Đoàn cấp trên cơ sở là gì

- Công đoàn các Khu Công nghiệp quyết định thành lập hoặc giải thể và chỉ đạo Công đoàn cơ sở thuộc các đơn vị do địa phương thành lập, hoạt động trong các khu công nghiệp; phối hợp chỉ đạo Công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn ngành trung ương, Công đoàn Tổng Công ty của trung ương hoạt động trong các khu công nghiệp.

Tổ chức cơ sở đoàn gồm: Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở, là nền tảng của Đoàn, được thành lập theo địa bàn dân cư, theo ngành nghề, theo đơn vị học tập, công tác, lao động, nơi cư trú và đơn vị cơ sở trong lực lượng vũ trang nhân dân. Tổ chức cơ sở đoàn là nền tảng của Đoàn, là cầu nối giữa tổ chức đoàn với thanh niên, là nơi tổ chức thực hiện mọi chủ trương, nghị quyết của Đoàn, là môi trường giáo dục để đoàn viên, thanh niên rèn luyện cống hiến và trưởng thành. Tổ chức cơ sở đoàn giữ vai trò nòng cốt trong công tác đoàn kết tập hợp thanh niên, góp phần giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ vừa hồng vừa chuyên cho sự nghiệp cách mạng của Đảng.

Tổ chức cơ sở đoàn có thể trực thuộc đoàn cấp huyện, đoàn cấp tỉnh tùy thuộc vào tính đặc thù của từng đơn vị.

2. Đoàn cơ sở

Đoàn cơ sở là cấp trên trực tiếp của chi đoàn. Đơn vị có từ 02 chi đoàn trở lên và có ít nhất 30 đoàn viên thì thành lập đoàn cơ sở.

Đối với xã, phường, thị trấn có từ 2 chi đoàn trở lên nhưng không đủ 30 đoàn viên vẫn thành lập đoàn cơ sở.

Ở những đơn vị đặc thù, đoàn cơ sở có thể đề nghị thành lập đoàn bộ phận (đối với những đơn vị có cấp ủy tương ứng về cấp) và đề nghị đoàn cấp trên trực tiếp công nhận. Đoàn bộ phận có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nghị quyết của đoàn cơ sở. Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cẩu tổ chức, con dấu và nhiệm kỳ của đoàn bộ phận áp dụng như đoàn cơ sở.

Trường hợp đơn vị chủ quản cấp trên của doanh nghiệp không có tổ chức Đoàn thì chi đoàn, đoàn cơ sở sẽ trực thuộc hụyện đoàn, tỉnh đoàn.

Nếu đơn vị chủ quản cấp trên có tổ chức đoàn khối, đoàn ngành thì chi đoàn, đoàn cơ sở sẽ trực thuộc đoàn khối, đoàn ngành.

3. Chi đoàn cơ sở

Những chi đoàn có tính chất đặc thù về nhiệm vụ chính trị, về địa giới hành chính hoặc đối tượng, được sự thống nhất của cấp ủy đảng cùng cấp (nếu có) thì thành lập chi đoàn cơ sở và do ban thường vụ đoàn cấp huyện, cấp tỉnh hoặc tương đương quyết định. Chi đoàn cơ sở được sử dụng con dấu theo quy định và có nhiệm vụ, quyền hạn như đoàn cơ sở.

4. Chi đoàn

Chi đoàn là tổ chức tế bào của Đoàn, là hạt nhân nòng cốt đoàn kết, tập hợp thanh thiếu nhi. Đơn vị có ba đoàn viên trở lên được thành lập chi đoàn. Nếu chưa đủ ba đoàn viên thì đoàn cấp trên giới thiệu đêh sinh hoạt ở một tổ chức cơ sở đoàn thích hợp. Chi đoàn có thể thành lập các phân đoàn.

