

- Tạo lập văn bản (NLVH).

- Viết bài văn nghị luận về một đoạn trích văn xuôi trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

Tổng

1

7. 0

70%= 7 điểm

Tổng

- Số câu

(Tỷ lệ)

- Điểm

1

5%

3

15%

1

10%

1

70%

6

100%

10 điểm

Đề bài

SỞ GD & ĐT ……….

TRƯỜNG THPT ………….

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 

Môn: Ngữ văn 11- Cơ bản

(Thời gian làm bài 90 phút)

Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm …
Bầm ơi có rét không bầm !
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu !
Bầm ơi sớm sớm chiều chiều
Thương con bầm chớ lo nhiều bầm nghe !
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
Con ra tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước cả đôi mẹ hiền.
Con đi, con lớn lên rồi
Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con !
Nhớ con, bầm nhé đừng buồn
Giặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm.
Mẹ già tóc bạc hoa râm
Chiều nay chắc cũng nghe thầm tiếng con …

(Trích “Bầm ơi, Tố Hữu)

Câu 1: Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào ? (0,5 điểm)

Câu 2: Nêu tác dụng của thể thơ đối với việc bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình ? (0,5 điểm):

Câu 3: Chỉ ra thành phần gọi – đáp trong đoạn thơ trên ? (0,5 điểm)

Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn thơ ? (0,5 điểm):

Câu 5: Từ cảm nhận về đoạn thơ, anh chị hãy nêu suy nghĩ của mình về tình mẫu tử (trình bày trong khoảng 5-7 dòng) (1,0 điểm):

Phần II: Làm văn (7,0 điểm)

Anh/ chị hãy phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản coi ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân)

------------Hết-----------

ĐÁP ÁN

Phần I

Đọc hiểu

CâuYêu cầu kiến thứcĐiểm
1- Đoạn thơ được viết theo thể lục bát (6/8)0,5

2

- Tác dụng: Thể lục bát mang âm hưởng nhẹ nhàng, thiết tha, đằm thắm góp phần thể hiện tâm trạng yêu thương, nhớ mong của người chiến sĩ ngoài mặt trận dành cho người mẹ già ở quê hương.

0,5

3

- Thành phần gọi – đáp: “Bầm ơi”

0,5

4

- Nội dung chính: Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu thương tha thiết của người chiến sĩ dành cho người mẹ vất vả, lam lũ nơi quê nhà. Trong đoạn thơ, hình ảnh người mẹ trung du hiện lên thật bình dị với yêu thương sâu nặng dành cho những đứa con đang ngày đêm cầm súng canh giữ sự bình yên của Tổ quốc.

0.5

5

Học sinh có nhiều cách trình bày, tuy nhiên có thể theo định hướng sau:

Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng cao quý mà mỗi người chúng ta đều phải trân trọng. Đó là tình cảm tốt đẹp nhất mà ta được hưởng trên cõi đời này, tình cảm đó sẽ bồi đắp tâm hồn ta, nâng niu tâm hồn ta, trở thành điểm tựa cho ta trên mỗi bước đường đời …

1,0

Phần II:

Làm văn

6

1.Mở bài:

Nguyễn Tuân được đánh giá là một trong những cây bút tài hoa nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong các sáng tác của Nguyễn Tuân, các nhân vật thường được miêu tả, nhìn nhận như một nghệ sĩ . Và tác phẩm “Chữ người tử tù” cũng được xây dựng bằng cách nhìn nhận như vậy. Bên cạnh đó, nhà văn đã khéo léo sáng tạo lên một tình huống truyện vô cùng độc đáo. Đó là cảnh cho chữ trong nhà giam- là phần đặc sắc nhất của thiên truyện này “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.

1,0

2.Thân bài

* Giới thiệu tóm tắt về nhân vật Huấn Cao

- Huấn Cao vốn là kẻ đại nghịch dám khởi nghĩa chống lại triều đình đương thời. Khởi nghĩa thất bại, ông bị coi là giặc bị bắt giam và xử án tử hình.

- Những ngày đầu trong nhà lao, Huấn Cao tỏ ra lãnh đạm, coi thường viên quan coi ngục, nhưng sau khi biết sở thích cao quý của nguc quan, ông đã đồng ý cho chữ.

0,5

* Phân tích cảnh cho chữ

- Cảnh cho chữ : “ Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”

+ Hoàn cảnh và địa điểm cho chữ : thường được diễn ra ở những nơi thư phòng, còn ở đây lại diễn ra giữa nhà tù –nơi ngự trị của bóng tối, cái ác -> những thứ thù địch với cái đẹp.

1,0

+ Tư thế của những người cho chữ và nhận chữ cũng “xưa nay chưa từng có”: kẻ có quyền hành thì không có “quyền uy”.”Uy quyền” thuộc về Huấn Cao- kẻ bị tước đi mọi thứ quyền. Người nắm quyền sinh, quyền sát thì “khúm núm”, “run run”, trong khi kẻ tử tù thì ung dung , đường bệ .Kẻ có chức năng giáo dục tội phạm thì đang được tội phạm “giáo dục”.

1,0

- Cho lời khuyên:

+ Nội dung lời khuyên: Huấn Cao khuyên viên quản ngục từ bỏ chốn ngục tù nhơ bẩn, tìm về chốn thanh tao để tiếp tục sở nguyện cao quý và giữ thiên lương cho lành vững.

+ Ý nghĩa. của lời khuyên: Là lời di huấn của Huấn Cao ( cũng là của nhà văn ) nhắn tới quản ngục và tất cả mọi người : Muốn chơi chữ phải giữ lấy thiên lương ; trong môi trường của cái ác, cái đẹp khó tồn tại vững bền; Chữ nghĩa, thiên lương không thể sống chung với tội ác và nơi ngục tù đen tối. .

