Trong các nội dung sau có bao nhiêu nội dung đúng với quá trình thoát hơi nước

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 3: Thoát hơi nước ở thực vật được VnDoc sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết và tải về tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Bài: Thoát hơi nước ở thực vật

  • A/ Lý thuyết Sinh học 11 bài 3
    • I/ Vai trò của quá trình thoát hơi nước
    • II/ Thoát hơi nước qua lá
    • III/ Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước
    • IV/ Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng
  • B/ Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 3

A/ Lý thuyết Sinh học 11 bài 3

I/ Vai trò của quá trình thoát hơi nước

- Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ, có vai trò giúp vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá và đến các bộ phận khác ở trên mặt đất của cây.

- Thoát hơi nước có tác dụng hạ nhiệt độ của lá.

- Thoát hơi nước giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá cần cho quang hợp.

II/ Thoát hơi nước qua lá

1/ Lá là cơ quan thoát hơi nước

- Cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước. Các tế bào biểu bì của lá tiết ra lớp phủ bề mặt gọi là lớp cutin, lớp cutin phủ toàn bộ bề mặt của lá trừ khí khổng.

2/ Hai con đường thoát hơi nước: qua khí khổng và qua cutin

- Thoát hơi nước qua khí khổng: là chủ yếu, do đó sự điều tiết độ mở của khí khổng là quan trọng nhất. Độ mở của khí khổng phụ thuộc vào hàm lượng nước trong các tế bào khí khổng gọi là tế bào hạt đậu.

+ Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo làm cho khí khổng mở.

+ Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng làm khí khổng đóng lại. Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn.

- Thoát hơi nước qua cutin trên biểu bì lá: lớp cutin càng dày thoát hơi nước càng giảm và ngược lại.

III/ Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước

- Nước, ánh sáng, nhiệt độ, gió và các ion khoáng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước.

+ Nước: điều kiện cung cấp nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng nhiều đến sự thoát hơi nước thông qua việc điều tiết độ mở của khí khổng.

+ Ánh sáng: khí khổng mở khi cây được chiếu sáng. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối. Ban đêm khí khổng vẫn hé mở.

+ Nhiệt độ, gió, một số ion khoáng… cũng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước do ảnh hưởng đến tốc độ thoát hơi của các phân tử nước.

IV/ Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng

- Cân bằng nước được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào (A) và lượng nước thoát ra (B):

+ Khi A = B: mô của cây đủ nước → cây phát triển bình thường.

+ Khi A > B: mô của cây thừa nước → cây phát triển bình thường.

+ Khi A < B: mất cân bằng nước → lá héo, lâu ngày cây sẽ bị hư hại và cây chết.

- Tưới nước hợp lí cho cây trồng dựa vào: đặc điểm di truyền, pha sinh trưởng, phát triển của cây, loại cây, đặc điểm đất, thời tiết…

- Chỉ tiêu sinh lí chẩn đoán về nhu cầu nước của cây: áp suất thẩm thấu, hàm lượng nước, sức hút nước của lá.

B/ Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 3

Câu 1: Dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng vì

  1. Vật liệu xây dựng hấp thụ nhiệt làm cho nhiệt độ tăng cao, còn lá cây thoát hơi nước làm hạ nhiệt môi trường xung quanh giúp CO2 khuếch tán vào bên trong lá.
  2. Vật liệu xây dựng tỏa nhiệt làm môi trường xung quanh nóng hơn.
  3. Cả 2 đều có quá trình trao đổi chất nhưng ở cây quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơn.
  4. Vật liệu xây dựng và cây đều thoát hơi nước nhưng cây thoát mạnh hơn.

Câu 2: Ở một số cây (cây thường xuân - Hedera helix), mặt trên của lá không có khí khổng thì có sự thoát hơi nước qua mặt trên của lá hay không?

  1. Có, chúng thoát hơi nước qua lớp biểu bì.
  2. Không, vì hơi nước không thể thoát qua lá khi không có khí khổng.
  3. Có, chúng thoát hơi nước qua lớp cutin trên biểu bì lá.
  4. Có, chúng thoát hơi nước qua các sợi lông của lá.

