Dựa vào thực tế và kiến thức đã học cho biết Việt Nam thuộc kiểu môi trường nào

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC

Câu 1: Dựa vào hình 5.1, nêu tên các kiểu môi trường của đới nóng?

Dựa vào thực tế và kiến thức đã học cho biết Việt Nam thuộc kiểu môi trường nào


Trong đới nóng gồm có 4 kiểu môi trường:

  • Môi trường xích đạo ẩm
  • Môi trường nhiệt đới ẩm gió mùa
  • Môi trường nhiệt đới
  • Môi trường hoang mạc


Trắc nghiệm địa lí 7 bài 5: Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm

Từ khóa tìm kiếm Google: Hình 5.1, môi trường đới nóng, các kiểu môi trường đới nóng, giải câu hỏi trang 15 địa 7 bài 5.

(GD&TĐ)-Chương trình Địa lí lớp 12 bao gồm 3 phần: Địa lí Tự nhiên Việt Nam, địa lí Dân cư Việt Nam và địa lí Kinh tế Việt Nam. Theo Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học môn Địa lí của Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành tháng 8 năm 2011, chương trình Địa lí 12 cơ bản đã giảm đi một số phần gọn gàng hơn. Nội dung thi tốt nghiệp THPT bao gồm cả phần kiến thức (sách giáo khoa 12) và kĩ năng (tính toán, vẽ biểu đồ, phân tích biểu đồ và bảng số liệu, đọc Atlat). Sau đây là một số gợi ý khái quát hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT.

Dựa vào thực tế và kiến thức đã học cho biết Việt Nam thuộc kiểu môi trường nào

CHUYÊN ĐỀ 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

Phần này rất nhiều học sinh đánh giá khó và sợ học vì cho rằng đây là kiến thức phải học thuộc lòng. Thực chất, không hoàn toàn như vậy. Các thành phần tự nhiên có mối quan hệ biện chứng với nhau, một đặc điểm của thành phần này sẽ dẫn tới những đặc điểm của các thành phần khác. Vì vậy, để ôn tập phần tự nhiên hiệu quả, chúng ta nên hệ thống hóa kiến thức thành sơ đồ hoặc các bảng thống kê. Các kiến thức địa lí nên học theo phương pháp diễn dịch (đi từ đặc điểm tổng quan đến cụ thể). Ví dụ:

1.     Nội dung: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

· Vị trí địa lí:

Đặc điểm

Ý nghĩa

Tự nhiên

- Phía Đông Nam của châu Á.

- Rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương.

- Hệ tọa độ: (kể tên, tọa độ các điểm cực)

- Kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.

- Quy đinh thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Tài nguyên khoáng sản đa dạng.

- Tài nguyên sinh vật rất phong phú.

- Thiên nhiên phân hóa đa dạng giữa các vùng tự nhiên khác nhau.

- Nằm trong vùng có nhiều thiên tai trên thế giới (bão, lũ lụt, hạn hán…)

Kinh tế

Xã hội

- Gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.

- Thuộc múi giờ số 7.

- Gần các nước có nền kinh tế phát triển: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn quốc…

- Trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế

- Kinh tế: Thuận lợi trong phát triển kinh tế, hội nhập với thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Văn hóa – xã hội: Thuận lợi trong giữ gìn hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

- An ninh quốc phòng: Vị trí nước ta rất quan trọng trong một khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Biển Đông cũng rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

· Phạm vi lãnh thổ: gồm ba vùng: vùng đất, vùng trời và vùng biển (SGK)

2.     Nội dung: Đặc điểm chung của tự nhiên

a/ Đất nước nhiều đồi núi

· Đặc điểm chung của địa hình: SGK rất ngắn gọn, rõ ràng.

· Khu vực đồi núi:

-         Vùng núi: 4 vùng: Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

Đông Bắc

Tây Bắc

Trường Sơn Bắc

Trường Sơn Nam

Phạm vi

Tả ngạn sông Hồng

Giữa sông Hồng và sông Cả

Từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã

Phía Nam dãy Bạch Mã.

Hướng núi

Vòng cung

Tây Bắc – Đông Nam

Tây Bắc – Đông Nam

Vòng cung

Hình thái chung

- Các cánh cung chụm lại ở Tam Đảo, mở ra phía bắc và đông

- Cao nhất cả nước.

- Phía Đông và Tây là các dãy núi cao và trung bình. Ở giữa thấp hơn gồm các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên đá vôi.

- Các dãy núi song song và so le nhau, cao ở hai đầu và thấp trũng ở giữa.

- Kết thúc là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển.

- Bất đối xứng rõ rệt giữa 2 sườn Đông – Tây:

Tây

Đông

các cao nguyên ba dan bằng phẳng, các bán bình nguyên xen đồi

các khối núi cao đồ sộ, sườn dốc chênh vênh.

Các dãy núi chính, các sông chính

- Cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

- Các sông: Cầu, Thương, Lục Nam.

- Dãy Hoàng Liên Sơn (đỉnh Fanxiphăng 3143m).

- Sông Đà, Mã, Chu.

- Dãy Giăng Màn, Hoành Sơn, Bạch Mã. - Đỉnh Pu xai lai leng (2711m), Rào Cỏ (2235m).

- Sông Cả, Gianh, Đại, Bến Hải…

- Đỉnh Ngọc Linh (2598m), Ngọc Krinh (2025m), Chư Yang Sin (2405m), Lâm Viên (2287m)…

- Sông Cái, Ba, Đồng Nai…

 Vùng bán bình nguyên và đồi trung du: Vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, cao khoảng 100 – 200m: Đông Nam Bộ, rìa đồng bằng sông Hồng…

· Khu vực đồng bằng: ¼ diện tích, gồm 2 loại: đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.

Đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng duyên hải miền Trung

Diện tích

Khoảng 15.000km2

Khoảng 40.000km2

Khoảng 15.000km2

Điều kiện hình thành

Phù sa hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình

Phù sa sông Tiền và sông Hậu

Chủ yếu là phù sa biển

Địa hình

Cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển.

Bị chia cắt thành nhiều ô.

Có hệ thống đê ven sông

Trong đê có các khu ruộng cao và các ô trũng ngập nước

Thấp và bằng phẳng hơn đồng bằng sông Hồng

Có mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt

Không có đê ngăn lũ: mùa lũ bị ngập trên diện rộng, mùa cạn bị thủy triều xâm nhập

Có các vùng trũng lớn: Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên…

Hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ

Thường có sự phân chia thành ba dải:

Trong cùng

Giữa

Giáp biển

Cao hơn

Thấp, trũng

Cồn cát, đầm phá

Đất

Trong đê không được bồi đắp nên bạc màu, ngoài đê màu mỡ hơn

Đất phù sa màu mỡ được bồi đắp thường xuyên.

2/3 diện tích là đất mặn và đất phèn.

Nghèo dinh dưỡng, nhiều cát, ít phù sa sông

 · Ảnh hưởng của thiên nhiên các khu vực địa hình trong phát triển kinh tế - xã hội. (phần này SGK viết rất ngắn gọn, nên hệ thống lại thành bảng theo mẫu dưới đây để hiểu nhanh hơn và dễ so sánh hơn)

Khu vực đồi núi

Khu vực đồng bằng

Thế mạnh

Hạn chế

 b/ Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

· Khái quát về biển Đông: SGK

· Ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam

Ảnh hưởng của biển

Kết quả

Khí hậu

Tăng độ ẩm của các khối khí đi qua biển

Lượng mưa và độ ẩm lớn

Giảm bớt lạnh khô vào mùa đông và nóng bức vào mùa hạ

Khí hậu mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn

Địa hình ven biển

Tác động phong hóa, mài mòn của sóng, dòng biển, thủy triều đến vùng ven biển

Địa hình ven biển rất đa dạng:Vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, tam giác châu có bãi triều rộng, bãi cát, đàm phá, cồn cát, vũng vịnh, đảo ven bờ, rạn san hô…

Hệ sinh thái vùng ven biển

Khí hậu ven biển có độ ẩm cao hơn, đất nhiễm mặn, phèn

Hệ sinh thái ven biển rất đa dạng và giàu có: HST rừng ngập mặn, HST trên đất phèn, HST rừng trên đảo...

Tài nguyên thiên nhiên vùng biển

Thềm lục địa có nhiều khoáng sản.

Phong hóa mạnh vùng địa hình ven biển.

Ven biển có nhiệt độ cao, nhiều nắng.

Có nhiều bể dầu và khí có giá trị.

Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan.

Thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ.

Thiên tai

Bão, sạt lở bờ biển, cát bay, cát chảy, thủy triều xâm nhập mặn đất đai…

Ven biển nhiều lũ lụt làm thiệt hại nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng đến sản xuất.

Làm hoang mạc hóa đất đai…

c/ Thiên nhiên nhệt đới ẩm gió mùa

· Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:

- Tính chất nhiệt đới: nêu biểu hiện (tổng bức xạ, cân bằng bức xạ, nhiệt độ trung bình năm, tổng số giờ nắng) và nguyên nhân.

- Lượng mưa, độ ẩm lớn: nêu biểu hiện (lượng mưa trung bình năm, độ ẩm không khí, cân bằng ẩm) và nguyên nhân.

- Gió mùa: nêu nguyên nhân, thời gian, nguồn gốc, hướng gió, tính chất của gió, phạm vi hoạt động, kiểu thời tiết đặc trưng của gió mùa mùa đông, gió mùa mùa hạ

Gió mùa

Thời gian

Nguồn gốc

Hướng gió

Tính chất

Phạm vi

hoạt động

Kiểu thời tiết đặc trưng

Mùa đông

Từ tháng XI - IV

Khối khí lạnh phương Bắc từ cao áp Xibia

Đông Bắc

Lạnh khô

Miền Bắc (Từ dãy Bạch Mã trở ra Bắc)

- Nửa đầu mùa đông lạnh khô

- Nửa sau mùa đông lạnh ẩm, mưa phùn ở ven biển và đồng bằng Bắc Bộ Bắc Trung Bộ

Tín phong bán cầu Bắc

Đông Bắc

Khô nóng

Miền Nam (Từ Đà Nẵng trở vào Nam)

- Mưa ở ven biển Trung Bộ

- Khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên

Mùa hạ

(Từ tháng V – X)

Đầu mùa hạ (tháng V, VI)

Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương

Tây Nam

Nóng ẩm

Cả nước

- Mưa lớn ở Nam Bộ và Tây Nguyên

- Khô nóng ở phần nam của khu vực Tây Bắc và ven biển Trung Bộ

Giữa và cuối mùa hạ (từ tháng VI – X)

Tín phong bán cầu Nam vượt xích đạo lên

Tây Nam

Nóng ẩm

Cả nước

- Mưa lớn kéo dài ở Nam Bộ và Tây Nguyên

- Khô ở Duyên hải Nam Trung Bộ

- Mưa tháng IX ở Trung Bộ (Kết hợp dải hội tụ nhiệt đới)

- Mưa ở Bắc Bộ (gió chuyển hướng thành Đông Nam vào)

-   Sự phân mùa khí hậu:

+ Miền Bắc: Mùa đông lạnh, ít mưa, mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

+ Miền Nam: Mùa khô và mùa mưa rõ rệt

+ Tây Nguyên và ven biển Trung Bộ có sự đối lập về mùa khô và mùa mưa.

· Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của các thành phần tự nhiên khác:

Thành phần

Biểu hiện

Nguyên nhân

Địa hình

- Xâm thực mạnh ở miền đồi núi

- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa (quá trình phong hóa, xâm thực, vận chuyển mạnh)

Sông ngòi

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc

- Nhiều nước, giàu phù sa

- Chế độ nước theo mùa

- Phong hóa mạnh, lượng mưa lớn

- Lượng mưa lớn, vật liệu của xâm thực nhiều

- Gió mùa, mưa theo mùa

Đất

- Lớp đất dày

- Đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi

- Nhiệt ẩm cao nên phong hóa mạnh

- Mưa nhiều, rửa trôi mạnh trên đá mẹ axit ở vùng đồi núi thấp

Sinh vật

Đa dạng, phong phú

Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa với các thành phần loài nguồn gốc nhiệt đới chiếm ưu thế.

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có đường biển dài, địa hình và đất đa dạng

c/ Thiên nhiên phân hóa đa dạng

· Thiên nhiên phân hóa theo Bắc – Nam:

-         Nguyên nhân: Lãnh thổ trải dài trên 15 vĩ độ nên khí hậu có sự thay đổi theo vĩ độ.

-         Đặc điểm tiêu biểu về khí hậu, cảnh quan của phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam (SGK)

· Thiên nhiên phân hóa theo Đông – Tây

-         Nguyên nhân: Địa hình nước ta cao ở phía Tây và thấp dần về phía Đông; ảnh hưởng của các dãy núi hướng Tây Bắc – Đông Nam; ảnh hưởng của biển Đông.

-         Đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên của 3 dải: vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi. (SGK)

· Thiên nhiên phân hóa theo độ cao:

-         Nguyên nhân: do sự thay đổi của khí hậu theo độ cao

-         Đặc điểm tiêu biểu của 3 đai: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi, đai ôn đới gió mùa trên núi.

·  Các miền địa lí tự nhiên: dựa vào SGK và Atlat Địa lí Việt Nam, tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của 3 miền theo gợi ý sau:

Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Phạm vi

Địa chất –

địa hình

Khí hậu

Sông ngòi

Sinh vật

Khoáng sản

Thuận lợi

Khó khăn

3.     Nội dung: Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên

a/ Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Đối với mỗi loại tài nguyên, học sinh cần tìm hiểu việc sử dụng và bảo vệ theo các nội dung sau:

Tài nguyên

Hiện trạng

Nguyên nhân

Biện pháp sử dụng và bảo vệ

Rừng

Đa dạng sinh học

Đất

Nước

Khoáng sản

Biển

b/ Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

· Bảo vệ môi trường: có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta: tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường và tình trạng ô nhiễm môi trường. (Học sinh nên hệ thống kiến thức theo gợi ý dưới đây)

Vấn đề

Biểu hiện

Nguyên nhân

Giải pháp

Mất cân bằng sinh thái môi trường

Ô nhiễm môi trường

 · Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống:

(Học sinh nên hệ thống kiến thức theo gợi ý dưới đây)

Thiên tai

Tình hình

Hậu quả

Biện pháp phòng chống

Bão

Ngập lụt

Lũ quét

Hạn hán

Các thiên tai khác

· Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường: bảo vệ đi đôi với phát triển bền vững. (nội dung các nhiệm vụ của chiến lược:SGK)

GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÂU HỎI

Câu 1: Phân tích những thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí mang lại đối với tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng ở nước ta.

Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.

Câu 3: Nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

Câu 4: So sánh đặc điểm của hai đồng bằng châu thổ ở nước ta.

Câu 5: Em thích định cư ở miền núi hay đồng bằng? Vì sao?

