Định khoản trả lãi vay ngân hàng mới nhất năm 2022

TP. HCM, ngày 20/07/2022

Thư Xin Lỗi Vì Đang Bị Tấn Công DDoS

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT chân thành xin lỗi Quý khách vì website không vào được hoặc vào rất chậm trong hơn 1 ngày qua.

Khoảng 8 giờ sáng ngày 19/7/2022, trang www.ThuVienPhapLuat.vn có biểu hiện bị tấn công DDoS dẫn đến quá tải. Người dùng truy cập vào web không được, hoặc vào được thì rất chậm.

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã báo cáo và nhờ sự hỗ trợ của Trung Tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia (NCSC), nhờ đó đã phần nào hạn chế hậu quả của cuộc tấn công.

Đến chiều ngày 20/07 việc tấn công DDoS vẫn đang tiếp diễn, nhưng người dùng đã có thể sử dụng, dù hơi chậm, nhờ các giải pháp mà NCSC đưa ra.

DDoS là hình thức hacker gửi lượng lớn truy cập giả vào hệ thống, nhằm gây tắc nghẽn hệ thống, khiến người dùng không thể truy cập và sử dụng dịch vụ bình thường trên trang www.ThuVienPhapLuat.vn .

Tấn công DDoS không làm ảnh hưởng đến dữ liệu, không đánh mất thông tin người dùng. Nó chỉ làm tắc nghẽn đường dẫn, làm khách hàng khó hoặc không thể truy cập vào dịch vụ.

Ngay khi bị tấn công DDoS, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã họp xem thời gian qua mình có làm sai hay gây thù chuốc oán với cá nhân tổ chức nào không.

Và nhận thấy mình không gây thù với bạn nào, nên chưa hiểu được mục đích của lần DDoS này là gì.

Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:

  • sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống pháp luật
  • và kết nối cộng đồng dân luật Việt Nam,
  • nhằm giúp công chúng loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu,
  • và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng nhà nước pháp quyền.

Luật sư Nguyễn Thụy Hân, Phòng Cộng Đồng Ngành Luật cho rằng: “Mỗi ngày chúng tôi hỗ trợ pháp lý cho hàng ngàn trường hợp, phổ cập kiến thức pháp luật đến hàng triệu người, thiết nghĩ các hacker chân chính không ai lại đi phá làm gì”.

Dù thế nào, để xảy ra bất tiện này cũng là lỗi của chúng tôi, một lần nữa THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin gửi lời xin lỗi đến cộng đồng, khách hàng.


Chi phí lãi vay hạch toán vào đâu: Cách hạch toán chi phí lãi vay ngân hàng, vay cá nhân; Hạch toán chi phí lãi vay không hợp lý và hợp lý; Cạch toán thuế TNCN từ tiền lãi cho vay.



Lưu ý:
- Tuỳ vào
hình thứcthời điểm trả lãi vay (Trả lãi vay định kỳ, trả trước, trả sau…) mà cách hạch toán chi phí lãi vay sẽ khác nhau.
- Thời điểm Doanh nghiệp bạn đi vay nhưng mà sổ quỹ tiền mặt còn nhiều thì sẽ giải trình rất mệt đó nhé.
- Dù là Chi phí lãi vay HỢP LÝ hoặc KHÔNG hợp lý thì các bạn vẫn phải hạch toán chi phí lãi vay như bên dưới đây nhé.

=> Việc xác định khoản chi phí lãi vay đó có hợp lý, hợp lệ hay không; Điều kiện để khoản chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế TNDN, các bạn xem tại đây nhé:
Chi phí lãi vay hợp lý được trừ.

