Đối tượng nghiên cứu của triết học lớp 10

Đối tượng nghiên cứu của triết học là những mối liên hệ chung nhất của thế giới vật chất và cả bản chất, mối liên hệ giữa thế giới vật chất với nhũng sự vật hiện tượng do con người tưởng tượng ra như Thượng đế, thế giới thần thánh, thần linh…

– Triết học thời cổ đại được gọi là khoa học của mọi khoa học. Triết học tự nhiên là hình thức đầu tiên của triết học.

– Triết học thời Trung cổ được gọi là triết học Kinh viện với nhiệm vụ lý giải và chứng minh cho sự đúng đắn của các giáo điều Kinh Thánh.

– Triết học thời Phục hưng và Cận đại được gọi là siêu hình học với nghĩa là nền tảng thế giới quan của con người.

Đối tượng nghiên cứu của triết học Mác – Lê nin

Triết học Mác – Lênin ra đời vào những năm 30 thế kỉ XIX và được phát triển gắn chặt với những thành tựu khoa học và thực tiễn trong phong trào cách mạng công nhân. Sự ra đời của triết học Mác – Lênin là một cuộc cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng loài người, trong lịch sử triết học.

Đối tượng nghiên cứu của triết học Mác – Lênin là nghiên cứu những quy luật chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy. Vai trò của con người đối với thế giới trên cơ sở giải quyết khoa học vấn đề cơ bản của triết học.

Phân biệt đối tượng nghiên cứu của triết học với các môn khoa học cụ thể khác

Tiêu chí Đối tượng nghiên cứu của triết học Đối tượng nghiên cứu của các môn khoa học khác
Phạm vi Nghiên cứu rộng hơn, những lý luận chung trong cuộc sống con người

Ví dụ: Nghiên cứu sự lưu thông của tiền tệ, hàng hóa

Nghiên cứu những lịch vực cụ thể đối với từng ngành khoa học:

Ví dụ:

Sinh học: Nghiên cứu sự biến đổi gen

Hóa học: Nghiên cứu ra các chất khử khuẩn thân thiện với môi trường

Tính chất Mang tính lý luận, trừu tượng

Ví dụ: Nghiên cứu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Mang tính chính xác, khoa học, có thể biểu hiện thành bảng số liệu,…

Ví dụ: Nghiên cứu sự tác động của khí cacbonic đến môi trường sống

Bài 1. Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

1. Thế giới quan và phương pháp luận

Đối tượng nghiên cứu của triết học lớp 10

a. Vai trò thế giới quan, phương pháp luận của Triết học

- Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó.

- Đối tượng nghiên cứu: Là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất của tự nhiên, đời sống xã hội và lĩnh vực tư duy.

- Triết học có vai trò là thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.

b. Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm

- Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống.

- Có nhiều thế giới quan khác nhau; vấn đề cơ bản của các hệ thống thế giới quan – cũng chính là vấn đề cơ bản của triết học là tìm hiểu mối liên quan giữa vật chất và ý thức, giữa tư duy và tồn tại,…

- Nội dung vấn đề cơ bản của Triết học gồm hai mặt:

+ Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi: Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?

+ Mặt thứ hai trả lời câu hỏi: Con người có nhận thức được thế giới khách quan hay không?

- Cách trả lời mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học thể hiện thế giới quan được xem là duy vật hay duy tâm:

+ Thế giới quan duy vật: Vật chất có trước, quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập đối với ý thức của con người, không do ai sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt được.

+ Thế giới quan duy tâm: Ý thức có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên.

=> Thế giới quan duy vật có vai trò tích cực trong việc phát triển khoa học, nâng cao vai trò của con người đối với giới tự nhiên và sự tiến bộ xã hội.

c. Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình

- Phương pháp là cách thức đạt tới mục đích đặt ra.

- Phương pháp luận là học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới (bao gồm một hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp cụ thể).

- Phương pháp luận chung nhất, bao quát các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy – là phương pháp luận triết học.

- Có hai phương pháp luận cơ bản đối lập nhau:

+ Phương pháp luận biện chứng: Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng.

+ Phương pháp luận siêu hình: Xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác.

2. Chủ nghĩa duy vật biện chứng – sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau.

Thế giới vật chất là cái có trước, phép biện chứng phản ánh nó có sau; thế giới vật chất luôn vận động và phát triển theo những quy luật khách quan. Thế giới quan duy vật và phường pháp luận biện chứng gắn bó với nhau, không tách rời nhau. Sự thống nhất này đòi hỏi chúng ta trong từng vấn đề, trong từng trường hợp cụ thể:

- Về thế giới quan: Phải xem xét chúng với quan điểm duy vật biện chứng.

- Về phương pháp luận: Phải xem xét chúng với quan điểm biện chứng duy vật.

Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của Triết học Mác – Lênin là:

A. Những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới.

B. Những vấn đề quan trọng của thế giới đương đại.

C. Những vấn đề cần thiết của xã hội.

D. Những vấn đề khoa học xã hội

Câu 2: Định nghĩa nào dưới đây là đúng về Triết học?

