Dịch vụ lưu trú ngắn ngày tiếng anh là gì năm 2024

Mã ngành 5510 Dịch vụ lưu trú ngắn ngày mới nhất theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Để tìm hiểu kỹ hơn về chi tiết mã ngành 5510 mời các bạn tham khảo bài viết “Mã ngành nghề dịch vụ lưu trú ngắn ngày” của iDLaw để hiểu rõ hơn.


1. Căn cứ pháp lý

– Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Xem thêm: Mã ngành nghề kinh doanh theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg


2. Quy định về Mã ngành 5510 Dịch vụ lưu trú ngắn ngày

Mã ngành 5510 Dịch vụ lưu trú ngắn ngày 55101 Khách sạn 55102 Biệt thự hoặc căn hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày 55103 Nhà khách, nhà nghỉ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày 55104 Nhà trọ, phòng trọ và các cơ sở lưu trú ngắn ngày

Nhóm này gồm:

– Dịch vụ cung cấp cơ sở lưu trú cho khách du lịch, khách trọ, hàng ngày hoặc hàng tuần, nhìn chung là ngắn hạn. Các cơ sở lưu trú bao gồm loại phòng thuê có sẵn đồ đạc, hoặc loại căn hộ khép kín có trang bị bếp và dụng cụ nấu ăn, có hoặc không kèm theo dịch vụ dọn phòng hàng ngày, có thể đi kèm với các dịch vụ khác như ăn uống, chỗ đỗ xe, dịch vụ giặt là, bể bơi, phòng tập, dịch vụ giải trí, phòng họp và thiết bị phòng họp;

– Hoạt động của các cơ sở lưu trú như: khách sạn; biệt thự du lịch (resort); phòng hoặc căn hộ khách sạn; nhà khách, nhà nghỉ; nhà trọ, phòng trọ; chỗ nghỉ trọ trên xe lưu động; làng sinh viên, ký túc xá sinh viên; nhà điều dưỡng.

Loại trừ: Cho thuê nhà, căn hộ, phòng ở có hoặc không trang bị đồ đạc nhằm mục đích ở lâu dài, thường là hàng tháng hoặc hàng năm được phân vào ngành 6810 (Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê).

55101: Khách sạn

Nhóm này gồm: Dịch vụ cung cấp cơ sở lưu trú là khách sạn từ hạng 1 đến 5 sao, qui mô từ 15 phòng ngủ trở lên với các trang thiết bị, tiện nghi và dịch vụ cần thiết cho khách du lịch, bao gồm khách sạn được xây dựng thành khối (hotel), khách sạn nổi (floating hotel), khách sạn thương mại (commercial hotel), khách sạn nghỉ dưỡng (resort hotel), có kèm theo dịch vụ dọn phòng hàng ngày, có thể đi kèm với các dịch vụ khác như ăn uống, chỗ đỗ xe, dịch vụ giặt là, bể bơi, phòng tập, dịch vụ giải trí, phòng họp và thiết bị phòng họp.

55102: Biệt thự hoặc căn hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày

Nhóm này gồm: Dịch vụ cung cấp cơ sở lưu trú:

– Biệt thự du lịch (tourist villa): là biệt thự thấp tầng, có sân vườn, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tiện nghi và dịch vụ cần thiết cho khách du lịch;

– Căn hộ cho khách du lịch lưu trú ngắn ngày (tourist apartment): Là căn hộ có trang bị sẵn đồ đạc, có trang bị bếp và dụng cụ nấu ăn… để khách tự phục vụ trong thời gian lưu trú.

Hiện nay, kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đang ngày càng nở rộ và phát triển mạnh mẽ. Sau đây PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP sẽ tổng hợp đến Quý thành viên các thuật ngữ liên quan đến cơ sở lưu trú du lịch như homestay, condotel, resort hotel như sau:

Dịch vụ lưu trú ngắn ngày tiếng anh là gì năm 2024

STT

Các thuật ngữ về cơ sở lưu trú du lịch

Tên gọi bằng tiếng Anh

Định nghĩa

1.

