Đủ điều kiện xét trúng tuyển là gì

Những thí sinh đã hoàn thành việc dự tuyển vào các trường theo phương thức khác điểm thi tốt nghiệp, nếu đã có kết quả trúng tuyển, thí sinh phải lưu ý các bước quan trọng sau để hoàn tất thủ tục.

Tra soát thông tin các nguyện vọng trúng tuyển sớm

Hiện nay, nhiều trường ĐH đã thông báo điểm chuẩn và kết quả trúng tuyển sớm cho thí sinh trước khi biết điểm tốt nghiệp THPT. Ngày 21/7, các trường phải cập nhật danh sách trúng tuyển bằng phương thức xét tuyển này lên hệ thống tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Thí sinh cần đăng nhập hệ thống tuyển sinh của Bộ GD&ĐT để kiểm tra thông tin. Nếu không có tên trên hệ thống, cần kiểm tra lại từ phía các trường để xem xét bổ sung thông tin còn thiếu để tránh mất cơ hội trúng tuyển.

Đủ điều kiện xét trúng tuyển là gì

Bạn Trần Hồng Nhung (Cà Mau) tra cứu lại kết quả trúng tuyển sớm vào Đại học trước ngày đăng ký nguyện vọng lên hệ thống tuyển sinh chung. Ảnh NVCC

Đăng ký nguyện vọng xét tuyển đợt 1 trên hệ thống tuyến sinh chung

Theo quy chế tuyển sinh năm 2022, thí sinh chỉ trúng tuyển chính thức khi có đồng thời 3 điều kiện sau: Tốt nghiệp THPT; Đăng ký ngành trúng tuyển có điều kiện ở trên vào hệ thống.

Ngành trúng tuyển có điều kiện ở trên là nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển thí sinh đã đăng ký, như vậy thí sinh thờ ơ không thực hiện đăng ký xét tuyển lên hệ thống chung của Bộ theo đúng kỹ thuật là đặt ngành học mà mình đã trúng tuyển có điều kiện lên thứ tự nguyện vọng ưu tiên của mình thì vẫn mất cơ hội trúng tuyển.

Đủ điều kiện xét trúng tuyển là gì

Thí sinh sử dụng tài khoản cá nhân đăng nhập hệ thống để đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển

Được biết, năm 2022 Bộ GD&ĐT yêu cầu thí sinh thực hiện đăng ký nguyện vọng xét tuyển lên hệ thống chung bất kể phương thức xét tuyển ở các ngành học, trường đại học nào nếu đã đăng ký xét tuyển.

Nộp bổ sung về trường đại học đã đăng ký xét tuyển sớm để hoàn thành hồ sơ

Theo Quy chế tuyển sinh đại học 2022, bắt buộc thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Do vậy, kết quả trúng tuyển sớm đến trước kết quả đỗ tốt nghiệp THPT, nên sau khi nhận được Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, các bạn cần nộp bổ sung về trường đại học đã đăng ký xét tuyển sớm để hoàn thành hồ sơ.

Từ ngày 22/7 - 20/8, tất cả thí sinh đều được quyền đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển, dù đã có kết quả trúng tuyển có điều kiện.

KIM NGÂN

(Theo Mực Tím)

Đăng ký nguyện vọng xét tuyển

- Xét tuyển dựa vào điểm của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo tổ hợp 3 môn thi ứng với ngành do thí sinh đăng ký. Đối với ngành Giáo dục Thể chất ngoài 2 môn thi văn hóa trong tổ hợp, thí sinh phải đăng ký dự thi môn Năng khiếu TDTT (do Trường ĐHCT tổ chức, (Xem thông báo thi môn năng khiếu)

- Không sử dụng điểm bảo lưu Kỳ thi THPT quốc gia từ năm 2021 về trước.

- Không sử dụng điểm miễn môn ngoại ngữ; không nhân hệ số môn thi.

- Không xét học lực, hạnh kiểm THPT (kể cả các ngành đào tạo giáo viên).

