Đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường thì việc thường xuyên giáo dục, tuyên truyền

2. Luyện tập Bài 12 GDCD 11

Học xong bài này các em cần nắm được các kiến thức sau:

  • Tình hình tài nguyên môi trường ở nước ta 
  • Mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường 
  • Phương hứơng, biện pháp nhằm bảo vệ tài nguyên và môi trường
  • Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 11 Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 101 SGK GDCD 11

Bài tập 2 trang 101 SGK GDCD 11

Bài tập 3 trang 101 SGK GDCD 11

Bài tập 4 trang 101 SGK GDCD 11

Bài tập 5 trang 101 SGK GDCD 11

3. Hỏi đáp Bài 12 GDCD 11

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

      Hiện nay, bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu cần sự phối hợp, chung tay của tất cả các quốc gia trên thế giới và cả loài người. Vấn đề ô nhiễm môi trường, lỗ thủng tầng ozôn, biến đổi khí hậu toàn cầu, hiệu ứng nhà kính, nước biển dâng … đang từng ngày, từng giờ tác động xấu đến cuộc sống, sinh hoạt của con người. Để phòng ngừa, ứng phó với những vấn đề trên, các quốc gia đã cùng nhau thảo luận, thống nhất đưa ra những quy định chung làm căn cứ để mỗi nước có nghĩa vụ chấp hành, tuân thủ. Căn cứ vào luật pháp quốc tế và điều kiện thực tế về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, phong tục tập quán riêng của mỗi nước… đã xây dựng, ban hành Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành để điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân, tổ chức. Nhưng để các văn bản pháp luật mới ban hành đi vào cuộc sống thì cần phải tuyên truyền, phổ biến, giáo dục để mọi người biết và thực hiện; khi hiểu rõ, hiểu đúng các quy định của pháp luật thì hành động mới đúng. Với mong muốn tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này, Luật Quang Huy sẽ phân tích đề tài số 2: “Phân tích việc triển khai trên thực tế biện pháp tuyên truyền giáo dục trong bảo vệ môi trường”

Danh mục tài liệu tham khảo:

  • Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Môi trường, NXB CAND, 2015.
  • Đại học Huế, Giáo trình luật môi trường, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2007
  • Luật Bảo vệ môi trường 2014
  • Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
  • Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 về Chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT

Khái quát chung về môi trường và bảo vệ môi trường và bảo vệ môi trường

      “Môi  trường  có  tầm  quan  trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, dân tộc và nhân loại” [1]. “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”[2]. Nếu môi trường sống bị hủy hoại thì loài người có nguy cơ bị hủy diệt.

      Cuộc sống của con người luôn gắn bó mật thiết với môi trường. Môi trường tạo không gian sinh sống cho con người. “Trong hoạt  động  sống  của  mình,  con người cần phải có một không gian sống với đặc trưng về phạm vi và chất lượng đảm bảo ở mức độ nhất định. Môi trường cung cấp cho các loài sinh vật nói chung, con người nói riêng những điều kiện về không gian, năng lượng, thức ăn,…nhằm duy trì sự sống và sự phát triển của các loài” [3]. Sự sống của con người và sinh vật thiên nhiên đòi hỏi không gian sống không chỉ về qui mô phù hợp mà phải đảm bảo về chất lượng. Không gian sống được xem là có chất lượng cao trước hết phải là không gian trong lành, sạch đẹp, sự ô nhiễm ở mức độ cho phép, không gian sống chất lượng còn phải đảm bảo sự hài hòa giữa các yếu tố, các bộ phận của môi trường: sự cân bằng sinh thái, hạn chế và loại bỏ những biến động cực đoan ảnh hưởng xấu đến sự sống. Sự gia tăng dân số quá nhanh đã làm cho không gian sống của mỗi người ngày càng bị thu hẹp. Bên cạnh  đó,  việc  đẩy  mạnh sản  xuất công nghiệp, nông nghiệp, quá trình đô thị hóa,…đang tiếp tục làm trầm trọng thêm tình trạng giảm sút về chất lượng không gian sinh tồn.