Câu 6: Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái ven biển nước ta?

Câu 7: Biển Đông đã mang lại cho nước ta những thuận lợi và khó khăn gì trong đời sống và sản xuất?

Câu 8: Vì sao khí hậu nước ta lại mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa?

Câu 9: Trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực.

Câu 10: Vì sao địa hình, sông ngòi, đất, sinh vật nước ta lại mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa? Biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần này như thế nào?

Câu 11: Nêu đặc điểm của mỗi miền địa lí tự nhiên. Những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng tự nhiên của mỗi miền?

Câu 12: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh sự khác nhau về tự nhiên giữa miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ của nước ta.

Câu 13: Trình bày hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam. Nêu một số biện pháp phòng chống bão. 

GỢI Ý TRẢ LỜI MỘT SỐ BÀI TẬP

I/ BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH BẢNG SỐ LIỆU

1.     Bài tập 2/SGK trang 44

- Yêu cầu bài: Nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào nam và giải thích nguyên nhân.

- Cách làm: Nên nhận xét theo từng cột dọc của bảng số liệu và kết hợp giải thích nguyên nhân ngay sau mỗi ý nhận xét

                    Không nên: Nhận xét hết các cột rồi mới giải thích nguyên nhân. Nếu làm như vậy, khi giải thích sẽ phải nhắc lại các ý đã nhận xét và rất có thể bị thiếu ý.

- Cụ thể: nhận xét và giải thích về cột Nhiệt độ trung bình năm trước, sau đó lần lượt đến cột Nhiệt độ trung bình tháng I và tháng VII:

+ Nhiệt độ trung bình năm tại các địa điểm từ Bắc vào Nam đều cao hơn 200C và có sự tăng dần từ Bắc vào Nam. Nguyên nhân: do vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến và lãnh thổ hẹp ngang, dài theo chiều Bắc Nam nên từ bắc vào nam, vĩ độ giảm dần, càng gần xích đạo, góc nhập xạ trung bình năm càng lớn vì thế nhiệt độ trung bình năm tăng dần.

+ Nhiệt độ trung bình tháng I cũng tăng dần từ Bắc vào Nam. Từ Lạng Sơn đến Huế, nhiệt độ trung bình tháng I không vượt quá 200C (nguyên nhân: ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, càng vào phía nam, ảnh hưởng này càng yếu đi). Từ Đà Nẵng vào đến TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ cũng tăng dần và trên 200C (nguyên nhân: ảnh hưởng của gió tín phong đông bắc)

+Nhiệt độ trung bình tháng VII rất cao, trên 270C, từ Bắc vào Nam có sự thay đổi qua các địa điểm như sau:

Từ Lạng Sơn đến Huế: nhiệt độ tăng dần (do góc nhập xạ cũng tăng dần và chịu ảnh hưởng của hiệu ứng Phơn do gió Tây nam từ Bắc Ấn độ dương gây ra). Lạng Sơn nhiệt độ thấp hơn Hà Nội do nằm ở vĩ độ cao hơn và có địa hình cao hơn. Huế nóng nhất do ảnh hưởng sâu sắc của gió Lào khô nóng.

Đến Đà Nẵng, nhiệt độ thấp hơn Huế do Huế bị chặn bởi một bên là dãy Trường Sơn Bắc, một bên là dãy Bạch Mã nên ảnh hưởng hiệu ứng phơn sâu sắc của gió Tây Nam.

Từ Đà Nẵng đến Quy Nhơn, nhiệt độ lại tăng dần, Quy Nhơn nóng nhất cả nước (29,70C), đến TP Hồ Chí Minh nhiệt độ lại giảm xuống còn 27,10C. Mặc dù TP. Hồ Chí Minh gần xích đạo hơn nhưng lúc này là mùa mưa lớn do ảnh hưởng của gió Tây Nam nên làm giảm bớt nhiệt độ. Đà Nẵng và Quy Nhơn nằm phía Đông của dãy Trường Sơn Nam nên tháng 7 là mùa khô, nóng hơn.

2.     Bài tập 3/SGK trang 44

- Yêu cầu: So sánh, nhận xét và giải thích về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh.

- Cách làm: tương tự như bài 2 ở trên.

- Cụ thể:

-         Lượng mưa: Chỉ ra nơi nào mưa nhiều nhất, nơi nào mưa ít nhất (dẫn chứng số liệu). Giải thích vì sao?

-         Lượng bốc hơi: Chỉ ra nơi nào bốc hơi nhiều nhất, nơi nào bốc hơi ít nhất (dẫn chứng số liệu). Giải thích vì sao?

-         Cân bằng ẩm (hiệu số giữa lượng mưa và lượng bốc hơi): Kết hợp từ hai ý nhận xét trên để rút ra nhận xét về cân bằng ẩm của mỗi địa điểm. 

II/ BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG SỐ LIỆU

Bài 1 /SGK trang 50

Yêu cầu: Dựa vào bảng số liệu, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, nhận xét và so sánh chế độ nhiệt, chế độ mưa của 2 địa điểm trên.

Cách làm: nhận xét và so sánh về chế độ nhiệt trước sau đó đến chế độ mưa. Chú ý: yêu cầu của bài chỉ là nhận xét và so sánh, không yêu cầu phải giải thích.

Cụ thể:

Chế độ nhiệt: Nhiệt độ TB năm của Hà Nội thấp hơn TP. Hồ Chí Minh nhưng chế độ nhiệt của TP. Hồ Chí Minh điều hòa hơn, còn ở Hà Nội có sự phân mùa. Nhiệt độ TB tháng lạnh nhất của Hà Nội là 16,40C trong khi đó TP. Hồ Chí Minh là 25,70C. Có những thời điểm, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối của Hà Nội xuống đến 2,70C còn TP.Hồ Chí Minh là 13,80C. Nhiệt độ TB tháng nóng nhất của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh bằng nhau, 28,90C nhưng nhiệt độ tối cao tuyệt đối của Hà Nội lên tới 42,80C, cao hơn TP.Hồ Chí Minh gần 30C. Như vậy, kết quả là, biên độ nhiệt độ TB năm ở Hà Nội khá cao, đạt 12,50C còn ở TP. Hồ Chí Minh chỉ chênh nhau rất ít, biên độ nhiệt TB năm là 3,20C.

Kết luận: Trong chế độ nhiệt, Hà Nội có một mùa nóng và một mùa lạnh, biên độ nhiệt TB năm khá cao. Tp. Hồ Chí Minh quanh năm nóng, chế độ nhiệt điều hòa hơn.

Chế độ mưa: Nhìn vào biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của hà Nội và TP. Hồ Chí Minh ta thấy: Lượng mưa của TP. Hồ Chí Minh lớn hơn Hà Nội nhưng cả 2 địa điểm đều có chế độ mưa theo mùa: mùa mưa và mùa khô.

Tại Hà Nội, mùa mưa khoảng từ tháng 5 đến tháng 9, trong đó, mưa nhiều nhất vào tháng 7, 8, lượng mưa đạt trên dưới 300mm. Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, Hà Nội ít mưa, đặc biệt mưa rất thấp vào tháng 12 và tháng 1, khoảng 20 – 25mm.

Tại TP. Hồ Chí Minh, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa lớn, luôn đạt trên 200mm, mưa nhiều nhất vào tháng 9, đạt khoảng 320mm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khô sâu sắc vào tháng1,2,3, lượng mưa đạt dưới 20mm.

Như vậy, so sánh về chế độ nhiệt của 2 địa điểm trên ta thấy, Tp. Hồ Chí Minh có mùa mưa dài hơn và mưa lớn hơn Hà Nội còn mùa khô ở TP. Hồ Chí Minh lại khô sâu sắc hơn, mùa khô ở Hà Nội không quá ít mưa như TP.Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, những tháng nóng nhất là những tháng mưa nhiều, những tháng lạnh là những tháng ít mưa. Còn ở TP. Hồ Chí Minh, những tháng mưa nhiều là những tháng có nhiệt độ thấp hơn (do mưa làm dịu bớt) còn những tháng mùa khô là những tháng có nhiệt độ cao hơn một chút.

Th.S. Nguyễn Thị Nga – Trường THPT Chuyên ĐHSP


Page 2

Dựa vào thực tế và kiến thức đã học cho biết Việt Nam thuộc kiểu môi trường nào

(GD&TĐ) - Địa lý là một trong sáu môn thi trong kì thi tốt nghiệp sắp tới. Vì vậy, ôn tập và làm bài thế nào cho hiệu qủa nhất tôi xin chia sẻ vài kinh nghiệm nhỏ:

Khi ôn tập: Sơ đồ hóa kiến thức của từng bài, từng chương là việc đầu tiên cần làm, để nắm được trọng tâm cũng như nắm đủ nội dung của từng bài, để tránh nhầm lẫn kiến thức và tình trạng học trước quên sau. Sau đó, tìm hiểu mối liên hệ về kiến thức của các bài đó và ghi nhớ một cách có hiệu quả nhất. Để nghi nhớ hiệu quả nên vừa học vừa ghi ra nháp theo dạng sơ đồ hoá, sau đó tự tái hiện kiến thức vừa ôn tập bằng cách gấp tài liệu lại và tự trình bày lại kiến thức xem phần nào còn thiếu.

VD: Địa lí các vùng kinh tế cần sơ đồ hoá kiến thức theo các bước:  

+ Xác định vị trí địa lí của vùng (Dựa vào atlat để xác định).

+ Quy mô (lãnh thổ, dân số).

+ Nguồn lực phát triển (nguồn lực tự nhiên, nguồn lực kinh tế - xã hội...)

+ Các ngành kinh tế chủ yếu trong vùng (thế mạnh của vùng).

+ Hướng chuyên môn hoá và các sản phẩm hàng hoá.

 Ở các vùng kinh tế có một đặc điểm chung là vùng nào cũng giáp biển (trừ Tây Nguyên), nên vùng nào cũng có thế mạnh để phát triển kinh tế biển. Khi trình bày đều có thể trình bày đều có thể trình bày chung như: phía đông của vùng giáp biển, dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh thuận lợi để đánh bắt, nuôi trồng hải sản, biển có nhiều hải sản, phương tiện đánh bắt ngày càng hiện đại, nhu cầu của thị trường ngày càng lớn, kinh nghiệm đánh bắt, nuôi trồng của người dân, chính sách của nhà nước, cơ sở chế biến...

Cần  bám sát sách giáo khoa và kiến thức trong vở đã được học (lưu ý phần giảm tải không cần học), để nắm được các kiến thức cơ bản của chương trình tránh tình trạng ôn lan man, ôn không đúng trọng tâm. Đối với học sinh ôn cho thi tuyển sinh CĐ, ĐH nên tham khảo ý kiến của giáo viên bộ môn khi chọn tài liệu để ôn tập.   

Việc trao đổi thường xuyên với giáo viên bộ môn, bạn bè, nhóm học tập...là hết sức cần thiết để nắm vững và củng cố kiến thức, kết hợp tự kiểm tra kiến thức của mình bằng một hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa và lượng kiến thức tương ứng giữa sách giáo khoa với một số đề thi tốt nghiệp, CĐ - ĐH ở các năm trước là một yếu tố quan trọng để nắm vững và chắc kiến thức.

Biết tận dụng và khai thác hiệu quả các phương tiện học tập mà Bộ GD & ĐT cho phép sử dụng trong các kì thi tuyển như atlat. Vì các kì thi tốt nghiệp bao giờ cũng có câu dựa vào atlat để khai thác kiến thức, và câu đó thường là câu 1 điểm.

Lưu ý khi khai thác Atlát cần:

+Nắm được các phương pháp thể hiện, các kí hiệu  bản đồ sử dụng trong atlat. 

+ Đọc atlat phải theo trình tự khoa học và logic, ví dụ: Muốn tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu nước ta  thì trước tiên chúng ta cần dựa vào phụ lục để biết nội dung cần tìm hiểu nằm ở các trang nào của atlat. Tiếp theo là đọc chú giải để biết nội dung được thể hiện trên bản đồ và rút ra được các kiến thức có tính tổng quát .

+ Nắm được các nội dung kiến thức trong bài học với các mục cụ thể trong atlat để từ đó rút ra được các thông tin cần thiết, đồng thời giúp khai thác mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí cần tìm hiểu...

  Rèn luyện các kĩ năng về biểu đồ ( biểu đồ cột, biểu đồ tròn, miền, biểu đồ kết hợp cột và đường...), thông thường ở các kì thi tốt nghiệp thường ra các dạng biểu đồ trên, đây là câu kĩ năng thường chiếm 2 điểm, nên việc rèn luyện kĩ năng để đạt được điểm tối đa là yếu tố giúp học sinh đạt điểm cao.

- Khi làm bài: Nếu ôn tập kĩ nhưng không có phương pháp làm bài sáng tạo, khoa học chắc chắn sẽ không mang lại hiệu quả cao, nên khi làm bài cần:

Đọc kĩ đề là yếu tố hết sức quan trọng, tránh đọc qua loa dẫn đến nhầm lẫn kiến thức hoặc làm bài không đúng, đủ yêu cầu của nội dung cần trả lời.

Xác định nội dung của đề nằm trong phần nào của trương trình ( địa lí tự nhiên, dân cư hay điạ lí ngành kinh tế ), từ đó vạch ý cho phù hợp với đặc điểm riêng của từng phần. 

Câu nào thuộc làm trước, để lấy chắc đểm của câu đó, tránh lãng phí thời gian vào những câu không thuộc hoặc nhớ lan man. Thông thường thì câu dựa vào atlat và câu kĩ năng (vẽ biều đồ) dễ lấy điểm nhất. Vì vây, nên làm các câu đó trước. (lưu ý, các dạng biểu đồ đều có trong atlat và thi tốt nghiệp dạng biểu đồ nào thì đề thi đã cho cụ thể).

Trình bày bài phải khoa học, logic theo từng ý (chia ra ý lớn, ý nhỏ riêng biệt), nhằm tránh chồng chéo, lặp và thiếu ý, đồng thời với chữ nghĩa rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp hợp lí là yếu tố quan trọng giúp học sinh đạt điểm cao.  

Tô Văn Quy

Giáo viên trường: THPT Lê Thành Phương – An Mỹ - Tuy An – Phú Yên.


Page 3

TTO -  Những trọng tâm cần lưu ý khi ôn tập các môn thi tốt nghiệp, kinh nghiệm hệ thống kiến thức từng môn học...TTO đã tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Làm thế nào để ôn thi tốt nghiệp 2012 hiệu quả?”.

Ban tư vấn gồm các thầy cô đại diện Bộ Giáo dục và đào tạo, thầy cô các bộ môn thi tốt nghiệp 2012.