- Ngành xét tuyển: tất cả các ngành chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao và chương trình đại trà. Chỉ tiêu xét tuyển: tối thiểu 60% tổng chỉ tiêu của ngành.

- Đối tượng: thí sinh tốt nghiệp THPT từ năm 2022 trở về trước. Tuyển sinh toàn quốc

- Điều kiện ĐKXT: Thí sinh đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2022 do Trường ĐHCT xác định và công bố sau khi có kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và không có môn nào từ 1,0 điểm trở xuống (thang điểm 10). Ngoài ra, đối với ngành Giáo dục thể chất, môn Năng khiếu TDTT phải đạt từ 5,0 điểm trở lên (thang điểm 10).

- Điểm xét tuyển: là tổng điểm các môn thi (thang điểm 10) của tổ hợp xét tuyển ứng với ngành do thí sinh đăng ký; cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (Điều 7 của Quy chế tuyển sinh) và được làm tròn đến hai chữ số thập phân. Không nhân hệ số môn thi.

- Nguyên tắc xét tuyển:

+ Thí sinh được đăng ký không giới hạn số nguyện vọng và phải xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (ưu tiên 1 là nguyện vọng cao nhất). Đối với từng ngành, các thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo điểm xét tuyển từ cao xuống thấp, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký.

+ Đối với mỗi thí sinh, tất cả các nguyện vọng đều được xét tuyển và chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng có ưu tiên cao nhất trong số các nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển.

+ Điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp môn trong cùng 1 ngành là bằng nhau và được xác định theo ngành. Đây chính là điểm xét tuyển của thí sinh cuối cùng trong danh sách trúng tuyển và gọi là điểm chuẩn trúng tuyển của ngành.

- Lệ phí đăng ký: (Cập nhật sau khi có sự thống nhất giữa các trường)

- Hồ sơ và thời gian ĐKXT theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT như sau:

a) Từ ngày 22/7/2022 đến 17 giờ 00 ngày 20/8/2022:
Thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển (NVXT) không giới hạn số lần trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh của Bộ GD&ĐT (https://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn)
+ Các nguyện vọng của thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành, các phương thức tuyển sinh ở tất cả các cơ sở đào tạo được xếp thứ tự từ 1 đến hết (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất);
+ Tất cả các NVXT của thí sinh theo các phương thức xét tuyển của cơ sở đào tạo  được xử lý nguyện vọng trên Hệ thống và mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng đã đăng ký khi đảm bảo điều kiện trúng tuyển;

b) Từ ngày 21/8/2022 đến ngày 17 giờ 00 ngày 28/8/2022:
Thí sinh phải xác nhận số lượng, thứ tự NVXT trên Hệ thống đồng thời nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng NVXT bằng hình thức trực tuyến (sẽ cập nhật thêm khi có thông tin chính thức).

+ Riêng thí sinh thuộc diện hưởng chính sách ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng phải phối hợp với các điểm tiếp nhận rà soát thông tin khu vực (Phụ lục VI) và đối tượng ưu tiên của thí sinh (nếu có), xác nhận số lượng NVXT, đồng thời nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng NVXT bằng hình thức trực tuyến.
 

Phương thức xét tuyển học bạ như thế nào? Điều kiện và hồ sơ xét tuyển ra sao? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết: 5 điều thí sinh cần biết khi xét tuyển học bạ. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé. Let’s go.

Xét tuyển học bạ như thế nào, điều kiện, hồ sơ, thời gian xét tuyển và điểm xét tuyển như thế nào? Những thắc mắc này sẽ được thuvienquocgia giải đáp trong bài viết dưới đây:

1. Xét học bạ là gì?

Xét tuyển học bạ là phương thức tuyển sinh đại học dựa trên kết quả điểm của 3 năm học THPT hoặc điểm trung bình lớp 12 theo tổ hợp môn để xét tuyển. Phương thức này mới, tạo điều kiện cho thí sinh giảm bớt áp lực ôn tập, thi cử. Đây cũng là cơ hội lớn với các học sinh có kết quả học tập cấp 3 tốt rộng đường bước vào cánh cửa đại học.

