Dư nợ nội bảng là gì

Để có thể nắm những thông tin cơ bản về những nhóm nợ xấu và những rủi ro theo quy định của Ngân hàng để có thể trích lập dự phòng rủi ro. 

Phân loại nợ là gì ?

Phân loại nợ là việc các tổ chức tín dụng căn cứ vào các tiêu chuẩn định tính và định lượng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và các cam kết ngoại bảng, trên cơ sở đó phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp.

Theo khoản 2 điều 2 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng, theo đó trích lập dự phòng rủi ro được định nghĩa là: "Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng.

Quy định về phân loại nợ

Phân loại nợ là việc các tổ chức tín dụng căn cứ vào các tiêu chuẩn của định tính và định lượng để có thể đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và các cam kết ngoại bảng, trên cơ sở đó có thể giúp Ngân hàng có thể phân loại và theo dõi các khoản nợ một cách chi tiết nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro của các tổ chức tín dụng.

Phương pháp “định lượng” Quyết định 493 phân loại nợ thành năm nhóm, bao gồm: Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ trong hạn được đánh giá có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phát sinh trong tương lai như các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận thanh toán. Nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm nợ quá hạn dưới 90 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày. Nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày. Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.

Cần lưu ý là cho dù có tiêu chí thời gian quá hạn trả nợ cụ thể để phân loại nợ như trên, TCTD vẫn có quyền chủ động tự quyết định phân loại bất kỳ khoản nợ nào vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro nếu đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm.

Nợ xấu là cụm từ mà cá nhân hay tổ chức, Doanh nghiệp đã từng vay vốn ngân hàng hay tổ chức tín dụng hiểu rõ nhất, Nợ xấu được pháp luật quy định về các trách nhiệm và các cách giải quyết về các trường hợp nợ xấu khác nhau. Trong bài viết này Cồng ty Luật Dương Gia chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết về việc Việc phân loại nợ xấu và cam kết ngoại bảng theo nhóm như thế nào? Và các thông tin pháp lý kèm theo.

Cơ sở pháp lý: Quyết đinh Số: 22/VBHN-NHNN ban hành quy định về các loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng

Dư nợ nội bảng là gì

Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900.6568

1. Một số Quy định của pháp luật về nợ xấu 

1.1. Nợ xấu là gì?

Nợ bao gồm: Các khoản cho vay, ứng trước, thấu chi và cho thuê tài chính và Các khoản chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, Các khoản bao thanh toán và Các hình thức tín dụng khác.

Nợ xấu (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 quyết đinh Số: 22/VBHN-NHNN ban hành quy định về các loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng này, Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.

1.2. Chuyển giao các quyền và lợi ích liên quan đến khoản nợ xấu

Việc Chuyển giao các quyền và lợi ích liên quan đến khoản nợ xấu quy định như sau:

– Trong hoạt động mua và bán nợ giữa Công ty Quản lý tài sản và tổ chức tín dụng, toàn bộ các quyền và lợi ích gắn liền với khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm và biện pháp bảo đảm khác cho khoản nợ xấu được bên bán nợ giữ nguyên hiện trạng và chuyển giao cho bên mua nợ theo hợp đồng mua, bán nợ theo quy định của pháp luật.

– Đối với các Trường hợp Công ty Quản lý tài sản và tổ chức tín dụng có sự thỏa thuận về việc điều chỉnh điều kiện bảo đảm cho khoản nợ xấu thì phải được sự chấp thuận bằng văn bản của khách hàng vay và bên bảo đảm theo quy định

Theo đó, việc chuyển giao quyền và lợi ich liên quan tới nợ xấu căn cứ dựa trên các quy định của pháp luật thì các chủ thể có quyền chuyển giao nợ xấu đối với Công ty Quản lý tài sản phát hành trái phiếu đặc biệt để mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. Công ty Quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước để thực hiện các thủ tục chuyển giao. Căn cứ Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận và căn cứ vào năng lực của Công ty Quản lý tài sản và yêu cầu xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng, mà các Công ty Quản lý tài sản quyết định phát hành trái phiếu đặc biệt để mua nợ xấu của tổ chức tín dụng.

Xem thêm: Nợ xấu là gì? Các chỉ tiêu phản ánh nợ xấu? Phân loại nợ xấu?

2. Tổ chức tín dụng có thể phân loại lại các khoản nợ vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn như thế nào?

Tổ chức tín dụng có thể phân loại lại các khoản nợ vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn  trong các trường hợp như sau:

–  Đối với các khoản nợ quá hạn, tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn, khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện như sau:

+ Khách hàng trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả lãi áp dụng đối với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu sáu (06) tháng đối với khoản nợ trung và dài hạn, ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn;

+ Có các tài liệu và các hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ bị quá hạn đã được xử lý, khắc phục

+ Tổ chức tín dụng có đủ cơ sở (thông tin và tài liệu kèm theo) đánh giá là khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại theo quy định

+ Đối với các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn, (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện như sau:

– Khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được quy định, cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu sáu (06) tháng đối với các khoản nợ trung và dài hạn và  ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn được cơ cấu lại;

– Có tài liệu, và các hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ đã được xử lý, khắc phục tình trạng

Xem thêm: Nợ xấu là gì? Các hình thức cơ bản của ngân hàng thu nợ xấu?

