Điểm khác biệt lớn nhất của lần xâm lược lần thứ ba của nhà nguyên so với lần thứ hai là:

Điểm khác biệt lớn nhất của lần xâm lược lần thứ ba của nhà nguyên so với lần thứ hai là:
Khởi nghĩa Trương Định - cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong giai đoạn đầu phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược. Nguồn: Ảnh tư liệu

(Thanhuytphcm.vn) - Đầu tháng 9/1858, thực dân Pháp nổ súng tiến công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, dân tộc ta phải đương đầu với họa xâm lăng từ một nước phương Tây, hoàn toàn chiếm ưu thế về tiềm lực kinh tế, quân sự, nhất là về vũ khí, công nghệ quân sự. Với truyền thống yêu nước nồng nàn và ý chí kiên cường, bất khuất, trong suốt nửa cuối thế kỷ 19 (1858-1896), đông đảo nhân dân trên khắp mọi miền đất nước đã anh dũng chiến đấu, tích cực cùng quan quân triều đình hoặc tự mình đứng lên chống thực dân Pháp. Mặc dù thực dân Pháp khuất phục được triều đình nhà Nguyễn, nhưng không thể đè bẹp tinh thần kháng chiến của dân tộc Việt Nam.

Các phong trào yêu nước tiêu biểu như: Phong trào Cần Vương do các văn thân, sĩ phu yêu nước lãnh đạo, diễn ra sôi nổi trong cả nước và kéo dài hơn 10 năm từ 1885 đến 1896; các cuộc nổi dậy chống quân xâm lược ở các vùng địch chiếm đóng, tiêu biểu như: khởi nghĩa Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương, Nguyễn Hữu Huân; các cuộc đấu tranh của nhân dân các địa phương trung du miền núi, nổi bật nhất là khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo (1884 - 1913); các cuộc khởi nghĩa: Hương Khê (1885 - 1896) do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo; Ba Đình (1886 - 1887) do Phạm Bành và Đinh Công Tráng đứng đầu; Bãi Sậy (1885 - 1889) do Nguyễn Thiên Thuật chỉ huy; cuộc nổi dậy ở Hưng Hóa (1885 - 1889) của Nguyễn Quang Bích; phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo; cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo.

Các văn thân, sĩ phu yêu nước, những người đứng đầu các cuộc đấu tranh đã dựa vào dân, tin tưởng vào sức mạnh và ý chí quật cường của nhân dân, trở thành ngọn cờ quy tụ, đoàn kết nhân dân chống Pháp. Truyền thống yêu nước quật cường của dân tộc trỗi dậy mạnh mẽ, nhân dân khắp cả nước tích cực đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược, bảo vệ đất nước. Nhưng do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên lần lượt thất bại.

Điểm khác biệt lớn nhất của lần xâm lược lần thứ ba của nhà nguyên so với lần thứ hai là:
Đình Tân Trào – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Quốc dân Đại hội ngày 16 và 17/8/19145 – quyết định khởi nghĩa và bầu ra Ủy ban Dân tộc giải phóng. Nguồn: Ảnh tư liệu

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam

3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo nhân dân cả nước đứng lên chống thực dân, đế quốc, giành độc lập cho dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cao trào cách mạng diễn ra trên khắp cả nước với khí thế sôi nổi.

9/3/1945, phát xít Nhật đảo chính hất cẳng Pháp. Ngay trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động một cao trào.

3/1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

4/1945, Trung ương triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam Giải phóng quân.

16/4/1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam.

Từ tháng 4/1945, cao trào kháng Nhật, cứu nước diễn ra mạnh mẽ.

Đầu tháng 5/1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước.

8/1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) khẳng định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới”[1] và quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân cả nước đồng loạt tiến hành Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay nhân dân.

2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Điểm khác biệt lớn nhất của lần xâm lược lần thứ ba của nhà nguyên so với lần thứ hai là:
Sau 55 ngày đêm chiến đấu, ngày 7/5/1954, quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ. Lá cờ quyết chiến quyết thắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng các đơn vị tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch. Nguồn: Ảnh tư liệu

Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa vừa mới ra đời đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thử thách. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn dân vừa chống thù trong, giặc ngoài, vừa xây dựng và củng cố vững chắc chính quyền nhân dân; lãnh đạo cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên vào ngày 6/1/1946, xây dựng Hiến pháp dân chủ đầu tiên (năm 1946); chăm lo xây dựng chế độ mới, đời sống mới của nhân dân, chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Kiên quyết trấn áp các thế lực phản cách mạng, thực hành sách lược khôn khéo, lúc thì tạm hòa hoãn với Tưởng để đánh thực dân Pháp xâm lược, lúc thì hòa với Pháp để đuổi Tưởng, triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, đưa cách mạng vượt qua những thử thách hiểm nghèo, tranh thủ thời gian để củng cố lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến không thể tránh khỏi.

Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính

23/9/1945, được sự giúp đỡ của quân đội Anh, thực dân Pháp tiến công Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Sau đó, quân Pháp tiếp tục đánh chiếm nhiều địa bàn quan trọng ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

12/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.

19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phải, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc.”[2]

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua 9 năm thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, ra sức xây dựng, củng cố thực lực, quân và dân ta không ngừng phát triển thế tiến công, càng đánh càng mạnh, giành những thắng lợi to lớn. Tiêu biểu như: Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông (1947), Chiến dịch Biên Giới (1950), Chiến dịch Hòa Bình (1951), Chiến dịch Đông Xuân (1951 - 1952), Chiến dịch Tây Bắc (1952), Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), làm nên thắng lợi “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Nửa cuối thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, dân tộc ta phải hai lần tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Kết quả của hai cuộc kháng chiến đó tuy khác nhau nhưng đều để lại những bài học lịch sử về phát huy truyền thống yêu nước, sức mạnh của lòng dân, sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân tộc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điểm khác biệt lớn nhất của lần xâm lược lần thứ ba của nhà nguyên so với lần thứ hai là:
Các chiến sĩ Sư đoàn 5, Quân khu 7 cùng lãnh đạo Phường 25, quận Bình Thạnh tặng nhu yếu phẩm cho người dân. Nguồn: Ảnh tư liệu

Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 hiện nay, bài học về lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết từ hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang được phát huy cao độ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành năng động, sáng tạo của Chính phủ, cả hệ thống chính trị vào cuộc, cùng sự chung sức đồng lòng muôn người như một của cả dân tộc và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, trận chiến “chống dịch như chống giặc” nhất định sẽ thắng lợi trong thời gian không xa.

Phòng Lý luận chính trị - Lịch sử Đảng

Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM

-------------

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.7, tr.424

[2] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.4, tr.534

Tin liên quan

QPTD -Thứ Ba, 23/06/2020, 08:31 (GMT+7)

Nhà Trần với kế “Dĩ dật đãi lao” trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ 3 (1288)

Dưới sự lãnh đạo của Trần Quốc Tuấn và Bộ Thống soái, cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ 3 (1288) của quân và dân nhà Trần giành thắng lợi vang dội, đập tan mưu đồ xâm lược Đại Việt của giặc. Chiến thắng là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo kế “dĩ dật đãi lao”- lấy gần chờ xa, lấy khỏe chờ mệt, lấy no chờ đói.

Khi quân Nguyên - Mông xâm phạm ải Phú Lương (Lạng Sơn), mở đầu cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ 3, vua Trần Nhân Tông hỏi Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn về thế giặc năm nay ra sao? Trần Quốc Tuấn điềm tĩnh trả lời: “Nay nếu nó lại sang thì quân ta đã quen việc đánh dẹp, mà quân họ lại ngại về đi xa; vả lại họ đã cạch sự thất bại của Hằng và Quán, không có lòng chiến đấu nữa. Cứ ý thần xem thì tất đánh tan được”1; đồng thời khẳng định: “Năm nay thế giặc dễ đánh”2. Đây không chỉ là câu trả lời nhằm làm an lòng Vua của một vị đại thần, mà còn là sự hiến kế, nhận định, đánh giá có cơ sở về tương quan lực lượng giữa ta và địch của một nhà chính trị - quân sự kiệt xuất.