Trường hợp có từ 03 đoàn viên trở lên đang làm việc trong cùng doanh nghiệp ngoài nhà nước nơi chưa có tổ chức đoàn, song các đoàn viên này hiện đang cư trú trên cùng một địa bàn thì đoàn cơ sở nơi cư trú hoặc đoàn cấp huyện có thể ra quyết định thành lập chi đoàn. Những đoàn viên này có trách nhiệm làm nòng cốt để tiến tới thành lâp tổ chức cơ sở đoàn trong doanh nghiệp ngoài nhà nước nơi đang làm việc.

Chi đoàn sinh hoạt định kỳ một tháng một lần. Chi đoàn trên địa bàn dân cư ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, ở các đơn vị mà đoàn viên phân tán trên địa bàn rộng hoặc thường xuyên đi công tác khỏi địa bàn, cơ quan được đoàn cấp trên xác nhận thì 03 tháng sinh hoạt ít nhất 01 lần.

Chi đoàn được thành lập trong các đội hình thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, thanh niên xung kích, các đội hình lao động trẻ, các đơn vị, tổ, đội, nhóm công tác, hợp tác xã v.v... có thời gian từ 6 tháng trở lèn có thể trực thuộc đoàn cấp trên trực tiếp nơi lập ra chi đoàn đó hoặc trực thuộc đoàn cơ sở nơi các chi đoàn đó hoạt động.

Trong các khu tập thể, khu nhà trọ của công nhân, khu công nghiệp, khu chế xuất, các nhà máy, xí nghiệp v.v... chưa có tổ chức đoàn thị đoàn xã, phường, thị trấn nơi đó tiến hành thành lập các chi đoàn trực thuộc. Các chi đoàn này sẽ là hạt nhân để tiến tới thành lập tổ chức đoàn trong các doanh nghiệp.

Việc thành lập chi đoàn ở những nơi đào tạo theo tín chỉ do ban chấp hành đoàn trường căn cứ điều kiện cụ thể quyết định cho phù hợp trên cơ sở Hướng dẫn của Ban Bí thư Trung ương Đoàn.

Đối với những đơn vị có liên kết đào tạo, đoàn viên sinh hoạt và chịu sự quản lý của chi đoàn, đoàn trường nơi đoàn viên học tập.

Trong các đội hình thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, thanh niên xung kích, các đội hình lao động trẻ, các đơn vị, tổ, đội, nhóm công tác v.v... có thời gian từ 01 tháng đến dưới 06 tháng và có từ 03 đoàn viên trở lên chuyển đến sinh hoạt và lao động, công tác ở cùng một địa bàn thì đoàn cấp trên trực tiếp nơi lập ra các đội hình trên có thể ra quyết định thành lập chi đoàn sinh hoạt tạm thời, chỉ định bàn chấp hành lâm thời, bí thư của chi đoàn đó và bàn giao cho nơi nhận. Chi đoàn tạm thời có nhiệm vụ tổ chức hoạt động thực hiện nghị quyết của đoàn cấp trên nơi đang sinh hoạt, lao động, công tác, quận lý đoàn viên, thu nộp đoàn phí và giữ mối liên hệ với cấp bộ đoàn nơi thành lập. Đoàn viên trong chi đoàn tạm thời thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn như đoàn viên chuyền sinh hoạt tạm thời.

5. Phân đoàn

Phân đoàn là đơn vị thành lập trên cơ sở các đoàn viên sinh hoạt trong cùng một chi đoàn có điều kiện công tác, lao động và học tập tương đối đặc thù, hoặc có khoảng cách về địa lý, khó khăn trong việc tham gia sinh hoạt, hoạt động chung của chi đoàn mà không có điều kiện tách ra thành một chi đoàn độc lập.

Nhiệm vụ của phân đoàn: là đơn vị đoàn kết, tập hợp đoàn viên thanh niên, tổ chức cho đoàn viên tham gia sinh hoạt và các hoạt động của Đoàn theo nghị quyết của chi đoàn; đánh giá, xếp loại đoàn viên hàng năm và báo cáo kết qụả với ban chấp hành chi đoàn để tiến hành quy trình nhận xét, đánh giá đoàn viên của chi đoàn; được đề nghị ban chấp hành chi đoàn xem xét giới thiệu thanh niên để đoàn cơ sở xét kết nạp vào Đoàn; được thực hiện các nhiệm vụ do ban chấp hành chi đoàn trực tiếp ủy quyển.

