Doanh nghiệp hưởng lợi gì khi giá cổ phiếu tăng

Trên thị trường chứng khoán, phần lớn nhà đầu tư tham gia để tìm kiếm lợi nhuận, tức là số tiền thu về sau khi đầu tư cao hơn giá vốn bỏ ra. Mục tiêu thường thấy nhất là chênh lệch giá, hay nói cách khác là tìm cách mua cổ phiếu ở mức giá thấp và bán lại ở mức cao hơn. Giá cổ phiếu, vì thế, được nhiều nhà đầu tư đánh giá là tiêu chí quan trọng để ra quyết định mua bán một cổ phiếu.

Để tìm được điểm mua, dự đoán được xu hướng giá cổ phiếu, một câu hỏi mà mỗi nhà đầu tư phải nắm rõ là: Điều gì quyết định giá cổ phiếu tăng hay giảm?

Theo Công ty chứng khoán SSI, 5 yếu tố quan trọng nhất tác động đến giá cổ phiếu.

- Sự phát triển của nền kinh tế: Giá cổ phiếu bị chi phối lớn bởi nền kinh tế thế giới và đặc biệt của nền kinh tế quốc gia. Giá cổ phiếu có xu hướng tỉ lệ thuận với sự phát triển của nền kinh tế, tức là giá cổ phiếu tăng khi nền kinh tế phát triển và giá giảm khi kinh tế đi xuống.

- Tình hình chính trị: Tình hình chính trị cũng có tính quyết định đến giá của cổ phiếu bởi khi xuất hiện sự bất ổn về chính trị, nhà đầu tư không đủ tự tin để tiếp tục nên giá cổ phiếu thường có xu hướng giảm.

- Quy luật cung cầu của thị trường: Bất kỳ thị trường hàng hóa nào cũng bị chi phối bởi quy luật cung cầu. Thị trường chứng khoán cũng vậy. Thông thường khi một cổ phiếu được nhiều người mua, giá cổ phiếu đó sẽ có xu hướng tăng lên và ngược lại.

- Báo cáo tài chính của công ty: Nếu kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện rằng công ty đang phát triển tốt với doanh thu và tốc độ tăng trưởng cao, có khả năng tiếp tục tăng trong tương lai, giá cổ phiếu của công ty sẽ tăng lên nhanh chóng. Ngược lại, một công ty có tình hình kinh doanh đi xuống, giá cổ phiếu sẽ có xu hướng giảm.

- Tâm lý nhà đầu tư: Thị trường chứng khoán là thị trường nhạy cảm, chỉ một thông tin gây nhiễu xuất hiện cũng có thể làm thị trường dao động dữ dội. Khi này, nhà đầu tư cần có tâm lý vững vàng để lọc được những thông tin chính xác và đưa ra quyết định đầu tư khi đã có những tính toán kỹ lưỡng.

Trong khi đó, theo HSC, có ba yếu tố tới giá cổ phiếu, gồm mức cổ tức bằng tiền, giá trị hiện tại của doanh nghiệp và tăng trưởng lợi nhuận/dòng tiền của doanh nghiệp.

Trong đó, cổ tức bằng tiền nếu được duy trì với một tỷ lệ ổn định sẽ tác động tích cực đến giá cổ phiếu. Tuy nhiên, HSC cho rằng nếu tỷ lệ cổ tức quá cao sẽ là yếu tố phải quan tâm, bởi điều này cho thấy doanh nghiệp đang thiếu ý tưởng kinh doanh để mang lại tăng trưởng.

Giá trị hiện tại của doanh nghiệp được xác định bằng các phương thức định giá P/E, P/B, giúp đánh giá doanh nghiệp mục tiêu với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Còn tốc độ tăng trưởng lợi nhuận là yếu tố giúp cổ phiếu được định giá cao hơn.

Nhận biết về những yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định mua - bán, góp phần đánh giá chính xác giá trị thực của cổ phiếu. Ngoài ra, nhận biết và nghiên cứu đầy đủ về các yếu tố tác động đến cổ phiếu sẽ giúp nhà đầu tư tránh được cái nhìn phiến diện, cảm tính về các cổ phiếu.

Đồng thời, hiểu về các yếu tố ảnh hưởng cũng giúp nhà đầu tư khó bị ảnh hưởng tâm lý khi đối diện với các thông tin gây nhiễu trên thị trường.