Điểm khác biệt lớn nhất của lần xâm lược lần thứ ba của nhà nguyên so với lần thứ hai là:
Ảnh: vi.wikipedia.org

Luận về đánh quân giặc đi xa, trong Thiên Quân tranh - Binh pháp Tôn Tử viết: người giỏi dùng binh phải lấy sự mạnh khỏe để đối phó với cái mệt mỏi của đối phương; chuẩn bị đầy đủ binh lực, làm cho đối phương khó khăn, nhuệ khí chiến đấu giảm sút lúc đó mới ra tay, một đòn là hạ được giặc - đó chính là kế “dĩ dật đãi lao”. Là người “am hiểu binh pháp”, kết hợp nghiên cứu thấu đáo hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông trước đó, Trần Quốc Tuấn đã cùng với Bộ Thống soái nhà Trần vận dụng linh hoạt, sáng tạo kế “dĩ dật đãi lao”, chỉ huy quân và dân đập tan cuộc tiến công xâm lược Đại Việt lần thứ 3 của quân xâm lược Nguyên - Mông.

Trước hết, tích cực chuẩn bị kháng chiến, bố trí thế trận chống giặc hiểm, chắc. Với truyền thống yêu nước nồng nàn, vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục cùng kinh nghiệm phong phú có được từ hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông thắng lợi trước đó, quân và dân Đại Việt bước vào cuộc kháng chiến lần thứ 3 với thế chủ động và lòng tự tin cao độ. Khi được tin quân Nguyên - Mông lăm le xâm lược Đại Việt, nhà Trần đã gấp rút chuẩn bị mọi mặt kháng chiến. Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn được nhà vua tin cậy cử làm Quốc công tiết chế, đốc thúc, kiểm tra việc chuẩn bị kháng chiến của triều đình, chỉ đạo, chỉ huy vương hầu, chư tướng, cùng quân và dân cả nước đánh giặc. Tháng 7/1286 vua Trần lệnh cho các vương hầu, tôn thất tuyển chọn thêm binh lính, chấn chỉnh lực lượng, luyện tập quân sĩ; gấp rút chế tạo, tu sửa khí giới, chiến thuyền; giao cho các tướng trấn giữ, tiêu hao, tiêu diệt quân giặc ở một số hướng, khu vực hiểm yếu: Trần Quốc Toản và Nguyễn Khoái vùng Lạng Sơn, Trần Khánh Dư vùng biển Vân Đồn, Trần Nhật Duật vùng Bạch Hạc, v.v. Sau một thời gian chuẩn bị, tháng Mười âm lịch năm đó (19/10 - 16/11/1286) một cuộc luyện tập lớn đã được tiến hành, nhằm đánh giá khả năng chuẩn bị, sẵn sàng đánh giặc của quân và dân ta.

Cùng với việc chuẩn bị đầy đủ binh lực, lương thảo, việc bố trí thế trận chống giặc cũng được Trần Quốc Tuấn và Bộ Thống soái chú trọng. Do nắm chắc kế hoạch xâm lược của quân Nguyên - Mông cũng như thế và lực của quân ta, Trần Quốc Tuấn đã không bố trí đại bản doanh và quân chủ lực triều đình ở các khu vực gần biên giới hay trên đường đại quân của giặc có thể tiến về Thăng Long. Để tiện việc cơ động đánh giặc trên cả đường bộ và đường biển, Ông đã bố trí một lực lượng thủy binh quan trọng của quân chủ lực triều đình trong khu vực từ thiên Trường đến Tháp Sơn cùng quân bộ ở giữa Thăng Long và Vạn Kiếp. Để làm chậm bước tiến, sát thương, tiêu hao, tiêu diệt giặc, Ông còn bố trí quân triều đình phối hợp với quân các lộ, phủ và hương binh, dân binh tại các khu vực rừng núi, sông ngòi hiểm trở. Với việc chuẩn bị kháng chiến khẩn trương, nghiêm túc, bố trí thế trận hiểm, chắc, có thế công, thế thủ, thế lui, quân và dân nhà Trần đã có mặt tại các nơi hiểm yếu và dự kiến đón đánh giặc ở một số khu vực cả đường bộ và đường thủy.