Dưới đây Kế toán Thiên Ưng xin hướng dẫn cách hạch toán chi phí lãi vay phải trả chi tiết từng trường hợp như sau:


-------------------------------------------------------------


I. Hạch toán chi phí lãi vay phải trả:

1. Hạch toán chi phí lãi vay trả theo định kỳ:
Nợ TK 635
Có TK 111, 112.

- Nếu có phát sinh các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động đi vay, ghi:
Nợ TK 635
Có TK 111, 112…

2. Hạch toán chi phí lãi vay
trả trước cho nhiều kỳ:
- Khi trả lãi, ghi:
Nợ TK 242: Chi phí trả trước (Theo Thông tư 200 và 133)
Có TK 111, 112

- Khi phân bổ dần lãi vay vào chi phí:
Nợ TK 635
Có TK 142, 242.

3. Hạch toán chi phí lãi vay trả
sau khi kết thúc hợp đồng hoặc khế ước vay:
- Định kỳ trích trước lãi vay vào chi phí, ghi:
Nợ TK 635
Có TK335
- Trả lãi vay khi kết thúc hợp đồng vay, ghi:
Nợ TK 335
Có TK 111, 112

4. Nếu DN bạn có thuê tài sản tài chính, thì lãi thuê tài sản tài chính phải trả:
- Nếu nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài sản tài chính, doanh nghiệp trả tiền ngay, ghi:
Nợ TK 635
Có TK 111, 112

- Nếu nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài sản tài chính, nhưng doanh nghiệp chưa có tiền trả, ghi:
Nợ TK 635
Có TK 315

5. Nếu DN trả lãi trả chậm của của tài sản mua theo phương thức trả chậm, trả góp:
- Lãi phải trả cho bên bán khi mua tài sản ghi:
Nợ TK 242
Có TK 111, 112
- Định kỳ phân bổ dần lãi trả chậm vào chi phí, ghi:
Nợ TK 635
Có TK 242


-------------------------------------------------------------------

II. Xử lý khoản chi phí lãi vay Không hợp lý:

- Như mình có nói ở bên trên khi chi trả lãi vay, các bạn vẫn hạch toán chi phí lãi vay đó bình thường (dù biết là không được trừ).

-> Cuối năm
khi lập tờ khai quyết toán thuế TNDN thì phải loại chi phí lãi vay không hợp lý đó ra, cụ thể: Nhập vào Chỉ tiêu B4 trên tờ khai quyết toán thuế 03/TNDN.

Ví dụ: Công ty kế toán Thiên Ưng đăng ký trên giấy phép ĐKKD: Vốn điều lệ là 1.800.000.000. Nhưng các cổ đông mới chỉ góp được 1.000.000.000. Như vậy là thiếu 800.000.000
- Công ty đi vay của Ngân hàng: 1.000.000.000 với lãi xuất 10%/ tháng.
=> Chi phí lãi vay phải trả hàng tháng: 1.000.000.000 X 10% = 100 tr/tháng

- Vì công ty chưa góp đủ vốn điều lệ, còn thiếu 800 tr nên phần chi phí lãi vay tương ứng với phần vốn góp còn thiếu này sẽ không được trừ, cụ thể như sau:
=> Chi phí lãi vay không được trừ (do còn thiếu 800tr): 800tr X 10% = 80.000.000
=> Chi phí lãi vay được trừ: 200 X 10% = 20.000.000

Cách hạch toán chi phí lãi vay:
Nợ TK 635: 100.000.000
Có TK 111, 112: 100.000.000.

=> Cuối năm khi lập tờ khai Quyết toán thuế 03/TNDN thì nhập số tiền:
80.000.000 vào chỉ tiêu B4 là xong.

Xem thêm: Cách hạch toán chi phí không được trừ.


----------------------------------------------------------------

III. Hạch toán thuế TNCN từ tiền lãi cho vay.

- Theo quy định nếu đi vay của cá nhân...(không phải tổ chức tín dụng) -> Khi trả lãi vay DN có trách nhiệm phải khấu trừ
5% thuế TNCN.

Chi tiết theo Công văn1360/CT-TTHT ngày 26/9/2011 của Cục thuế Nghệ An V/v hướng dẫn chính sách thuế TNDN.