A. Triết học là khoa học nghiên cứu về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới.

B. Triết học là khoa học nghiên cứu về vị trí của con người trong thế giới.

C. Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.

D. Triết học là hệ thống các quan điểm chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy.

Câu 3: Sự phát triển của loài người là đối tượng nghiên cứu của:

A. Môn Xã hội học.

B. Môn Lịch sử.

C. Môn Chính trị học.

D. Môn Sinh học.

Câu 4: Sự phát triển và sinh trưởng của các loài sinh vật trong thế giới tự nhiên là đối tượng nghiên cứu của bộ môn khoa học nào dưới đây?

A. Toán học.      B. Sinh học.

C. Hóa học.      D. Xã hội học.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây là đối tượng nghiên cứu của Hóa học?

A. Sự cấu tạo chất và sự biến đổi các chất.

B. Sự phân chia, phân giải của các chất hóa học.

C. Sự phân tách các chất hóa học.

D. Sự hóa hợp các chất hóa học.

Câu 6: Hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới là nội dung của:

A. Lí luận Mác – Lênin.

B. Triết học.

C. Chính trị học.

D. Xã hội học.

Câu 7: Nội dung dưới đây không thuộc kiến thức Triết học?

A. Thế giới tồn tại khách quan.

B. Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động.

C. Giới tự nhiên là cái sẵn có.

D. Kim loại có tính dẫn điện.

Câu 8: Khẳng định nào dưới đây là đúng?

A. Triết học là khoa học của các khoa học.

B. Triết học là một môn khoa học.

C. Triết học là khoa học tổng hợp.

D. Triết học là khoa học trừu tượng.

Câu 9: Triết học có vai trò nào dưới đây đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người?

A. Vai trò đánh giá và cải tạo thế giới đương đại.

B. Vai trò thế giới quan và phương pháp đánh giá.

C. Vai trò định hướng và phương pháp luận.

D. Vai trò thế giới quan và phương pháp luận chung.

Câu 10. Toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống gọi là

A. Quan niệm sống của con người.

B. Cách sống của con người.

C. Thế giới quan.

D. Lối sống của con người.

Đáp án

Câu12345
Đáp ánACBBA
Câu678910
Đáp ánBDBDC

Câu 11. Hãy chọn thứ tự phát triển các loại hình thế giới quan dưới đây cho đúng.

A. Tôn giáo → Triết học → huyền thoại.

B. Huyền thoại → tôn giáo → Triết học.

C. Triết học → tôn giáo →huyền thoại.

D. Huyền thoại → Triết học → tôn giáo.

Câu 12: Vấn đề cơ bản của Triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa

A. Tư duy và vật chất.

B. Tư duy và tồn tại.

C. Duy vật và duy tâm.

D. Sự vật và hiện tượng.

Câu 13: Giữa sự vật và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào là nội dung.

A. Mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học.

B. Mặt thứ hai vấn đề cơ bản của Triết học.

C. Khái niệm vấn đề cơ bản của Triết học.

D. Vấn đề cơ bản của Triết học.

Câu 14: Nội dung nào dưới đây là cơ sở để phân chia thế giới quan duy vật và duy tâm?

A. Cách trả lời mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học.

B. Cách trả lời thứ hai vấn đề cơ bản của Triết học.

C. Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.

D. Mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học.

Câu 15: Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Giới tự nhiên tồn tại khách quan, không ai sáng tạo ra là quan điểm của

A. Thế giới quan duy tâm.

B. Thế giới quan duy vật.

C. Thuyết bất khả tri.

D. Thuyết nhị nguyên luận.

Câu 16: Thế giới quan duy tâm có quan điểm thế nào dưới đây về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức?

A. Vật chất là cái có trước và quyết định ý thức.

B. Ý thức là cái có trước và sản sinh ra giới tự nhiên.

C. Vật chất và ý thức cùng xuất hiện.

D. Chỉ tồn tại ý thức.

Câu 17: Theo nghĩa chung nhất, phương pháp là

A. Cách thức đạt được chỉ tiêu.

B. Cách thức đạt được ước mơ.

C. Cách thức đạt được mục đích.

D. Cách thức làm việc tốt.

Câu 18: Phương pháp luận là

A. Học tuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới.

B. Học thuyết về các cách thức, quan điểm nghiên cứu khoa học.

C. Học thuyết về các phương pháp cải tạo thế giới.

D. Học thuyết về phương án nhận thức khoa học.

Câu 19: Nội dung nào dưới đây thuộc kiến thức triết học?

A. Hiện tượng oxi hóa của kim loại.

B. Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động.

C. Sự hình thành và phát triển của xã hội.

D. Hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành mưa.

Câu 20: Trong các câu tục ngữ dưới đây, câu nào có yếu tố biện chứng?

A. An cư lạc nghiệp.

B. Môi hở rang lạnh.

C. Đánh bùn sang ao.

D. Tre già măng mọc.

Đáp án

Câu1112131415
Đáp ánBBAAB
Câu1617181920
Đáp ánBCABD