Cơ sở lưu trú du lịch

Tourist acommodation

Cơ sở kinh doanh có cung cấp các dịch vụ, tiện nghi phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi (ngủ, sinh hoạt) và có thể đáp ứng các nhu cầu khác của khách du lịch (như ăn uống, giải trí, thể thao….).

2.

Hệ thống tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch

Tourist accomodation Rating system

Nhóm các tiêu chí đánh giá chất lượng trang thiết bị, cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ của cơ sở lưu trú du lịch.

3.

Khách sạn

Hotel

Cơ sở lưu trú du lịch có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách.

3.1

Khách sạn theo khối

All-suite hotel

Cơ sở lưu trú du lịch trong đó các buồng ngủ bố trí thành khối (mỗi buồng ngủ thường có phòng khách, bếp, phòng ngủ và phòng tắm).

3.2

Khách sạn căn hộ

Apartment hotel

Cơ sở lưu trú du lịch có các buồng ngủ dạng căn hộ bao gồm phòng ngủ, phòng khách, phòng ăn, bếp và các trang thiết bị phục vụ chế biến món ăn và các tiện nghi phục vụ cho các nhu cầu của khách trong thời gian lưu trú.

3.3

Khách sạn theo phong cách cổ điển

Boutique hotel

Cơ sở lưu trú du lịch được cải tạo từ tòa nhà cổ hoặc xây mới theo phong cách cổ, được thiết kế và trang trí đảm bảo tính sang trọng, độc đáo, nhưng thường quy mô nhỏ, đặc biệt chú trọng tới chất lượng dịch vụ phục vụ khách.

3.4

Khách sạn thành phố

City hotel

Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng tại các đô thị, chủ yếu phục vụ khách thương gia, khách công vụ, khách tham quan du lịch.

3.5

Khách sạn có căn hộ thuộc sở hữu cá nhân

Condotel

Cơ sở lưu trú du lịch cho phép cá nhân được thuê dài hạn một hoặc một số căn nhà nghỉ trong một khối chung (second-home) thường ở trong các khu nghỉ dưỡng. Người thuê dài hạn sử dụng căn hộ vào thời gian nhất định trong năm. Ngoài thời gian trên, người thuê căn hộ có thể ký hợp đồng với người quản lý khu nghỉ để cho thuê.

3.6

Khách sạn vùng nông thôn

Country house hotel

Cơ sở lưu trú du lịch được chuyển đổi từ nhà ở của người dân sang mục đích kinh doanh, chủ yếu phục vụ khách du lịch tham quan vùng thôn quê, thường có diện tích mặt bằng lớn.

3.7

Khách sạn nổi

Floating hotel

Cơ sở lưu trú du lịch di chuyển hoặc neo đậu trên mặt nước.

3.8

Khách sạn bên đường

Motel

Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng gần đường giao thông, có bãi đỗ xe nhằm phục vụ nhu cầu lưu trú của đối tượng khách du lịch sử dụng phương tiện giao thông đường bộ (xe máy, ôtô) đi du lịch hoặc nghỉ ngơi giữa những chặng đường dài của khách du lịch.

3.9

Khách sạn nghỉ dưỡng

Resort hotel

Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, nhà thấp tầng, thường ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, không khí trong lành, thường gần biển, gần sông, gần núi… phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan… của khách du lịch.

3.10

Khách sạn trung chuyển

Transit hotel

Cơ sở lưu trú du lịch thường được xây dựng gần sân bay, bến tàu, bến xe, phục vụ khách trong thời gian ngắn trước khi di chuyển đến một địa điểm/điểm đến khác.

4.

Tàu thủy lưu trú du lịch

Cruise ship

Phương tiện thuỷ chở khách du lịch có buồng ngủ, trên hành trình có neo đậu cho khách ngủ qua đêm.

5.

Khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe

Spa resort

Cơ sở có nguồn nước khoáng hoặc có các yếu tố tự nhiên (thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng….) dùng cho mục đích trị liệu và phục hồi sức khỏe.

6.

Nhà khách

Guest house, hostel

Cơ sở lưu trú du lịch của các tổ chức hoạt động phi lợi nhuận, phục vụ chủ yếu khách nội bộ của tổ chức, có thể hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp có thu.

7.

