Điểm giống nhau cơ bản giữa Hiệp định paris và Hiệp định Giơnevơ

Điểm giống nhau cơ bản giữa Hiệp định paris và Hiệp định Giơnevơ

45 điểm

Trần Tiến

Điểm giống nhau giữa Hiệp̣ điṇh Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam là A. quân đội nước ngoài rút khỏi Việt Nam từ ngày ký hiệp định. B. các nước xâm lược phải tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam và rút hết quân đội về nước. C. có sự tham gia đàm phán và cùng ký kết của các cường quốc. D. quy định việc tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vự

c.

Tổng hợp câu trả lời (1)

Điểm giống nhau giữa Hiệp̣ điṇh Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam là - Chọn đáp án B. được ký kết trong bối cảnh có sự hòa hoãn giữa các nước lớn. - Hai Hiệp định ký trong bối cảnh thế giới đang trong thời kỳ Chiến tranh lạnh được ký kết trong bối cảnh có sự hòa hoãn giữa các nước lớn: Hiệp̣ điṇh Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương ký khi các nước lớn hòa hoãn muốn giải quyết vấn đề Việt Nam như Triều Tiên; Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam được ký kết khi thế giới xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông - Tây.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất nhằm A. "Trả đũa" việc quân giải phóng miền Nam tiến công doanh trại Mĩ ở Plâycu. B. Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc C. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc D. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ta
  • Đến đầu 1950, cuộc kháng chiến của ta có nhiều thuận lợi, thuận lợi nào có liên quan nhiều nhất đối với chiến dịch Biên giới? A. 1 - 10 - 1949 nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời. B. Đầu 1950, Trung Quốc, Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta. C. Phong trào phản đối chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp lên cao. D. Cuộc kháng chiến của Lào và Campuchia phát triển mạnh.
  • Cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra ở vùng rừng núi và trung du Bắc kì với hình thức chủ yếu là A. Đấu tranh chính trị. B. Biểu tình, thị uy vũ trang du kích. C. Khởi nghĩa từng phần. D. Vũ trang tuyên truyền.
  • Bước vào mùa khô thứ hai (đông-xuân 1966-1967), Mỹ đã tiến hành bao nhiêu cuộc hành quân chiến lược? A. 890 cuộc hành quân chiến lược. B. 895 cuộc hành quân chiến lược. C. 980 cuộc hành quân chiến lược. D. 450 cuộc hành quân chiến lược.
  • Biến đổi nào của khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ địa chính trị thế giới A. Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan trở thành con rồng kinh tế Châu Á B. Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới C. Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời, đi theo con đường xã hội chủ nghĩa D. Hàn Quốc trở thành con rồng kinh tế của Châu Á
  • Định ước Henxinki, được kí kết giữa 33 nước châu Âu với Mĩ và Canađa đã tạo ra một cơ chế giải quyết những vấn đề gì? A. Vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu Âu. B. Vấn đề chống khủng bố ở châu Âu. C. Vấn đề liên quan kinh tế, tài chính. D. Vấn đề văn hóa
  • Trận đánh quyết định của ta buộc Mĩ tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc và kí với ta hiệp định Pari năm 1973 là A. trận Ngọc Hồi – Đống Đa B. trận Điện Biên Phủ trên không C. trận Điện Biên Phủ trên cao D. trận Điện Biên Phủ mặt đất
  • Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đã lần lượt trải qua các chiến dịch nào? A. Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh B. Huế - Đà Nẵng, Tây Nguyên, Hồ Chí Minh C. Tây Nguyên, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh D. Plâyku, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh
  • Cơ quan nào của Liên hợp quốc đóng vai trò là cơ quan chính trị quan trọng nhất, chịu trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh thế giới? A. Đại hội đồng. B. Hội đồng Bảo an. C. Tòa án Quốc tế. D. Hội đồng Quản thác.
  • Nenxơn Manđêla trở thành tổng thống Nam Phi (1994) đánh dấu sự kiện lịch sử gì? A. Sự chấm dứt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở châu Phi kéo dài ba thế kỉ. B. Đánh dấu sự bình đẳng của các dân tộc, màu da trên thế giới. C. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới. D. Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

Đề bài

Hãy so sánh những điểm giống và khác nhau trên ba mặt: Hoàn cảnh kí kết, nội dung cơ bản, ý nghĩa lịch sử giữa Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pari 1973 về Việt Nam.

a) Những điểm giống nhau giữa hai hiệp định

* Hoàn cảnh kí kết: 

* Nội dung cơ bản:

* Ỷ nghĩa lịch sử:

b) Những điểm khác nhau giữa hai hiệp định

Hiệp định Giơnevơ 1954

Hiệp định Pari 1973

 ..............

 ..............

Lời giải chi tiết

So sánh Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pari 1973 về Việt Nam

a) Những điểm giống nhau giữa hai hiệp định

* Hoàn cảnh kí kết: đều có thắng lợi về chính trị và quân sự trên chiến trường, có những trận chiến quyết định là trận Điện Biên Phủ năm 1954 và Điện Biên Phủ trên không năm 1972.

* Nội dung cơ bản:

- Đều buộc các nước đế quốc công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

- Đều đưa đến việc chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam.

- Đều đưa đến việc đế quốc phải rút quân về nước.

* Ỷ nghĩa lịch sử:

- Đều là sự phản ánh, ghi nhận thắng lợi giành được trên chiến trường của quân và dân ta.

- Đều là hiệp định hòa hoãn đưa đến việc chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam, là cơ sở pháp lí cho độc lập dân tộc.

b) Những điểm khác nhau giữa hai hiệp định

Hiệp định Giơnevơ 1954

Hiệp định Pari 1973

* Hoàn cảnh kí kết:

- Là hội nghị quốc tế có sự chi phối của các nước lớn như Nga, Mĩ.

- Thành phần tham dự gồm 4 bên nhưng thực chất là lập trường của hai bên: Việt Nam và Hoa Kì => Hoàn cảnh kí kết có lợi so với Hiệp định Giơ-ne-vơ.

* Nội dung cơ bản: 

- Quy định vị trí đóng quân: Quy định ở Việt Nam được chia làm hai vùng đóng quân riêng biệt. Hai bên thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

- Quy định thời gian rút quân: Pháp phải rút khỏi miền Bắc Việt Nam sau 300 ngày và Nam Đông Dương sau hai năm. Do đó Pháp có nhiều thời gian để tìm cách phá hoại cách mạng, gây khó khăn cho ta.

- Quy định vị trí đóng quân: Không quy định hai vùng đóng quân riêng biệt, không có tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực. Tình hình sau Hiệp định có lợi cho ta.

- Quy định thời gian rút quân: Mĩ phải rút quân sau 60 ngày kể từ sau khi kí Hiệp định. Vì vậy, điều kiện phá hoại cách mạng của Mĩ bị hạn chế.

* Ỷ nghĩa lịch sử: 

- Phản ánh không đầy đủ thắng lợi của ta trên chiến trường, sau khi kí hiệp định  ta vẫn phải đấu tranh chống Mĩ xâm lược, thắng lợi không toàn diện, chưa giành được toàn diện các mặt độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn diện lãnh thổ.

- Phản ánh đầy đủ thắng lợi trên chiến trường, giành được độc lập , chủ quyền, thống nhất , toàn vẹn lãnh thổ, là đỉnh cao trong đấu tranh ngoại giao của ta.

Loigiaihay.com