Độ nhạy của thiết bị đo là gì

Độ nhạy là một đại lượng chỉ ra khả năng của phương pháp phân tích, phương pháp phân tích có độ nhạy cao tức là nồng độ giới hạn dưới có thể phân tích được là nhỏ. Độ nhạy của phép đo AAS phụ thuộc vào các yếu tố như: hệ thống máy đo; Điều kiện và kỹ thuật nguyên tử hóa mẫu, phép đo F-AAS có độ nhạy kém phép đo ETA-AAS; Khả năng và tính chất hấp thụ bức xạ của mỗi vạch phổ, vạch phổ nào, nguyên tố nào có khả năng hấp thụ bức xạ càng mạnh thì phép đo càng nhạy, đối với một nguyên tố thì các vạch phổ khác nhau cũng có độ nhạy khác nhau. Chính vì vậy khi nói đến độ nhạy của một nguyên tố là phải gắn liền với điều kiện phân tích cụ thể.

Trong phép đo AAS độ nhạy tuyệt đối và độ nhạy tương đối được định nghĩa là:

- Độ nhạy tuyệt đối là lượng gam ( khối lượng ) nhỏ nhất của nguyên tố cần phân tích phải có trong môi trường hấp thụ để còn thu được cường độ của vạch phổ đã chọn gấp 3 lần tín hiệu nền ( hoặc chiếm 1% toàn băng hấp thụ ). Như vậy mỗi nguyên tố và mỗi vạch phổ sẽ có độ nhạy tuyệt đối khác nhau, khi phân tích các nguyên tố có nồng độ nhỏ phải chọn các vạch có độ nhạy cao để đo.

- Độ nhạy tương đối là nồng độ nhỏ nhất của nguyên tố cần phân tích có trong mẫu để còn phát hiện được tín hiệu hấp thụ của nó theo một vạch phổ đã chọn và tín hiệu này phải bằng 3 lần tín hiệu nền ( hoặc chiếm 1% toàn băng hấp thụ ). Loại độ nhạy này được dùng phổ biến hơn độ nhạy tuyệt đối, kể cả trong các phương pháp phân tích khác.

Việc hiểu rõ độ nhạy cũng có thể hỗ trợ bạn đưa ra quyết định về lắp đặt máy dò kim loạimới, khi so sánh các hệ thống phát hiện kim loại khác nhau. Sự khác biệt 0,2-0,5mm về độ nhạy hình cầu dường như không đáng kể. Tuy nhiên, khi bạn quy ra khả năng phát hiện tạp chất không phải hình cầu hoặc hình dạng không đều của từng hệ thống, sự khác biệt có thể là đáng kể.

Tìm hiểu các tiêu chuẩn độ nhạy – cho mục đích so sánh

Khi so sánh hiệu suất của máy dò kim loại khác nhau, bạn có thể kiểm tra độ nhạy đối với từng loại kim loại cụ thể.

Trong một số trường hợp, kẻ chiến thắng rõ ràng là máy dò kim loại có độ nhạy hình cầu tốt nhất đối với tất cả các loại kim loại, khi được đo ở trung tâm của cổng dò. Tuy nhiên, một số trường hợp khác có thể không rõ ràng lắm, khi một máy dò vượt trội hơn đối với kim loại này và nhưng lại kém hơn đối với kim loại khác.

Khi không có kẻ chiến thắng rõ ràng thì tốt hơn là sử dụng thước đo hiệu suất “độ nhạy trung bình”. Tải sổ tay hướng dẫn tìm hiểu độ nhạy để biết thêm chi tiết về phương pháp này.

Giảm thiểu rủi ro thu hồi sản phẩm do tạp chất kim loại

Điều quan trọng là máy dò kim loại đạt được độ nhạy cao nhất có thể. Tuy nhiên, quan trọng không kém là sự ổn định và độ tin cậy của hệ thống để tránh loại bỏ sai và lãng phí sản phẩm không cần thiết.

Hiệu ứng định hướng và hiệu ứng sản phẩm cần được hiểu và giải quyết khi có thể để đảm bảo tối đa hóa hiệu suất của chương trình phát hiện kim loại.

Nếu bạn muốn nâng cao hiểu biết về công nghệ phát hiện kim loại, hãy tải sổ tay hướng dẫn để Tìm hiểu các nguyên tắc độ nhạy cho máy dò kim loại công nghiệp ngay hôm nay.

Một trong những thông số kỹ thuật quan trọng mà chúng ta cần quan tâm khi chọn mua loa là độ nhạy. Vậy độ nhạy của loa là gì và nên chọn loa có độ nhạy là bao nhiêu? Cùng Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn tìm hiểu ngay trong những nội dung tiếp theo nhé!

Độ nhạy của thiết bị đo là gì

Độ nhạy của loa là gì?

1. Độ nhạy của loa là gì?