Quy trình, thủ tục thành lập phân đoàn: căn cứ vào điều kiện học tập, lao động, công tác, ban chấp hành chi đoàn thảo luận, thống nhất thành lập phân đoàn và phân công đoàn viên làm phân đoàn trưởng.

Chế độ sinh hoạt, hoạt động của phân đoàn do ban chấp hành chi đoàn quy định nhưng phải đảm bảo các quy định của Điều lệ Đoàn.

6. Liên chi đoàn

Trong một địa bàn, lĩnh vực hoạt động có nhiều chi đoàn, có nhu cầu liên kết phối hợp thì có thể hình thành liên chi đoàn. Liên chi đoàn có thể trực thuộc trực tiếp đoàn cấp huyện, đoàn cơ sở hoặc đoàn bộ phận tùy vào thực tiễn hoạt động của từng đơn vị.

Nhiệm vụ, quyền hạn của liên chi đoàn: Hướng dẫn kiểm tra các chi đoàn trong việc thực hiện các nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác của ban chấp hành đoàn cấp trên. Xét và đề xuất với ban chấp hành đoàn cấp trên trực tiếp những đề nghị của chi đoàn về công tác tổ chức, khen thưởng, kỷ luật đoàn viên và cán bộ đoàn.

Nhiệm kỳ của liên chi đoàn là 5 năm 2 lần. Ban chấp hành liên chi đoàn có số lượng từ 03 đến 11 ủy viên và không nhiều hơn số lượng ủy viên ban chấp hành đoàn cấp trên trực tiếp. Trường hợp liên chi đoàn có từ 09 ủy viên ban chấp hành trở lên có thể bầu ban thường vụ gồm: bí thư, 01 phó bí thư và 01 ủy viên ban thường vụ.

Đại hội chi đoàn cơ sở; chi đoàn trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp; lực lượng vũ trang; Đoàn trường trung câp là 5 năm 2 lần (trừ chi đoàn trong các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung câp, cao đẳng, đại học, học viện).

7. Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đoàn

Thứ nhất, Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi. Nhiệm vụ này thể hiện sự gắn bó giữa người đoàn viên thanh niên với tổ chức đoàn. Tổ chức cơ sở đoàn tạo mọi điều kiện tối thiểu, từng bước đáp ứng nhu cầu chính đáng cho đoàn viên, thanh niên, giúp họ thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ đoàn viên, đảm bảo sự bình đẳng, công bằng trong học tập, lao động, công tác trước pháp luật và côhg luận. Đó là sự kết họp hài hoà giữa các lợi ích trong hoạt động, việc làm và đời sống sinh hoạt hàng ngày của đoàn viên, thanh niên. Tổ chức cơ sở đoàn có nhiệm vụ khuyến khích, bảo vệ và phát huy những mặt tốt của đoàn viên, thanh niên, giúp họ nhanh chóng trưởng thành về mọi mặt; đồng thời đấu tranh phòng chống và loại trừ những mặt tiêu cực, các tệ nạn xã hội góp phần bảo vệ nhân cách, sự phát triển về thể chất và tinh thần của đoàn viên, thanh niên. Kiên quyết đấu tranh chống những hành vi vi phạm đến lợi ích chính đáng của đoàn viên, thanh niên, mở rộng dân chủ, tạo khối đoàn kết thống nhất, làm cho mọi đoàn viên thực sự gắn bó với Đoàn và có trách nhiệm xây dựng tổ chức cơ sở đoàn vững mạnh, làm nòng cốt tích cực trong công tác đoàn kết tập hợp thanh niên.