{{news.Source}} - {{news.Date | date:'dd/MM/yyyy hh:mm:ss'}}

Có nhiều yếu tố có thể tác động đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, nhưng quan trọng nhất vẫn là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Về mặt lý thuyết cơ bản là vậy, tuy nhiên thị trường chứng khoán là một kênh đầu tư khó đoán định, bởi nguyên tắc cung-cầu, thuận mua vừa bán.

Thị trường chứng khoán vừa có những diễn biến tích cực nằm ngoài dự đoán của nhiều nhà đầu tư với mức tăng ở vị trị “quán quân” thế giới của Vn-Index. Có tới 25% mã cổ phiếu trên cả 2 sàn niêm yết mang lại mức lợi nhuận trên 20%.

Số mã tăng giá cao này tuy thấp hơn số mã tăng giá trong đợt hồi phục tháng 4 (36%), nhưng mức độ lan tỏa rất lớn, từ các cổ phiếu vốn hóa lớn cho tới vốn hóa vừa và nhỏ. Trong đó, các mã lớn luân phiên giữ nhịp cho thị trường như VNM, SAB, HPG, các cổ phiếu ngân hàng...

Vì sao giá cổ phiếu tăng?

Trong bối cảnh thị trường vẫn còn phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, đà tăng lan tỏa tại hầu hết các nhóm cổ phiếu được cho là đột biến. Vậy, điều gì đã làm nên kỳ tích này?


Doanh nghiệp hưởng lợi gì khi giá cổ phiếu tăng

Cổ phiếu có tăng giá được hay không phụ thuộc khá nhiều vào quy luật cung - cầu trên thị trường.

Thực tế, đối với nhóm bluechip, những thông tin vĩ mô và kết quả kinh doanh quý II đã không còn tác động nhiều đến giá cổ phiếu trên thị trường, thậm chí vẫn còn nhiều quan ngại liên quan đến lợi nhuận của nhóm ngân hàng do chưa phải trích lập dự phòng đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Đối với nhóm thực phẩm, bán lẻ là câu chuyện hưởng lợi từ dịch bệnh đã trở nên bão hòa, trong khi nhóm được kỳ vọng “ăn theo” đầu tư công chỉ là một vài doanh nghiệp chứ chưa có sự lan tỏa.

Tuy nhiên, xét về mặt kỹ thuật, phần lớn các mã bluechip đều có sự phục hồi từ vùng giá thấp hồi cuối tháng 7 - thời điểm phát hiện ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ngoài cộng đồng tại Đà Nẵng đã đẩy thị trường xuống mức thấp nhất trong 2 tháng. Mức giá hấp dẫn cộng với diễn biến khả quan của chứng khoán thế giới được coi là động lực tăng giá cổ phiếu trong thời gian qua.

Nhìn chung, có hàng nghìn lý do để lý giải cho sự tăng giá của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán: do thị trường chung tăng, "đội lái", câu chuyện riêng, kỳ vọng tăng trưởng dựa trên yếu tố cơ bản của doanh nghiệp....

Tuy nhiên, dưới con mắt của nhà đầu tư, những kỳ vọng về sự tăng trưởng, tiềm lực của doanh nghiệp luôn là yếu tố quan trọng nhất tác động đến mức tăng của giá cổ phiếu. Một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, nền tảng cơ bản tốt luôn ẩn chứa tiềm năng “bay xa” của cổ phiếu.

Nhiệm vụ của những nhà đầu tư là phải đánh giá và định lượng tốt các yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai, như việc xây nhà máy mới, tung ra sản phẩm mới, mở rộng thị trường mới… để có thể đón đầu cơ hội mua vào sớm những cổ phiếu này và chờ đợi khoản lợi nhuận khi giá cổ phiếu bật tăng.

Nhìn vào đây có thể thấy, lựa chọn một cổ phiếu của doanh nghiệp với những chỉ số tài chính an toàn, doanh nghiệp đầu ngành được xem như một “kim bài miễn tử” trên thị trường chứng khoán. Nhưng thực tế có như vậy?

Quy luật cung - cầu

Mỗi nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường chứng khoán đều mong muốn hưởng lợi từ sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán hơn là mua cổ phiếu để kỳ vọng nhận cổ tức. Vì nếu chỉ để nhận cổ tức, chắc khó có nhà đầu tư nào lại đi mua cổ phiếu của VNM với giá hơn 100.000 đồng/cp chỉ để nhận 4.000 - 5.000 đồng/cp cổ tức mỗi năm.