Hiện nay, xét học bạ không còn là phương thức xa lạ với nhiều trường ĐH trên cả nước. Phương thức này có nhiều ưu điểm như:

  • Giảm áp lực thi cử: Tiêu chí để xét học bạ chính là kết quả học tập bậc THPT, có thể là từ lớp 10 đến lớp 12 hoặc chỉ xét riêng lớp 12. Khi đối diện với kỳ thi THPT quốc gia, nhiều bạn sẽ cảm thấy áp lực và có thể không gặp may mắn trong thi cử nên điểm thi không như ý muốn. Lúc này, bạn còn có sử dụng phương thức xét học bạ. Với phương thức xét học bạ, các bạn sẽ dễ dàng nắm bắt cơ hội vào ĐH bằng những tổ hợp môn thế mạnh của mình.
  • Tăng cơ hội trúng tuyển ĐH: Hiện nay, hầu hết các trường ĐH sử dụng nhiều phương thức xét tuyển, không chỉ đơn thuần là điểm thi THPT quốc gia. Vì vậy, bạn cũng có quyền sử dụng thêm các phương thức khác nhau để tăng cơ hội vào ĐH. Xét học bạ và xét điểm thi THPT quốc gia là 2 phương thức hoàn toàn độc lập, không ảnh hưởng lẫn nhau. Thí sinh có thể trượt phương thức xét điểm thi THPT quốc gia nhưng lại có thể đỗ bằng phương thức xét học bạ. Khi trúng tuyển sinh viên dù là xét học bạ hay điểm thi THPT quốc gia, hay tuyển thẳng… đều được thụ hưởng chương trình học và quyền lợi học tập giống nhau.
  • Có cơ hội nhận được học bổng nếu học bạ “đẹp”: Ở nhiều trường, điểm học bạ “đẹp” còn giúp thí sinh có cơ hội nhận được nhiều suất học bổng đầu vào giá trị, điều này sẽ giảm phần nào gánh nặng kinh tế khi nhập học.
  • Thủ tục, hồ sơ xét tuyển đơn giản với thời gian xét tuyển linh động theo các đợt tuyển sinh do trường quy định.

2. Xét tuyển học bạ như thế nào?

Đủ điều kiện xét trúng tuyển là gì
Đủ điều kiện xét trúng tuyển là gì

Phương thức xét tuyển học bạ như thế nào ở các trường cao đẳng và đại học

Hiện nay, phương thức xét tuyển học bạ đang được nhiều trường đại học và cao đẳng áp dụng. Vậy xét tuyển học bạ như thế nào? Tùy vào điều kiện, tổ hợp môn xét tuyển của từng ngành mà mỗi trường sẽ đưa ra các điều kiện, điểm xét tuyển khác nhau. Phương thức xét tuyển học bạ được các trường đưa ra nhằm đánh giá năng lực học tập của thí sinh một cách toàn diện.Thay vì đánh giá học sinh dựa trên 1 kết quả duy nhất là tốt nghiệp – đại học.

Vì vậy để trả lời cho câu hỏi: Xét tuyển học bạ như thế nào? các em thí sinh có thể hiểu đó là xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT và học bạ của các lớp có thể 10, 11, 12 tùy vào từng ngành, từng trường mà các em đăng ký xét tuyển. Vì dụ trường Đại học Kinh tế TP.HCM có điều kiện xét tuyển là: Ưu tiên xét tuyển thẳng các em học sinh giỏi, hạnh kiểm khá. Xét tuyển học sinh học các trường THPT, các trường chuyên, năng khiếu trực thuộc các trường đại học, thành phố trên cả nước. Xét tuyển học bạ trên 6 kỳ ( lớp 10, 11, 12).

3. Điều kiện xét tuyển học bạ như thế nào?

