Dòng điện là gì Nêu các tác dụng của dòng điện

Dòng điện là dòng chảy có hướng của các điện tích, qui ước chiều dòng điện là chiều chuyển động có hướng của các điện tích dương.
1/ Dòng điện là gì?

Theo thuyết electron các điện tích nguyên tố electron có thể dời khỏi nguyên tử để trở thành các electron tự do. Nguyên tử trung hòa mất electron sẽ trở thành ion dương, nguyên tử trung hòa nhận electron sẽ trở thành ion âm.


với 1g kim loại đồng (Cu=64) sẽ có (1/64).6,02.10$^{23 }$= 9.406.250.000.000.000.000.000 nguyên tử.
=> số electron tự do có thể có (1/64).6,02.10$^{23 }$(hạt)
Dòng điện là gì Nêu các tác dụng của dòng điện

Trong 1 nguyên tử đồng chứa 29 hạt proton và 29 hạt electron, theo cách sắp xếp các lớp eletron, sẽ có 1 electron ở lớp ngoài cùng liên kết yếu với hạt nhân và có thể tách khỏi nguyên tử tạo thành electron tự do (hạt mang điện tự do) có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác.
Khi đặt trong môi trường điện môi (cách điện) các electron tự do bên trong dây đồng chuyển động hỗn loạn theo mọi hướng khác nhau nên không có dòng diện, khi đặt trong điện trường công của lực điện sẽ dịch chuyển thành dòng có hướng các eletron tự do tạo ra dòng điện.
Dòng điện là gì Nêu các tác dụng của dòng điện

công của lực điện sẽ dịch chuyển các electron tự do tạo thành dòng điện tích chuyển động có hướng tạo thành dòng điện chạy trong dây dẫn đồng.
Không chỉ với đồng mà hầu hết các kim loại, dòng các điện tích chuyển động có hướng bên trong kim loại dưới tác dụng của điện trường là dòng các hạt electron tự do.

Kết luận: dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích

2/ Cường độ dòng điện:
Cường độ dòng điện là đại lượng vật lý đặc trưng cho độ mạnh, yếu của dòng điện, được xác định bằng lượng điện tích (điện lượng) dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong một đơn vị thời gian.[/left]

\[I=\dfrac{\Delta q}{\Delta t}\]​

Trong đó:​

  • I: cường độ dòng điện (A)
  • Δq: điện lượng (C)
  • Δt: thời gian (s)

3/ Dòng điện không đổi:
Dòng điện không đổi
có chiều và cường độ không đổi theo thời gian​

\[I=\dfrac{q}{t}\]​

Trong đó:​

  • I: cường độ dòng điện (A)
  • q: điện lượng (C)
  • t: thời gian (s)
  • Đối với kim loại: q=n.|e| (với n là số electron tự do; e=1,6.10$^{-19 }$C)

Lưu ý: dòng điện không đổi có chiều không đổi nên còn được gọi là dòng điện 1 chiều, điều ngược lại chưa chắc đúng vì dòng 1 chiều cường độ có thể thay đổi theo thời gian.
4/ Nguồn điện:
Nguồn điện
là các thiết bị có thể tạo ra dòng điện, tác dụng chính của nguồn điện tạo ra và duy trì sự trênh lệch điện thế (hiệu điện thế) giữa hai đầu mạch điện.

Dòng điện là gì Nêu các tác dụng của dòng điện

Khi đóng mạch (mạch kín), nguồn điện sẽ tạo ra một sự chênh lệch điện thế giữa hai điểm nối vào hai cực của nguồn điện.
Sự chênh lệch điện thế giữa hai cực của nguồn điện làm cho các điện tích dương sẽ "chảy" từ nơi có điện thế cao về nơi có điện thế thấp, các điện tích âm sẽ "chảy" từ nơi có điện thế thấp về nơi có điện thế cao tạo ra dòng điện. Nếu dây dẫn bằng kim loại thì chỉ có dòng "chảy" của các eletron tự do.

Tại sao nguồn điện lại bị hết điện (hết năng lượng)?