Câu 3: Cây hấp thụ 1000g nước thì có khoảng bao nhiêu g nước bay hơi, bao nhiêu g nước được giữ lại?

  1. 990g nước bay hơi, 10g nước giữ lại.
  2. 700g nước bay hơi, 300g nước giữ lại.
  3. 10g nước bay hơi, 990g nước giữ lại.
  4. 300g nước bay hơi, 700g nước giữ lại

Câu 4: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của sự thoát hơi nước qua lá?

  1. Khí khổng mở ra cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.
  2. Khí khổng mở cho khí O2 đi vào cung cấp cho quá trình hô hấp giải phóng năng lượng cho các hoạt động của cây.
  3. Giảm nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng.
  4. Tạo động lực đầu trên của dòng mạch gỗ.

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây không đúng về hiện tượng ứ giọt ở các thực vật?

  1. Ứ giọt chỉ xuất hiện ở các loài thực vật nhỏ
  2. Rễ hấp thụ nhiều nước và thoát hơi nước kém gây ra hiện tượng ứ giọt
  3. Ứ giọt xảy ra khi độ ẩm không khí tương đối cao
  4. Chất lỏng hình thành từ hiện tượng ứ giọt là nhựa cây

Câu 6: Cơ quan thoát hơi nước của cây là:

  1. Cành
  2. Rễ
  3. Thân

Câu 7: Thoát hơi nước qua cutin có đặc điểm nào sau đây?

  1. Vận tốc lớn và không được điều chỉnh
  2. Vận tốc lớn và được điều hành
  3. Vận tốc bé và không được điều chỉnh
  4. Vận tốc bé và được điều hành

Câu 8: Khi nói về sự thoát hơi nước ở lá cây, phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Thoát hơi nước tạo động lực phía trên để vận chuyển các chất hữu cơ trong cây
  2. Thoát hơi nước làm mở khí khổng, CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp
  3. Thoát hơi nước làm tăng nhiệt độ của lá, làm ấm cây trong những ngày giá rét
  4. Thoát hơi nước làm ngăn cản quá trình hút nước và hút khoáng của cây

Câu 9: Trong điều kiện nào sau đây, quá trình thoát hơi nước của cây sẽ ngừng?

  1. Đưa cây từ trong tối ra ngoài ánh sáng
  2. Tưới nước cho cây
  3. Bón phâm đạm với nồng độ thích hợp cho cây
  4. Đưa cây từ ngoài sáng vào tối

Câu 10: Quá trình thoát hơi nước qua lá là do:

  1. Động lực đầu trên của dòng mạch rây
  2. Động lực dưới của dòng mạch rây
  3. Động lực đầu trên của dòng mạch gỗ
  4. Động lực đầu dưới của dòng mạch gỗ

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là sai:

  1. Ở mặt dưới của lá thường có nhiều khí khổng hơn mặt trên của lá
  2. Lá non thường có số khí khổng ít hơn lá già
  3. Lá già thường có lớp cutin dày hơn lá non
  4. Lá non có lớp cutin dày và ít khí khổng hơn lá già