1. Thầy Nguyễn Duy Kha, trưởng phòng khảo thí - Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT.2. Cô Nguyễn Kim Anh, giáo viên ngữ văn Trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội.3. Thầy Trương Tiếu Hoàng, tổ trưởng bộ môn toán Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM.4. Cô Nguyễn Ái Hằng, tổ trưởng bộ môn lịch sử Trường THPT Trần Phú, TP.HCM.5. ThS Vũ Thị Bắc - Trường Phổ thông Năng khiếu - Đại học Quốc gia TP.HCM. 6.Cô Trần Thu Hảo, tổ trưởng tổ hóa học Trường THPT Nguyễn Tất Thành - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

7. Cô Trần Thị Liễu, tổ trưởng bộ môn tiếng Anh Trường THPT Phú Nhuận, TP.HCM.

* Môn Toán có phải chỉ thi chương trình thuộc lớp 12? Mong các thầy cô chia sẻ cho em một số cách để ôn luyện môn Toán cho tốt? (Em là một học sinh học yếu môn Toán). Em muốn tìm sách tham khảo đọc thì nên tìm cuốn nào? Tác giả là ai? Em xin chân thành cám ơn. ( Em đang ở TP.HCM) (Mai Công Tuấn, 18 tuổi, tuantkn84@...)

- Thầy Trương Tiếu Hoàng, tổ trưởng bộ môn toán Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM:

- Đọc đề cẩn thận, xác định chính xác giả thiết của đề bài và chú ý đặt các điều kiện cần thiết.

- Thực hiện đầy đủ các yêu cầu, nên làm phần kết luận cho từng câu để có thể kiểm tra lại đã thực hiện các yêu cầu của câu hỏi chưa?

Các em nên tham khảo thêm sách bài tập của SGK.

* Đề thi tiếng Anh có yêu cầu cả bốn kỹ năng nghe - nói -  đọc - viết không? Nếu có, phần đề môn nghe, đọc sẽ có dạng như thế nào? Em ở tỉnh, không được học thêm Anh văn, không được giao tiếp, cũng không có băng đĩa gì để nghe. Bài học ở lớp thì khó và khô khan nữa. Nhiều bạn em cũng nghĩ vậy.

Em lo lắng, đối với tụi em môn Anh văn được 5 điểm là mừng lắm. Xin cô hướng dẫn cách học để tụi em có thể đạt điểm trung bình (có thể chỉ tập trung vào những phần nào dễ nhất thôi). Cảm ơn cô (Nguyễn Thị Trúc Đào, daotrucnguyenthi099@...)

Dựa vào thực tế và kiến thức đã học cho biết Việt Nam thuộc kiểu môi trường nào
Cô Trần Thị Liễu, tổ trưởng bộ môn tiếng Anh Trường THPT Phú Nhuận, TP.HCM - Ảnh: MINH ĐỨC

- Cô Trần Thị Liễu, tổ trưởng bộ môn tiếng Anh Trường THPT Phú Nhuận, TP.HCM:

Đề thi tiếng Anh có 50 câu trắc nghiệm, như vậy sẽ không có kiểm tra kỹ năng nghe nói, để có được điểm trung bình các em cần nắm vững các kiến thức cơ bản của môn tiếng Anh đã được học trong 3 năm cấp 3. Cụ thể như cách sử dụng các thì, sự phối hợp các thì trong câu, cách sử dụng từ trong 1 câu cho chính xác (các em cần phân biệt danh từ, tính từ, trạng từ...). Về thì các em cần nắm các thì chính thường được sử dụng như Simple present, present continuous, simple past, present perfect, simple furture, past continuous.

Các em cũng cần biết sử dụng các liên từ để phối hợp các thì trong câu cho chính xác. Khi xác định thì các em cũng cần phải phân biệt số ít, số nhiều, active hoặc passive voice. Khi làm phần đọc hiểu đoạn văn, các em không nên chọn đáp án ngay lần đọc đầu tiên. Cần đọc đi đọc lại đoạn văn ít nhất là 2 lần, vì đôi khi chính những câu sau trong đoạn văn sẽ gợi ý đáp án cho câu trước. Em cũng cần tham khảo câu trả lời của cô về phần phát âm và dấu nhấn để có thể có được điểm 5 trong bài thi tiếng Anh. Chúc em thành công.

* Các thầy cô cho em hỏi cấu trúc đề tốt nghiệp tiếng Anh gồm những phần nào? Phần nhấn âm và phát âm có những từ có trong SGK phải không ạ?(Thanh Phương, 18 tuổi, babylovevas@...)

- Cô Trần Thị Liễu: Cấu trúc đề thi tiếng Anh gồm có 3 câu phát âm, 3 câu dấu nhấn, 1 đoạn văn đọc hiểu (4 câu hỏi), một đoạn văn điền từ (6 từ), các câu còn lại bao gồm những điểm ngữ pháp đã học trong chương trình, cụ thể như tenses, passive voice, relative clauses.... Phần ngữ nghĩa (trong 1 câu có 1 từ gạch dưới, học sinh chọn từ đồng nghĩa), phần viết lại câu (đã cho sẵn 4 gợi ý thí sinh chọn), phần speaking (từ 3 đến 4 câu), tất cả các câu hỏi đều là dạng trắc nghiệm (50 câu).

Phần nhấn âm vá phát âm chắc chắn cũng sẽ tương tự như những gì các em được học, được kiểm tra trong lớp, còn từ nào thì do người ra đề thi quyết định, giáo viên không thể biết được.

* Năm nay thi tốt nghiệp có những môn khá khó cho học sinh như lịch sử, hóa học. Xin hỏi đề thi ở mức nào, học sinh trung binh yếu có cơ hội đậu không? (Nguyễn Văn Hoành, 18 tuổi, doidaogian.cantinh@...)

- Thầy Nguyễn Duy Kha: Quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành quy định rõ nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12, bao quát được nội dung dạy học, đáp ứng yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng,  phù hợp về thời gian quy định cho từng môn thi và đảm bảo cho học sinh đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp. Nếu chăm chỉ, cố gắng đều có thể đạt kết quả tốt nghiệp.

* Ôn tập môn Văn cần lưu ý những nội dung gì ạ? (ngyen thanh tam, 18 tuổi, thuy_linh-kute@...)

- Cô Nguyễn Kim Anh: Câu hỏi của em là toàn bộ hai cuốn sách tập I và II môn ngữ văn lớp 12. Tuy nhiên, cô có thể trả lời ngắn gọn là em phải nắm vững cấu trúc của đề: một là câu tái hiện kiến thức (2 điểm), hai là câu nghị luận xã hội (3 điểm), và câu thứ ba là nghị luận văn học (5 điểm). Thế cũng có nghĩa là em phải ôn học thuộc lòng khá nhiều, nhưng nếu nắm chắc trong quá trình học những ý chính thì việc được 5 điểm không khó.

Cụ thể em nên hệ thống hóa kiến thức bằng cách lập bảng các bài học. Ví dụ: chia theo thơ gồm có các bài thơ nào theo thứ tự chương trình và văn là những bài nào. Sau đó rà soát lần lượt ôn theo trình tự nhất định, tránh nhảy cóc rồi quay lại sẽ lẫn lộn.

* Em xin hỏi cô Liễu, theo cô thấy bài làm môn tiếng Anh thường mất điểm ở phần nào? Làm sao tránh ạ? Cần lưu ý những gì để học và làm bài thi tiếng Anh tốt?

- Cô Trần Thị Liễu: Thường khi làm bài phần đọc hiểu các em hay hấp tấp chọn ngay đáp án khi mới đọc qua, trong khi đó trong 4 sự chọn lựa thường có 1 trả lời gần đúng với đáp án, do đó nếu không đọc và chọn lựa kỹ các em dễ mất điểm ở phần này.

Trong phần ngữ pháp những câu áp dụng về thì, các em cần phải chú ý kỹ đây là câu chủ động hay bị động, số ít hay số nhiều. Khi làm bài trắc nghiệm các em nên bôi đen từng câu trả lời một, không nên chờ đến cuối mới đánh vào bảng trả lời các câu hỏi, vì như thế các em có thể bị nhầm lẫn một câu, sẽ kéo theo nhiều câu bị sai.

Trong quá trình làm bài nếu có câu hỏi nào chưa có đáp án các em nên đánh dấu trong đề thi câu hỏi đó để sau khi làm xong những câu dễ các em sẽ trở lại làm những câu này và điều này cũng giúp cho các em tránh được việc đánh nhầm đáp án cho câu hỏi. Chúc em làm tốt bài thi.

* Phương pháp học ôn lịch sử như thế nào có hiệu quả ạ? Em cảm ơn (Nguyễn Việt Hải, 17 tuổi, blueweasley@...)

- Cô Nguyễn Ái Hằng: Trước hết em hãy nắm kỹ chương trình, phần nào giảm tải, phần nào đọc thêm. Thứ hai, các em cần lập kế hoạch ôn tập, cụ thể là chia thời gian ôn tập thành nhiều vòng (ít nhất là 3 vòng ôn).

Thứ ba, học lịch sử cũng như học Toán, Lý, các em phải vừa học, vừa viết, hoặc vẽ, lập sơ đồ. Ví dụ như học về các chiến dịch lịch sử.

Đó là phương pháp chung, còn phương pháp học một bài sử thì trước hết các em cần đọc qua một lần để nắm kiến thức cơ bản. Bước tiếp theo, phải xác định mốc thời gian trong bài học. Sau đó, học từng phần, từng đề mục. Sau khi học hết các đề mục trong bài thì các em mới học lại toàn bài. Các em cần đọc lại bài ít nhất 3-5 lần để khắc sâu kiến thức.

* Đề hóa học (chương trình cơ bản) có những phần đã được giảm tải không? Mong quý thầy cô cho em biết (Ngô Trần Nhật, 18 tuổi, nhat_thien1993@...)

- Thầy Nguyễn Duy Kha: Đề thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 có nội dung nằm trong chương trình THPT, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng và phù hợp với nội dung đã được điều chỉnh trong Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học bậc trung học của Bộ GD-ĐT.

Như vậy, những phần đã được giảm tải như em hỏi, không có trong nội dung đề thi.

* Làm thế nào để em có thể hệ thống hóa kiến thức một cách đầy đủ nhất chương trình Địa lí 12 (Trần Trung Kiên, 18 tuổi, thusinh_1994@...)

- Cô Vũ Thị Bắc: Để hệ thống hóa kiến thức một cách đầy đủ nhất chương trình địa lý lớp 12, em có thể làm theo các cách sau:

- Đọc lại bài, tìm các từ khóa trong bài sau đó diễn đạt lại theo cách của mình, có thể dùng các kí hiệu, hình vẽ tùy theo ý mình.

- Sử dụng sơ đồ hình cây để hệ thống lại kiến thức nên đi từ khái quát đến cụ thể (không nên đi từ chi tiết đến khái quát). Ở đây các em có thể sử dụng sơ đồ tư duy cũng được, miễn làm sao cho dễ nhớ, dễ học là được.

- Nội dung chương trình lớp 12 được chia ra chủ yếu làm 4 phần là :

+ Các nguồn lực để phát triển kinh tế

+ Dân cư và nguồn lao động

+ Các ngành kinh tế

+ Các vùng kinh tế

Em cần nắm rõ các nguồn lực từ đó phân tích sự ảnh hưởng của nguồn lực đến sự phát triển kinh tế ngành và sự phát triển kinh tế vùng, nhớ là không nên học máy móc mà cần phải hiểu và nắm rõ vấn đề bởi các nội dung trong môn địa lý lớp 12 có mối quan hệ với nhau, nếu nắm được từng phần em sẽ học được các phần khác rất nhanh. Chúc em ôn thi tốt môn địa lý lớp 12.

* Cho em hỏi phương pháp ôn tập và thi đạt kết quả tốt môn Ngữ văn cả ôn thi tốt nghiệp và đại học.  Môn Văn thì nhiều dẫn chứng và có những phần giáo viên lướt qua hoặc không dạy ( như những nhân vật phụ). Vậy khi ôn thi, em có nên bỏ qua những phần đó hay không? Những phần Bộ giảm tải thì đề đại học có ra không? (Phạm Đình Bảo, 18 tuổi, pham_daithieugia@...)

Dựa vào thực tế và kiến thức đã học cho biết Việt Nam thuộc kiểu môi trường nào
Cô Nguyễn Kim Anh (áo khoác), giáo viên ngữ văn Trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội - Ảnh: Nguyễn Khánh

- Cô Nguyễn Kim Anh: Thứ nhất, yêu cầu của hai kỳ thi khác nhau nên không thể một công đôi việc hoàn toàn, song nếu ôn tốt cho kỳ thi tốt nghiệp thì việc ôn thi đại học sẽ nhàn hơn rất nhiều. Nếu ôn tốt nghiệp là những nhân vật chính thì ở ôn thi đại học sẽ bổ sung cả những nhân vật phụ và những chi tiết nghệ thuật đặc tả trong tác phẩm sẽ được bình sâu ở kỳ thi đại học.

Thứ hai, cần có cách để nhớ dẫn chứng. Đó không hoàn toàn là học thuộc lòng những đoạn văn dài nhưng các em buộc phải nhớ những câu hoặc cụm từ tiêu biểu. Ví dụ: khi nói về vẻ đẹp của cô Mị, tác giả chỉ nói gián tiếp "trai đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị". Câu này phải nhớ. Song mẹo nhớ là nên đi cùng với hình ảnh trong hình dung thì bài sẽ đọng hơn. Tuy nhiên, có lúc ngồi làm bài, nếu không biết mình nhớ có chính xác không, thì không nên đưa vào ngoặc kép. Như trường hợp trên, có học sinh viết là "đầu giường Mị" - gây hiểu nhầm - hay lỗi nhẹ hơn là "đầu phòng Mị" thì vẫn phải bỏ dấu ngoặc kép. Khi đó là văn của người viết bài, sẽ đỡ lo bị trừ điểm.

Những phần Bộ giảm tải, chắc chắn sẽ không có trong một câu hỏi chính thức của đề thi tốt nghiệp cũng như đại học. Nhưng môn Văn không thể bỏ qua kỹ năng liên tưởng, liên hệ. Nếu học sinh có được kiến thức từ những bài đã được giảm tải, chắc chắn sẽ thuyết phục giám khảo hơn nhiều. Bài văn sẽ phong phú và cho thấy người học chịu khó rộng mở, thu nhận kiến thức. Người học đối phó không thể có bài viết như vậy. Tôi đã từng đi chấm thi nhiều, tôi luôn trân trọng các bài thi có phần mở rộng, liên hệ, sáng tạo. Các đồng nghiệp khác của tôi đều như thế. Nhất là trong trường hợp chấm nhiều bài, thì bài nào có nét riêng sẽ được đánh giá cao hơn.

* Thưa cô cho em hỏi cách để có thể khai thác tốt nhất Atlat cho việc làm bài? Em xin chân thành cám ơn! (hà văn minhh hoàng, 18 tuổi, havanminhhoang@...)