– Tổ chức tín dụng có đủ cơ sở (thông tin và tài liệu kèm theo) để đánh giá là khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã được cơ cấu lại còn lại theo quy định

Theo đó, Phân tích quy định này cho thấy hoạt động của các tổ chức tín dụng vì mục tiêu lợi nhuận nên luôn đối mặt với các rủi ro tiềm ẩn là không thể tránh khỏi, còn trong trường hợp đối với ngân hàng thực hiện các nhiệm vụ cho vay theo các chương trình của Thủ tướng Chính phủ theo các quy định, nhằm phục vụ cho các mục đích xoá đói giảm nghèo, cho vay các đối tượng là người nghèo không vì mục tiêu lợi nhuận. Ngoài ra, đối với các trường hợp trên thực tế chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam muốn thực hiện việc phân loại nợ, thì cần trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của ngân hàng nước ngoài theo quy định, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trình Ngân hàng Nhà nước chính sách trích lập dự phòng của ngân hàng nước ngoài để xem xét, quyết định về phân loại lại các khoản nợ vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn theo quy định

3. Chuyển khoản nợ vào nhóm có rủi ro cao hơn trong các trường hợp được quy định.

Tổ chức tín dụng phải chuyển khoản nợ vào nhóm có rủi ro cao hơn trong các trường hợp như sau:

+ Toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại một tổ chức tín dụng phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ. Đối với khách hàng có từ hai (02) khoản nợ trở lên tại tổ chức tín dụng mà có bất cứ một khoản nợ nào bị phân loại theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 quyết đinh Số: 22/VBHN-NHNN ban hành quy định về các loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. vào nhóm có rủi ro cao hơn các khoản nợ khác, tổ chức tín dụng phải phân loại lại các khoản nợ còn lại của khách hàng vào nhóm có rủi ro cao nhất đó.

+ Đối với khoản cho vay hợp vốn, tổ chức tín dụng làm đầu mối phải thực hiện phân loại nợ đối với khoản cho vay hợp vốn theo các quy định tại Điều quyết đinh Số: 22/VBHN-NHNN ban hành quy định về các loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và phải thông báo kết quả phân loại nợ cho các tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn. Trường hợp khách hàng vay hợp vốn có một hoặc một số các khoản nợ khác tại tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn đã phân loại vào nhóm nợ không cùng nhóm nợ của khoản nợ vay hợp vốn do tổ chức tín dụng làm đầu mối phân loại và tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn phân loại lại toàn bộ dư nợ, kể cả phần dư nợ cho vay hợp vốn của khách hàng vay hợp vốn vào nhóm nợ do tổ chức tín dụng đầu mối phân loại hoặc do tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn phân loại tùy theo nhóm nợ nào có rủi ro cao hơn

–  Tổ chức tín dụng phải chủ động phân loại các khoản nợ được phân loại vào các nhóm theo quy định tại Khoản 1 Điều 6   quyết đinh Số: 22/VBHN-NHNN ban hành quy định về các loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng này vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn theo đánh giá của tổ chức tín dụng khi xảy ra một trong các trường hợp như sau:

– Có những diễn biến bất lợi tác động tiêu cực đến môi trường và các lĩnh vực kinh doanh của khách hàng

– Các khoản nợ của khách hàng bị các tổ chức tín dụng khác phân loại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Ngân hàng thu nợ xấu là gì? Những mô hình cơ bản của ngân hàng thu nợ xấu

– Các chỉ tiêu tài chính của khách hàng (về khả năng sinh lời và các khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn và dòng tiền) hoặc khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm liên tục hay có biến động lớn theo chiều hướng suy giảm chỉ tiêu

– Khách hàng không cung cấp đầy đủ và kịp thời và trung thực các thông tin tài chính theo yêu cầu của tổ chức tín dụng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng

Theo đó, Phân loại nợ vào nhóm có rủi ro cao hơn là việc các tổ chức tín dụng căn cứ vào các tiêu chuẩn định tính và định lượng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và các cam kết ngoại bảng, trên cơ sở đó phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp. Tổ chức tín dụng phải chuyển khoản nợ vào nhóm có rủi ro cao hơn trong các trường hợp theo quy định cụ thể đã nêu ra như trên và thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật về vấn đề này

4. Việc phân loại nợ xấu và cam kết ngoại bảng theo nhóm

Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng (sau đây gọi tắt là rủi ro) là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết. Theo đó Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại nợ, cam kết ngoại bảng với 05 nhóm theo quy định tại quyết định Số: 22/VBHN-NHNN ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng quy định:

+ Nhóm 1:  (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.

+ Nhóm 2 : (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết nhưng có dấu hiệu suy giảm khả năng thực hiện cam kết.

+ Nhóm 3: (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất.

Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.

+ Nhóm 4:  (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất cao.

Các cam kết ngoại bảng mà khả năng khách hàng không thực hiện cam kết là rất cao.

+ Nhóm 5 : (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Các cam kết ngoại bảng mà khách hàng không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết.

Trên đây là toàn bộ thông tin chúng tôi cung cấp về vấn đề Việc phân loại nợ xấu và cam kết ngoại bảng theo nhóm và các thông tin pháp lý liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.