Dựa vào hình thức xét tuyển, ngành mà các em học sinh đăng ký xét tuyển mà các trường sẽ đưa ra các điều kiện xét tuyển khác nhau. Dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia hoặc điểm tổng các môn trong tổ hợp môn xét tuyển phải đạt ở mốc điểm nhất định. Hạnh kiểm phải khá trở lên, các môn sẽ được đánh giá qua các kỳ hoặc là 6 kỳ, 5 kỳ, 3 kỳ hay 2 kỳ, 1 kỳ lớp 12 mà các trường đưa ra các điều kiện xét tuyển khác nhau.

Điều kiện xét tuyển học bạ phải phù hợp với chất lượng đào tạo đầu vào của trường, cũng như quy định xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo để bảo đảm chất lượng đầu vào của trường. Chúng tôi sẽ đưa ra một số ví dụ liên quan đến điều kiện xét tuyển học bạ của một số trường, để các em có thể hiểu hơn về câu hỏi: Điều kiện xét tuyển học bạ như thế nào?

Ở trường Đại học Văn Lang TP.HCM có điều kiện xét tuyển như sau: Tuyển sinh dựa trên điểm tổng trung bình của 3 môn học lớp 12 nằm trong tổ hợp môn xét tuyển phải đạt từ 6.0 điểm trở lên, không có điểm liệt (từ 1 điểm trở xuống). Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn, điều kiện xét tuyển là: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, có điểm trung bình  học kỳ 1 và học kỳ 2 của lớp 12 đạt 6.0 điểm trở lên. Hoặc điểm tổng trung bình năm của các môn thuộc tổ hợp xét tuyển lớp 12 phải đạt từ 6.0 điểm trở lên, hạnh kiểm khá…

4. Hồ sơ xét tuyển học bạ gồm những gì?

Hồ sơ xét tuyển theo phương thức xét học bạ khá đơn giản, dễ dàng không phức tạp như xét tuyển nguyện vọng. Các em đăng ký hồ sơ xét tuyển học bạ chỉ cần photo công chứng một số giấy tờ cơ bản sau:

1. Đơn đăng ký xét tuyển (Có mẫu của từng trường)

2. Bản photo học bạ công chứng

3. Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (bản photo chứng thực)

4. Chứng minh thư nhân dân (bản photo chứng thực)

5. Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có)

6. Phong bì dán sẵn tem và ghi đầy đủ địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh để trường thông báo kết quả xét tuyển

7. 04 ảnh 3×4

8. Lệ phí xét tuyển (tùy từng trường)

Các thí sinh gửi hồ sơ xét tuyển học bạ bằng đường bưu điện hoặc đến trực tiếp các địa điểm nhận hồ sơ của trường. Thời gian xét tuyển học bạ cũng linh động, tùy thuộc vào mỗi trường. Hầu hết các trường chia làm 2 đợt nhận hồ sơ tuyển sinh: tháng 6 – tháng 8 và tháng 9 – tháng 11.

5.Thời gian xét học bạ vào đại học như thế nào?

Đủ điều kiện xét trúng tuyển là gì
Đủ điều kiện xét trúng tuyển là gì

Thời gian xét tuyển học bạ tại các trường đại học, cao đẳng thế nào?

Đối vời thời gian đăng ký xét tuyển học bạ mỗi năm sẽ khác nhau. Tùy vào điều kiện, phương thức xét tuyển, thời gian công bố điểm thi tốt nghiệp THPT mà các trường cao đẳng, đại học sẽ đưa ra các mốc thời gian xét tuyển khác nhau.

Đối với những em học sinh lớp 12, nộp hồ sơ xét tuyển học bạ có thể nộp trước ngày 20/7. Bên cạnh đó, nhiều trường sẽ tổ chức xét tuyển các đợt bổ sung nếu còn thiếu chỉ tiêu. Vì vậy, các em thí sinh có thể cập nhật tin tức tại các các trang website của trường, để có thông tin chính xác nhất về thời gian xét tuyển học bạ. Thời gian xét tuyển học bạ hiện chưa xác định được mốc thời gian cụ thể, bởi nó phụ thuộc vào điều kiện, thời gian tuyển sinh của các trường.