Vì vậy, lợi nhuận mà các nhà đầu tư có được là do người đến sau chấp nhận trả một mức giá cao hơn so với người trước mua vào. Theo đó, giá mua vào sẽ không quan trọng bằng giá mà người đến sau chấp nhận trả cho người bán, nhưng không phải lúc nào người đến sau cũng chấp nhận trả giá cao cho một mã cổ phiếu nào đó.

Thực tế, không chỉ có nhà đầu tư, bản thân doanh nghiệp cũng có mối quan tâm nhất định đến giá cổ phiếu của mình. Bởi lẽ, việc giá cổ phiếu biến động tích cực song hành cùng kết quả kinh doanh khả quan sẽ khiến doanh nghiệp nhận được sự ưu ái hơn từ các tổ chức tín dụng, giới truyền thông, các nhà phân tích..., từ đó tạo niềm tin với đối tác.

Tuy nhiên, giá cổ phiếu có cao được hay không lại do nhu cầu mua bán của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Hiện nay có hàng nghìn cổ phiếu đang được niêm yết, đăng ký giao dịch, nhưng chỉ có vài phần trăm là thu hút được dòng tiền.

Có thể kể đến như CTCP Đá Núi Nhỏ (mã: NNC) luôn được đánh giá là một doanh nghiệp cơ bản tốt với lịch sử chia cổ tức ấn tượng. Tuy nhiên, cổ phiếu NNC lại khá mờ nhạt trên thị trường chứng khoán với trung bình 10 phiên gần nhất chỉ đạt hơn 10.000 đơn vị - con số quá nhỏ so với 8,8 triệu cổ phiếu lưu hành tự do của Đá Núi Nhỏ (tổng số cổ phiếu niêm yết là 22 triệu, cổ đông lớn nắm giữ hơn 60%).

Không hấp dẫn được dòng tiền đồng nghĩa với việc thanh khoản thấp sẽ khiến giá của nhiều cổ phiếu không phản ánh đúng giá trị của doanh nghiệp. Trong khi đó, không ít trường hợp cổ phiếu tăng giá “ầm ầm” nhưng thực chất doanh nghiệp lại không có gì.

Từ những thực tế này có thể thấy, bên cạnh những yếu tố nội tại doanh nghiệp, giá cổ phiếu trên thị trường còn được quyết định tùy theo nguyên tắc cung – cầu, thuận mua vừa bán dựa trên “khẩu vị rủi ro” của các nhà đầu tư.

Doanh nghiệp hưởng lợi gì khi giá cổ phiếu tăng

Cổ phiếu là loại chứng khoán, được phát hành dưới dạng chứng chỉ, hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, khi tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Người nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát hành.

CÁC LOẠI CỔ PHIẾU

Thông thường hiện nay các công ty cổ phần thường phát hành hai dạng cổ phiếu:

Các cổ đông sở hữu cổ phiếu thường được:

  • Quyền tự do chuyển nhượng
  • Quyền biểu quyết đối với các quyết định của công ty tại Đại hội cổ đông
  • Được hưởng cổ tức theo kết quả kinh doanh và giá trị cổ phiếu đang nắm giữ

Các cổ đông năm giữ cổ phiếu ưu đãi có quyền hạn và trách nhiệm hạn chế như:

  • Không có quyền được bầu cử, ứng cử
  • Được nhận cổ tức đầu tiên. Khi công ty bị phá sản thì họ cũng là những người được công ty trả trước sau đó mới đến cổ đông thường

VÌ SAO NÊN ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU

Lợi nhuận cao trong dài hạn
Khi nắm giữ chứng khoán thực chất là quý khách đang sở hữu một phần doanh nghiệp. Mức lợi nhuận quý khách thu được khi gửi tiết kiệm là cố định và chỉ khoảng 6-7%/năm, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng trung bình của các Công ty trên thị trường chứng khoán là 20%/năm. Việc của quý khách là chọn ra những công ty có tiềm năng tăng trưởng cao để mua cổ phiếu của các công ty đó, khi công ty làm ăn có lãi sẽ trả cổ tức cho nhà đầu tư, hoặc khi giá cổ phiếu tăng lên, quý khách sẽ thu được lợi nhuận từ chênh lệch giá mua cổ phiếu và giá bán cổ phiếu.