Nhà nghỉ du lịch

Tourist guest house

Cơ sở lưu trú du lịch có trang thiết bị tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch như khách sạn nhưng không đạt tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn.

8.

Nhà nghỉ thanh niên

Youth hostel

Cơ sở lưu trú du lịch thường được điều hành bởi tổ chức hoạt động phi lợi nhuận, trong đó cung cấp dịch vụ lưu trú, cung cấp số lượng nhất định các bữa ăn trong ngày, có kèm theo các thiết bị, dịch vụ, chương trình và các hoạt động với mục đích giáo dục không chính thức hoặc mục đích giải trí chủ yếu hướng tới đối tượng thanh niên là chủ yếu.

CHÚ THÍCH:

1. Thuật ngữ nhà nghỉ thanh niên ở một số quốc gia là thương hiệu được bảo hộ của các tổ chức trực thuộc Hiệp hội nhà nghỉ thế giới (IYHF).

2. Nhà nghỉ thanh niên thường cung cấp dịch vụ lưu trú với các phòng nhiều giường và đôi khi là phòng đôi hoặc phòng gia đình cho các thành viên của Hiệp hội nhà nghỉ thanh niên thế giới hoặc của những người đã mua quyền thành viên của mạng lưới nhà nghỉ thanh niên.

9.

Trại nghỉ, trung tâm nghỉ dưỡng, làng nghỉ dưỡng

Holiday camp; holiday centre, holiday village

Cơ sở lưu trú du lịch có cung cấp trang thiết bị và tiện nghi phục vụ khách lưu trú trong các khu nhà thấp tầng/nhà gỗ kiểu Châu Âu, hoặc các nhà nghỉ caravan và cung cấp các dịch vụ giải trí, ăn uống, mua sắm.

10.

Nhà nghỉ cho thuê ở nông thôn

Gite rural

Cơ sở lưu trú du lịch phục vụ khách đi cùng gia đình, thường là một ngôi nhà ở bên trong hoặc ngoài làng thuộc vùng nông thôn, có các thiết bị tự phục vụ ăn uống.

11.

Bãi cắm trại; khu trại du lịch

Camping site; tourist camp

Khu vực đất được quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại..

12.

Nhà thấp tầng, nhà gỗ kiểu Châu Âu/nhà gỗ thấp tầng

Chalet, bungalow

Cơ sở lưu trú du lịch một tầng cung cấp dịch vụ nghỉ ngơi và các trang thiết bị tiện nghi cần thiết cho việc sinh hoạt của khách.

13.

Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê

Homestay

Nơi sinh sống của người sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà.

Ngoài ra, khi kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ thì có không ít doanh nghiệp thắc mắc về việc xếp sao cho khách sạn. Vậy việc này có phải là công việc bắt buộc phải thực hiện?

Việc xếp sao của khách sạn (theo đúng thuật ngữ pháp lý là xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch) không phải là một công việc bắt buộc phải thực hiện.

Xét trên gốc độ quản lý nhà nước thì khách sạn đã đăng ký xếp sao và không đăng ký xếp sao được quản lý như nhau bởi cùng kinh doanh ngành, nghề dịch vụ lưu trú du lịch. Nói một cách khác, mục đích của việc "xếp sao khách sạn" là giúp cho khách sạn quảng bá, khẳng định tên tuổi khi được đạt "chuẩn" nhằm thu hút khách du lịch.

Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch nếu muốn xếp sao thì tự nguyện đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1, Điều 50 Luật Du lịch 2017. Trong trường hợp quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch hết thời hạn (quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch có thời hạn 05 năm), tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có nhu cầu đăng ký xếp hạng lại cơ sở lưu trú du lịch thì thực hiện theo quy định tại các Khoản 4, 5 và 7 Điều 50 Luật Du lịch 2017.

Quý thành viên tham khảo thêm tại các công việc sau:

- Kinh doanh dịch vụ lưu trú;

- Kinh doanh khách sạn;

- Kinh doanh căn hộ du lịch;

- Kinh doanh biệt thự du lịch;

- Kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch.

Cơ sở pháp lý:

- Luật Du lịch 2017.

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9506:2012 về Cơ sở lưu trú du lịch và các dịch vụ liên quan - Thuật ngữ và định nghĩa.