Dòng điện là gì Nêu các tác dụng của dòng điện

nguồn điện luôn có hai cực là cực âm (chứa các điện tích âm)và cực dương (chứa các điện tích dương)
Khi mắc nguồn điện vào trong mạch điện có dây dẫn bẳng kim loại, dòng electron tự do chuyển động dọc theo dây dẫn đi về phía cực dương của nguồn điện kết hợp với các điện tích dương ở cực dương của nguồn điện tạo thành nguyên tử trung hòa về điện.
Cùng thời điểm đó bên trong nguồn điện tồn tại một lực sinh công dịch chuyển các điện tích âm về cực âm, các điện tích dương về cực dương tạo nên sự chênh lệch điện thế giữa hai cực của nguồn điện, lực này không giống với bất kỳ lực nào đã biết nên được gọi là lực lạ.
Sau mỗi lần dịch chuyển điện tích âm từ cực dương về cực âm, nguồn điện mất dần năng lượng cho đến khi hết thì điện thế tại hai cực của nguồn điện cân bằng khi đó trong mạch cũng không còn dòng "chảy" của điện tích.
5/ Suất điện động của nguồn điện
Suất điện động của nguồn điện
là đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện (công của lực lạ), suất điện động của nguồn điện có độ lớn bằng độ chênh lệch điện thế (hiệu điện thế) giữa hai cực của nguồn điện.
Công thức tính suất điện động của nguồn điện

\[E=\dfrac{A}{q}\]​

Trong đó:​

  • E: suất điện động của nguồn điện (V)
  • A: công của nguồn điện (công của lực lạ) (J)
  • q: lượng điện tích dịch chuyển qua nguồn (C)

Xem thêm:
Tổng hợp lý thuyết, bài tập vật lý lớp 11 chương dòng điện không đổi


nguồn vật lý trực tuyến[/I][/CENTER][/I][/CENTER]

Con người đã tạo ra năng lượng điện và áp dụng trong cuộc sống cũng như trong công nghiệp hiện nay. Chắc rất nhiều người nghe về điện và dòng điện nhưng chưa hiểu rõ và chi tiết về nó. Cùng Vancongnghiepvn.net tìm hiều về kiến thức này dưới bài viết nhé. Nào bắt đầu thôi

Khái niệm dòng điện là gì?

Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện trong một môi trường vật chất nào đó. Các hạt mang điện có thể là các hạt Electron, inox hoặc các chất điện ly. Dòng điện có thể bất kỳ các hạt mang điện nào nhưng phổ biến nhất hiện nay vẫn là các hạt electron nhưng có thể bất kỳ điện tích nào trong chuyển động đều có thể tạo nên dòng điện.

Dòng điện được đo bằng đơn vị Ampe hoặc amp, nó là thông số của số lượng hạt Electron đi qua tiết diện dây dẫn trong một giây. Số lượng hạt electron nhiều hay ít đi qua trong một giây người ta còn gọi đó là cường độ của dòng điện, Ở phần sau chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm này

Tia sét

Tia sét trên bầu trời khi trời chuyển mưa: Tia sét là hiện tượng thường gặp nhất hàng ngày, đây là một dòng điện rất mạnh nó là các electron và ion mang điện trái dấu(điện tích âm và điện tích dương) hoặc giữa các đám mây điện tích và mặt đất mang điện tích trái dấu với nó

Trong viên pin thì dòng điện chính là dòng dịch chuyển của các electron trong dây dẫn khi chúng ta nối giữa điện cực âm và điện cực dương của viên pin

Là loại dòng điện chuyển động đơn hướng của các hạt mang điện, có nghĩa là dòng điện đi từ cực dương(+) của nguồn điện qua các thiết bị điện đến cực âm(-) của nguồn điện. Dòng điện một chiều có thể tăng hoặc giảm nhưng không bao giờ đổi chiều về hướng của các hạt mang điện. Dòng điện một chiều được ký hiệu là DC(tên viết tắt của từ Direct Current)

Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều dòng điện và cường độ dòng điện biến thiên(Biến đổi) theo thời gian. Các thay đổi này thường tuần hoàn theo chu kỳ nhất định. Trong kỹ thuật và các thiết bị sử dụng điện thì dòng điện xoay chiều được viết tắt là AC(tên tiếng anh  Alternating Current)

Hiện tượng tĩnh điện ở chó mèo

Đây là câu hỏi rất thú vị và được rất nhiều bạn đọc quan tâm. Như chúng ta đã biết dòng điện có thể xuất hiện trong tự nhiên như các tia sét, sự chà sát cũng có thể tạo ra dòng điện. Chính vì thế người phát minh hay tìm ra dòng điện cụ thể không được phát minh bởi bất kỳ ai.