- Cô Vũ Thị Bắc: Atlat được dùng trong việc rèn luyện kĩ năng phân tích xử lí số liệu, vì thế muốn sử dụng Atlat hiệu quả em cần vừa học kiến thức trong sách giáo khoa vừa tham khảo thêm số liệu trong Atlat. Hầu hết các số liệu về các ngành kinh tế và các vùng kinh tế đều có trong Atlat. Ví dụ, khi học bài 22 vấn đề phát triển nông nghiệp em cần tham khảo thêm trong Atlat phần bản đồ nông nghiệp chung và tình hình phát triển của cây lương thực, cây công nghiệp lâu năm và hàng năm. Như thế em vừa đỡ phải nhớ nhiều số liệu, vừa khai thác được Atlat một cách hiệu quả.

Tuy nhiên cũng không nên quá phụ thuộc vào Atlat bởi Atlat chỉ được khai thác hiệu quả khi em đã có kiến thức cơ bản môn Địa lý lớp 12. Nếu trong lúc học em không thực hành chung với Atlat thì sẽ rất lúng túng khi đi thi.

Môt điều lưu ý là khi đọc Atlat có hai trang em cần tham khảo nhiều là phần Các kí hiệu chung trang đầu tiên và phần mục lục trang cuối. Khi có phần tham khảo trong Atlat em cần xem phần mục lục để tìm đúng bản đồ cần xem và tham khảo phần kí hiệu để đọc cho đúng.

* Cho em hỏi cách làm bài môn Hóa học? Làm sao để hệ thống lại lý thuyết hóa và nhận dạng các bài toán hóa học? (Tran Huu Phuc, 18 tuổi, vanphuag@...)

- Cô Trần Thu Hảo: Xin trả lời em theo hai nội dung:

Dựa vào thực tế và kiến thức đã học cho biết Việt Nam thuộc kiểu môi trường nào
Cô Trần Thu Hảo (phải), tổ trưởng tổ hóa học Trường THPT Nguyễn Tất Thành - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội - Ảnh: Nguyễn Khánh

Thứ nhất, về cách làm bài môn Hóa: Trước tiên, em chọn những câu có tính chất thuộc lòng, dựa vào đáp án để làm trước. Sau đó, em chọn những câu trên cơ sở suy luận về lý thuyết để làm bài tập lý thuyết (như là nhận biết điều chế...) và cuối cùng là những câu thuộc về bài tập tính toán. Đó là cách tận dụng được thời gian làm bài ngắn nhất, đem lại hiệu quả cao nhất.

Thứ hai là hệ thống và nhận dạng các bài toán hóa học. Em có thể hệ thống lý thuyết Hóa học lớp 12 theo hai phần vô cơ và hữu cơ:

+ Về hóa hữu cơ: Mỗi loại hợp chất cần nắm vững bốn phần trọng tâm:

*Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp

*Đặc điểm, tính chất lý học

*Tính chất hóa học

*Điều chế

+Về hóa vô cơ: Thí sinh nên hệ thống theo từng phần để tiện so sánh. Ví dụ:

*Các đơn chất kim loại: kim loại nhóm A (IA, IIA, Nhôm), kim loại nhóm B (Sắt, Crom, Đồng)

*Các hợp chất của chúng: Hợp chất của Natri; Hợp chất Canxi; Hợp chất của Nhôm; Hợp chất của Sắt, Crom, Đồng.

Em có thể nhận dạng bài toán hóa học qua những dấu hiệu chỉ điểm đặc trưng như sau:

+Với bài toán hóa hữu cơ: Trên cơ sở tính chất hóa học của từng loại hợp chất,  thi sinh có thể gặp các dạng bài: * Tìm được công thức phân tử;

* Dựa vào phản ứng hóa học để giải bài toán hỗn hợp

+ Với bài toán vô cơ: Thí sinh có thể gặp các dạng bài toán sau:

*Kim loại tác dụng với: Phi kim, Axit, Kiềm, Dung dịch muối

*Bài toán về phản ứng nhiệt nhôm

* Bài toán về điện phân

* Môn sử chúng em học hay quên ngày tháng năm, làm sao em có thể nhớ nội dung và kể cả ngày  tháng năm (nguyễn kim thư, 18 tuổi, vickyphucan@...)

- Cô Nguyễn Ái Hằng: Để nhớ nội dung lâu, các em phải hiểu bài. Về ngày tháng năm, để nhớ được, các em có thể dùng biện pháp liên tưởng, ví dụ ngày tháng năm lịch sử đó có thể là sinh nhật của ai đó thân thiết, hoặc là ngày họp mặt, ngày chia tay... Ngoài ra, trước khi học một bài các em cần xem bài đó nằm trong giới hạn khoảng thời gian nào, thông tin này có trong tiêu đề bài học.

* Em xin hỏi bài thi môn toán thường dễ mất điểm ở những lỗi nào? Làm sao tránh? Em nên phân bổ thời khóa biểu môn Toán như thế nào?

- Thầy Trương Tiếu Hoàng: Lỗi các thí sinh thường gặp trong quá trình làm bài :

- Không đọc kỹ đề bài, nhầm lẫn các giả thiết

- Không nắm đầy đủ các yêu cầu của đề bài, chưa làm hết câu, thiếu kết luận.

- Thiếu cách đặt các điều kiện cần thiết hoặc quên so với điều kiện sau khi giải bài.

- Chép các dữ kiện từ đề bài ra bài làm bị sai.

- Tính sai 1 kết quả và sử dụng kết quả đó làm tiếp dẫn đến sai hàng loạt câu sau tuy rằng cách làm đúng .

Các em nên ôn tập mỗi ngày 2 tiếng (1 ngày ôn giải tích, 1 ngày ôn hình học)

* Làm cách nào để học thuộc bài Sử nhanh và nhớ lâu? (pj, 18 tuổi, pj_luv1201@...)

- Cô Nguyễn Ái Hằng: Thứ nhất là em phải thật tâp trung khi học. Thứ hai, em phải hiểu kỹ nội dung từng phần của bài. Phải hiểu thì mới nhớ lâu được em à.

* Thưa cô, học sinh trung bình (dở môn Văn) nên tập trung vào phần nào trong ba phần của để thi? (thanhthuythixdua@...)

- Cô Nguyễn Kim Anh: Dù dở thế nào thì em cũng biết mình có khả năng phân tích thơ hơn hay phân tích văn hơn. Nếu đâu là điểm chưa mạnh thì lúc này "đầu tư" vẫn kịp. Ví dụ: đã từng có những học sinh học lệch văn hoặc thơ, và nghĩ rằng sẽ chọn ở câu 5 điểm làm một trong hai thể loại này. Tuy nhiên, cách đây mấy năm đề thi cả hai câu đều là văn. Vì vậy không nên tự chặn con đường của mình.

Câu nghị luận xã hội không bó hẹp kiến thức nên học sinh cũng dễ có được điểm 1,5 đến 2 điểm miễn là biết suy luận và có hiểu biết từ cuộc sống. Ví dụ: với đề hỏi về tác dụng của việc đọc sách. Các em hoàn toàn không phải ôn tập song cần phải là người từng đọc sách, từng mê sách thì chắc chắn bài làm sẽ thuyết phục được người chấm. Cũng có trường hợp chỉ nghe thầy cô và cha mẹ nói về tác dụng của đọc sách mà em viết vào bài làm cũng vẫn có thể đạt điểm không tệ. Những câu yêu cầu kiến thức xã hội không được bỏ qua hay xem nhẹ.

Cũng cần lưu ý có câu trong đề không nói thẳng mà mượn một câu ví von, so sánh, ...thì phải có thao tác quy đổi. Ví dụ: "Khi ta tặng bạn hoa hồng, tay ta cũng vương mùi hương." Có thể hiểu là đề yêu cầu viết về tình bạn và sự giúp đỡ, hy sinh cho tình bạn.

* Em xin hỏi từ giờ tới lúc thi, học môn toán như thế nào để có 5 điểm (ở lớp em cũng chỉ đạt khoảng 5 điểm thôi). Còn nữa, xin thầy chỉ cách làm bài không sai để không bị trừ điểm? (thongreovivu_dl@...)

- Thầy Trương Tiếu Hoàng: Trước tiên em phải học thuộc các công thức trong SGK, trong quá trình làm bài kỹ năng tính toán phải tốt. Thông thường, các thí sinh thường mắc các lỗi:

- Sử dụng ký hiệu tùy tiện mà không giới thiệu.

- Làm bài quá vắn tắt, không giải thích, thiếu lập luận.

- Chọn phương pháp giải toán quá cầu kỳ, kỹ xảo trong khi đó có thể chọn cách giải đơn giản hơn.

-Không đánh số thứ tự của câu khi làm bài gây khó khăn, mất cảm tình của giám khảo.

* Phần phát âm trong đề thi thường có dạng như thế nào, chiếm bao nhiêu điểm? (honghanhdethuong@...)

- Cô Trần Thị Liễu: Phần phát âm cũng như dấu nhấn chiếm 3 đến 4 câu (thường là 3) trên tổng số 50 câu. Các em cần chú ý kiến thức nhận ra dấu nhấn của môt từ, vídụ: danh từ có 2 vần thì dấu nhấn ở đâu? Động từ ở đâu?, từ có 3 vần trở lên như thế nào. Các em cũng cần chú ý tiếp vĩ ngữ của các từ để xác định dấu nhấn của từ. Phần phát âm các em cần biết phân biệt những nguyên âm xuất hiện với những từ a, e, o, i, ea và những phụ âm như ch, sh, th...

* Các bạn em nói nếu học dở toán quá, nên tập trung học phần khảo sát hàm số thôi, vào phòng thi làm thêm vài phần nhỏ nữa là đủ điểm trung bình... Theo thầy, HS trung bình tụi em có thể hưởng trọn điểm phần khảo sát hàm số không, ngoài ra em nên tập trung phần nào nữa, phần nào dễ học và dễ có điểm? (tranchitrung357@...)

- Thầy Trương Tiếu Hoàng: Phần khảo sát hàm số bất kỳ kỳ thi tốt nghiệp nào cũng có. Phần này dễ nhưng khi làm bài phải cẩn thận theo các bước mà thầy cô đã dạy trên lớp. Muốn có điểm tối đa phần này, kỹ năng tính toán của học sinh phải tốt.

Theo thầy, phần dễ kiếm điểm là phần hình học giải tích không gian (phần riêng) vì không đòi các em suy luận nhiều mà chỉ cần áp dụng đúng công thức và tính toán chính xác.

* Em có thể ôn theo các cuốn sách hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp được không? Hay là ôn sách học ở trên trường mình đang học(nguyễn thanh hoàng, 18 tuổi, beauty_boy0606@...)

Dựa vào thực tế và kiến thức đã học cho biết Việt Nam thuộc kiểu môi trường nào
Thầy Nguyễn Duy Kha, trưởng phòng khảo thí - Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT - Ảnh: Nguyễn Khánh

- Thầy Nguyễn Duy Kha: Tài liệu dùng để học và ôn luyện tốt nhất cho các em là sách giáo khoa được biên soạn theo chương trình hiện hành. Các em có thể tham khảo thêm các tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp. Nhưng cần lưu ý các tài liệu này trên thị trường sách hiện nay rất đa dạng. Vì vậy cần phải có bản lĩnh để lựa chọn những tài liệu thật cần thiết, bám sát kiến thức, kỹ năng cơ bản, để không rơi vào tình trạng "đa thư loạn mục".

* Thưa cô cho em hỏi, học môn văn như thế nào để có thể được 5 điểm. Đối với em kiếm điểm 5 môn này cũng không dễ? Đề thi có 3 phần, dài quá, thời gian không đủ để làm hoàn chỉnh được. Xin cô chỉ cách học và kinh nghiệm làm bài thi tốt nghiệp môn Văn ạ? (hongdao _truongthi@...)

- Cô Nguyễn Kim Anh: Đầu tiên, cần lập ý sơ lược của các câu vào tờ giấy nháp. Sau đó, canh giờ dành cho từng câu. Cụ thể: câu 1 nên dành khoảng 20 phút, câu 2 khoảng 40 phút, còn lại 90 phút cho bài văn. Tất nhiên, không cần canh chính xác từng phút, song cũng phải lưu ý vì một đặc điểm của môn Văn, kể cả với học sinh giỏi, dễ bị để cảm xúc cuốn đi.

Nhiều năm qua, với câu 3 điểm - nghị luận xã hội, học sinh thường dồn toàn bộ cảm hứng mà quên rằng đó là câu 3 điểm. Thậm chí ra khỏi phòng thi, khoe bố mẹ làm được điểm vẫn là khoe về câu 3 điểm. Muốn đạt 5 điểm thì em nên xác định không được bỏ qua cả câu trên (2 điểm) và câu dưới (5 điểm). Kể cả câu 2 điểm, mình chỉ làm được 0,5 điểm cũng viết. Các cụ có câu "Năng nhặt chặt bị". Vì ở mỗi câu chỉ nhặt ra khoảng 60% đạt yêu cầu thì em mới yên tâm được điểm 5. Lý do còn xem chữ nghĩa, lỗi chính tả và cách diễn đạt của em thế nào nữa. Chúc thành công!

* Cho em hỏi cách học ngắn gọn và dễ nhớ nhất môn lịch sử? Môn lịch sử cái gì là trọng tâm nhất? (trần nguyễn nhật nam, 18 tuổi, trannambh@...)

- Cô Nguyễn Ái Hằng: Học ngắn gọn thì điểm sẽ không cao, còn muốn dễ nhớ môn lịch sử thì trước hết em phải thật sự yêu thích nó. Trong một đề thi, phần lịch sử Việt Nam 7 điểm, lịch sử thế giới 3 điểm. Vì câu hỏi của em chưa thật rõ ràng nên cô chỉ có thể trả lời tạm thời như thế.

* Cho em hỏi về cách nhớ tính chất của môn hóa học. (Lê Tuấn Anh, 18 tuổi, ceo9x@...)

- Cô Trần Thu Hảo: Chia sẻ với em bí quyết để nhớ tính chất hóa học như sau:

Thứ nhất là với một hợp chất hữu cơ:

-Dựa vào cấu tạo để suy đoán những tính chất chung. Ví dụ một hợp chất hữu cơ mạch hở có chứa nối đôi ở mạch Cacbon thì sẽ có tính chất: cộng, trùng hợp, oxy hóa;

-Dựa vào số oxy hóa để suy đoán chúng có phản ứng oxy hóa- khử hay không.

- Ngoài ra còn có những tính chất riêng của từng loại hợp chất

Thứ hai là với một chất vô cơ: Thuộc và nắm chắc các tính chất hóa học cơ bản của từng loại, ví dụ: kim loại, oxit bazơ, axit, muối... Tuy nhiên, lưu ý có những chất có tính chất riêng. Ví dụ nhôm kim loại tác dụng được với dung dịch kiểm.