Bảo vệ môi trường

       Bảo vệ môi trường là sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và bảo vệ sự cân bằng sinh thái. Việc khai thác phải thực hiện có kế hoạch, có giới hạn nhất định nhằm đảm bảo tài nguyên không bị cạn kiệt, sự cân bằng sinh thái không bị phá hủy, các tài nguyên giữ được khả năng hồi phục để con người có thể khai thác lâu dài. Sử dụng hợp lý tài nguyên chính là việc sử dụng nó theo phương án tối ưu và đạt hiệu quả cao nhất cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Bảo vệ môi trường là phục hồi các nguồn tài nguyên đã bị cạn kiệt. Đối với những khu vực mà ở đó các nguồn tài nguyên đã bị khai thác cạn kiệt thì việc phục hồi chúng là hết sức cần thiết. Bảo vệ môi trường là phòng chống ô nhiễm và suy thoái môi trường. Việc phòng chống ô nhiễm môi trường đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, nhưng yếu tố mang tính quyết định là con người phải có những hiểu biết về môi trường, có ý thức bảo vệ môi trường và có biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế hoặc xử lý chất thải độc hại, các chất gây ô nhiễm trong quá trình sinh hoạt và sản xuất vật chất. Bảo vệ môi trường là bảo vệ tính đa dạng sinh học và gien di truyền của các loài sinh vật quý hiếm. Bảo vệ sự đa dạng sinh học cũng chính là bảo vệ các điều kiện  sống của  con  người. Bảo vệ  môi trường còn là nghiên cứu việc phòng chống và dự báo những biến cố về thiên nhiên, môi trường. Sự phát triển của khoa học – công nghệ ngày càng cho phép con người có thể dự báo được những sự cố môi trường; vì vậy, con người có thể thực hiện các biện pháp phòng chống để giảm nhẹ thiên tai do sự cố môi trường gây ra. Tóm lại, bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường; bảo đảm cân bằng sinh thái; ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường; khai thác, sử dụng hợp  lý  và  tiết  kiệm  tài  nguyên  thiên nhiên. Bảo vệ môi trường đã, đang và sẽ là vấn đề sống còn đối với mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư; là việc phải làm thường xuyên, liên tục và là trách nhiệm của mọi công dân.

      Chiến lược môi trường và các chương trình hành động bảo vệ môi trường của mỗi quốc gia, mỗi địa phương phụ thuộc nhiều vào phương pháp và hiệu quả công tác giáo dục môi trường. Trong điều kiện hiện nay, vấn đề giáo dục môi trường trở thành một trong những vấn đề cấp bách vì sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của loài người nhanh hơn mức độ tiến hóa của sinh quyển; vì vậy, sự tiến hóa của sinh quyển không thể đương đầu với sự mất cân bằng môi trường gây ra bởi sự tiến bộ kinh tế, văn hóa mà loài người tạo ra; vì các vấn đề môi trường thường là phức tạp và đòi hỏi phải tinh thông, am hiểu các nguyên lý khác nhau nên phải có sự tiếp cận liên môn của các khoa học để tìm ra giải pháp; ngoài ra, vấn đề giáo dục môi trường trở thành một trong những vấn đề cấp bách vì các vấn đề môi trường trước hết phải được xem xét trong phạm vi từng địa phương, từng quốc gia và trên phạm vi toàn cầu để tạo ra nhận thức, thái độ và hành vi của mỗi cá nhân trong việc trân trọng, giữ gìn và bảo vệ môi trường.

Thực trạng công tác tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường ở Việt Nam

Thực trạng

      Trong thời gian qua, hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường đã được các cấp, ngành, địa phương quan tâm và thu được một số thành quả khả quan góp phần nâng cao nhận thức của mọi người. Hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường đã đa dạng hơn; nguồn lực đầu tư cho hoạt động nêu trên được tăng cường; sự phối hợp giữa địa phương và trung ương trong đào tạo, tập huấn, nâng cao kỹ năng truyền thông cho cán bộ làm công tác trong lĩnh vực môi trường ngày càng chặt chẽ.