Việc tìm ra dòng điện đã có lịch sử cả hàng nghìn năm về trước. Tài liệu cổ cũng có ghi lại rằng người Ai Cập cổ Đại những năm 2750 Trước Công Nguyên có phát hiện ra loại cá điện với tên gọi rất hay là Thiên Lôi Sông Nin để miêu tả về hiện tượng phóng điện gây nguy hiểm và có khả năng giết chết con người khi chạm vào nó

Trong tài liệu có ghi lại rằng người Hy Lạp cổ đại từ những năm 600 Trước Công Nguyên họ đã phát hiện ra hiện tượng chà sát các vật với nhau tạo ra lực hút. Nhưng họ chưa có khái niệm cụ thể về hiện tượng này, chỉ biết rằng có hiện tượng cọ sát hổ phách thì có thể hút được các mẩu giấy mỏng nhỏ, hay nó có thể hút được các loại lông động vật như chó mèo

Đến sau này người Ả Rập thế kỷ 15 có đề cập đến hiện tượng các tia sét trong các văn tự cổ của họ, đây là một phát hiện về dòng điện thực tế trong tự nhiên mà mắt thường con người chúng ta hay nhìn thấy

Nhà khoa học Alessandro volta

Vào những năm 1600 thì dòng điện trong tâm trí con người vẫn là sự mơ hồ và chưa có một khái niệm cụ thể về dòng điện. Mới chỉ có khái niệm điện được William Gilbert đưa ra dựa trên hiện tượng cọ sát của các vật dẫn đến hiện tượng tĩnh điện. Thuật ngữ được sử dụng ở thời điểm này theo tiếng Latinh là “electricus” có nghĩa là hổ Phách nhằm chỉ vật khi bị chà sát có khả năng hút các vật nhỏ

Thomas Browne vào năm 1646 đã giải thích rõ ràng các khái niệm của  William Gilbert và đưa ra khái niệm tiếng anh của khái niệm điện là ”electric” dựa trên tài liệu của William Gilbert

Đến thế kỷ 18, nhà khoa học, nhà phát minh Benjamin Franklin đã làm một thí nghiệm để tìm ra sự liên kết giữa hiện tượng sét tự nhiên liên quan đến điện bằng cách gắn một chìa khóa kim loại vào dây diều, đó là vào tháng 6 năm 1752

Alessandro volta sau này là người hoàn thiện và phát minh ra pin Volta. Đây là một loại pin được sử dụng các tấm kẽm và đồng xếp đan xen nhau, dựa vào các phản ứng hóa học để tạo ra điện năng. Hiện nay đơn vị đo hiệu điện thế được được ký hiệu là (V) chính là viết tắt tên của Volta

Thế kỷ thứ 19 là thời kỳ cực kỳ phát triển khoa học kỹ thuật về điện. Các nhà khoa học lớn xuất hiện với các thí nghiệm và phát minh mà đến ngày nay nó đã là cuộc cách mạng thay đổi nền công nghiệp và cuộc sống của nhân loại

Thomas Edison là người đã làm thay đổi nhân loại khi phát minh ra bóng điện sử dụng dòng điện để chiếu sáng mà đến nay chúng ta vẫn sử dụng trong cuộc sống hàng ngày

Nikola Tesla

là người đã với rất nhiều các phát minh và phát hiện về dòng điện. Ông được cả thế giới biết đến với khái niệm dòng điện xoay chiều được tạo ra bằng động cơ điện và các nghiên cứu về việc vận chuyển dòng điện tạo ra đi xa để cung cấp cho các hệ thống

George Westinghouse là kỹ sư người Mỹ và là một trong số những nhà khoa học đã làm nền móng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai. Ông là người tiên phong sử dụng dòng điện xoay chiều thay cho dòng điện một chiều và là đổi thủ của Thomas Edison.