Và một điều muốn nhắn với em trong quá trình học môn hóa là muốn thuộc lý thuyết thì không nên chỉ chăm chăm thuộc lòng, mà cần viết lại để có sự tư duy và nhớ kĩ, nhớ lâu kiến thức hơn.

* Kính thưa thầy cô, em học rất tệ môn Anh văn, làm thế nào để em đạt được kết quả tốt trong kì thi tốt nghiệp sắp tới ?(Võ Nguyễn Mỹ Duyên, 18 tuổi, black_coffee251094@...)

- Cô Trần Thị Liễu: Các em cần ôn lại các kiến thức đã học trong chương trình, cụ thể là phần từ vựng theo từng chủ đề của các bài, các ngữ pháp được đề cập trong từng bài học. Từ đây cho đến ngày thi mỗi ngày các em nên ôn lại các từ, chú ý các giới từ được đề cập trong các bài. Các phrasal verbs trong sách giáo khoa. Phần ngữ pháp các em nên làm thêm các bài tập liên quan đến các chủ đề đã học trong bài. Phần chính nhất vẫn là các thì, mệnh đề quan hệ, mệnh đề chỉ thời gian, câu chủ động, bị động.

* Bí quyết để làm tốt bài thi môn sử? (trần văn tới, 18 tuổi, tranvantoigvcnl3@...)

- Cô Nguyễn Ái Hằng: Trước hết, phải đọc kỹ đề, hiểu đề, sau đó gạch dưới hoặc ghi ra nháp những cụm từ quan trọng. Lập dàn ý, ghi những gì mình biết về yêu cầu của đề. Sau đó, sắp xếp các ý theo thứ tự thời gian, lập dàn ý không quá sơ lược nhưng cũng đừng đi sâu chi tiết. Sau khi xem xét dàn ý đã đủ ý chưa, lúc đó hãy bắt đầu viết bài.

Bài làm cần chú ý cả nội dung lẫn hình thức, từ ngữ sử dụng phải chính xác, tránh lỗi chính tả. Khi hết một ý, các em nên chấm hoặc xuống hàng để người chấm dễ theo dõi bài.

Khi làm xong, nên dành ít thời gian đọc lại bài.

* Môn hóa học có đề cương không? Crom và hợp chất crom có thuộc nội dung giảm tải không?(mai thi xuan, 27 tuổi, maithixuan26121985@...)

- Cô Trần Thu Hảo: Theo quy định của Bộ, môn Hóa không có đề cương ôn thi tốt nghiệp. Tuy nhiên, em yên tâm là nội dung thi sẽ là những kiến thức cơ bản nhất nằm trong chương trình.

Crom và hợp chất crom vẫn nằm trong chương trình giảng dạy chính thức của môn Hóa lớp 12 năm học 2011-2012, nó không thuộc nội dung giảm tải.

* Cấu trúc của đề thi môn địa lí và lịch sử như thế nào? Mong thầy giải đáp. (Đặng Tiểu Đạt, 17 tuổi, xuandang68@...)

- Thầy Nguyễn Duy Kha: Theo quy định hiện hành,  trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, thí sinh thi các môn Lịch sử, Địa lý theo hình thức tự luận. Cũng như đề thi tự luận của các môn khác, đề thi của mỗi môn này gồm có hai phần: Phần chung (hay còn gọi là phần bắt buộc), ra theo nội dung kiến thức và kỹ năng giao nhau giữa chương trình chuẩn và nâng cao.

Phần riêng (hay còn gọi là phần tự chọn) ra  theo phần kiến thức, kỹ năng của từng chương trình chuẩn hoặc nâng cao. Khi làm bài thi phần tự chọn, thí sinh chỉ được làm một trong hai phần tự chọn. Nếu làm cả hai phần tự chọn, thì cả hai phần tự chọn đều không được chấm điểm.

* Cho em hỏi: quy chế thi tốt nghiệp năm nay có gì khác so với những năm trước? (nguyen trong quy, 18 tuổi, rongquy_pep2211@...)

- Thầy Nguyễn Duy Kha: Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo thông tư số 10/2012/TT-BGDĐT ngày 6-3-2012 có một số điểm mới. Theo đó, giám đốc sở GD-ĐT và Cục trưởng cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng) được quyền chủ động xây dựng và triển khai phương án tổ chức coi thi phù hợp với thực tế của địa phương, đơn vị; Xây dựng và triển khai phương án chấm thi để chấm các bài thi cả trắc nghiệm và tự luận của thí sinh trên địa bàn, đảm bảo cho giáo viên không chấm bài thi của học sinh trường THPT mà mình giảng dạy;

Xây dựng và triển khai phương án thanh tra thi theo hướng huy động lực lượng thanh tra thuộc phạm vi quản lý làm công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các khâu của quy trình tổ chức thi; Trong trường hợp cần thiết có thể đề nghị huy động lực lượng đảng viên của các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trên địa bàn cùng tham gia công tác thanh tra.

Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền lợi của thí sinh, không quy định về điều kiện để được phúc khảo bài thi như những năm trước; mọi thí sinh đều có quyền xin phúc khảo bài thi, nếu thấy điểm thi của mình chưa phù hợp với thực tế bài làm. Thí sinh xin phúc khảo bài thi phải nộp đơn và lệ phí theo quy định.

* Cô giáo em thường phê bình tụi em rất dễ lạc đề môn văn (tức là đề ra một đàng làm một nẻo). Nhưng em không biết cách làm sao để không lạc đề... Còn nữa, cô em cũng nói, bài thi phải có ý rõ ràng và trùng khớp với đáp án mới có điểm, sao khó quá vậy? Tụi em không có nhiều thời gian làm bài, nghĩ ra gì lo viết hết còn không kịp giờ nữa... vậy làm sao để bài làm có ý và đủ ý hả cô? (minhman_cao@...)

- Cô Nguyễn Kim Anh: Vì học sinh thường bỏ qua việc làm nháp, lập ý văn nên dễ sa vào miên man, thiếu định hướng. Trong một bài văn có các đơn vị kiến thức yêu cầu đầu tư thời gian như nhau. Vậy mà có nội dung nhẩn nha, lại có nội dung bị qua quýt vì thiếu thời gian. Khi phân tích thơ, học trò say sưa với một câu rồi liên hệ ý thơ đó từ nhiều bài thơ khác mà quên mất đoạn thơ cần phân tích còn rất nhiều nội dung chưa chạm đến.

Trong văn xuôi, khi phân tích nhân vật Mị, học sinh say sưa miêu tả sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc của Mị mà bỏ qua mất nỗi khổ: "sống không bằng con trâu con ngựa". Học sinh đó đã quên rằng chính việc sống khổ mà vẫn có sức sống, có khao khát thì càng tăng giá trị nhân văn cho hình tượng nhân vật.

Trên đây là những bài bị lệch nội dung do thiếu sắp xếp thời gian cho mỗi phần. Trường hợp lạc đề hẳn thì thật đáng tiếc. Chắn chắn là do em không thuộc bài, không nắm được những ý cơ bản nhất.

Đây là "mẹo": trong quá trình ôn thi, em thử ngẫm nghĩ các nhân vật trong tác phẩm thấy ai thân thân như một người quen biết thì yên tâm, còn ai hoàn toàn xa lạ, thậm chí nhầm tên, thì phải đọc lại ngay tác phẩm + vở ghi dàn ý của cô giáo và tham khảo thêm ở những cuốn sách có bài khai thác về nhân vật.

Để khỏi lẫn, cũng cần nhớ nhân vật trong giai đoạn nào của lịch sử dân tộc. Ví dụ nhân vật Tràng là trong nạn đói khủng khiếp năm 1945, nhân vật Tnú là ở Tây Nguyên thời chống Mỹ, nhân vật người đàn bà trong "Chiếc thuyền ngoài xa" là thời kỳ sau chiến tranh,...

* Thưa thầy, phần hình học trong đề thi tốt nghiệp môn toán có khó quá không? Nên học phần này như thế nào, cần chú ý những gì? (duytam678_cat@...)

Thầy Trương Tiếu Hoàng, tổ trưởng bộ môn toán Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM - Ảnh: MINH ĐỨC

- Thầy Trương Tiếu Hoàng: Phần hình học trong đề thi tốt nghiệp nói chung không khó lắm.

- Phần hình học không gian tổng hợp: học sinh cần xem lại toàn bộ công thức tính thể tích: khối chóp, khối lăng trụ, khối cầu, khối nón và diện tích xung quanh mặt cầu, hình trụ, hình nón. Qua đó cần xem lại các phương pháp chứng minh song song vuông góc và cách xác định để tính góc và khoảng cách; phương pháp tính thể tích khối đa điện: dùng tỷ số thể tích, phân chia lắp ghép khối đa diện; xác định tâm và tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp khối chóp (thể tích khối cầu, diện tích mặt cầu) .

- Phần hình học giải tích không gian (phương pháp tọa độ):

+ Cần học thuộc các công thức để áp dụng chính xác, nhất là ký hiệu tích vô hướng, tích có hướng

+ Tính toán thật cẩn thận vì dễ dẫn đến việc sai hàng loạt, đặc biệt khi tính véc tơ pháp tuyến của mặt phẳng.

+ Tránh nhầm lẫn giữa phương trình đường thẳng và phương trình mặt phẳng.

* Thưa cô, bài làm môn sử cần dàn ý hay không ạ? Lập dàn ý như thế nào? (thutrang_bhdn@...)

- Cô Nguyễn Ái Hằng: Tất nhiên là cần lập dàn ý để khi làm bài không bị sót ý. Dàn ý gồm những sự kiện chính. Ví dụ, với đề bài, trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ thì dàn ý cần có các ý sau:

- Nguyên nhân chủ quan gồm:

Đảng lãnh đạo

Quân - nhân dân

Hậu cần

- Nguyên nhân khách quan: Các nước XHCN...

* Em nghe nói những năm trước tuy có chuẩn kiến thức nhưng đề sử vẫn ra ngoài chuẩn. Việc này có đúng không? Nếu có năm nay có tình trạng đó không? Thi tốt nghiệp môn sử, ôn tập có trọng tâm không? Đó là những phần nào? Nếu học hết làm sao học nổi? (Lê kiều Mai, 17 tuổi, lekieumai2012@...)

- Thầy Nguyễn Duy Kha: Hoàn toàn không có việc đề thi nằm ngoài chuẩn như em nghe nói. Em cứ yên tâm học và ôn luyện bám sát yêu cầu của chuẩn kiến thức kỹ năng đã được quy định trong chương trình. Cần ý thức rõ theo quy định của quy chế thi tốt nghiệp THPT thì nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu lớp 12, bám sát yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng, phù hợp với nội dung điều chỉnh trong Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ GD-ĐT. Quán triệt  rõ những điều này để học và ôn tập, chắc chắn em sẽ đạt được kết quả tốt khi thi môn Lịch sử.

* Em muốn hỏi thầy cô: làm cách nào ôn thi môn văn hiệu quả và thi đạt điểm cao? Năm nay thi văn, sử, địa em nên phân bố thời gian ôn thế nào cho hợp lý? em xin cảm ơn.(nhung dieu chua hieu, 18 tuổi, lanfthang1052003@...)

- Cô Nguyễn Kim Anh: Muốn ôn thi môn văn hiệu quả phải đảm bảo vừa ôn khái quát hệ thống tác phẩm, trong từng tác phẩm phải nhớ được những nội dung chính nhất, hệ thống nhân vật... Ngoài ra còn phải biết hành văn lưu loát, lập luận sắc sảo, có sáng tạo.

Để ôn được các môn thi, cần phải có thời gian thích hợp. Có thể chia các ngày trong tuần theo lịch: ví dụ thứ Hai ôn Toán, thứ Ba ôn Hóa, thứ Tư ôn Ngoại ngữ, những ngày còn lại ôn lần lượt Văn-Sử-Địa. Em nên biết khi nắm được kiến thức Lịch sử cũng là hỗ trợ rất tốt cho việc làm văn. Cụ thể như nhìn nhận về hoàn cảnh sáng tác, ứng xử của nhân vật trong hoàn cảnh của tác phẩm... Tuy nhiên mỗi ngày chỉ dành 60% thời gian học cho môn theo lịch, còn 40% là theo yêu cầu của thầy cô theo thời khóa biểu của lớp. Theo quy luật ghi nhớ của não, học nhắc lại nhiều lần thì sẽ khắc sâu hơn một lần học dù thật lâu.

* Cho em hỏi, học ôn môn hóa như thế nào để không rớt (nhất là đối với HS học lực trung bình). Cảm ơn (duyminhduyminh@...)

-Cô Trần Thu Hảo: Thực ra, những năm gần đây, bài thi môn Hóa được ra theo hình thức trắc nghiệm, nên cũng tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh trung bình. Làm bài thi trắc nghiệm, các em không phải trình bày, diễn giải cụ thể. Trong khi đó, có rất nhiều câu, dựa vào đáp án, em có thể loại trừ để tìm ra đáp án đúng.

Tuy nhiên, đặc thù của môn Hóa là các bài có mối liên hệ với nhau, nên em cần hệ thống lại toàn bộ kiến thức chứ tránh "học tủ" theo từng bài riêng lẻ.

* Cho em hỏi làm sao để dễ nhớ các công thức tiếng Anh? (Hồ Thị Kim Hoảng, 18 tuổi, masuri_maiyeuanh@...)

- Cô Trần Thị Liễu: Em muốn hỏi công thức tiếng Anh ở phần nào? Cô đưa vài ví dụ để em có kinh nghiệm học tiếng Anh tốt hơn.

- Về tenses: đa số các em cũng còn lúng túng khi xử lý các thì, như vậy:

Để đề cập đến những hành động mang tính chất tiếp diễn em cần nhớ phải sử dụng những thì có chữ "continuous", bên cạnh đó nếu sử dụng thì này phải có "be-v+ing", ví dụ những thì có chữ "perfect" em phải nhớ trong công thức phải có "have+v3/v+ed", cô chỉ đưa ra một vài ví dụ để em hình dung.

* Xin cô thầy hướng dẫn tổng quát những điều cần lưu ý đối với môn Hóa. Em thấy kiến thức của mình còn lơ mơ quá, giờ không biết củng cố phần nào trước mà thời gian không có nhiều, lại còn học các môn khác nữa. Vậy, làm cách nào để tụi em học ít thôi nhưng có thể kiếm được điểm trung bình? (lanchimaithi@...)

- Cô Trần Thu Hảo: Phải khẳng định với em luôn không có cách nào để dành thời gian ít cho môn Hóa để đạt điểm trung bình khi mà hiện tại kiến thức của em về môn học này "còn lơ mơ" như em nói. Lời khuyên dành cho em là phải tập trung dành thời gian, công sức để hệ thống lại kiến thức một cách chuẩn mực

Đặc trưng của môn Hóa là các bài luôn có mối quan hệ với nhau, nên em không thể "học tủ" theo từng bài được.