Thứ hai, Tổ chức các hoạt động, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đoàn viên, thanh thiếu nhi nhằm góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương, đơn vị. Giáo dục thanh niên, đoàn kết thanh niên xung quanh Đảng thực hiện mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng, lôi cuốn đoàn viên, thanh niên vào các hoạt động, kích thích tính tích cực chính trị- xã hội trong mỗi đoàn viên. Tạo cơ hội cho họ cùng nhau phát huy tiềm năng trí tuệ, sức lực để hoàn thành nhiệm vụ chính trị.

Thứ ba, Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế, xã hội làm tốt công tác thanh niên, chăm lo xây dựng Đoàn, tích cực xây dựng cơ sở đoàn, hội, đội ở địa bàn dân cư, tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền. Công tác thanh niên không chỉ là nhiệm vụ của một tổ chức, một lực lượng xã hội, mà còn là sự phối hợp đổng bộ của toàn xã hội. Các cấp bộ đoàn nói chung, tổ chức cơ sở đoàn nói riêng có nhiệm vụ phối kết hợp với chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế xã hội dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng nhằm tạo sức mạnh tổng hợp trong công tác thanh niên. Tranh thủ mọi nguồn lực, phát huy nội lực từ phía cán bộ, đoàn viên, thanh niên nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đoàn và phát huy vai trò của các hội thanh niên trong công tác đoàn kết tập hợp thanh niên, tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền. Từ đó, tổ chức cơ sở đoàn sẽ tạo được cơ hội và môi trường tốt cho đoàn viên, thanh niên nâng cao trình độ về mọi mặt.

8. Quyền hạn của tố chức cơ sở đoàn

Thứ nhất, Kết nạp đoàn viên mới, quản lý đoàn viên, tiếp nhận, chuyển sinh hoạt đoàn; giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng bồi dưỡng, kết nạp; giới thiệu cán bộ, đoàn viên vào quy hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức kinh tế, xã hội.

Thứ hai, Tổ chức các hoạt động, các phong trào nhằm đoàn kết, tập họp thanh niên, đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng, hợp pháp của tuổi trẻ; phối hợp với các ngành, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội tạo môi trường, điều kiện thuận lợi trong công tác thanh niên.

Thứ ba, Tổ chức các hoạt động tạo thêm việc làm và thu nhập cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên, tạo nguồn kinh phí cho hoạt động của Đoàn; được sử dụng con dấu hợp pháp.

Đoàn cấp cơ sở là gì?

- Đoàn cơ sở là cấp trên trực tiếp của chi đoàn. Đơn vị có từ hai chi đoàn trở lên và có ít nhất 30 đoàn viên thì thành lập đoàn cơ sở quy định tại Điều 13 Điều lệ Đoàn.

Chi đoàn bộ phận là gì?

Chi đoàn là tổ chức tế bào của Đoàn, hạt nhân nòng cốt đoàn kết, tập hợp thanh thiếu nhi. Chi đoàn sinh hoạt định kỳ một tháng một lần; đối với các đơn vị đặc thù thực hiện theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn. 4. Đơn vị có ba đoàn viên trở lên được thành lập chi đoàn.

Cán bộ Đoàn cấp cơ sở làm nhiệm vụ gì?

Tổ chức cơ sở đoànnhiệm vụ khuyến khích, bảo vệ và phát huy những mặt tốt của đoàn viên, thanh niên, giúp họ nhanh chóng trưởng thành về mọi mặt; đồng thời đấu tranh phòng chống và loại trừ những mặt tiêu cực, các tệ nạn xã hội góp phần bảo vệ nhân cách, sự phát triển về thể chất và tinh thần của đoàn viên, thanh ...

8 tổ chức cơ sở của Đoàn là gì?

Tổ chức cơ sở Đoàn gồm: Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở, nền tảng của Đoàn, được thành lập theo địa bàn dân cư, theo ngành nghề, theo đơn vị học tập, công tác, lao động, nơi cư trú và đơn vị cơ sở trong lực lượng vũ trang nhân dân (Điều 17 Điều lệ Đoàn khóa XI).