Albert Einstein cũng là nhà khoa học lỗi lạc có nhiều đóng góp cho sự phát triển của dòng điện ngày nay, năm 1921 ông đã được trao giải Nobel Vật Lý cho các khám phá về quang điện và ngày nay chính là dạng năng lượng Pin mặt trời mà ngày nay đang được ứng dụng rộng rãi

Năm 1930 là thời kỳ phát triển của tín hiệu vô tuyến điện và cũng là thời kỳ phát triển của khái niệm về chất bán dẫn và các loại mạch điện

Hiện nay điện không thể thiếu được trong cuộc sống và trong lao động sản xuất. Nhờ việc tìm ra dòng điện, hiểu rõ về dòng điện mà hiện nay chúng ta có thể hiểu rõ về nó và cách tạo ra điện năng để phục vụ nhu cầu cuộc sống và công nghiệp. Cùng chúng tôi tìm hiểu về cách tạo ra điện ở phần dưới các bạn nhé

Dòng điện là một phát hiện quan trọng của con người và đến ngày nay nó không thể thiếu được trong cuộc sống thường ngày của chúng ta và trong công nghiệp sản xuất. Vậy hiện nay con người đã tạo ra điện bằng những cách cơ bản nào? Cùng chúng tôi điểm qua một vài cách mà chúng ta thường thấy nhất trong cuộc sống hiện nay như sau:

Nhà máy thủy điện

Đây là cách cơ bản nhất và thường thấy nhất hiện nay. Đa phần các quốc gia trên thế giới đều sử dụng cách này để tạo ra dòng điện đưa vào sử dụng. Họ chặn các con sông lớn tạo nên các đập thủy điện và nhờ sức nước chuyển động để biến động năng thành năng lượng điện truyền dẫn qua hệ thống dây điện cung cấp cho con người sử dụng. Ở Việt Nam chúng ta có các nhà máy thủy điện lớn như nhà máy thủy điện Hòa Bình, Thủy điện Sông Đà, Nhà máy thủy điện Sơn La…

Điện gió

Đây là cách tạo ra dòng điện xoay chiều đang được sử dụng và phổ biến dần hiện nay. Chúng ta dùng các tuabin gió cỡ lớn với các cánh quạt theo hướng gió tạo. Nó sẽ xoay cánh quạt và tạo ra nguồn năng lượng điện, cơ bản cũng là dạng biến đổi cơ năng thành điện năng

Việt Nam chúng ta có các nhà máy điện gió lớn như Điện Gió Bình Thuận, Điện Gió Cà Mau…

Điện mặt trời

Hay chúng ta thường quen gọi là nguồn năng lượng điện mặt trời. Nó là các tấm Pin năng lượng mặt trời hấp thụ nguồn ánh sáng mặt trời biến đổi ánh nắng mặt trời thành điện qua các tế bào quang điện(thường được chế tạo bằng Silicon), điện ở đây được tạo ra là điện một chiều DC

Máy phát điện được sử dụng để tạo ra nguồn điện như các loại máy phát điện bằng xăng, dầu sử dụng nguồn năng lượng xăng,dầu, khí đốt làm quay mô tơ để tạo ra nguồn điện sử dụng

Nhà máy điện hạt nhân

Nó được tạo ra từ các phản ứng hóa học hay chúng ta thường nghe là phản ứng phân hạch tạo ra điện để đưa vào sử dụng hiện nay

Còn một số cách tạo ra điện nữa nhưng phạm vi bài viết không cho phép và chúng tôi chỉ giới thiệu cơ bản cho người đọc hiểu và nhìn thấy thực tế hiện nay

Định luật cơ bản nhất mà chúng ta ai cũng biết khi học trên ghế nhà trường là Định luật Ohm(Tiếng việt chúng ta phiên âm là định luât Ôm)