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

A

C

A

B

D

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

B

C

B

D

C

Câu

11

Đáp án

D

-----------------------------------------

Với nội dung bài Sinh học 11 bài 3: Thoát hơi nước ở thực vật các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững kiến thức nội dung của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về khái niệm, đặc điểm và vai trò của việc thoát hơi nước ở thực vật... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 3: Thoát hơi nước ở thực vật. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Sinh học học lớp 11. Và để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Sinh học 11, Giải bài tập Sinh học lớp 11, Giải Vở BT Sinh Học 11, Giải SBT Sinh 11,Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Thoát hơi nước là một quá trình tương tự bay hơi. Nó là một phần của chu trình nước trong cơ thể thực vật, và là sự mất hơi nước từ các bộ phận của cây (tương tự như đổ mồ hôi), đặc biệt xảy ra trong lá nhưng cũng có trong thân cây, hoa và rễ. Bề mặt lá có các khí khổng (lỗ khí), và ở hầu hết các loài, nó có nhiều hơn ở mặt dưới của lá. Lỗ khí được bao bọc bởi các tế bào bảo vệ mở và đóng các lỗ.[1] Thoát hơi nước qua lá xảy ra qua các lỗ khí, và có thể coi là một "phí tổn" cần thiết liên quan đến việc mở các lỗ khí cho phép sự khuếch tán của khí cacbon dioxide từ không khí để quang hợp. Quá trình này cũng làm mát cây, làm áp suất thẩm thấu thay đổi, và cho phép lưu thông các chất dinh dưỡng, chất khoáng và nước từ rễ đến chồi.[1]

Trong các nội dung sau có bao nhiêu nội dung đúng với quá trình thoát hơi nước

Khí khổng lá cà chua

Trong các nội dung sau có bao nhiêu nội dung đúng với quá trình thoát hơi nước

Đám mây trong rừng Amazon là kết quả của quá trình thoát hơi nước.

Dòng chất của nước lỏng từ rễ đến lá được thúc đẩy một phần bởi hoạt động mao dẫn. Tuy nhiên, trong các cây cao, lực hấp dẫn chỉ có thể bị vượt qua bằng cách giảm áp lực thủy tĩnh (nước) trong các bộ phận phía trên của cây do sự khuếch tán của nước ra khỏi các lỗ khí vào khí quyển. Nước được hấp thụ tại rễ bằng thẩm thấu dẫn các chất dinh dưỡng khoáng chất hòa tan cùng theo, qua xylem (chất gỗ).

Thực vật điều chỉnh tốc độ thoát hơi nước thông qua mức độ mở lỗ khí. Tốc độ thoát hơi nước cũng bị ảnh hưởng bởi nhu cầu bay hơi của không khí xung quanh lá như độ ẩm, gió, nhiệt độ và ánh sáng mặt trời. Sự cung cấp nước của đất và nhiệt độ đất có thể ảnh hưởng đến sự mở lỗ khí, và bằng cách ấy là tốc độ thoát hơi nước. Lượng nước bị mất của cây cũng phụ thuộc vào kích thước của nó và số lượng nước hấp thụ vào rễ. Thoát hơi nước qua khí khổng chiếm phần lớn sự mất nước của cây, nhưng một số sự bốc hơi trực tiếp cũng diễn ra, thông qua lớp biểu bì của lá và cành non. Thoát hơi nước làm mát cây do hơi nước thoát ra mang theo nhiệt năng.[2]

Bảng sau đây tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ thoát hơi nước của thực vật.

Đặc trưng Điều này ảnh hưởng đến thoát hơi nước như thế nào
Số lượng lá Có nhiều lá (hoặc gai, hoặc cơ quan quang hợp khác) hơn sẽ có nhiều lỗ khí hơn trên bề mặt của nó để trao đổi khí. Điều này sẽ dẫn đến một lượng lớn sự mất nước và tăng diện tích bề mặt cho bốc hơi.
Số lượng khí khổng Nhiều lỗ khí hơn sẽ gây thoát hơi nước nhiều hơn.
Sự hiện diện của lớp biểu bì Một lớp biểu bì sáp hoặc có tính phản xạ sẽ ngăn chặn sự nóng lên của các lá. Điều này làm giảm nhiệt độ và tốc độ bay hơi từ lá. Đây là điều cần thiết cho các cây có nhu cầu giảm thiểu sự mất nước, và được tìm thấy trên nhiều cây ưa khô hạn.
Ánh sáng cung cấp Khí khổng trực tiếp liên quan đến tốc độ thoát hơi nước, đặc biệt mở ra khi quang hợp. Trong khi có những trường hợp ngoại lệ cho điều này (chẳng hạn như khí khổng mở ra ban đêm hay các cây "quang hợp kiểu CAM"), nói chung một nguồn cung cấp ánh sáng sẽ khuyến khích các khí khổng mở.
Nhiệt độ Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ trong ba cách:

1) Tăng tốc độ bốc hơi do nhiệt độ tăng sẽ đẩy nhanh sự mất nước.
2) Độ ẩm tương đối giảm xuống bên ngoài lá sẽ làm tăng gradien thế nước.
3) Động năng tăng lên của các hạt hơi nước hỗ trợ sự khuếch tán ra ngoài của lá.