Chứng khoán là tài sản thanh khoản cao nhất chỉ sau tiền mặt
Thanh khoản được định nghĩa là khả năng chuyển đổi thành tiền của một tài sản. Khi buôn bán mặt hàng nào đó, quý khách chỉ có thể tiêu thụ được hàng khi có nhiều người muốn mua hoặc bán những mặt hàng tương tự. Thị trường chứng khoán là nơi tập trung rất nhiều những người mua và bán các mặt hàng chứng khoán. Nhu cầu mua cổ phiếu hay bán của quý khách sẽ được đáp ứng trong thời gian ngắn bởi những người tham gia thị trường (khớp lệnh giao dịch ngay lập tức), chứng khoán của quý khách có thể chuyển thành tiền mặt nhanh chóng.

Chứng khoán là kênh đầu tư linh hoạt
Quý khách không cần tích lũy nhiều tiền mới có thể bắt đầu đầu tư cổ phiếu như khi đầu tư vào bất động sản, so với một căn nhà 1 tỷ đồng, quý khách chỉ cần vài triệu đồng là đã có thể mua bán cổ phiếu trên thị trường. Quý khách cũng không phải chờ vài tháng hay vài năm để khoản tiền của bạn sinh lời như gửi tiết kiệm, thời gian tối thiểu mà nhà đầu tư cần để nắm giữ một cổ phiếu là 2 ngày, khi cổ phiếu đã tăng giá như kỳ vọng, quý khách có thể bán bất cứ lúc nào.

THAM GIA ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU NHƯ THẾ NÀO?

Doanh nghiệp hưởng lợi gì khi giá cổ phiếu tăng
Bước 1: Để tham gia đầu tư cổ phiếu, quý khách cần phải mở tài khoản giao dịch tại Công ty chứng khoán. 

Mở tài khoản chứng khoán tại VNDIRECT chưa bao giờ dễ dàng đến thế. Quý khách chỉ cần 3 phút để đăng ký và có thể giao dịch ngay sau khi tạo tài khoản online thành công. Xem chi tiết tại đây

Doanh nghiệp hưởng lợi gì khi giá cổ phiếu tăng
Bước 2: Chuyển tiền vào tài khoản chứng khoán

Tại VNDIRECT, quý khách có thể dễ dàng nộp- rút – chuyển tiền nhanh chóng, thuận tiện với dịch vụ thanh toán kết nối Thu Chi tự động với 9 ngân hàng hàng đầu. Xem hướng dẫn chuyển tiền tại đây

Doanh nghiệp hưởng lợi gì khi giá cổ phiếu tăng
Bước 3: Giao dịch và đặt lệnh

THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH

KHỚP LỆNH ĐỊNH KỲ

Là phương thức khớp lệnh được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh MUA/BÁN tại một thời điểm nhất định

KHỚP LỆNH LIÊN TỤC

Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở khớp các lệnh MUA/BÁN ngay sau khi lệnh được nhập vào hệ thống

KHỚP LỆNH SAU GIỜ

Là phương thức khớp lệnh chỉ được áp dụng sau phiên đóng cửa trên sàn HNX

Lệnh ATO ATC LO MP MOK MAK MTL PLO
Thời gian 9h00 – 9h15 14h30 – 14h45 9h00 – 11h30

13h00 – 14h45

14h45 – 15h00 9h15 – 11h30

13h00 – 14h45

14h45 – 15h00
Sàn HOSE HOSE

HNX

HOSE

HNX

UPCOM HOSE HNX HNX
Khớp Cuối phiên ATO/ATC Khớp ngay khi có lệnh MUA/BÁN với mức giá tương ứng trên sàn Khớp ngay nếu có lệnh đối ứng chờ sẵn

Ngoài các lệnh cơ bản trên thị trường, VNDIRECT hỗ trợ nhà đầu tư các lệnh đặc biệt phù hợp theo các chiến lược đầu tư cổ phiếu khác nhau, xem chi tiết các Lệnh tại VNDIRECT tại đây