Định luật Ohm là một định luật vật lý về sự phụ thuộc vào cường độ dòng điện của hiệu điện thế và điện trở. Nội dung của định luật cho rằng cường độ dòng điện đi qua 2 điểm của một vật dẫn điện luôn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đi qua 2 điểm đó, với vật dẫn điện có điện trở là một hằng số, ta có phương trình toán học mô tả mối quan hệ như sau:

Dòng điện là gì Nêu các tác dụng của dòng điện

Với I là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn (đơn vị: ampere). V (trong chương trình phổ thông, V còn được ký hiệu là U) là điện áp trên vật dẫn (đơn vị volt), R là điện trở (đơn vị: ohm). Trong định luật Ohm, điện trở R không phụ thuộc vào cường độ dòng điện và R luôn là 1 hằng số.

Dòng điện là thành phần quan trọng nhưng lại gây nguy hiểm đối với con người. Để tiện cho việc lắp đặt và thi công, đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị điện chúng ta thường sử dụng các cách để đo dòng điện như sau:

  • Đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng kim
  • Đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng điện tử
  • Đo dòng điện bằng phương pháp kẹp

Như đã nêu ở phần khái niệm về dòng điện chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm cực kỳ quan trọng là cường độ dòng điện

Cường độ dòng điện là một đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện, số lượng điện tử mang điện đi qua tiết diện của vật dẫn trong một đơn vị thời gian. Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn và ngược lại.

Cường độ dòng điện trong vật lý được ký hiệu là chữ I( Tên tiếng Pháp Intensité nghĩa là cường độ) đơn vị của nó được gọi là Ampe viết tắt là A. Ngoài ra người ta còn sử dụng đơn vị nhỏ hơn mà chúng ta hay biết đến là miliampe, ký hiệu là mA

Công thức tính cường độ dòng điện

Trong đó:

I: Là cường độ dòng điện

Q: Điện lượng được chuyển qua tiết diện của vật dẫn

t: Thời gian

Dòng điện là gì Nêu các tác dụng của dòng điện

  • I tb là cường độ dòng điện trung bình, đơn vị là A(Ampe)
  • ΔQ là điện lượng chuyển qua tiết diện được xét trong khoảng thời gian Δt
  • Δt là khoảng thời gian được xét, đơn vị là s (giây)

Khi khoảng thời gian được xét vô cùng nhỏ, ta có cường độ dòng điện tức thời, công thức của nó như sau

Công thức tính dòng điện tức thời

Dòng điện là gì Nêu các tác dụng của dòng điện

Hiệu điện thế là công thực hiện được để di chuyển một hạt điện tích trong trường tĩnh điện từ điểm này đến điểm kia. Hiệu điện thế có thể đại diện cho nguồn năng lượng (lực điện), hoặc sự mất đi, sử dụng, hoặc năng lượng lưu trữ.

Theo Wikipedia, điện áp hay còn gọi hiệu điện thế là sự chênh lệch về điện thế giữa 2 cực. Có ký hiệu là ∆V hay ∆U. Cũng thường được đơn giản hóa là U hoặc V.

Hiệu điện thế có thể được sinh ra bởi các trường tĩnh điện, dòng điện chạy qua từ trường, các trường từ thay đổi theo thời gian, hoặc sự kết hợp của 3 nguồn trên.

Trong ghế nhà trường chúng ta học vật lý cũng đã được học về công thức tính hiệu điện thế, chúng tôi nêu lại công thức của nó như sau:

U= I. R

Trong đó :

I chính là cường độ dòng điện (A).

R chính là điện trở của vật dẫn điện (Ω).

U chính là hiệu điện thế (V).