Độ ẩm Môi trường xung quanh khô hơn sẽ làm cho gradien thế nước dốc hơn, và làm tăng tốc độ thoát hơi nước.
Gió Nước bị mất từ ​​thoát hơi nước thường sót lại trong một lớp dưới lá. Nếu còn lại một mình, điều này có thể làm giảm lượng mất nước do gradien thế nước từ bên trong ra ngoài lá là hơi thấp hơn, do sự tích tụ hơi nước tại đó. Nếu có gió, nước bị thổi đi và gradien vẫn sẽ cao hơn.
Cấp nước Ít nước có sẵn hay thiếu nguồn cung cấp cũng có thể kích thích các thay đổi khác làm giảm tốc độ thoát hơi nước.

Trong các nội dung sau có bao nhiêu nội dung đúng với quá trình thoát hơi nước

Lá một cây ưa khô hạn teo nhỏ khi môi trường khô nóng và phình to ra trở lại khi môi trường thuận lợi hơn.

Một cây phát triển đầy đủ có thể mất vài trăm lít nước thông qua lá của nó vào một ngày nóng, khô. Khoảng 90% lượng nước hút vào rễ của cây được sử dụng cho quá trình này. Độ thoát hơi nước là tỷ lệ giữa khối lượng nước thoát hơi ra với khối lượng chất khô được sản xuất, độ thoát hơi nước của các loại cây trồng có xu hướng nằm trong khoảng từ 200 đến 1.000 (ví dụ, cây trồng thoát 200 đến 1.000 kg nước cho mỗi kg chất khô nó sản xuất ra).[3] Tốc độ thoát hơi nước của thực vật có thể được đo lường bằng một số kỹ thuật, bao gồm cả potometers, thẩm kế, porometers,...

Cây trên sa mạc và các loài cây lá kim có các cấu trúc thích nghi đặc biệt, chẳng hạn như các lớp biểu bì dày, diện tích lá giảm xuống, khí khổng chìm và những sợi lông để giảm thoát hơi nước và bảo tồn nước. Nhiều loài xương rồng tiến hành quang hợp trong thân cây mọng nước, chứ không phải là lá, nên diện tích bề mặt của chồi rất thấp. Nhiều cây sa mạc có một loại quang hợp đặc biệt, gọi là trao đổi chất axít crassulacean hay quang hợp CAM, trong đó các lỗ khí đóng trong thời gian ban ngày và mở vào thời gian ban đêm khi sự thoát hơi nước là thấp hơn.

  • Thủy văn học (nông nghiệp)
  • Thông lượng ẩn nhiệt
  • Chất chống thoát hơi nước - một chất ngăn chặn quá trình thoát hơi nước

  1. ^ a b Benjamin Cummins (2007), Biological Science (ấn bản 3), Freeman, Scott, tr. 215
  2. ^ Debbie Swarthout and C.Michael Hogan. 2010. Stomata. Encyclopedia of Earth. National Council for Science and the Environment, Washington, DC
  3. ^ Martin, J.; Leonard, W.; Stamp, D. (1976), Principles of Field Crop Production (Third Edition), New York: Macmillan Publishing Co., Inc., ISBN 0-02-376720-0

  • Transpiration by Trees
  • USGS The Water Cycle: Evapotranspiration Lưu trữ 2013-12-07 tại Wayback Machine

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thoát_hơi_nước&oldid=67007296”