Thứ hai, “tránh cái thế hăng hái lúc ban mai, đánh cái khí tàn lụi lúc chiều tà” của giặc. Tiến công xâm lược Đại Việt lần thứ 3, ngoài âm mưu biến nước ta thành quận, huyện, quân Nguyên - Mông còn muốn rửa nỗi nhục hai lần thất bại trước đó. Để chắc thắng, trước khi xâm lược, vua Nguyên - Mông là Hốt Tất Liệt đã căn dặn tướng, sĩ: không được cho Giao Chỉ là nước nhỏ mà coi thường; không nôn nóng, cay cú, v.v. Nhưng ỷ có quân đông, “tướng hùng” và muốn lập công, Thái tử Thoát Hoan lại “tốc chiến, tốc quyết” hòng bắt sống toàn bộ vua tôi nhà Trần. Hiểu giặc sâu sắc, đồng thời có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ về lực lượng, thế trận, phương tiện, lương thảo, đặc biệt là niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh tinh thần của dân tộc, Trần Quốc Tuấn đã cùng Bộ Thống soái thực hiện lấy khỏe chờ mệt đối phó với quân Nguyên - Mông. Để tránh cái thế hăng hái lúc ban mai của giặc, Ông chỉ huy các đội quân chủ lực rút lui an toàn, chỉ để lại một lực lượng nhỏ ngăn chặn, vừa làm giảm tốc độ tiến công, vừa làm cho chúng chủ quan, coi thường. Khi giặc tiến công Kinh thành Thăng Long, quân triều đình và nhân dân lại tạm thời lui xuống hạ lưu sông Hồng, thực hiện kế “thanh dã” - vườn không, nhà trống. Không bắt được Vua và Bộ Thống soái, cũng không giao chiến được với quân chủ lực nhà Trần, trong khi đó lực lượng lại bị tổn thất đáng kể trên đường tiến công, đã khiến quân giặc mệt mỏi, buộc phải dừng lại củng cố các vùng đã chiếm được. Quân và dân ta tại các nơi giặc chiếm đóng liên tục thực hiện các đợt tiến công nhỏ lẻ, bao vây, chặn giặc để Trần Quốc Tuấn và Bộ Thống soái có thời gian bố trí thế trận phản công tại các khu vực dự kiến lừa, dụ địch vào để đánh trận quyết định. “Điều cốt yếu để đánh được giặc không phải chỉ dùng sức mạnh để chống còn phải dùng thuật để lừa. Hoặc dùng cách lừa của ta mà lừa nó, hoặc nhân cách lừa của nó mà lừa nó, lừa bằng tình, lừa bằng lợi, lừa bằng vụng, lừa bằng khôn, cũng lừa bằng sự lẫn lộn, hư thực, lấy sự lừa của nó để làm cho nó bị lừa, nó lừa thì ta biết”3 để tạo ra bước ngoặt giành thắng lợi trong chiến tranh.

Không thực hiện được mục đích xâm lược, lại bị cô lập, rơi vào tình thế tuyệt vọng vì sợ “lương hết, quân mệt, không biết lấy gì chống đỡ lâu dài”, nên Thoát Hoan vội vàng quyết định rút quân về nước theo hai đường: thủy và bộ hòng phân tán đối phương, hy vọng bảo toàn lực lượng. Nắm bắt chính xác hướng rút quân của địch, Trần Quốc Tuấn đã bố trí đại quân chủ lực tại sông Bạch Đằng để tiêu diệt thủy binh của giặc, đồng thời sử dụng lực lượng khá mạnh cùng với dân binh mai phục trên các ngả đường lên biên giới. Với thế trận hiểm, chắc, khí thế chiến đấu mãnh liệt, chúng ta đã tiến công tiêu diệt toàn bộ đạo thủy quân rút lui trên sông Bạch Đằng và đạo quân rút lui theo đường bộ qua ải Nội Bàng. Việc cùng lúc đánh tan hai đạo quân của giặc trên đường rút chạy là đánh vào cái khí tàn lụi lúc chiều tà, sức chỉ dùng một nửa mà công được gấp đôi. Theo binh pháp Tôn Tử, khi “Quân giặc rút về nước thì không nên đánh chặn, bao vây quân giặc, nên chừa một chỗ hở. Quân giặc đến bước đường cùng thì không nên truy bức”4, song để loại bỏ hoàn toàn ý đồ xâm lược Đại Việt của quân Nguyên - Mông, Trần Quốc Tuấn đã vận dụng linh hoạt binh pháp Tôn Tử, đánh trận quyết định trên sông Bạch Đằng.

