Đoàn viên là học sinh phải đóng đoàn phí bao nhiêu

Mục lục bài viết

  • 1. Cơ sở pháp lý
  • 2. Đã trở thành Đảng viên có phải tiếp tục đóng Đoàn phí không?
  • 3. Một số quyền và nghĩa vụ của Đảng viên
  • 4.Mức đóng đoàn phí công đoàn năm 2021
  • 5.Mức đóng kinh phí công đoàn năm 2021
  • 6.Bổ sung đối tượng được miễn đóng đoàn phí Công đoàn

Chào Luật sư,

Cho tôi hỏi, tôi đang công tác tại cơ quan nhà nước, đã vào Đảng rồi thì có còn phải đóng Đoàn phí nữa không?

Tôi xin cảm ơn.

Người gửi: Nguyễn Văn T.

Luật sư trả lời:

Chào bạn,

Trước hết, chúng tôi xin cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi của mình đến Bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật Công ty Luật TNHH Minh Khuê. Về câu hỏi của bạn, chúng tôi đã nghiên cứu và sẽ trả lời như sau:

1. Cơ sở pháp lý

- Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

2. Đã trở thành Đảng viên có phải tiếp tục đóng Đoàn phí không?

Theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, vấn đề thắc mắc có phải nộp Đoàn phí không của bạn được quy định cụ thể như sau:

Điều 45:

Đảng viên còn trong độ tuổi Đoàn phải sinh hoạt và công tác trong tổ chức Đoàn.

Việc sinh hoạt và công tác trong tổ chức Đoàn ở đây có bao gồm việc đóng Đoàn phí. Từ đây có thể hiểu rằng, nếu bạn đang trong độ tuổi Đoàn, kể cả bạn đã được kết nạp Đảng, bạn vẫn sẽ phải đóng Đoàn phí như mọi Đoàn viên khác.

Về độ tuổi Đoàn, Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh không có quy định trực tiếp theo dạng "Độ tuổi Đoàn là từ ... đến ...", tuy nhiên, có thể suy ra độ tuổi này theo một vài quy định liên quan như sau:

Điều 1:

2. Thanh niên Việt Nam tuổi từ 16 đến 30, tích cực học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc, được tìm hiểu về Đoàn và tán thành Điều lệ Đoàn, tự nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Đoàn, có lý lịch rõ ràng đều được xét kết nạp vào Đoàn.

Điều 4:

1. Đoàn viên quá 30 tuổi, chi đoàn làm lễ trưởng thành Đoàn; nếu có nguyện vọng tiếp tục sinh hoạt Đoàn, chi đoàn xem xét, quyết định, nhưng không quá 35 tuổi.

2. Đoàn viên quá 30 tuổi nếu được bầu cử vào cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn hoặc làm công tác chuyên trách thì tiếp tục hoạt động trong tổ chức Đoàn.

Từ những quy định trên, có thể hiểu rằng độ tuổi Đoàn là từ 16 đến 30, ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, số tuổi Đoàn cuối cùng sẽ không chỉ dừng lại ở cột mốc 30 tuổi mà thậm chí còn hơn thế nếu bạn thật sự có nhiệt huyết và vẫn muốn cống hiến cho các hoạt động của Đoàn dù đã quá tuổi. Nếu đã quá tuổi mà vẫn hoạt động trong tổ chức Đoàn, bạn vẫn phải đóng Đoàn phí đúng như quy định.

=> Phải sinh hoạt và công tác trong tổ chức Đoàn ở đây có bao gồm việc đóng Đoàn phí. Như vậy, nếu bạn đang trong độ tuổi Đoàn, kể cả bạn đã được kết nạp Đảng, bạn vẫn sẽ phải đóng Đoàn phí như mọi Đoàn viên khác.

Về độ tuổi Đoàn, tại Khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khóa X, có quy định: Thanh niên Việt Nam tuổi từ 16 đến 30, tích cực học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc, được tìm hiểu về Đoàn và tán thành Điều lệ Đoàn, tự nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Đoàn, có lý lịch rõ ràng đều được xét kết nạp vào Đoàn.