Trong bài thi môn Hóa, lý thuyết thường chiếm 2/3 số điểm và có nhiều câu có tính chất dựa vào đáp án có thể suy luận được đáp án đúng, nên em cũng đừng quá lo lắng. Hình thức thi trắc nghiệm cũng tạo điều kiện cho học sinh trung bình đạt được điểm không thấp đối với môn này.

* Môn lịch sử thường có rất nhiều con số ví dụ như ngày tháng năm, số người bị thương... vậy thì làm thế nào để chúng em có thể nhớ hiệu quả các con số đó. Và theo thang điểm chấm thi thì các con số thuộc dạng như thế nào sẽ thực sự cần thiết để chúng em có thể chọn lọc học theo cách tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn. (Hà Huy Ý Lan, 18 tuổi, bibi_star_456@...)

- Cô Nguyễn Ái Hằng: Trong bài thi, chỉ với những sự kiện lớn, những mốc lịch sử lớn thì ngày tháng mới thật sự quan trọng và các em cần viết chính xác. Còn về năm thì có lẽ cũng dễ nhớ. Những con số kết quả của một trận đánh thì không cần nhớ chính xác, các em có thể nhớ con số ước chừng, ví dụ: chiến dịch Biên giới 1950 thì tiêu diệt khoảng 8.000 tên địch, chiến thắng Điện Biên Phủ trên không trong 12 ngày đêm thì loại trên 80 máy bay, trên 80 phi công. Chỉ cần viết như thế là đạt điểm.

* Cho em hỏi làm sao lấy kiến thức cơ bản khi ôn môn sử? Và làm sao khi đọc câu hỏi sẽ hiểu được nội dung của nó? (trần lê phương trinh, 17 tuổi, p3_kAn712@...)

- Cô Nguyễn Ái Hằng: Để có kiến thức cơ bản, không có cách nào khác là em phải học. Muốn hiểu nội dung câu hỏi, khi đọc câu hỏi, em phải tập trung, gạch dưới những từ quan trọng.

* Thưa cô, từ giờ đến lúc thi, mỗi ngày cần bao nhiêu thời gian cho môn tiếng Anh. Theo cô, nên học ôn như thế nào, cái gì ôn trước, cái gì sau, phần nào cần nắm chắc để được trung bình, phần nào mở rộng để tụi em lượng sức? (baby_lovepink@...)

- Cô Trần Thị Liễu: Các em cần phân bố thời gian học đều cho các môn. Về phần từ vựng các em cần ôn lại những từ liên quan đến các chủ đề đã học trong chương trình. Các ngữ pháp căn bản như cô đã trả lời ở các câu trên. Các em cũng cần làm thêm hoặc xem lại các bài tập mà các thầy cô đã dạy trong lớp.

* Cho em hỏi nếu biết chắc mình không thể đạt điểm cao môn tiếng Anh (vì em học dở quá) thì học thế nào để đạt trung bình? (thuongmytran@...)

- Cô Trần Thị Liễu: Để có thể đạt điểm trung bình môn tiếng Anh các em cần xem lại các từ vựng đã học qua các bài trong chương trình, khi gặp những động từ, tính từ, hoặc danh từ với những giới từ đặc biệt các em cần lưu ý học thuộc. Các em cần nắm vững cách sử dụng các thì, lưu ý số ít, số nhiều cần biết phân biệt câu chủ động, bị động, cần biết sử dụng loại từ trong câu cho chính xác (danh từ, tính từ, trạng từ...)

* Môn hóa học em đang rất rối trong việc ôn bài. Học lí thuyết thì em thuộc bài nhưng không biết vận dụng vào giải bài tập. Các bước giải bài tập cũng rối tung luôn. Mong cô hướng dẫn em hệ thống lại kiến thức. Em cảm ơn(Trần Thành Trung, 17 tuổi, bllhbllh94@...)

-Cô Trần Thu Hảo: Em nên tham khảo câu trả lời phía trên của cô về hệ thống lại kiến thức môn Hóa.

Cô sẽ gợi ý cho em một cách vận dụng kiến thức lý thuyết vào việc giải bài tập hóa học như sau: Em nên chia bài toán thành ba bước:

- Bước thứ nhất: Dựa vào đầu bài vận dụng lý thuyết đã thuộc để viết các phương trình bài ra và cân bằng;

- Bước thứ hai: Hệ thống các số liệu bài ra đổi về mol để giúp em tính toán cho gọn.

-Bước thứ ba: Dựa vào câu hỏi của bài để nhận dạng bài. Thông thường, tìm số ẩn, rồi thiết lập phương trình toán học tương đương và giải.

* Em nên học các bài lịch sử theo thứ tự thời gian, hay nên học các bài theo thứ tự ưu tiên, bài nào quan trọng, dễ ra thi thì học trước? (Uyên, 18 tuổi, phuonguyen1994@...)

- Cô Nguyễn Ái Hằng: Em nên học theo thứ tự từng bài vì các bài này đã được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Bài nào quan trọng thì em nên học kỹ, nắm kỹ. Bài ít quan trọng thì các em nên nắm những ý chính, không nên học bài dễ trước.

* Có người nói, phần nghị luận văn học chỉ cần học thuộc bài thầy cô giảng là có thể có điểm. Có thật vậy không cô?

- Cô Nguyễn Kim Anh: Đúng vậy, phải thuộc bài thầy cô giảng và viết được thành văn của mình, chứ dàn ý ở trên lớp thì chưa đủ. Có nhiều giáo viên đọc cho chép bài mẫu. Nhưng môn văn là cảm hứng. Em có thích mình đơn thuần là một con vẹt không? Đó là chưa kể làm sao có thể thuộc mấy chục bài văn mẫu?

* Em muốn có một đề cương toàn bộ kiến thức môn lịch sử lớp 12 để ôn tập. Có tài liệu nào như vậy không cô (Đặng Ngọc Quang, 17 tuổi, tranloan.thd@...)

- Cô Nguyễn Ái Hằng: Nếu em muốn có đề cương, em có thể thử đề nghị giáo viên lịch sử soạn cho em dựa theo sách giáo khoa và hướng dẫn giảm tải của Bộ GD-ĐT. Thường thì các trường THPT đều có soạn riêng cho trường mình đề cương này.

* Thầy cô cho em hỏi: đối với môn sử thì em nên chú trọng ôn phần nào, làm thế nào để em ôn môn sử có hiệu quả? (Phạm Đức Quỳnh, 17 tuổi, dquynh0621@...

- Cô Nguyễn Ái Hằng: Khi ôn, các em phải nắm được phần hướng dẫn giảm tải của Bộ GD-ĐT. Hãy ôn hết nội dung ôn tập, cả phần lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Ở những câu trả lời trên, cô đã hướng dẫn cách ôn tập hiệu quả môn sử.

* Môn tiếng Anh có phần giảm tải không cô? Gồm những phần nào? (hanhtranthuyabc@...)

- Cô Trần Thị Liễu: Cấu trúc đề thi thì không có phần giảm tải, chỉ giảm tải chương trình học như thầy cô đã dạy trong lớp.

* Dạ, xin cho em hỏi: làm sao để nhớ rõ chính xác các ngày tháng năm của các chiến lược trong bộ môn lịch sử? (Võ Phụng Yến Nhi, 18 tuổi, vophungyennhi@...)

- Cô Nguyễn Ái Hằng: Câu hỏi của em chưa thật rõ nên cô sẽ chỉ trả lời về cách nhớ ngày tháng năm của ba chiến lược của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, gồm: chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh. Để nhớ ba chiến lược này, em cần nhớ mốc thời gian, chiến tranh đặc biệt (1961-1965), chiến tranh cục bộ (1965-1968), Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1972). Tất cả những sự kiện liên quan thì nằm trong những mốc thời gian này.

* Cho em hỏi cấu trúc đề thi môn tiếng Anh gồm những yêu cầu gì? Phần nào dễ nhất là phần nào khó nhất ạ? (lamnguyen_tranthi@...)

- Cô Trần Thị Liễu: Cấu trúc đề thi môn tiếng Anh gồm có phần phát âm, dấu nhấn, đoạn văn đọc hiểu, đoạn văn điền từ, các câu hỏi kiểm tra kiến thức về kỹ năng sử dụng từ, các ngữ pháp căn bản đã học trong chương trình, kỹ năng viết câu, kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong văn nói (tất cả đều là dạng trắc nghiệm). Theo cô không có phần nào dễ học phần nào khó, vấn đề là các em có kỹ năng xử lý câu hỏi như thế nào cho hợp với khả năng học của mình.

* Cho em hỏi đối với môn lịch sử hệ GDTX nên học như thế nào cho dễ nhớ nhất? Và cần chú ý những gì đối với 2 phần lịch sử VN và thế giới? (Ngô Trần Nhật, 18 tuổi, nhat_thien1993@...)

- Cô Nguyễn Ái Hằng: Hệ GDTX cũng học môn lịch sử như hệ phổ thông. Phần lịch sử Việt Nam có những mốc ở từng giai đoạn, em cần nắm những kiến thức chính trong từng giai đoạn ấy. Ví dụ, như giai đoạn 1919 - 1930, những trọng tâm như quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc, các phong trào dân tộc dân chủ, quá trình thành lập Đảng...

Còn lịch sử thế giới thì em cần nắm được sau chiến tranh thế giới thứ 2 thì hệ thống XHCN hình thành thế nào, các nước đế quốc như Mỹ, Nhật, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mỹ la tinh, quan hệ quốc tế, cách mạng khoa học công nghệ...

* Thưa các thầy cô trong Ban tư vấn, xin thầy cô cho em hỏi giới hạn chương trình các môn thi tốt nghiệp?  Em cám ơn(Nguyễn Việt Hải, 17 tuổi, blueweasley@...)

- Ông Nguyễn Duy Kha: Quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành quy định rõ: Nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là lớp 12, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, phù hợp với nội dung đã được điều chỉnh trong Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học bậc trung học. Vì vậy, các em phải  quán triệt đầy đủ các quy định này để sử dụng SGK và các tài liệu tham khảo cần thiết trong quá trình học tập và ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi.

* Em xin hỏi những kinh nghiệm để hệ thống kiến thức môn Ngữ văn? (Anh khoa, 18 tuổi, nhatvy0308...)

- Cô Nguyễn Kim Anh: Có hai cách chia: một là theo thể loại, hai là theo thời kỳ - giai đoạn lịch sử.

Cách thứ nhất: liệt kê các tác phẩm là thơ: "Tây Tiến", "Việt Bắc", "Đất nước", "Sóng", "Đàn ghi ta của Lor-ca". Sau đó liệt kê các tác phẩm là văn xuôi (là truyện ngắn): "Vợ chồng A Phủ", "Vợ nhặt", "Rừng xà nu", "Những đứa con trong gia đình", "Chiếc thuyền ngoài xa". Về thể loại bút ký:  "Người lái đò sông Đà", "Ai đã đặt tên cho dòng sông". Về văn chính luận: "Tuyên ngôn Độc lập", "Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc", "Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1-12-2003".

Kẻ bảng thống kê hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề, nội dung, nghệ thuật.

Giống như một người kiểm lại tài sản của mình, biết mình có bao nhiêu để quyết định gom góp làm việc hữu ích. Sau khi lập bảng, chắc chắn em sẽ biết được mình đang quen hay rất xa lạ với tác phẩm nào. Cô hy vọng số xa lạ ít thôi.

Cách thứ hai là theo thời kỳ - giai đoạn lịch sử. Ưu điểm của cách này là không nhầm lẫn nhân vật với thời đại. Văn học Việt Nam từ 1945-hết thế kỷ 20 có thể chia thành 4 thời kỳ:

1) Văn học thời kỳ kháng chiến chống Pháp: "Tây Tiến", "Việt Bắc" (Thơ); "Vợ chồng A Phủ", "Vợ nhặt" (Văn)

2) Văn học thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc: "Tiếng hát con tàu" - chương trình nâng cao (Thơ); "Người lái đò sông Đà" (Bút ký).

3) Văn học thời kỳ kháng chiến chống Mỹ: "Đất nước", "Sóng" (Thơ); "Những đứa con trong gia đình", "Rừng xà nu" (Văn).

4) Văn học thời kỳ xây dựng đất nước sau 1975: "Đàn ghi ta của Lor-ca" (Thơ), "Ai đã đặt tên cho dòng sông", "Một người Hà Nội" - chương trình nâng cao, "Chiếc thuyền ngoài xa" (Văn).

* Ngoài sách giáo khoa địa lý, có tài liệu nào ngắn gọn hơn không cô? Trong quyển Atlat, mình cần lưu ý thông tin gì nhất? Khi vẽ biểu đồ và phân tích biểu đồ cần lưu ý gì để không bị mất điểm ạ? (maianhbinhminh@...)

ThS Vũ Thị Bắc - Trường Phổ thông Năng khiếu - Đại học Quốc gia TP.HCM - Ảnh: MINH ĐỨC

- Cô Vũ Thị Bắc: Nội dung SGK là nội dung cơ bản nhất rồi, em chỉ cần học trong đó không cần tìm thêm một cuốn sách nào đâu. Tuy nhiên, như cô đã nói trong phần trên nếu muốn học hiệu quả em có thể tự soạn lại theo cách của mình (bằng sơ đồ hoặc bảng hệ thống kiến thức) cho dễ học. Còn nếu theo SGK thì có thể dùng bút highligh để tóm lại kiến thức, từ đó làm cho việc học trở nên nhẹ nhàng hơn. Còn sử dụng Atlat thì cô đã có phần trả lời ở trên em có thể tham khảo thêm.

Khi vẽ và phân tích biểu đồ em cần lưu ý một số điều sau đây:

Có 4 dạng biểu đồ chính: Tùy từng dạng số liệu mà vẽ biểu đồ thích hợp. Ví dụ biểu đồ cột thì thể hiện tình hình sản xuất qua nhiều năm hay biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể, biểu đồ miền thể hiển sự chuyển dịch cơ cấu, biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng, quá trình phát triển…

  1. Trước hết cần đọc kĩ yêu cầu của đề bài để xác định loại biểu đồ cần vẽ. Nếu đề bài cho số liệu tuyệt đối và yêu cầu xử lí số liệu thì cần kẻ bảng tổng hợp vào trong bài thi.
  2. Vẽ biểu đồ cần đảm bảo chính xác về cách chia số liệu, tên biểu đồ và chú thích sao cho hài hòa, chính xác và đủ các nội dung.
  3. Nhận xét và Giải thích khi đề bài yêu cầu. Nếu đề bài chỉ yêu cầu nhận xét thì em chỉ cần nhận xét không cần nêu giải thích.

Khi nhận xét cần chú ý theo 3 bước là:

+ Nhận xét tổng quát (như  tăng nhanh, chậm, liên tục hoặc không ổn định…),

+ Nhận xét từng phần: chú ý các giai đoạn chuyển tiếp, đột biến, so sánh giữa phần cao nhất và thấp nhất.