1,0

+ Tác dụng của lời khuyên : Hành động bái lĩnh của ngục quan …và sức mạnh cảm hóa con người.Bằng con đường của trái tim, sức mạnh ấy càng được nhân lên gấp bội.

0,5

ĐỀ SỐ 2

Nội dungMức độ cần đạtTổng số
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao

Phần I.

Đọc hiểu

- Ngữ liệu: văn bản nhật dụng.

- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:

+ 01 đoạn trích.

+ Độ dài khoảng 200 – 250 chữ.

+Tương đương với văn bản HS đã được học chính thức trong chương trình lớp 11.

- Chỉ ra phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.

- Chỉ ra nội dung của văn bản.

-Trình bày cách hiểu về một chi tiết trong văn bản.

- Liên hệ nhận thức của bản thân. Nêu giải pháp của bản thân về vấn đề đặt ra từ văn bản.

TổngSố câu2215
Số điểm2115,0
Tỉ lệ20201050%

Phần II.

Làm văn

Nghị luận văn học

Nghị luận về một đoạn thơ.

Viết 01 bài văn.


Tổng
Số câu11
Số điểm55,0
Tỉ lệ5050%
Tổng cộngSố câu22116
Số điểm221510,0
Tỉ lệ20201050100%

ĐỀ BÀI

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

“Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác. (Đó chính là sự “cho”và “nhận” trong cuộc đời này)

“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói?Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương. Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất.

(Trích ― “Lời khuyên cuộc sống” theo nguồn: radiovietnam. vn. )

Câu hỏi:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản? ( 1 điềm)

Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản trên? ( 1 điểm)

Câu 3. Hãy giải thích vì sao người viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình’’? ( 1 điểm)

Câu 4. Anh/chị hiểu như thế nào về quan điểm : “Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất”. (1 điểm)

Câu 5: Quan điểm của anh / chị về sự CHO và NHẬN trong cuộc sống. ( Viết đoạn văn khoảng 7 đến 10 dòng) ( 1 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (5,0 điểm)

“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì?Trời có của riêng nhà nào?Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không?Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo? Mà có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết.

Trích “Chí Phèo” (Nam Cao)

Phân tích đoạn trích trên trong tác phẩm Chí phèo của nhà văn Nam Cao. Từ đó nhận xét nghệ thuật vào truyện độc đáo của Nam Cao.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI

PhầnCâuYêu cầu kiến thứcĐiểm

Phần I: Đọc –hiểu

Câu 1- Phương thức biểu đạt của văn bản: nghị luận1.0
Câu 2Nôi dung: Cho nhận trong cuộc sống1.0
Câu 3Giải thích câu nói : Bởi vì cho đi xuất phát từ tấm lòng, từ tình yêu thương, không vụ lợi.1.0
Câu 4Hiểu câu nói: Cho đi sẽ nhận lại được tình yêu thương, sự trân trọng của người khác dành cho mình1.0

Câu 5

Đoạn văn đảm bảo các ý:

- Mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống

- Bài học bản thân trong việc cho và nhận

1,0

Phần II: Làm văn

Phân tích đoạn trích trong tác phẩm Chí phèo của nhà văn Nam Cao. Từ đó nhận xét nghệ thuật vào truyện độc đáo của Nam Cao.

5.0

0,5

0,5

3,0

1,0

Bài làm cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:

1. Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận.

- Biết cách chọn và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

- Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức:

Cần đảm bảo được các ý cơ bản sau:

- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích

+ Nam Cao là nhà văn xuất sắc trong nền văn học hiện đại Việt Nam… với phong cách nghệ thuật độc đáo

+ Chí Phèo là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn trước cách mạng tháng Tám

+ Đoạn trích là phần mở đầu tác phẩm với tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo. Đồng thời thể hiện tài năng nghệ thuật của Nam Cao trong cách vào truyện của ông.

- Phân tích đoạn trích

+ Nội dung

++ Đối tượng chửi: Chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, chửi cái đứa chết mẹ nào đẻ ra Chí Phèo -> Từ không xác định đến xác định, từ không cụ thể đến cụ thể…

++ Kết quả: không ai chửi nhau với hắn

=> Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo

++ Bộc lộ sự bất lực, bế tắc, cô đơn của Chí giữa cuộc đời.

++ Thể hiện khát khao được giao tiếp với mọi người, là sự phản kháng, là nỗi đau, bi kịch bị từ chối của con người bị XH cự tuyệt.

- Nghệ thuật:

+ Ngôn ngữ tác giả kết hợp ngôn ngữ nhân vật

+ Trần thuật linh hoạt: lúc thì theo điểm nhìn của tác giả, lúc thì theo điểm nhìn của nhân vât.

+ Giọng điệu: đa giọng điệu, lúc tách bạch, lúc đan xen giọng miêu tả bình luận của nhà văn, giọng của dân làng Vũ Đại, giọng nhân vật…

+ Tả, kể linh hoạt, có sự đan xen các lời kể điệp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu văn ngắn dồn dập tạo kịch tính

- Nhận xét :

+ Cách vào truyện độc đáo tạo sự bất ngờ, tò mò, dồn nén, gây ấn tượng cho người đọc.

+ Tạo câu chuyện kể không theo tuyến tính thông thường từ quá khứ đến hiện tại, mà theo lối kết cấu từ hiện tại – quá khứ - hiện tại -> Cách vào truyện độc đáo của nhà văn