Doanh nghiệp chế xuất bán hàng dùng hóa đơn gì năm 2024

Vướng mắc của Công ty, Cục Hải quan Đồng Nai có ý kiến trao đổi như sau: - Căn cứ khoản 2 Điều 3 Chương I Thông tư 153/2010/TT-BTC ngày 28/09/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 21/05/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, theo đó có các loại hóa đơn như sau: “2. Các loại hóa đơn: a) Hoá đơn giá trị gia tăng là hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trong nội địa dành cho các tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này) b) Hoá đơn bán hàng là hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trong nội địa dành cho các tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp (mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này). Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ sử dụng hóa đơn bán hàng, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan” (mẫu số 5.3. Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này). c) Hoá đơn xuất khẩu là hoá đơn dùng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hoá, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu, hình thức và nội dung theo thông lệ quốc tế và quy định của pháp luật về thương mại. d) Hoá đơn khác gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm… đ) Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.” Do đó, theo quy định dẫn trên, trường hợp công ty là DNCX bán hàng cho DNCX khác và bán hàng vào nội địa thì sử dụng loại hóa đơn bán hàng (mẫu số 5.3) như quy định tại Thông tư 153/2010/TT-BTC ngày 28/09/2010 của Bộ Tài chính. - Việc DNCX bán hàng hóa vào nội địa vẫn phải thực hiện thủ tục hải quan như quy định tại Điều 45 Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Đề nghị công ty liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất để được hướng dẫn cụ thể. - Đối với thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu của các tờ khai do DNCX nhập khẩu hàng hóa để thực hiện quyền kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ được hoàn tại cơ quan Thuế nội địa, do đó, công ty nên liên hệ với Cục Thuế địa phương để có thêm thông tin về việc hoàn thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu. Để tham khảo thêm Công ty có thể truy cập vào website của Cục Hải quan Đồng Nai theo địa chỉ: www.dncustoms.gov.vn/Văn bản các Bộ, ngành/…

Xem thêm

Dịch vụ gia công cho doanh nghiệp nội địa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với mức thuế suất 10% và phải được doanh nghiệp chế xuất hạch toán và kê khai nộp thuế GTGT riêng cho hoạt động gia công nói trên. Doanh nghiệp chế xuất phải lập hóa đơn tương ứng trong các trường hợp sau:

• Lập hóa đơn GTGT trong trường hợp Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

• Lập hóa đơn bán hàng “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan” trong trường hợp Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Căn cứ theo Công văn 5050/TCT-CS năm 2023 hướng dẫn về xuất hóa đơn đối với doanh nghiệp chế xuất như sau:

Về việc sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp chế xuất (DNCX)
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định về loại hóa đơn như sau:
“Điều 8. Loại hóa đơn
2. Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:
b) Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
Căn cứ quy định nêu trên, DNCX thực hiện hoạt động gia công cho doanh nghiệp nội địa theo đúng quy định pháp luật thì thực hiện hóa đơn theo quy định trên.
.....

Mặt khác theo quy định khoản 21 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP có giải thích như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
....
21. Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp thực hiện hoạt động chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế.
.....

Thông qua quy định trên, doanh nghiệp chế xuất gia công cho doanh nghiệp nội địa xuất hóa đơn bán hàng, trong đó ghi rõ Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan.

Doanh nghiệp chế xuất bán hàng dùng hóa đơn gì năm 2024

Doanh nghiệp chế xuất gia công cho doanh nghiệp nội địa xuất hóa đơn loại nào? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi đầu tư vào thời điểm nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất như sau:

Quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất
.....
3. Doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ thời điểm mục tiêu đầu tư thành lập doanh nghiệp chế xuất được ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền. Sau khi hoàn thành quá trình xây dựng, doanh nghiệp chế xuất phải được cơ quan hải quan có thẩm quyền xác nhận việc đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trước khi chính thức đi vào hoạt động. Trường hợp doanh nghiệp chế xuất không được xác nhận đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan thì không được hưởng chính sách thuế áp dụng đối với khu phi thuế quan. Việc kiểm tra, xác nhận, hoàn thiện điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan của doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
....

Như vậy, doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi đầu tư vào thời điểm mục tiêu đầu tư thành lập doanh nghiệp chế xuất được ghi tại các giấy tờ như sau:

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh.

- Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền.

Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp chế xuất không được xác nhận đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan thì không được hưởng chính sách thuế áp dụng đối với khu phi thuế quan.

Phân khu công nghiệp đối với doanh nghiệp chế xuất như thế nào?

Theo quy định khoản 2 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP có quy định như sau:

Quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất
.....
2. Trong khu công nghiệp có thể có các phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất. Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào, bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
.....

Như vậy, phân khu công nghiệp đối với doanh nghiệp chế xuất được thực hiện trong khu công nghiệp. Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào.

- Bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.