+Nhận định xu hướng phát triển thường sử dụng các từ như tóm lại, nhìn chung hoặc nói chung…

Để không mất điểm em cần lưu ý những phần nhỏ trong vẽ biểu đồ như đơn vị (%, triệu tấn, triệu ngươi…), chia sai đơn vị, chú thích hay tên biểu đồ …cứ mỗi phần thiếu này em sẽ bị trừ từ 0,25 đến 0,5 điểm.

Chúc em đạt kết quả cao trong phần thi kỹ năng này.

*Làm thế nào để đạt điểm cao môn Hóa? (Khuê Anh, 18 tuổi, Hà Nội)

-Cô Trần Thu Hảo: Em nên đọc kĩ đề bài, vận dụng nền tảng lý thuyết một cách hết sức cẩn thận. Đặc biệt, trong hóa hữu cơ, hầu hết các phương trình phản ứng thường cần có điều kiện. Đôi khi, trong những điều kiện phản ứng khác nhau, dù cùng chất tham gia nhưng vẫn có thể tạo ra những sản phẩm khác nhau.

Với các bài toán Hóa, khi viết phương trình phải nhớ cân bằng phương trình, tính toán số liệu không được làm tròn số tùy tiện.

* Môn Văn khi đi thi có phải học thuộc hết chương trình hay không?(Lê Thành Đạt, 18 tuổi, ngoinhaha@...)

- Cô Nguyễn Kim Anh: Nguyên tắc ra đề là nội dung đã được học trong chương trình, vì thế học hết chương trình mới có thể vững vàng bước vào phòng thi. Song đó là với yêu cầu tối đa. Trong trường hợp học sinh không thể bao quát hết kiến thức của tác phẩm thì cũng phải nắm được kiến thức giai đoạn, kiến thức thể loại để tránh lẫn lộn. Em vẫn có thể đạt điểm 5 hoặc hơn thế nếu biết cách viết văn và nắm chắc 2/3 số tác phẩm.

Đừng nghĩ môn Văn là học thuộc, sẽ ngại. Em hãy đọc lại các tác phẩm xem mình hiểu được bao nhiêu. Nhớ được các nhân vật chính, hiểu về họ trên những nét cơ bản và nhớ được hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng cũng như nội dung của các bài thơ thì em có thể yên tâm phần nào. Môn Văn không yêu cầu chính xác từng chữ, hãy nuôi cảm xúc cho mình thì sẽ không ngại học.

* Thưa cô Kim Anh, trong quá trình làm bài Văn chúng em nên tránh những lỗi gì? (một học sinh)

- Cô Nguyễn Kim Anh: Về nội dung, học sinh thường yếu kỹ năng phân tích và xử lý đề. Các em thường mắc lỗi:

  • Kể lại nội dung tác phẩm, đôi chỗ có bình luận tùy hứng
  • Lần lượt theo từng nhân vật như bài phân tích mà không biết chỗ nào chính, chỗ nào phụ. Học sinh làm theo bài học chứ không làm theo đề
  • Suy luận về diễn biến từ tâm lý đến hành động của nhân vật như ngoài đời sống. Vì những suy luận này không phải học bài. Mặt khác, do học sinh chủ quan nghĩ văn học là tấm gương soi hiện thực một cách y nguyên mà quên yếu tố nghệ thuật của văn chương.
  • Nếu đề nêu nhận định, ý kiến để làm rõ thì ý kiến, nhận định đó cần trở đi trở lại trong bài để soi chiếu, nhấn nhá và tô đậm.

Về hình thức thì các em hay mắc những lỗi sau:

•  Mở bài quá vòng vo, quá dài, học sinh quên rằng văn mở bài là loại văn nén. Câu có tính khái quát, cảm xúc cũng chưa thể diễn tả. Cần nhớ 3 nét chính là tác giả, tác phẩm, nội dung sẽ giải quyết trong bài. Nếu muốn ấn tượng từ dẫn gợi, thu hút thì cũng cần ngắn gọn.

•  Thân bài phải chia thành các đoạn văn. Mỗi đoạn văn cần rõ chủ đề, ý bào trùm.

•  Thông thường thân bài có thể bao gồm 5-7 đoạn văn. Dù chủ quan thấy cần liền mạch đến đâu cũng cần nhớ chia nội dung bài thành các đơn vị kiến thức là yêu cầu bắt buộc về hình thức.

•  Kết bài thường vội vàng và thiếu phần mở rộng, liên hệ. Đây chính là phần tạo dư âm cho bài văn. Hãy coi một bài văn là một tác phẩm của người viết để nghĩ, mình đã tạo được ấn tượng gì, nói rõ được điều gì để thầy cô chấm bài mình có thể tiếp nhận, đồng cảm với mình?

* Em học môn Hóa hơi yếu. Việc có tên môn Hóa trong số các môn thi tốt nghiệp làm em cảm thấy lo lắng. Em đang tìm sách tham khảo để việc ôn tập tốt hơn. Cô có thể giúp em cách chọn sách tham khảo cho học sinh trung bình, chuẩn bị thi tốt nghiệp thế nào là tốt nhất ạ? (Minh Anh, Phú Thọ).

- Cô Trần Thu Hảo: Kiến thức Hóa để vận dụng vào làm bài thi tốt nghiệp chỉ là những kiến thức rất cơ bản đã có trong sách giáo khoa. Vì vậy, về lý thuyết, em không cần lo lắng tìm tài liệu tham khảo. Về bài tập, em chỉ cần làm và hiểu được các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập. Em có thể tham khảo một số đề thi tốt nghiệp môn Hóa của các năm trước để tập dượt, kiểm tra bản thân về kiến thức cũng như thời gian để hoàn thành bài thi. Các tài liệu tham khảo thường nâng cao so với mức độ thi tốt nghiệp, có thể khiến em vận dụng khó khăn và càng lo lắng, thiếu tự tin về kiến thức.

* Cho em hỏi những phần chữ nhỏ mở rộng hay giải thích trong SGK Lịch sử có cần học kỹ không hay chỉ đọc để hiểu? (Thanh Tâm, 18 tuổi, thecall_ofthewind@...)

- Cô Nguyễn Ái Hằng: Phần chữ nhỏ này có nội dung cần học, có nội dung không cần thiết. Em cần hỏi cụ thể phần chữ nhỏ nào thì mới dễ trả lời.

* Thưa cô, phần đọc hiểu trong đề thi chiếm bao nhiêu điểm? Cách học như thế nào để làm tốt phần này ạ? (anhdaonguyenthi@...)

- Cô Trần Thị Liễu: Phần đọc hiểu gồm 2 đoạn văn, một đoạn điền từ có 6 câu, một đoạn đọc hiểu có 4 câu. Để làm tốt phần này các em cần đọc kỹ đoạn văn ít nhất là 2 lần, khi làm phần chọn từ các em cần chú ý từ đứng trước hoặc sau khoảng trống để xác định loại từ thích hợp. Đoạn văn đọc hiểu chỉ được làm sau khi đã đọc kỹ từng chữ trong câu hỏi.

* Bạn em nói môn tiếng Anh phải học nhiều năm. Đã dở rồi, giờ còn hai tháng, cũng khó cải thiện lắm... Em lo quá. Theo cô, trong hai tháng tới, em nên học ôn như thế nào môn tiếng Anh? (bigbig_small@...)

- Cô Trần Thị Liễu: Đúng là học 1 ngoại ngữ nhất là để thi thì không thể trong 2 tháng. Tuy nhiên nếu cố gắng cô nghĩ em vẫn có thể có được số điểm nhất định trong bài thi bằng những việc đơn giản như sau:

1. Cần đọc lại các bài khóa trong chương trình, nếu gặp từ nào không nhớ cần thuộc lại từ đó. Cũng cần thuộc các giới từ đi kèm các từ này, nếu có.

2. Có thể nhờ giáo viên hoặc các bạn học tốt hơn hướng dẫn cách xác định dấu nhấn của một từ (phần này dễ khắc phục trong thời gian ngắn, và có thể có 0,6đ)

3. Xem lại các điểm ngữ pháp được đề cập trong từng bài học với những bài tập liên quan. Cần làm lại các bài tập này để có thể xử lý các câu hỏi tương tự.

-* Cách sắp xếp thời gian làm bài thi môn Hóa cho hiệu quả thế nào, thưa cô? Thông thường bài thi môn Hóa tốt nghiệp THPT diễn ra trong bao lâu?

- Cô Trần Thu Hảo: Môn Hóa sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm. Thời gian làm bài 60 phút, tương đương 40 câu. Em nên chọn làm trước những câu có tính chất thuộc lòng, chỉ cần dựa vào đáp án để suy luận. Tiếp đó, em nên chọn những câu đã tìm ra được hướng giải. Cuối cùng mới dành thời gian để làm những câu khó, phải nháp nhiều.

Cũng nên dành lại 5-7 phút cuối giờ để xem lại toàn bộ đáp án mình đã chọn.

* Theo kinh nghiệm của cô, phần từ vựng môn tiếng Anh có quá khó không? Thông thường, đề sẽ ra từ trong chương trình 12 phải không ạ? Học từ vựng như thế nào để đạt điểm tốt ạ? (nancy_1088@...)

- Cô Trần Thị Liễu: Từ vựng môn tiếng Anh sẽ không khó, thường chỉ có trong chương trình 12. Khi học một từ mới các em cần nắm loại từ, các từ liên quan (Verb, adjective, adverb), các giới từ đi kèm. Khi học một từ mới các em cần biết sử dụng từ (đặt câu với từ này), mỗi ngày các em có thể ôn từ vựng trong 1 bài đã học trong chương trình 12. Các em cũng cần lưu ý các từ đồng nghĩa. Các em cũng cần chú ý dấu nhấn và cách phát âm của từ vì đây là phần sẽ ra trong bài thi.

* Các thầy cô có thể cho em biết nội dung trọng tâm của môn hóa, đặc biệt các thầy cô cho em ít lời khuyên ôn thi môn hóa làm sao cho hiệu quả vì em của em hơi yếu môn nay. Xin chân thành cảm ơn.(Trần Ngọc Mai, 21 tuổi, tranngocmai291)

- Cô Trần Thu Hảo: Trọng tâm của môn Hóa là kiến thức cơ bản lớp 12, gồm hai phần: Hóa hữu cơ và Hóa vô cơ.

Khi học Lý thuyết, em nên viết lại những kiến thức vừa thu nạp được, chứ đừng học thuộc lòng suông. Khi viết sẽ giúp em tư duy, suy ngẫm, và nhớ được kiến thức lâu hơn.

* Xin phép hỏi thầy Kha: Những phần kiến thức đã được giảm tải và chuyển thành đọc thêm có ra trong đề thi tốt nghiệp 2012 và kì thi đại học sắp tời không? Cấu trúc đề thi tốt nghiệp và đại học năm nay như thế nào? Cảm ơn thầy (trần tiến, 18 tuổi, trantien0880@...)

- Ông Nguyễn Duy Kha: Những kiến thức đã được giảm tải và chuyển thành đọc thêm không có trong nội dung đề thi tốt nghiệp THPT và đề thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm nay.

* Nội dung ôn tập môn địa lý là gồm tất cả các bài của học kì 1 và học kì 2 đúng không ạ? Trong bài thi phần nào là phần dễ kiếm điểm nhất ?(nc, 18 tuổi, pechuot_nangtienca@...)

- Cô Vũ Thị Bắc: Nội dung ôn tập môn Địa lý bao gồm tất cả các bài trong SGK (trừ phần giảm tải do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định).

Trong bài thi tùy vào từng sức học mà có em cho rằng phần này hoặc phần kia dễ lấy điểm nhất. Đa số các em cho rằng phần kỹ năng vẽ biểu đồ hay đọc Atlat là phần dễ lấy điểm nhất (vì không cần phải học thuộc bài nhiều). Em có thể rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ và phân tích bảng số liệu thống kê cho nhuần nhuyễn để lấy 2 điểm ở phần này. Tuy nhiên, như cô đã nói ở phần trên em vẫn có thể mất điểm ở phần này vì thiếu sót một vài chi tiết trong vẽ biểu đồ hoặc chọn sai dạng biểu đồ.

Phần thứ hai mà nếu chịu khó học em có thể lấy 3 điểm là bảy vùng kinh tế, vì hầu như năm nào cũng có câu hỏi ở phần này.

Phần thứ ba là các câu hỏi phần địa lý dân cư.

Cuối cùng là phần tự nhiên (địa hình, thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên phân hóa đa dạng...)

Ngoài ra, theo cô, em nên tham khảo thêm cấu trúc thi tốt nghiệp môn Địa lý để nắm rõ phần cần ôn tập theo sức học của mình. Chúc em thi đạt kết quả cao.

* Cho em hỏi thầy Kha, nắm vững chương trình trong sách giáo khoa thì đạt được bao nhiêu điểm. Bao nhiêu phần trăm điểm dành cho học sinh tự tìm tòi, sáng tạo?(minhhoang, 18 tuổi, hoanggialai@...)

- Thầy Nguyễn Duy Kha: Theo quy định, đề thi tốt nghiệp THPT có nội dung nằm trong chương trình, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, phù hợp với nội dung điều chỉnh trong hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học của Bộ GD-ĐT. Trong đó mỗi đề thi sẽ dành khoảng 50% điểm số cho các câu hỏi yêu cầu thông hiểu, vận dụng kiến thức. Như vậy, các thí sinh đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp, nếu chăm chỉ, cô gắng đều có thể đạt kết quả tốt khi làm bài thi.

* Cho em hỏi máy tính CASIO fx-570 ES PLUS có được mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH 2012 không ?(Nguyễn Thiếp, 18 tuổi, nguyenthiep1994@...)

- Thầy Nguyễn Duy Kha: Về nguyên tắc, trong cả hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ, thí sinh chỉ được mang vào phòng thi máy tính cầm tay không có thẻ nhớ, không có chức năng soạn thảo văn bản.

Trước kỳ thi, Bộ GD-ĐT sẽ có thông báo cụ thể danh mục các loại máy tính cầm tay được phép mang vào phòng thi. Em cần cập nhật thông tin này để biết rõ loại máy tính nào được mang vào phòng thi.

* Thưa cô, môn địa lý giảm bài những bài nào ạ? (lanhuong_bbm@...)

- Cô Vũ Thị Bắc: Nếu em hiện đang học lớp 12 em có thể hỏi trực tiếp thầy, cô bộ môn của mình để biết thêm thông tin giảm tải này, hoặc em có thể tìm công văn về "Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Địa lý, cấp THPT" kèm theo công văn số 5842/BGDĐT-VP ban hành ngày 1-9 -2011 của Bộ giáo dục và Đào tạo. Chúc em ôn thi tốt nghiệp thật tốt.