Thứ ba, triệt phá, chặn, cắt các đoàn vận tải, tiếp tế lương thảo của giặc. Lương thảo là yếu tố quan trọng bậc nhất bảo đảm sống còn cho đạo quân viễn chinh. Rút kinh nghiệm từ hai lần xâm lược Đại Việt trước, một trong những nguyên nhân thất bại chủ yếu là thiếu lương, lần này, để bảo đảm lương thảo cho khoảng 30 vạn quân, ngoài việc vận chuyển bằng đường bộ, Hốt Tất Liệt còn giao cho Trương Văn Hổ chỉ huy vận chuyển 17 vạn thạch lương bằng đường biển. Để hộ tống cho đoàn thuyền lương này, đồng thời mở một mũi tiến công bằng đường thủy, Hốt Tất Liệt lệnh cho Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp đem 500 thuyền chiến từ Khâm Châu tiến vào Đại Việt. Việc cắt đứt mọi nguồn cung cấp, tiếp tế lương thảo của giặc là điều cực kỳ quan trọng, nên quân, dân nhà Trần đã thực hiện kế “thanh dã” và triệt phá các đoàn lương thảo của chúng.

Cuối tháng 11/1287, quân Nguyên - Mông bắt đầu xâm lược Đại Việt, đội quân do Thoát Hoan chỉ huy sau khi đánh chiếm được Vạn Kiếp ra sức củng cố mọi mặt để tiếp tục đánh chiếm Kinh thành, song nạn thiếu lương thảo lại trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với chúng. Để bảo đảm sức chiến đấu, giặc đã phải cho quân đi cướp lương thảo trong dân, tuy nhiên chúng đã gặp cảnh vườn không, nhà trống và bị phục kích. Tháng 12/1287, đạo thủy binh do tướng Ô Mã Nhi chỉ huy, hộ tống đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ, xuất phát từ Khâm Châu tiến vào vùng biển Đông Bắc nước ta. Trần Khánh Dư chỉ huy một lực lượng thủy binh chặn đánh, nhưng không thành, nên phải lui quân bảo toàn lực lượng và chuẩn bị mưu, kế đánh trận tiếp theo. Sau khi phân tích, đánh giá tình hình và nhận định: Ô Mã Nhi sẽ chủ quan, khinh địch, cơ động nhanh về hội quân cùng Thoát Hoan ở Vạn Kiếp bỏ lại đoàn thuyền lương phía sau - đây là điểm yếu chí tử của chúng. Trước tình thế đó, Trần Khánh Dư thiết lập thế trận mai phục và chỉ huy đội thủy quân tiến công tiêu diệt toàn bộ đoàn thuyền lương của giặc. Quân ta “bắt được quân lương, khí giới của giặc nhiều không kể xiết, tù binh cũng nhiều”5. Quân giặc vừa thiếu lương ăn, vừa bị đau ốm, lại bị quân và dân nhà Trần tiến công khắp nơi, nên khi hay tin đoàn thuyền lương bị tiêu diệt thì toàn bộ tướng, sĩ tinh thần suy sụp, nhuệ khí chiến đấu giảm sút; trong khi đó, đại quân nhà Trần lực lượng vẫn bảo toàn, nung nấu ý chí, sẵn sàng phản công diệt giặc ngoại xâm. Như vậy, với chiến thắng trên vùng biển Vân Đồn - triệt phá đoàn thuyền lương của giặc, quân và dân nhà Trần đã khiến quân giặc vô cùng tuyệt vọng, hoang mang, lo sợ, đúng như vua Trần Nhân Tông nhận định: “Quân Nguyên cốt trông cậy vào lương thực và vũ khí, nay đã bị ta cướp được cả rồi, thế của nó không tràn ra được nữa… Vậy nên ta thả những tên bị bắt về báo tin với Thoát Hoan, ắt quân của nó tất ngả lòng, bấy giờ phá mới dễ”6.

Nghệ thuật quân sự “lấy gần chờ xa, lấy khỏe chờ mệt, lấy no chờ đói” trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ 3 của quân và dân nhà Trần là bài học vô cùng quý giá, cần được nghiên cứu, vận dụng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Đại tá, TS. NGUYỄN VĂN THANH, Trường Sĩ quan Lục quân 1
________________

1 - Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Thời đại, H. 2013, tr. 311.

2 - Sđd, tr. 312.

3 - Binh thư yếu lược, Nxb KHXH, H. 1977, tr. 183.

4 - Binh pháp Tôn tử, Nxb CAND, H. 1994, tr. 114.

5 - Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Thời đại, H. 2013, tr. 313.

6 - Tìm hiểu chiến lược, chiến thuật thời Trần - Lê, Nxb QĐND, H. 1963, tr. 46.