"Căn cứ vào các qui định nêu trên:
- Trường hợp doanh nghiệp vay vốn của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế thì khoản chi phí trả lãi tiền vay doanh nghiệp được trừ khi tính thuế TNDN nếu doanh nghiệp có hợp đồng vay vốn, vốn vay thực tế dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, phiếu chi trả lãi tiền vay phải có ký nhận của bên cho vay. Doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
- Khi trả lãi tiền vay cho cá nhân, doanh nghiệp có trách nhiệm khấu trừ, kê khai, nộp thuế TNCN vào ngân sách nhà nước. Trường hợp doanh nghiệp nộp hộ cá nhân thuế TNCN thì đối với khoản chi hộ này doanh nghiệp không được hạch toán vào khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN."


Có 2 trường hợp như sau:

1) Nếu trên hợp đồng ghi là:
Bên vay sẽ chịu thuế TNCN (Tức là DN chịu khoản tiền thuế TNCN này thay cho cá nhân) thì hạch toán như sau:

- Khi trả tiền lãi vay cho cá nhân
Nợ 635: (Tổng số tiền lãi vay mà DN trả cho cá nhân cho vay)
Có 111, 112:

- Khi tính tiền thuế TNCN phải nộp:
Nợ 811: (Tiền thuế TNCN 5% mà DN chịu)
Có 3335:

- Khi nộp tiền thuế:
Nợ 3335:
Có 111, 112:

- Cuối năm phải loại chi phí thuế TNCN nộp thay này ra nhé (Đưa vào chỉ tiêu B4 trên tờ khai quyết toán thuế TNDN)

2) Nếu hợp đồng ghi:
Cá nhân sẽ chịu khoản thuế đó (Tức là DN sẽ nộp hộ cho cá nhân), thì hạch toán như sau:

- Khi trả tiền lãi vay cho cá nhân:
Nợ TK 635:
(Tổng số tiền lãi vay mà DN trả cho cá nhân cho vay)
Có TK 111,112:

- Tính tiền thuế TNCN phải nộp:
Nợ TK 138:
(Tiền thuế TNCN 5% mà cá nhân chịu)
Có Tk 3335:

- Khi nộp thuế:
Nợ 3335:
Có 111, 112:

- Khi thu lại tiền thuế 5% của cá nhân cho vay:
Nợ 111, 112:
Có 138:


Ví dụ: Trong tháng Công ty A có phát sinh khoản chi phí lãi vay phải trả cho cá nhân B là: 24.000.000, thì hạch toán chi phí lãi vay và thuế TNCN như sau:

a) Nếutrên hợp đồng ghi là:
Bên DN sẽ chịu thuế TNCN:

- Khi trả tiền lãi vay cho cá nhân:
Nợ 635:24.000.000
Có 1121:24.000.000

- Khi tính tiền thuế TNCN phải nộp:
Nợ 811: 24.000.000 x 5% = 1.200.000
Có 3335:1.200.000

- Khi nộp tiền thuế TNCN:
Nợ 3335:1.200.000
Có 1121:1.200.000

b) Nếutrên hợp đồng ghi là:
Bên Cá nhân sẽ chịu thuế TNCN:

- Khi trả tiền lãi vay cho cá nhân:
Nợ TK 635: 24.000.000
Có TK 111,112:24.000.000

- Khi tính tiền thuế TNCN phải nộp:
Nợ TK 138:
24.000.000 x 5% = 1.200.000
Có Tk 3335: 1.200.000

- Khi nộp thuế:
Nợ 3335:1.200.000
Có 1121:1.200.000

- Khi thu tiền thuế 5% của cá nhân cho vay:
Nợ 111, 112:1.200.000
Có 138:1.200.000



--------------------------------------------------------------------

chúc các bạn thành công!
Nếu bạn muốn học làm kế toán tổng hợp thực tế, muốn học cách kê khai thuế tháng/quý, hạch toán sổ sách, lương, BHXH, kết chuyển cân đổi, lên Báo cáo tài chính, quyết toán thuế cuối năm ... có thể tham gia: Khóa
học thực hành kế toán tổng hợp thực tế.

---------------------------------------------------------------------

Định khoản trả lãi vay ngân hàng mới nhất năm 2022