Đề thi môn giáo dục công dân lớp 6 học kì 1

Đề cương ôn thi HK1 môn GDCD lớp 6 1.Thế nào là sống chan hòa với mọi người? Khi biết sống chan hòa với mọi người ta sẽ thu được những lợi ích gì? *Sống chan hòa: - Là sống vui vẻ, hòa hợp, biết quan tâm, giúp đỡ mọi người. - Sẵn sàng tham gia vào các việc chung có ích. *Lợi ích: - Được mọi người quý mến, giúp đỡ. - Xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp. 2. Mục đích học tập đúng đắn của học sinh là gì? -> Học sinh phải nỗ lực học tập để: - Trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. - Là công dân tốt. - Trở thành người chân chính, có khả năng lập nghiệp. - Góp phần xây dựng quê hương, bảo vệ Tổ Quốc. 3.Nêu 1 số vuệc làm biết yêu thiên nhiên, sống hòa hợp và bảo vệ thiên nhiên. - Trồng cây gây rừng. – Xử lí chất thải hợp lí. -Không vứt xác động vật xuống sông. – Bỏ rác đúng nơi quy định. -Quét, dọn vệ sinh khu phố nơi mình ở... – Bảo vệ động vật, thú quý hiếm. - Khai thác tài nguyên, khoáng sản hợp lí. 4.Nêu 1 số việc làm thể hiện sống chan hòa với mọi người - Sống vui vẻ, cởi mở và hòa đồng với bạn bè. - Khi bạn buồn sẵn sàng chia sẻ, tâm sự. - Khi người khác gặp nạn sẵn sàng giúp đỡ. - Cùng các bạn trong lớp tham gia văn nghệ. - Không xem thường hay xa lánh bạn học yếu hoặc nhà nghèo. - Bạn học chưa tốt, nhiệt tình giúp bạn học tốt hơn. - Khi bạn mác khuyết điểm mình sẽ góp ý chân thành để bạn sửa sai. 5. Hãy nêu 1 số câu ca dao - tục ngữ - danh ngôn - thành ngữ nói về lịch sự-tế nhị, nói về việc học. Giải nghĩa các câu đó. *Lịch sự - tế nhị: - ‘’ Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. ‘’ -> Khuyên ta phải lịch sự, khéo léo trong giao tiếp, trong việc dùng lời nói để làm hài lòng người khác. - “ Ăn có nhai, nói có nghĩ. “ -> Cần ý tứ trong lời nói, suy nghĩ kỹ trước khi nói để luôn có lời hay, ý đẹp. - “ Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.” -> Cần tế nhị, ý tứ trong ăn uống, đi đứng. - “ Đến phải chào, vào phải hỏi.” -> Cần lịch sừ, lễ độ, biết chào hỏi để làm hài lòng chủ nhà. *Việc học: - “Học, học, học mãi.” -> Việc học là mãi mãi, học suốt đời. - “Bác học không có nghĩa là ngừng học.” -> Khi đã là người có trình độ cao rồi nhưng vẫn tiếp tục học, học suốt đời. - “Muốn biết phải hỏi, muốn biết phải học.” -> Khuyên ta phải biết học hỏi để mở rộng sự hiểu biết. - “ Học đi đôi với hành.” -> Khi học, hiểu, phải biết vận dụng, thực hành điều đã được học vào cuộc sống. - “Học 1 biết 10.” -> Học, biết được một số kiến thức phải biết suy nghĩ, sáng tạo, tìm tòi để hiểu biết nhiều hơn. 6. Em sẽ làm gì trong các tình huống sau đây để chứng tỏ mình là một người lịch sự-tế nhị ? a) Vô tình bị bạn đạp trúng chân khi xếp hàng vào lớp: -> Không quát mắng bạn mà nhẹ nhàng nhắc nhở bạn lần sau đi đứng cẩn thận hơn. b) Bị cha mẹ mắng oan: -> Bình tĩnh, lắng nghe cha mẹ nói xong rồi xin phép cha mẹ cho mình trình bày sự việc. c)Em đến lớp trễ. Thầy Cô đang giảng bài : -> Em sẽ đứng nép ở cửa, chờ Thầy Cô nói xong rồi xin lỗi Cô vì em đã đến trễ, xin phép Cô cho em được vào lớp. d) Khi lên xe buýt gặp cụ già đang tìm chỗ ngồi. -> Em sẽ nhanh chóng đứng lên và lễ phép mời cụ ngồi vào chỗ của em. 7. Nếu trong lớp em có 1 bạn gặp hoàn cảnh kinn tế khó khăn, có thể sẽ nghỉ học luôn. Em sẽ giúp bạn như thế nào ? - Em sẽ khuyên bạn tiếp tục học để có tương lai. - Em sẽ trình bày với Cô chủ nhiệm và các bạn trong lớp để đóng góp giúp gia đình bạn cải thiện kinh tế. - Em và các bạn trong lớp sẽ đến nhà để hỗ trợ bạn thêm trong việc học. - Hoặc khuyên bạn sắp xếp thời gian vừa học, vừa phụ gia đình làm việc... 8. Em có nhận xét gì về các hành vi sau đây ? a) Quét rác nhà mình sang nhà người khác. -> Không có ý thức giữ gìn vệ sinh, môi trường xung quanh. b) Hái hoa, dẫm lên cỏ. -> Không có ý thức giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên, hủy hoại quan cảnh thiên nhiên. c) Đốn cây, chặt phá rừng bừa bãi. -> Đây là hành vi phá hoại thiên nhiên, tài nguyên, sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng, không hạn chế được lũ lụt, gây xói mòn đất. d) Tích cực trồng cây gây rừng. -> Là hành động yêu quý, bảo vệ thiên nhiên, làm tăng nguồn tài nguyên rừng, hạn chế lũ lụt, chống xói mòn đất.

Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm học 2022-2023, bao gồm các đề thi, có kèm theo cả đáp án để học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất cho kì thi cuối kì I. Mời các em tham khảo.

Đề thi học kì I môn Giáo dục công dân lớp 6 năm 2022-2023

UBND HUYỆN …….

TRƯỜNG ……..

CD6 - CK1 – THCS ... - 2021

Thời gian làm bài: 45 phút

Họ tên người ra đề: …….

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I - LỚP 6

Năm học 2021-2022

MÔN GDCD – Tiết …

I. MA TRẬN ĐỀ

Mức độ

Chủ đề

Nhận biết – 3,6đ

Thông hiểu – 3,2đ

Vận dụng – 3,2đ

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Tôn trọng sự thật

Khái niệm tôn trọng sự thật; Nhận biết được một số biểu hiện của tôn trọng sự thật; Ý nghĩa của tôn trọng sự thật

Hiểu vì sao phải tôn trọng sự thật; Giải thích được các hành vi là đúng hay sai, thể hiện hay không thể hiện tôn trọng sự thật.

- Không đồng tình với việc nói dối hoặc che giấu sự thật. Đưa ra cách giải quyết phù hợp, đúng đắn.

4

1,6

1

3,0

2

0,8

2

0,8

0,5

1,5

0,5

1,5

2. Tự lập

Nêu được khái niệm tự lập; Liệt kê các biểu hiện của người có tính tự lập.

Hiểu được vì sao phải tự lập; Đánh giá khả năng tự lập của bản thân và người khác.

- Qua tình huống cụ thể, nêu được các cách giải quyết đúng thể hiện việc tự thực hiện được nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hằng ngày, hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng; không dựa dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào người khác.

3

1,2

1

3,0

2

0,8

1

0,4

1

3,0

3. Tự nhận thức bản thân

Nêu được thế nào là tự nhận thức bản thân; Biết được ý nghĩa của tự nhận thức bản thân

- Tự nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu, giá trị, vị trí, tình cảm, các mối quan hệ của bản thân,

3

1,2

2

0,8

1

0,4

Tổng

6

2,4

4

1,6

0,5

1,5

1,5

4,5

10

4,0

2

6,0

24%

16%

15%

45%

40%

60%

II. CẤU TRÚC PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1 (3,0 điểm):

Giải thích được các hành vi là đúng hay sai, thể hiện hay không thể hiện tôn trọng sự thật. Nêu được các cách giải quyết đúng thể tôn trọng sự thật:

- Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm.

Không đồng tình với việc nói dối hoặc che giấu sự thật.

Câu 2 (3,0 điểm ):

- Từ một tình huống cụ thể, nêu được các cách giải quyết đúng thể hiện việc tự thực hiện được nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hằng ngày, hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng;

- Vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học để phát hiện những vấn đề mới về tự lập

2. Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 6 sách Kết nối tri thức

Phần I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Chọn đáp án đúng.

Câu 1 : Biểu hiện của tôn trọng sự thật là

A. suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.

B. chỉ cần trung thực với cấp trên của mình.

C. có thể nói không đúng sự thật khi không ai biết.

D. chỉ nói thật trong những trường hợp cần thiết.

Câu 2: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?

A. Thường làm mất lòng người khác.

B. Sự thật luôn làm đau lòng người.

C. Người nói thật thường thua thiệt.

D. Giúp con người tin tưởng nhau.

Câu 3: Tự lập là

A. tự làm lấy các công việc của mình trong cuộc sống.

B. dựa vào người khác, nếu mình có thể nhờ được.

C. ỷ lại vào người khác, đặc biệt là vào bố mẹ của mình.

D. đợi bố mẹ sắp xếp nhắc nhở mới làm, không thì thôi.

Câu 4: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự lập?

A. luôn lấy lòng cấp trên để mình được thăng chức.

B. sự tự tin và bản lĩnh cá nhân của người đó.

C. luôn trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.

D. luôn phụ thuộc vào bố mẹ và người thân trong gia đình.

Câu 5: Biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…của bản thân được gọi là

A. thông minh.

B. tự nhận thức về bản thân.

C. có kĩ năng sống.

D. tự trọng.

Câu 6: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta

A. sống tự do và không cần phải quan tâm tới bất kì ai.

B. bình tĩnh, tự tin hơn lôi cuốn sự quan tâm của người khác.

C. để mình sống không cần dựa dẫm vào người xung quanh.

D. biết rõ những mong muốn, những khả năng, khó khăn của bản thân.

Câu 7: Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về biểu hiện của sự thật?

A. Không ai biết thì không nói sự thật.

B. Chỉ cần trung thực với cấp trên là đủ.

C. Không chấp nhận sự giả tạo, lừa dối.

D. Nói bí mật của người khác cho bạn nghe.

Câu 8: Hành vi nào sau đây không thể hiện đức tính của một người luôn tôn trọng sự thật?

A. Không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra.

B. Không bao che cho bạn khi mắc lỗi.

C. Nhìn trộm bài của bạn để đạt điểm cao.

D. Nhặt được của rơi trả cho người bị mất.

Câu 9: Hành động nào dưới đây là biểu hiện của đức tính tự lập?

A. H đi dã ngoại nhưng bạn không tự chuẩn bị mà nhờ chị gái chuẩn bị giúp mình.

B. L luôn tự dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt quần áo mà không cần bố mẹ nhắc nhở.

C. Gặp bài toán khó, V giở ngay phần hướng dẫn giải ra chép mà không chịu suy nghĩ.

D. Làm việc nhóm nhưng T không tự giác mà luôn trông chờ, ỷ lại vào các bạn.

Câu 10: Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá đúng về

A. tiềm năng riêng của mình.

B. bản chất riêng của mình.

C. mặt tốt của bản thân.

D. sở thích thói quen của bản thân.

Phần II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm)

a, Có ý kiến cho rằng: “Tôn trọng sự thật giúp mọi người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn. Em tán thành với ý kiến này không”.

Câu 2 (1,5 điểm): Khi em nhìn thấy bạn thân của mình nói xấu, bôi nhọ người mà mình ghé làm ảnh hưởng đến danh dự của bạn, em có nên đồng tình với hành động đó? Em sẽ làm gì trong trường hợp này để thể hiện tôn trọng sự thật?

Câu 3 (3 điểm). Trong giờ kiểm tra Toán, gặp bài khó, Nam loay hoay mãi vẫn chưa giải được. Thấy sắp hết giờ mà bạn vẫn chưa làm xong bài, Dũng ngồi bên cạnh đưa bài đã giải sẵn cho Nam chép.

a) Em có nhận xét gì về việc làm của Nam và Dũng?

b) Nếu là Nam, em sẽ làm gì? Vì sao?

c) Nếu là Dũng, em sẽ làm gì? Vì sao?

3. Đáp án đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 6 sách Kết nối tri thức

Phần I. Phần trắc nghiêm khách quan: ( 4 điểm )

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

D

A

B

B

D

C

C

B

B

- Mỗi ý trả lời đúng sẽ được: 0,4 điểm

II. Tự luận (6 điểm)

Phần II.Tự luận: (6 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

(3điểm)

a, Em tán thành với ý này. Vì

- Nói thật, sống trung thực giúp tâm hồn luôn thanh thản, bình an và sức khỏe tốt hơn.

- Khi ai đó thật thà mọi người sẽ luôn tin tưởng, gắn bó với người đó, không hề nghi ngờ hay phải đề phòng.

0,5đ

0,5đ

0,5đ

Câu 2

(3điểm)

- Không đồng tình với việc làm sai trái của bạn, không nói dối hoặc che giấu sự thật, yêu cầu bạn xin lỗi cho bạn đó và xin lỗi, hứa sửa sai vì hành động này.

- Nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm để lấy lại danh dự cho bạn.

1,5đ

1,5đ

Câu 3 (3,0 đ iểm ):

a) Theo em việc làm của Nam và Dũng là sai, vi phạm nội quy học sinh. Dũng đã cho Nam chép bài của mình, còn Nam không tự lập, tự làm bài mà lại đi chép bài của Dũng.

b) Nếu là Nam, em sẽ từ chối chép bài của Dũng và tự giác nghĩ cách làm. Sau giờ kiểm tra em có thể hỏi bạn cách giải để lần sau làm được bài. Như thế sẽ khiến cho em nhớ bài lâu hơn, rèn luyện tính tự lập.

c) Nếu là Dũng, em sẽ không cho bạn chép bài mà sau giờ kiểm tra em sẽ chỉ bạn cách làm. Vì như thế mới khiến bạn có thể tự lập. Em cũng động viên và giúp đỡ bạn trong việc học.

1,0

1,0

1,0

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.