NGUYÊN TẮC KHỚP LỆNH

Ưu tiên theo thứ tự sau

1 2 3
Ưu tiên về lệnh

Phiên định kỳ: ATO, ATC

Phiên liên tục: MP, MTL, MOL

Ưu tiên về giá

Mua: giá cao
Bán: giá thấp

Ưu tiên về mặt thời gian cho lệnh được đặt trước

CÁC LOẠI LỆNH

LO (Lệnh giới hạn – HOSE, HNX, UPCOM) Lệnh MUA/BÁN được nhập vào hệ thống giao dịch và có hiệu lực cho đến khi kết thúc phiên giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ
ATO (Lệnh mở cửa – HOSE) Lệnh MUA/BÁN được nhập vào hệ thống giao dịch và có hiệu lực trong phiên khớp lệnh định kỳ mở cửa
MP (Lệnh thị trường – HOSE) Lệnh MUA/BÁN được nhập vào hệ thống giao dịch và khớp ngay tại thời điểm đặt lệnh trong phiên liên tục. Nếu lệnh không khớp hết, phần còn lại chuyển thành lệnh LO
MTL (Lệnh thị trường – HNX) Lệnh MUA/BÁN được nhập vào hệ thống giao dịch và khớp ngay tại thời điểm đặt lệnh trong phiên liên tục. Nếu lệnh không khớp hết, phần còn lại chuyển thành lệnh LO
MOK (Lệnh thị trường khớp toàn bộ – HNX) Lệnh MUA/BÁN được nhập vào hệ thống giao dịch, nếu không khớp được toàn bộ, lệnh sẽ bị hủy
MAK (Lệnh thị trường khớp một phần – HNX) Lệnh MUA/BÁN được nhập vào hệ thống giao dịch, lệnh có thể khớp toàn bộ hoặc một phần, phần còn lại sẽ bị hủy sau khi khớp lệnh
ATC (Lệnh đóng cửa – HOSE, HNX) Lệnh MUA/BÁN được nhập vào hệ thống giao dịch và có hiệu lực trong phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa
PLO (Lệnh sau giờ – HNX) Lệnh PLO chỉ được nhập vào hệ thống trong phiên giao dịch sau giờ, được khớp ngay khi nhập vào hệ thống nếu có lệnh đối ứng chờ sẵn. Giá thực hiện là giá đóng cửa của ngày giao dịch và không được phép sửa, hủy. Các lệnh PLO không được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh không được thực hiện sẽ tự động hủy.

CÁCH THỨC ĐẶT LỆNH

  • Đặt lệnh ngay trên Bảng giá DBOARD. Xem chi tiết hướng dẫn sử dụng bảng giá và đặt lệnh tại đây
  • Đặt lệnh thần tốc trên Ứng dụng PROTRADE DESKTOP APP. Xem chi tiết hướng dẫn sử dụng Ứng dụng tại đây
  • Đặt lệnh qua NHÂN VIÊN VNDIRECT:

a. Tổng đài

  • Bước 1: Gọi điện đến tổng đài 1900545409 bằng chính số điện thoại đã đăng ký trong hồ sơ Mở tài khoản với VNDIRECT
  • Bước 2: Cung cấp số tài khoản, mật khẩu giao dịch và lệnh đặt cho tổng đài viên
  • Bước 3: Tổng đài viên tiếp nhận và thực hiện lệnh theo yêu cầu

b. Sàn Giao dịch

Nhà đầu tư cổ phiếu trực tiếp đến sàn giao dịch của VNDIRECT tại các chi nhánh gần nhất và làm theo hướng dẫn của nhân viên Sàn giao dịch để đặt lệnh và xác nhận phiếu lệnh. Xem danh sách Trụ sở và các Chi nhánh VNDIRECT trên toàn quốc tại đây

c. Chuyên viên quản lý tài khoản

  • Bước 1: Liên hệ với chuyên viên Quản lý tài khoản đã đăng ký để yêu cầu đặt lệnh
  • Bước 2: Xác nhận lệnh đặt với Chuyên viên Quản lý tài khoản qua các kênh: Email/Điện thoại/Phiếu lệnh/Mobile app/Bảng giá

Lưu ý: Để đặt lệnh qua Chuyên viên Quản lý tài khoản, Nhà đầu tư cần:

– Đăng ký Dịch vụ Nhân viên chăm sóc và Chuyên viên Quản lý tài khoản qua tổng đài hoặc qua sàn giao dịch của VNDIRECT.
– Ủy quyền cho chuyên viên quản lý tài khoản được đặt lệnh trên tài khoản của Khách hàng.

Để được tư vấn thêm, quý khách hàng vui lòng liên hệ nhân viên chăm sóc tài khoản, Tổng đài 1900 545409 hoặc email: