Đường biên giới việt nam dài bao nhiêu năm 2024

  • Giáo dục
  • Trắc nghiệm

Thứ tư, 20/9/2023, 20:00 (GMT+7)

Với hơn 400 km, đây là tỉnh có đường biên giới trên đất liền dài nhất Việt Nam.

Thanh Hằng (Tổng hợp)

Trở lại Giáo dụcTrở lại Giáo dục

Chia sẻ

Thứ ba, hệ thống các văn kiện pháp lý đã ký kết, đặc biệt là Nghị định thư phân giới cắm mốc, là cơ sở pháp lý quan trọng để chính quyền và các lực lượng chức năng của hai nước phối hợp thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý biên giới trong tình hình mới, bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới; tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy giao lưu hợp tác giữa hai nước và các địa phương hai bên biên giới trong nhiều lĩnh vực (như kết nối kinh tế, thương mại, giao thông, nông nghiệp, giao lưu văn hóa...), vì mục tiêu xây dựng đường biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững. Đây cũng là cơ sở để hai bên tiến hành đàm phán Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới mới thay thế Hiệp định về quy chế biên giới ký năm 1983 cho phù hợp với tình hình hiện nay.

Ngày 22-11, tại TP Phú Quốc, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Tỉnh ủy Kiên Giang tổ chức Hội nghị tuyên truyền công tác biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia năm 2023.

Đường biên giới việt nam dài bao nhiêu năm 2024

Ông Lê Hải Bình - phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - đề nghị đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền đối ngoại để gìn giữ phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam - Campuchia - Ảnh: CHÍ CÔNG

Hội nghị báo cáo về quan hệ Việt Nam - Campuchia và phương hướng hợp tác trong thời gian tới; công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, kinh nghiệm xử lý các vấn đề phát sinh trong quản lý, bảo vệ biên giới trong tình hình hiện nay.

Việt Nam - Campuchia có đường biên giới dài khoảng 1.258km trên đất liền đi qua 10 tỉnh biên giới Việt Nam, gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang.

Hai nước hiện hoàn thành phân giới khoảng 1.045km, xây dựng được 2.048 cột mốc tại 1.553 vị trí trên thực địa.

Thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương - phó tư lệnh Bộ đội biên phòng - cho biết Việt Nam và Campuchia có mối quan hệ hữu nghị, hợp tác trên nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc buôn lậu và người vi phạm ở khu vực biên giới của Việt Nam - Campuchia cũng còn.

Từ năm 2019 đến tháng 11-2023, đơn vị phát hiện ngăn chặn 14.195 vụ/45.048 người phạm tội và vi phạm pháp luật, gồm: phạm tội về ma túy 354 vụ/592 người; mua bán người có 19 vụ/ 3 người tiếp nhận và giải cứu 39 nạn nhân; buôn lậu 5.989 vụ/1.763 người; xuất nhập cảnh trái phép 3.513 vụ/31.999 người.

Đơn vị thu giữ gần 1 tấn ma túy các loại và 5 khẩu súng với cùng 365 viên đạn, xử lý vi phạm với số tiền khoảng 201 tỉ đồng.

Ông Lê Hải Bình - phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - đề nghị các đơn vị liên quan và địa phương cần đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền đối ngoại để nhân dân hai nước giữ gìn và phát triển mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Campuchia. Qua đó, góp phần bảo vệ, giữ vững an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội của hai nước.

Dịp này ban tổ chức tặng 7 phần quà cho cán bộ, chiến sĩ của Bộ đội biên phòng có hoàn cảnh khó khăn đang thực hiện nhiệm vụ trên đảo Phú Quốc.

Kiến nghị trung ương sớm đàm phán với Campuchia giải quyết đường biên giới chưa hoàn thành

Ông Mai Văn Huỳnh - phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang - cho hay Kiên Giang có đường biên giới giáp với Campuchia khoảng 49,6km.

Đến nay địa phương ký kết, hợp tác với 5 tỉnh, thành: Kep, Kampot, Preah Sihanouk, Koh Kong và thủ đô Phnom Penh (Campuchia) trên các lĩnh vực an ninh, quốc phòng; văn hóa du lịch; nông nghiệp, thủy sản, y tế và tìm kiếm hài cốt liệt sĩ.

Công tác phân giới giữa Kiên Giang với Campuchia được hơn 42km đường biên giới và xây dựng hoàn thành 23/28 cột mốc chính; 198 hộ dân tự nguyện đăng ký quản lý hơn 49,6km đường biên giới.

Kiên Giang kiến nghị trung ương sớm cho chủ trương đàm phán với Campuchia giải quyết đường biên giới chưa hoàn thành phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới đất liền giữa hai nước còn lại. Trong đó, khu vực biên giới Kiên Giang với Campuchia còn tồn đọng từ mốc 296 đến mốc 300.

Đường biên giới Việt Nam và Lào có chiều dài 2.337,459 km, điểm khởi đầu ở vị trí là giao điểm đường biên giới ba nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc, ở đỉnh núi Khoan La San, tỉnh Điện Biên; điểm kết thúc là giao điểm đường biên giới ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia thuộc khu vực cửa khẩu quốc tế Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kom Tum.

Đường biên giới Việt Nam – Lào chủ yếu đi theo hướng Bắc - Nam qua 10 tỉnh của Việt Nam là: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Kon Tum và 10 tỉnh của Lào là: Phông Sa Lỳ, Luông Pha Băng, Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Bô Ly Khăm Xay, Khăm Muộn, Sạ Vẳn Nạ Khệt, Sả Lạ Văn, Sê Kông và Ắt Tạ Pư./.