      Tuy nhiên, nguồn nhân lực làm công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường còn hạn chế : Thiếu cả về số lượng và còn hạn chế về kỹ năng truyền thông nên hiệu quả truyền thông còn hạn chế, kết quả chưa đạt được như mong muốn; triển khai các hoạt động tuyên truyền pháp luật bảo vệ môi trường chưa thường xuyên, mới tập trung vào các dịp có ngày về môi trường; chưa chú ý đến chiều sâu, hình thức tuyên truyền chưa phong phú; ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của người dân và doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường, nhiều doanh nghiệp vẫn cố tình né tránh đầu tư các công trình bảo vệ môi trường, vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường; nhận thức của cộng đồng về sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên chưa cao, chưa quan tâm nhiều tới biến đổi khí hậu; chưa tạo được thói quen sử dụng tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, năng lượng trong cộng đồng; hoạt động giám sát chấp hành luật pháp về môi trường hiệu quả chưa cao; hoạt động phối hợp tuyên truyền, vận động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường còn chưa thường xuyên, chưa có chiều sâu.

Nguyên nhân tồn tại, hạn chế

      Công tác tuyên truyền, giáo dục trong bảo vệ môi trường hiện nay còn tồn tại một số hạn chế sau:

      Truyền thông môi trường là một công việc khó và hiệu quả khó định lượng (nói chưa chắc đã nghe; nghe chưa chắc đã hiểu; hiểu chưa chắc đã làm; làm rồi nhưng chưa chắc đã duy trì); sự chuyển biến về nhận thức của mỗi người trong công tác bảo vệ môi trường cần có thời gian, quá trình dài, phải tuyên truyền, tác động nhiều lần, thay đổi nhận thức dần dần.

      Do nguồn nhân lực và tổ chức truyền thông vừa thiếu, vừa yếu.

      Do nguồn lực về tài chính còn hạn hẹp nên chưa khuyến khích truyền thông môi trường.

      Chưa đổi mới nội dung, phương thức truyền thông môi trường.

      Thiếu kiểm tra, tổng kết, khen thưởng.

Những thành tựu đạt được trong công tác tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường

       Trong gần 30 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, đường lối, nghị quyết và các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT như Khoản 1 Điều 6, Luật BVMT năm 2014 nêu rõ một trong những hoạt động được khuyến khích là “truyền thông, giáo dục và vận động mọi người tham gia BVMT, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học” hay “phổ biến, giáo dục pháp luật về BVMT phải được thực hiện thường xuyên và rộng rãi” (Điều 154). Khoản 1 và 2 Điều 155 của Luật quy định cụ thể công tác giáo dục về môi trường, đào tạo nguồn nhân lực: “Chương trình chính khóa của các cấp học phổ thông phải có nội dung giáo dục về môi trường”, “Nhà nước ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực BVMT; khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục về môi trường và đào tạo nguồn nhân lực BVMT”…

Đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường thì việc thường xuyên giáo dục, tuyên truyền
Phân tích việc triển khai trên thực tế biện pháp tuyên truyền giáo dục trong bảo vệ môi trường

       Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước xác định, giải pháp quan trọng để BVMT đó là “đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm BVMT”. Mới đây nhất, tại Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT được Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI thông qua, đã nhấn mạnh nhóm giải pháp chính để BVMT là: “Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với BĐKH, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và BVMT”.

       Trong thời gian qua, hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về BVMT đã được các cấp, ngành, địa phương quan tâm và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng về BVMT. Các sự kiện lớn về môi trường như Giờ Trái đất, Ngày Trái đất (22/4), Ngày Môi trường thế giới (5/6); Ngày quốc tế Đa dạng sinh học (22/5), Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn… được phát động ở cả Trung ương và địa phương. Hàng năm, Giải thưởng Môi trường Việt Nam được tổ chức nhằm khuyến khích các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước có nhiều thành tích trong sự nghiệp BVMT. Tại Lễ trao tặng Giải thưởng Môi trường Việt Nam năm 2015, 50 tổ chức, cá nhân và cộng đồng có thành tích xuất sắc trong công tác BVMT được lựa chọn và vinh dự đón nhận phần thưởng hay tại Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ IV, 70 điển hình tiên tiến về BVMT giai đoạn 2011 – 2015 đã được tôn vinh…

      Bên cạnh đó, nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng cũng được tổ chức thông qua các tư liệu, tranh ảnh, chiến dịch truyền thông đại chúng, phương tiện truyền thông (báo chí, phát thanh, truyền hình), các cuộc thi sáng tác, viết, vẽ, tìm hiểu pháp luật về môi trường, các cuộc vận động quần chúng tham gia BVMT… Năm 2015, các phong trào, hoạt động có ý nghĩa về BVMT đã được tổ chức, huy động đông đảo nhân dân tham gia như: Cuộc thi Sáng tác ảnh về môi trường; Ngày hội tái chế chất thải hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2015; Hội thi tuyên truyền về nước sạch, vệ sinh môi trường và thu gom, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở Bắc Giang…