6. Điểm chuẩn xét học bạ vào đại học như thế nào?

Điểm chuẩn xét tuyển là điểm nằm trong điều kiện xét tuyển của từng trường. Tùy vào ngành học, chỉ tiêu tuyển sinh mà các trường đại học sẽ đưa ra mức điểm tuyển sinh đầu vào khác nhau. Hầu hết các trường đại học, cao đẳng sẽ xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT và điểm tổng trung bình môn (trong tổ hợp môn xét tuyển).

Ở một số trường cao đẳng, đại học sẽ xét điểm tổng trung bình môn trong tổ hợp môn xét tuyển phải đạt 6.0 điểm trở lên hoặc điểm tổng 3 môn trong tổng hợp môn xét tuyển + điểm ưu tiên đạt từ 18.0 điểm trở lên. Hơn nữa, điểm chuẩn xét tuyển cá năm sẽ khác nhau, vì vậy các em cần phải cập nhật thông tin liên tục để biết được điều kiện, hồ sơ, điểm xét tuyển chính xác nhất nhé.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về 5 điều cần biết khi xét tuyển học bạ . Với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp các em có thêm nhiều thông tin chi tiết tuyển sinh hơn.

7. Những điều cần lưu ý khi đăng ký nguyện vọng bằng phương thức xét học bạ

  • Dù là xét học bạ, thí sinh vẫn phải đảm bảo điều kiện là đỗ tốt nghiệp cấp 3.
  • Xét tuyển học bạ và xét tuyển nguyện vọng là hai phương thức hoàn toàn độc lập nên thí sinh dù đã xét học bạ vào một trường thì vẫn có thể đăng ký nguyện vọng vào một trường khác; hoặc ở cùng một trường thì vẫn có thể đăng ký nguyện vọng vào một ngành khác, với một tổ hợp môn khác… Sĩ tử có thể đăng ký xét tuyển học bạ vào một trường dù không đăng ký nguyện vọng vào trường đó.
  • Với phương thức xét tuyển học bạ không giới hạn số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh. Do đó, bạn có thể nộp hồ sơ vào nhiều ngành và nhiều trường khác nhau, vì đây là hình thức xét tuyển riêng. Nếu trúng tuyển nhiều ngành thì sẽ được chọn ngành yêu thích nhất.
  • Tùy từng trường Đại học lại có cách thức xét tuyển học bạ riêng. Có trường năm trước xét học bạ nhưng năm nay lại không xét học bạ và cũng có trường năm ngoái không xét nhưng năm nay lại xét học bạ. Thí sinh cần tham khảo kỹ thông tin của từng trường trước khi quyết định.
  • Ở một số trường đại học, số lượng hồ sơ đăng ký phương thức xét học bạ rất lớn ngay trong đợt xét tuyển đầu tiên. Ở đợt sau có thể điều kiện xét tuyển sẽ cao hơn. Do đó, thí sinh nộp hồ sơ càng sớm càng tốt để có khả năng trúng tuyển cao hơn.
  • Để nắm chắc cơ hội trúng tuyển và không phí thời gian, thí sinh cần hiểu rõ kết quả học tập THPT của mình cũng như điều kiện xét tuyển của trường ĐH.
  • Bạn cần chuẩn bị thật đầy đủ hồ sơ xét học bạ. Bởi nếu không nộp đủ giấy tờ cần thiết, hồ sơ của bạn có rất nhiều khả năng sẽ bị loại.
  • Việc xét tuyển học bạ có số chỉ tiêu nhất định tùy từng trường, thí sinh nên đăng ký dự thi THPT quốc gia và dùng điểm thi xét tuyển Đại học để tránh trường hợp xét tuyển học bạ mà không đỗ.

Bạn có thể quan tâm: Điểm danh các trường xét tuyển học bạ ở tphcm 2021