Độ nhạy là thông số dùng để mô tả độ lớn âm thanh phát ra từ loa, tính bằng đơn vị Decibel (dB). Trong cùng một môi trường tiêu chuẩn và nhận cùng mức điện áp đầu vào, loa nào có độ nhạy càng lớn thì loa đó sẽ có khả năng phát nhạc to hơn. Độ nhạy của mỗi sản phẩm loa sẽ khác nhau.

Độ nhạy của thiết bị đo là gì

Độ nhạy mô tả độ lớn của âm thanh mà loa có thể phát ra

Như vậy, độ nhạy là đại lượng mô tả tính chất về độ lớn chứ không phải chất lượng âm thanh. Bên cạnh đó, thông số này cũng sẽ ảnh hưởng khi bạn ghép nối loa với amply. Cách chọn amply phù hợp với độ nhạy của loa như sau:

● Loa có độ nhạy càng cao thì chọn amply có công suất nhỏ.

● Loa có độ nhạy càng thấp thì chọn amply có công suất lớn hơn.

\>>> Xem thêm: Giải quyết ngay sự cố loa bị ù khi bật amply

2. Cách xác định độ nhạy của loa là gì?

Có nhiều cách để chúng ta nhận biết được loa có độ nhạy lớn hay không. Nếu phần thông số kỹ thuật của sản phẩm không đề cập đến, bạn có thể tự kiểm tra bằng cách sau: Đặt loa trong môi trường tiêu chuẩn và có khả năng tiêu âm tốt, sau đó đặt micro cách loa một khoảng từ 1 đến 2 mét. Nếu bạn kiểm tra nhiều loa cùng lúc thì khoảng cách từ các micro đến các loa phải bằng nhau.

Độ nhạy của thiết bị đo là gì

Đơn vị đo độ nhạy là dB

Sau đó bạn cho phát âm thanh từ loa (nếu có nhiều loa, thì mức điện áp đầu vào giữa các loa phải bằng nhau). Sau đó, bạn có thể quan sát mức dB trên màn hình led tích hợp trên micro hoặc đồng đồ SPL, đó chính là độ nhạy của loa.

3. Cách lựa chọn độ nhạy của loa là gì?

Đa số các dòng loa trên thị trường hiện nay đều trang bị mức điện áp tiêu thụ đầu vào tiêu chuẩn là 2,83V và độ nhạy sẽ dao động từ 80dB đến hơn 90dB. Thông thường, độ nhạy khoảng 87dB là mức trung bình, trên 90dB là loa có độ nhạy tốt, còn nếu thông số này chỉ ở mức 80dB tức là loa có độ nhạy kém.

Độ nhạy của thiết bị đo là gì

Loa Paramax F-2000 có độ nhạy 92 dB

Dù khoảng cách giữa 80dB và 90dB không quá xa nhưng sự chênh lệch về độ nhạy của chúng trên thực tế là rất lớn. Loa 90dB có thể phát ra mức âm lượng cao gần gấp đôi so với loa chỉ có độ nhạy 80dB. Chính vì vậy, tùy vào nhu cầu thưởng thức âm nhạc mà chúng ta nên có sự lựa chọn loa với độ nhạy phù hợp nhé.

4. Có nên điều chỉnh độ nhạy loa không?

Các nhà sản xuất đều khuyến nghị rằng người dùng không nên điều chỉnh để tăng độ nhạy của loa lên mức cao nhất vì nó sẽ ảnh hưởng đến các thông số kỹ thuật khác của sản phẩm hoặc các thiết bị ghép nối, đặc biệt là amply, từ đó làm biến dạng chất lượng âm thanh ban đầu. Do đó, chúng ta nên lựa chọn loa có độ nhạy phù hợp khi chọn mua để hạn chế tình trạng phải thay đổi độ nhạy của thiết bị.

Độ nhạy của thiết bị đo là gì

Loa karaoke Yamaha KMS-710 BLACK //G có độ nhạy 90dB

5. Tổng kết

Như vậy, độ nhạy của loa là đại lượng mô tả độ lớn của âm thanh mà thiết bị có thể phát ra, thông số này có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng trải nghiệm giải trí của người nghe và quá trình chọn amply để ghép nối. Vì vậy, khi mua loa, chúng ta cũng cần quan tâm đến độ nhạy để lựa chọn được sản phẩm phù hợp cho dàn âm thanh trong gia đình.

Hy vọng những nội dung về độ nhạy của loa là gì mà Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn vừa gửi đến sẽ cung cấp cho bạn nhiều kiến thức và kinh nghiệm hữu ích khi chọn mua loa. Để khám phá thêm nhiều mẹo hay trong quá trình sử dụng các thiết bị điện tử, hãy truy cập ngay vào chuyên mục Kinh nghiệm mua sắm để đọc thêm nhiều bài viết thú vị khác nhé!