       Để trang bị cho cộng đồng những kỹ năng hành động BVMT hiệu quả, nhiều chương trình giáo dục bao gồm cả chính khóa và ngoại khóa đã được triển khai tới các cấp học trong hệ thống giáo dục. Trong đó, những tài liệu, ấn phẩm, sách giáo khoa, sách tham khảo về BVMT đã được biên soạn và phát hành trong cả nước…

Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục trong bảo vệ môi trường

      Một là, Tăng cường sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, ngành, đoàn thể và tổ chức chính trị – xã hội trong việc tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường. Hàng năm, tiến hành sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chương trình phối hợp đã ký kết của Bộ TN&MT, Sở TN&MT với các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên…).

      Hai là, vận động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường. Qua các phương tiện thông tin đại chúng, hướng dẫn, tổ chức để nhân dân nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi theo hướng tích cực bảo vệ môi trường, phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường: Việc khai thác các nguồn lợi sinh vật phải theo đúng thời vụ, địa bàn, phương pháp, bằng công cụ, phương tiện đã được qui định, bảo đảm cân bằng sinh thái. Việc khai thác rừng phải đúng qui hoạch và các qui định của Luật bảo vệ và phát triển rừng, phải có kế hoạch trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Việc khai thác đất nông, lâm nghiệp, đất sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản phải tuân theo qui hoạch sử dụng đất, bảo đảm cân  bằng  sinh  thái.  Trong  sản xuất kinh doanh, các công trình xây dựng phải áp dụng các biện pháp hạn chế, phòng ngừa, phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phải có thiết bị kỹ thuật để xử lý chất thải, bảo đảm tiêu chuẩn môi trường,…Nhìn chung, con người phải biết ứng xử với môi trường bằng phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là chính, tích cực xử lý ô nhiễm, suy thoái môi trường, bảo tồn thế giới tự nhiên; tránh thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm, tránh những hành vi tiêu cực dẫn đến vi phạm những qui định về bảo vệ môi trường.

      Ba là, tiêu chí hóa và phối hợp lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trường với các phong trào, các cuộc vận động như cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư nhằm gắn công tác bảo vệ môi trường với phát triển bền vững; góp phần động viên, tôn vinh, nhân rộng  các  mô  hình,  các  gương  điển hình bảo vệ môi trường để nâng cao chất lượng, cảnh quan môi trường khu dân cư và giáo dục để người dân có ý thức, kiến thức sống thân thiện với môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đấu tranh khắc phục các tập tục, thói quen xâm hại đến môi trường, tài nguyên; đồng thời, phê phán mạnh mẽ các hành vi, thói quen, tập quán sinh hoạt lạc hậu gây tác hại đến môi trường.

      Bốn là, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động BVMT, tạo cơ sở pháp lý và cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia. Hình thành các loại hình tổ chức đánh giá, tư vấn, giám định, công nhận, chứng nhận về BVMT; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác. Chú trọng xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước, cam kết về BVMT và các mô hình tự quản về môi trường của cộng đồng dân cư, nhất là ở khu vực nông thôn. Phát triển các phong trào quần chúng, vận động nhân dân tích cực tham gia BVMT. Phát hiện và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong hoạt động BVMT; gắn nội dung BVMT với phong trào Toàn dân tham gia BVMT.

      Năm là, Các cơ quan truyền thông đại chúng phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và các tổ chức chính trị – xã hội xây dựng chuyên mục, chuyên đề, phóng sự về môi trường; đa dạng hóa hình thức và nội dung truyền thông môi trường; đưa tin chính xác, thường xuyên và kịp thời; phát hiện và kiên quyết đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật về BVMT.

      Có thể nói, giáo dục môi trường là việc làm không thể thiếu để giúp mọi người hiểu biết về môi trường. Vì thế, chỉ có việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục với sự tham gia tích cực của các cấp, ngành, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng là giải pháp quan trọng trong công tác BVMT, góp phần phát triển bền vững đất nước.

     Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Phân tích việc triển khai trên thực tế biện pháp tuyên truyền giáo dục trong bảo vệ môi trường. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.

     Trân trọng./.