De thi học kì 2 văn 6 sách Kết nối

Đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm học 2021-2022, bao gồm đề thi có kèm theo cả đáp án và ma trận để học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất giữa HK2. Đề được thiết kế phù hợp với chương trình môn Ngữ Văn lớp 6, bộ sách KNTT và phù hợp với năng lực của học sinh trung học cơ sở. Mời các em tham khảo nhầm ôn luyện đạt kết quả cao nhất trong bài kiểm tra sắp tới.

  • De thi học kì 2 văn 6 sách Kết nối

Bạn đang xem: Đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm học 2021-2022

1. Ma trận đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Nội dung

MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

Tổng số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

Vận dụng cao

I. Đọc-hiểu:

1. Văn bản: Xem người ta kìa- Lạc Thanh

2. Tiếng Việt:

– Trạng ngữ

3. Tập làm văn

4. Viết được đoạn văn ngắn

– Phương thức biểu đạt chính

– Nhớ tên tác phẩm, tác giả. Và

Phát hiện

– Phát hiện trạng ngữ,

Nội dung đoạn trích.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

3

2

20 %

1

1

10%

4

3

30%

II. Tạo lập văn bản

-Viết đoạn văn ngắn trình bày ý kiến về vấn đề…

Viết một bài văn đóng vai nhân vật kể lại câu chuyện

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

2,0

20%

1

5,0

50%

2

7.0

70%

Tổng số câu

Tổng điểm

Tỉ lệ %

3

2,0

20%

1

1,0

10%

1

2,0

20%

1

5,0

50%

6

10

100%

2. Đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Phần I . Đọc – hiểu: (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

“Mẹ tôi không phải không có lý khi đòi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo. Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm. Ai chẳng muốn mình thông minh, giỏi giang? Ai chẳng muốn được tin yêu, tôn trọng ? Ai chẳng muốn thành đạt? Thành công của người này có thể là niềm ao ước của người kia. Vì lẽ đó, xưa nay, không ít người tự vượt lên chính mình nhờ noi gương những cá nhân xuất chúng. Mẹ muốn tôi giống người khác, thì người khác đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười.”

(SGK Ngữ văn 6, tập 2)

Câu 1: (0.5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

Câu 2: (0.5 điểm) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 3: (1.0 điểm) Xác định trạng ngữ có trong câu văn sau? Và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ đó?

“Vì lẽ đó, xưa nay, không ít người tự vượt lên chính mình nhờ noi gương những cá nhân xuất chúng.”

Câu 4: (1,0 điểm) . Nêu nội dung chính của đoạn văn trên ?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm ) Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ ) Trình bày suy nghĩ của em về sự khác biệt và gần gũi ?

Câu 2: (5.0 điểm ) . Đóng vai nhân vật người em, kể lại truyện “cây khế” ?

ĐỀ LẺ

Phần I . Đọc – hiểu: (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

“Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tự tiện tay là vứt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường. Thói quen này thành tệ nạn…Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác…Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề…”

(SGK Ngữ văn 7, tập 2, trang 10)

Câu 1: (0.5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

Câu 2: (0.5 điểm) Chỉ ra những thói quen xấu của con người có trong đoạn trích trên?

Câu 3: (1.0 điểm) Tìm trang ngữ có trong đoạn văn trên và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ đó?

Câu 4: (1,0 điểm) . Nêu nội dung chính của đoạn văn trên ?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm ) Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta ?

Câu 2: (5.0 điểm ) . Đóng vai nhân vật người em kể lại truyện “cây khế”?

3. Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

3.0

1

– Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

0,5

2

Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Xem người ta kìa.”

– Tác giả Lạc Thanh.

0,25

0,25

3

– “Vì lẽ đó” là trạng ngữ chỉ mục đích.

– “Xưa nay” là trạng ngữ chỉ thời gian.

0,5

0,5

4

– Mẹ tôi có lý khi đòi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo. Bởi trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm. Nhiều người xuất chúng nhờ noi gương.

1,0

II

TẠO LẬP VĂN BẢN

7.0

1

HS viết đoạn văn: Trình bày về Sự khác biệt và gần gũi của con người trong cuộc sống .

2.0

a. Đảm bảo cấu trúc một đoạn văn nghị luận:

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Sự khác biệt và gần gũi của con người trong cuộc sống

Sự khác biệt và gần gũi của con người trong cuộc sống

0,25

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:

– Đặt vấn đề về Sự khác biệt và gần gũi của con người trong cuộc sống

+ Khác biệt : là đặc điểm riêng về thể chất và tâm hồn.

+ Gần gũi: là những nét chung những điểm giống nhau và gần giống nhau.

– Biểu hiện khác biệt và gần gũi trong đời sống:

+ Biểu hiện khác biệt trong đời sống: : mỗi người có một cuộc sống riêng, một nhân sinh quan riêng và một tính cách khác hoàn toàn những người còn lại. Có người giỏi về thể thao, có người giỏi về trí não, người lao động chân tay, người lao động trí óc; có người sống tự tin, có người sống khép kín…

+ Biểu hiện gần gũi trong đời sống: : Thông minh, giỏi giang, tin yêu, tôn trọng, thành đạt, thành công …

– Ý nghĩa:

+ Khác biệt: Tạo cuộc sống muôn màu muôn vẻ,vô tận và hấp dẫn lạ lùng. Đó là phần đáng quý, đáng trân trọng, đó là cái không bị hòa tan khi ta hòa nhập ở mỗi người . Nếu mỗi người đều nhận thức được sự khác biệt của mình và biến nó thành điểm mạnh sẽ góp phần xây đắp cho xã hội cũng như giá trị cuộc sống của bản thân ngày càng tốt hơn.

+ Gần gũi: những nét chung ,gần gũi của chúng ta trong cuộc sống để chúng ta thấu hiểu, hợp tác và chia sẻ.

– Bài học nhận thức hành động.

1.0

d. Sáng tạo: HS có thể có sáng tạo riêng khi viết đoạn văn cảm nhận.

0.25

e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0.25

2

Đóng vai nhân vật người em, kể lại truyện Cây Khế.

5.0

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: Học sinh biết cách làm bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích. Bố cục rõ ràng, mạch lạc. Lựa chọn ngôi kể thứ nhất, kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm; nhận xét, đánh giá, so sánh trong bài.

0.25

3,5

b. Xác định đúng vấn đề tự sự: Đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích.

0,25

c. Yêu cầu kiến thức: Học sinh có nhiều cách xây dựng cốt truyện, nhưng phải dựa vào truyện cổ tích Cây Khế. Các sự việc logic, lời thoại hợp lý…

Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:

A. Mở bài: Đóng vai nhân vật tự giới thiệu về mình và câu chuyện định kể.

B. Thân bài:

– Hoàn cảnh xuất thân:

– Diễn biến chính của câu chuyện:

( Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất. Chú ý đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm; nhận xét, đánh giá, so sánh vào trong từng đoạn của bài)

C. Kết bài: Nêu kết thúc câu chuyện và bài học được rút ra từ câu chuyện hoặc gửi gắm thông điệp.

4,0

d. Sáng tạo: Học sinh có cách diễn đạt độc đáo, linh hoạt, mới mẻ, phù hợp.

0,25

e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0,25

Tổng điểm:

10,0

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của LuatTreEm.

Đăng bởi: Blog LuatTreEm

Chuyên mục: Giáo dục