* Xin cho em những gợi ý: 1- Làm thế nào để ôn thi tốt nghiệp 2012 hiệu quả nhất? 2- Có bao nhiêu môn thi trắc nghiệm? 3- Đề thi trắc nghiêm cần lưu ý điểm gì? (Nguyễn Thanh Vân, 18 tuổi, tienthanhvan@...)

- Ông Nguyễn Duy Kha: Để ôn thi tốt nghiệp có hiệu quả, trước hết cần phải hoàn thành chương trình của năm học. Trên cơ sở đó, căn cứ vào thông báo môn thi của Bộ GD-ĐT để xây dựng kế hoạch ôn tập cho từng môn. Trong đó, cần xây dựng đề cương ôn tập, xác định rõ các tài liệu tham khảo cơ bản, phân định thời gian hợp lý cho từng dung lượng kiến thức.

Điều quan trọng vào thời điểm này, phải ý thức rõ lượng kiến thức và kỹ năng còn khiếm khuyết, phải bổ sung để tập trung ôn tập dứt điểm. Bên cạnh đó, cũng phải bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không nên tạo áp lực căng thẳng. Đồng thời, duy trì chế độ ăn uống an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe. Làm được những điều này, em sẽ có sự sung mãn cả về thể lực và tinh thần, có sự hoàn chỉnh về kiến thức, kỹ năng để tự tin bước vào kỳ thi.

Theo thông báo của Bộ GD-ĐT, đối với học sinh  giáo dục THPT, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay có hai môn thi trắc nghiệm là Hóa học, Ngoại ngữ. Bên cạnh đó, những thí sinh  chọn môn Vật lý  để thi thay thế môn ngoại ngữ, cũng thi theo hình thức trắc nghiệm. Đối với học sinh giáo dục thường xuyên, có hai môn thi trắc nghiệm là Hóa học, Vật lý.

Để thi trắc nghiệm tốt, cần phải tuân thủ các hướng dẫn của giám thị trong phòng thi để đảm bảo chính xác quy trình làm bài thi. Ngoài việc thực hiện đúng các quy định riêng cho thí sinh thi các môn trắc nghiệm tại khoản 12, điều 21, Quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, cần phải lưu ý một số điểm sau:

-  Thời gian dành cho mỗi câu trắc nghiệm ngắn nên thí sinh cần phải phản ứng nhanh và linh hoạt; thí sinh tuyệt đối không được dừng quá lâu cho một câu trắc nghiệm. Khi đọc câu trắc nghiệm, nếu thấy quá khó, chưa chọn được phương án trả lời ngay thì lập tức phải chuyển sang câu tiếp theo. Sau đó sẽ quay trở lại để làm các câu khó, nếu còn thời gian.

- Trên phiếu trả lời trắc nghiệm chỉ được viết một thứ mực, không phải là mực đỏ. Các ô số báo danh, mã đề thi, ô trả lời chỉ được tô bằng bút chì đen.

- Khi tô các ô trả lời trong phiếu trả lời trắc nghiệm thì phải tô kín, lấp đầy, tránh trường hợp tô quá mờ, hoặc chưa phủ kín ô, có thể khiến máy quét bài không định dạng được.

- Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, thí sinh phải tẩy sạch chì ở ô cũ, rồi tô kín ô khác mà mình lựa chọn.

- Khi làm bài thí sinh phải để phiếu trả lời trắc nghiệm ngay ngắn, tránh làm quăn, gấp, nhàu nát.

-Khi làm bài thi trắc nghiệm, một tay nên giữ tờ đề thi, một tay sử dụng bút chì để tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm và phải luôn luôn đối chiếu để tránh việc tô nhầm ô trả lời của câu này, cho câu khác.

* Thưa cô, ngoài cách học thuộc lòng, có cách nào khác để nhớ bài môn sử, nhớ sườn bài cũng được. Khi đọc đề môn sử cần lưu ý những gì để làm bài không thừa mà cũng không thiếu ý? (hoanghac_quenha@...)

Cô Nguyễn Ái Hằng, tổ trưởng bộ môn Lịch sử Trường THPT Trần Phú, TP.HCM - Ảnh: MINH ĐỨC

- Cô Nguyễn Ái Hằng: Để nhớ sườn bài, em phải lập dàn ý chính từng bài rồi học sườn bài ấy. Khi đọc đề môn lịch sử, em phải xác định những cụm từ quan trọng, những nội dung cơ bản, xác định thời gian giới hạn của đề, sắp xếp thứ tự lại thời gian, kiểm tra lại lần nữa dàn ý trước khi viết bài.

* Để chuyển thi môn Anh văn sang thi Vật Lý cần phải có những điều kiện gi? Trang Như Ngoc, 18 tuổi, nhokheo199429@...)

- Thầy Nguyễn Duy Kha: Theo quy định của Bộ GD-ĐT thí sinh không theo học hết chương trình THPT hiện hành hoặc có khó khăn về điều kiện dạy học môn ngoại ngữ (giáo viên thiếu hoặc chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo, năng lực dạy học yếu, việc thực hiện chương trình không liên tục; học sinh là người dân tộc thiểu số, khả năng tiếp thu ngoại ngữ yếu hoặc do chuyển trường nên phải đổi môn học Ngoại ngữ, các điều kiện về trang thiết bị dạy học thực hành tiếng chưa đáp ứng yêu cầu dạy học... thì được giám đốc sở GD-ĐT quyết định cho phép thi môn thay thế môn Ngoại ngữ.

* Cấu trúc đề thi tốt nghiệp năm nay và các năm trước có thay đổi gì không?(nguyễn thanh huỳnh, 18 tuổi, hoanhnvt@...)

- Thầy Nguyễn Duy Kha: Để nâng cao chất lượng đề thi, từ những năm trước, Bộ GD-ĐT tăng cường ứng dụng các thành tựu của khoa học đánh giá và ứng dụng ma trận đề thi vào việc soạn thảo đề thi cho các môn thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT và  tuyển sinh ĐH-CĐ.

Về cơ bản, tinh thần này được tiếp tục triển khai ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Theo đó thì đề thi của các môn thi sẽ được soạn thảo trên cơ sở ứng dụng ma trận đề thi; trừ đề thi môn Ngoại ngữ, đề thi của tất cả các môn còn lại gồm hai phần: Phần chung (bắt buộc) và phần riêng (tự chọn). Nội dung của phần chung ra theo phạm vi kiến thức kỹ năng giao thoa giữa chương trình chuẩn và nâng cao.

Nội dung phần riêng ra theo kiến thức, kỹ năng của từng chương trình chuẩn hoặc nâng cao. Khi làm bài thi thí sinh chỉ được làm một trong hai phần tự chọn. Nếu làm cả hai phần tự chọn thì cả hai phần này sẽ không được chấm điểm.

Cần lưu ý rằng cũng như năm trước, đề thi tốt nghiệp THPT năm nay , có dành khoảng 50% điểm số cho các câu hỏi yêu cầu thông hiểu, vận dụng kiến thức.

* Làm thế nào để có thể đạt điểm tốt môn Văn phần nghị luận xã hội ạ? (trần thị anh thư, 18 tuổi, pethu94@...)

- Cô Nguyễn Kim Anh: Rất đơn giản. Mọi đề nghị luận xã hội đều chung một cách giải.

1. Giải thích khái niệm mà đề nêu, nhận ra vấn đề cần nghị luận (bàn bạc).

2. Bàn bạc: phân tích và chứng minh bằng lý luận và thực tế (ở mức độ của một học sinh).

3. Nêu theo hai chiều thuận và nghịch:

- Thuận: Nếu theo như thế thì sao? Nêu gương người tốt, việc tốt.

- Nghịch: Nếu không theo thì sao? Nêu những thực trạng cần thay đổi.

Ví dụ: đề về bảo vệ môi trường

4. Giải pháp (có thể là đề xuất giải pháp với nhà trường, gia đình, thành phố, nhà nước...)

Có một kết luận ngắn tạo dư âm cho bài.

*Em rất lo lắng vì môn Hóa em học không tốt (em dự định thi khối D), nhưng ở lớp cô lại thường đưa ra những bài học có tính nâng cao cho các bạn thi khối A. Em chỉ còn cách tự ôn, nhưng nhiều vấn đề không hiểu. Liệu có cách nào giúp em vượt qua được môn này trong kỳ thi tốt nghiệp? (Ngọc Hà, 18 tuổi, Hà Nội)

- Cô Trần Thu Hảo: Bài thi tốt nghiệp môn Hóa chỉ dừng ở kiến thức cơ bản, đại trà. Do vậy, không đòi hỏi học sinh phải tham khảo thêm nhiều kiến thức nâng cao. Trong trường hợp này, em nên mạnh dạn đề xuất trực tiếp với cô giáo, bày tỏ nguyện vọng của mình để những tiết học trên lớp bảo đảm những kiến thức cơ bản, nền tảng trong chương trình.

* Xin cách thầy cô hướng dẫn cách vẽ biểu đồ địa lý đạt điểm cao? Làm sao để đạt trọn điểm phần này cả ở thi tốt nghiệp và thi đại học. Em xin cảm ơn. (hongngoc, 18 tuổi, ngockute@...)

- Cô Vũ Thị Bắc: Để vẽ biểu đồ đạt điểm cao, cách duy nhất là em phải rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ và phân tích số liệu thống kê một cách thuần thục trước khi vào phòng thi. Bởi vì có thực hành nhiều, làm nhiều dạng bài em mới không bỡ ngỡ khi gặp các dạng đề, đặc biệt trong kì thi đại học. Cách vẽ biểu đồ như thế nào theo các bước ra sao, cô đã hướng dẫn ở phần trên, em có thể tham khảo thêm.

Để đạt trọn điểm phần này em cần tránh một số lỗi như sau:

+ Đọc kĩ đề để chọn biểu đồ thích hợp nhất để vẽ (đặc biệt trong thi đại học).

+ Phân chia thời gian hợp lí để vẽ (không dành thời gian quá lâu)

+ Quên một vài chi tiết trong phần vẽ như tỉ lệ %, đơn vị, chú thích hoặc tên biểu đồ.

+ Trong khi trình bày phần nhận xét nhớ trình bày súc tích, ngắn gọn (theo 3 phần như đã trình bày ở trên), không trình bày lan man, dài dòng.

Chúc em đạt kết quả cao trong kì thi tốt nghiệp và đại học.

TTO thực hiện


Page 4

 

Dựa vào thực tế và kiến thức đã học cho biết Việt Nam thuộc kiểu môi trường nào

(Bao Dong Khoi Online)-Vấn đề học sinh bỏ học (HSBH) ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và Bến Tre nói riêng không phải là vấn đề mới mẻ, bởi cách đây 5 năm vấn đề này đã được đặt ra như một hồi chuông báo động. Để góp phần đề ra các giải pháp phòng, chống bỏ học ở học sinh phổ thông, ngày 2-3-2012, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT) Bến Tre đã đăng cai tổ chức hội thảo, với sự tham dự của đại biểu ngành giáo dục 13 tỉnh, thành trong khu vực.

Theo số liệu thống kê của Bộ GD & ĐT đến học kỳ I năm học 2010-2011, tỷ lệ HSBH ở Bến Tre là 1,93%, thấp hơn mức bình quân chung của khu vực ĐBSCL nhưng vẫn còn cao hơn so với bình quân chung của cả nước. Tại hội thảo, đa số đại biểu đều cho rằng, HSBH có nguyên nhân do các em học yếu, không theo kịp chương trình, nhiều em thiếu sự quan tâm, vì gia đình nghèo khó, cha mẹ phải lo mưu sinh. Ngoài ra, còn một bộ phận phụ huynh học sinh nhận thức chưa đúng về học tập cũng như ý thức của học sinh còn kém. Ở một số trường, giáo viên thiếu sự quan tâm, gần gũi giúp đỡ các em; việc tổ chức giảng dạy chưa tạo được hứng thú học tập của học sinh. Mặt khác, do địa bàn bị chia cắt bởi nhiều sông, rạch, nên các em còn khó khăn trong việc đi đến trường.

Để khắc phục tình trạng HSBH như hiện nay, hội thảo đã đưa ra hàng loạt các giải pháp, như: Tiếp tục nâng cao chất lượng, cải thiện điều kiện học tập của học sinh, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của ngành nhằm giảm bớt học sinh yếu kém, học sinh lưu ban, HSBH. Nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục. Thực hiện tốt việc giảm tải chương trình, tổ chức các loại hình học tập linh hoạt phù hợp với đối tượng học sinh. Các trường học phổ thông cần tích cực đổi mới phương pháp dạy học, bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng, đổi mới kiểm tra đánh giá; chú trọng dạy học phân hóa theo đối tượng, tăng cường phụ đạo học sinh yếu kém nhằm hạn chế học sinh có nguy cơ bỏ học. Gắn hoạt động dạy học với phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Qua đó, rèn luyện tính tích cực, sáng tạo, tự lập của học sinh trong học tập, biết ứng dụng kỹ năng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Giáo viên chủ nhiệm cần bám sát lớp, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của học sinh, nhất là các em học sinh yếu, có hoàn cảnh khó khăn nhằm sớm phát hiện những em học sinh có nguy cơ bỏ học, từ đó có biện pháp giải quyết kịp thời; phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục bằng nhiều hình thức sinh động, nội dung thiết thực thu hút học sinh tham gia nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho học sinh về lợi ích thiết thực của việc học, hạn chế các em tham gia vào các hoạt động không lành mạnh dẫn đến nguy cơ bỏ học.

Hội thảo cũng đặt vấn đề các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể ở địa phương cần tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân để các bậc phụ huynh quan tâm hơn nữa việc học tập của con em mình. Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức khuyến học, để tổ chức này làm nòng cốt trong phong trào xây dựng xã hội học tập mà trọng tâm là góp phần hạn chế tình trạng HSBH. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, tuyên dương những em học sinh giỏi, học sinh vượt khó học tốt, hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục được đến trường. Phát triển quỹ học bổng khuyến học, khuyến tài. Trong quy hoạch mạng lưới trường lớp, cần có giải pháp mở rộng các cơ sở đào tạo nghề, với những ngành nghề có thể tìm được việc làm ngay. Mở rộng đào tạo nghề hệ sau trung học cơ sở, kết hợp việc học nghề với học kiến thức phổ thông theo chương trình giáo dục thường xuyên.

Hội thảo cho rằng, thực hiện tốt công tác phòng, chống HSBH trong nhà trường phổ thông là một việc làm không đơn giản, đòi hỏi các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, gia đình và nhà trường cùng chung tay thực hiện để đạt kết quả lâu dài, bền vững. Bên cạnh đó cũng cần có sự cố gắng của bản thân học sinh. Việc chống HSBH là nhằm nâng cao hiệu quả công tác phổ cập giáo dục, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

PHẠM TUYẾT