Như ở phần khái niệm về dòng điện thì đây là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện như Electron, ion trong các vật dẫn điện khác nhau, trong các môi trường khác nhau thì tính chất của dòng điện sẽ khác nhau. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về tính chất của dòng điện ở các môi trường như sau

Dòng điện trong môi trường kim loại

Bản chất của dòng điện trong môi trường kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do dưới sự ảnh hưởng của điện trường. Các hạt tải điện trong kim loại chính là các hạt electron tự do, trong khi đó mật độ của các electron tự do trong kim loại rất lớn nên có thể nói trong môi trường kim loại thì nó dẫn điện rất tốt

Ngoài ra dòng điện trong môi trường kim loại còn phụ thuộc vào nhiệt độ của kim loại. Theo lý thuyết Electron về tính dẫn điện của kim loại thì với một dầu dây kim loại nóng và một đầu lạnh thì chuyển động nhiệt của electron sẽ dồn eclectron từ đầu nóng sang phía đầu lạnh, đầu nóng khi đấy sẽ tích điện dương còn đầu lạnh mang điện tích âm

Khi nhiệt độ càng giảm thì điện trở trong kim loại càng giảm, trong một số vật liệu kim loại nếu nhiệt độ giảm xuống đến mức thấp hơn nhiệt độ giới hạn thì nó chuyển sang trạng thái siêu dẫn, điện trở gần như bằng 0

Dòng điện là gì Nêu các tác dụng của dòng điện
Dòng điện trong môi trường chân không

Cần hiểu khái niêm chân không tức là môi trường đã được lấy đi các phân tử khí. Các hạt phân tử được khí lấy đi chính là các hạt tải điện nên trong môi trường này không dẫn điện. Nếu muốn môi trường chân không dẫn điện bắt buộc chúng ta phải đưa các hạt dẫn điện vào môi trường này

Điều này có nghĩa chúng ta có khái niệm về dòng điện trong môi trường chân không chính là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện electron được đưa vào khoảng chân không đó

Dòng điện trong chất điện phân

Trong dung dịch, các hợp chất hóa học như axit, bazơ và muối bị phân li (một phần hoặc toàn bộ) thành các nguyên tử (hoặc nhóm nguyên tử) tích điện gọi là ion; ion có thể chuyển động tự do trong dung dịch và trở thành hạt tải điện.

– Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion trong điện trường.

– Chất điện phân không dẫn điện tốt bằng kim loại.

– Dòng điện trong chất điện phân không chỉ tải điện lượng mà còn tải cả vật chất đi theo. Tới điện cực chỉ có các electron có thể đi tiếp, còn lượng vật chất đọng lại ở điện cực, gây ra hiện tượng điện phân.

+ Ion dương chạy về phía catot nên gọi là cation.

+ Ion âm chạy về phía anot nên gọi là anion.

Sét trong môi trường khí

Bản chất của không khí ở điều kiện thông thường nó là chất cách điện bởi nó không mang các hạt mang điện. Chất khí dẫn điện khi có hiện tượng ion hóa các phân tử như ion âm, ion dương, electron

Như vậy ta có thể kết luận rằng: Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm, các êlectron ngược chiều điện trường. Các hạt tải điện này do chất khí bị ion hoá sinh ra.
Các hiện tượng như tia sét, bugi của hệ thống đánh lửa hay quá trình hàn điện chính là sự dẫn điện trong môi trường khí

Dòng điện trong chất bán dẫn

Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm chất bán dẫn: Chất bán dẫn là vật liệu trung gian giữa chất cách điện và chất dẫn điện. Chất bán dẫn hoạt động như chất cách điện ở nhiệt độ thấp và hoạt động như một chất dẫn điện ở nhiệt độ cao.
Ở nhiệt độ thấp, điện trở suất của chất bán dẫn siêu tinh khiết rất lớn. Khi nhiệt độ tăng, điện trở suất giảm nhanh, hệ số nhiệt điện trở có giá trị âm. Ngoài ra điện trở suất của chất bán dẫn giảm rất mạnh khi pha một ít tạp chất. Điện trở của bán dẫn giảm đáng kể khi bị chiếu sáng hoặc bị tác dụng của các tác nhân ion hóa khác.

Trong chất bán dẫn có hai loại là hạt tải điện là electron và lỗ trống. Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng các electron dẫn chuyển động ngược chiều điện trường và dòng các lỗ trống chuyển động cùng chiều điện trường.