Tại Điều 4 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khóa X, đối với Đoàn viên quá 30 tuổi, chi đoàn làm lễ trưởng thành Đoàn; nếu có nguyện vọng tiếp tục sinh hoạt Đoàn, chi đoàn xem xét, quyết định, nhưng không quá 35 tuổi.

=>Như vậy, từ những quy định trên thì có thể hiểu rằng độ tuổi Đoàn là từ 16 đến 30, ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, số tuổi Đoàn cuối cùng sẽ không chỉ dừng lại ở 30 tuổi mà thậm chí còn hơn thế nếu bạn thật sự có nhiệt huyết và vẫn muốn cống hiến cho các hoạt động của Đoàn dù đã quá tuổi. Nếu đã quá tuổi mà vẫn hoạt động trong tổ chức Đoàn, bạn vẫn phải đóng Đoàn phí đúng như quy định.

3. Một số quyền và nghĩa vụ của Đảng viên

Đảng viên có một số quyền và nghĩa vụ khá đặc thù vì đặc trưng của tổ chức Đảng như sau:

Theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng viên có quyền:

- Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.

- Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

- Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức Đảng và Đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu trả lời.

- Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.

Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.

Theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng viên có nhiệm vụ:

- Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.

- Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều Đảng viên không được làm.

- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.

4.Mức đóng đoàn phí công đoàn năm 2021

Chỉ đoàn viên mới phải đóng đoàn phí với mức đóng sau đây:

- Đối với đoàn viên ở các công đoàn cơ sở cơ quan nhà nước; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; đơn vị sự nghiệp hưởng lương theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước:

Mức đóng hàng tháng = 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương cấp bậc, chức vụ, lương theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề.

- Đối với đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần nhà nước giữ cổ phần chi phối)

Mức đóng hàng tháng = 1% tiền lương thực lĩnh (tiền lương đã khấu trừ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, thuế TNCN của đoàn viên)

Mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước (hiện tại tối đa là 149.000 đồng/tháng).

- Đối với Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần mà nhà nước không giữ cổ phần chi phối); Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hưởng tiền lương không theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định; Liên hiệp hợp tác xã; Các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; Văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam; Đoàn viên công đoàn công tác ở nước ngoài:

Mức đóng hàng tháng = 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.

Mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước (hiện tại tối đa là 149.000 đồng/tháng).

- Đối với Đoàn viên ở các nghiệp đoàn, công đoàn cơ sở doanh nghiệp khó xác định tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không thuộc đối tượng đóng BHXH: đóng đoàn phí theo mức ấn định nhưng mức đóng thấp nhất bằng 1 % mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.

- Đối với Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí.

Căn cứ pháp lý:Điều 23 Quyết định 1908/QĐ-TLĐnăm 2016.

5.Mức đóng kinh phí công đoàn năm 2021

Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sau đây đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động:

- Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

- Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.

- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.

- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.

- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.

- Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Lưu ý: Không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, tất cả đều phải đóng kinh phí công đoàn hàng tháng cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.

Căn cứ pháp lý:Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CPngày 21/11/2013.

6.Bổ sung đối tượng được miễn đóng đoàn phí Công đoàn

Ngày 11/8/2021, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã kýCông văn số 2475/TLĐvề bổ sungđối tượngmiễn đóng đoàn phí Công đoàn.

Theo đó, căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 09 Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam số 12/NQ-BCH, để tiếp tục chia sẻ khó khănvới đoàn viên bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thống nhất bổ sung đối tượng miễn đóng đoàn phí Công đoàn đối với đoàn viên Công đoàn tại các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp.

Thời gian thực hiện miễn đóng đoàn phí Công đoàn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 áp dụng từ ngày 01/5/2021đến hết ngày 31/12/2021.


Như vậy, sau khi bổ sung thêm đối tượng được miễn đóng đoàn phí công đoàn, các trường hợp không phải đóng đoàn phí công đoàn gồm:

- Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí (Khoản 6 Điều 23 Quyết định1908/QĐ-TLĐ);

- Đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí (Khoản 6 Điều 23 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ);

- Đoàn viên công đoàn có mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì không phải đóng đoàn phí công đoàn (trong thời gian hưởng mức lương này).


Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động - Công ty luật Minh Khuê

Trân trọng./.