Dòng điện như đã phân tích ở trên thì dòng điện hiện nay được ứng dụng thực tiễn vào cuộc sống và công nghiệp. Nó rất quan trọng và không thể thiếu được, cùng chúng tôi tìm hiểu về tác dụng của dòng điện  và ví dụ thực tế như sau

Tác dụng nhiệt của dòng điện

Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện, sự dịch chuyển này sẽ tạo nên nhiệt độ sinh ra làm các vật đều nóng dần lên. Chính vì thế dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện con người đã phát minh ra các thiết bị sử dụng nhiệt phố biến hiện nay như các loại bình nước nóng, bếp điện từ, lò sưởi, quạt sưởi…

>>>Có thể bạn quan tâm: Đồng hồ đo lưu lượng điện tử

Tác dụng chiếu sáng của dòng điện

Tác dụng chiếu sáng là môt ứng dụng của dòng điện đưa con người đến một nền văn minh mới. Đây là ứng dụng phố biến nhất trong thực tế hiện nay. Dòng điện có tác dụng làm sáng ngay lập tức

Các loại đèn chiếu sáng đầu tiên đó là bóng đèn sợi đốt đến nay con người đã phát minh ra các loại bóng đèn như huỳnh quang, đèn Led, hệ thống đèn tín hiệu…

Tác dụng hóa học của dòng điện như chúng tôi đã phân tích ở phần tính chất của dòng điện trong môi trường điện phân chính là tác dụng phổ biến nhất hiện nay

Ứng dụng thường thấy nhất trong công nghiệp hiện nay là các loại thiết bị sử dụng sơn tĩnh điện, quá trình mạ điện phân, các ngành luyện kim nhôm, luyện kim đồng…

Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực (gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói rằng dòng điện có tác dụng từ.

Tác dụng sinh lý của dòng điện

Về nguyên tắc thì dòng điện có thể di chuyển qua cơ thể con người và động vật. Tuy nhiên việc chạm trực tiếp vào dòng điện có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người và động vật.

Ứng dụng của dòng điện trong sinh lý thường sử dụng hiện nay là các loại súng bắn điện của cảnh sát, ứng dụng trong lĩnh vực y học như điện tim, châm cứu điện(điện châm)…

Sự nguy hiểm của dòng điện

Dòng điện mang lại lợi ích to lớn cho con người trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày cũng như trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Dòng điện mang lại nhiều lợi ích to lớn và giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, làm thay đổi xã hội và nền văn minh của nhân loại. Nhưng song song với đó cũng là nhiều mối nguy hiểm mà dòng điện gây ra cho con người chúng ta hiện nay

Phổ biến nhất hiện nay chính là hiện tượng điện giật, khi đó dòng điện chạy qua cơ thể con người và sẽ gây ra các tác động nghiêm trọng cho sức khỏe và tính mạng của chúng ta

Theo nghiên cứu khoa học mức độ dòng điện đi qua cơ thể người có thể được chia ra các thang đo như sau:

  • 1 mA gây đau nhói. Đây là dạng kích thích nhẹ
  • 5 mA gây giật nhẹ.
  • 50 đến 150 mA có thể giết chết người, bằng các tác động như rhabdomyolysis (phân hủy cơ), hay làm suy thận cấp (do chất độc của cơ bị phân hủy đi vào máu).
  • 1 đến 4 A gây loạn nhịp tim, và lưu thông máu bị gián đoạn.
  • 10A : gây ngừng tim. Đây chính là mức cao nhất mà cơ thể người có thể chịu đựng được và là nguyên nhân tử vong nhiều nhất hiện nay. Chính vì thế hệ thống điện gia đình(cầu chì, atomat) trong gia đình thường tự ngắt ở cường độ dòng này
  • Dòng điện chạy qua tim và não là nguy hiểm nhất.(có thể gây mất mạng)

Ngoài ra còn có các hiện tượng như bỏng điện rất hay gặp khi chúng ta đến gần các đường dây điện cao thế có thể gây hiện tượng phóng điện làm bỏng và chết người

Chính vì thế cần lưu ý sử dụng điện một cách an toàn và hiệu quả, nâng cao hệ thống tự động bảo vệ con người nhằm giảm thiểu đi thiệt hại về người và tài sản mà dòng điện gây ra.

Nguồn bài viết: Wikipedia, Internet, kinh nghiệm của bản thân. Vui lòng không sao chép hoặc ghi rõ nguồn bài viết