E-tailer là gì

B2C hiện đang là mô hình kinh doanh được sử dụng nhiều nhất hiện nay trong ngành thương mại điện tử. Không thể phủ nhận được lợi ích mà mô hình kinh doanh B2C mang lại cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Để tìm hiểu thêm về loại mô hình này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Landofcoder nhé. 

E-tailer là gì
E-tailer là gì

1. Mô hình kinh doanh B2C là gì?

B2C (Business to Consumer) là hình thức kinh doanh từ doanh nghiệp, công ty tới khách hàng. 

Mô hình kinh doanh B2C là mô hình bán sản phẩm và dịch vụ trực tiếp từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng thường được sử dụng trong lĩnh vực thương mại điện tử. 

Ví dụ khi bạn lên mạng tìm mua một đôi giày từ shop online nào đó thì đấy chính là mô hình kinh doanh B2C.

Điều kiện để triển khai mô hình kinh doanh này thì các doanh nghiệp, công ty cần có một kênh bán hàng trực tuyến như Facebook, Zalo, Website,…Bất cứ ai cũng có thể chọn mô hình B2C để kinh doanh vì mô hình này khá đơn giản và không liên quan đến pháp lý. 

E-tailer là gì
E-tailer là gì

2. Đặc điểm và lợi ích của mô hình kinh doanh B2C

Đặc điểm của mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2C là khách hàng của mô hình B2C là người dùng cá nhân. Những người này chỉ có nhu cầu lên mạng Internet để mua sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của mình, không có bất cứ giao dịch mua bán nào tiếp theo. Đặc biệt, các điều kiện mua hàng, giá cả, chính sách đổi trả đều được cập nhật trên website bán hàng. Thông qua các chính sách, giá cả đó mà người dùng quyết định có mua hàng hay không.

E-tailer là gì
E-tailer là gì

Việc kinh doanh mô hình B2C giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí bán hàng vì không cần thuê mặt bằng, thuê nhân viên bán hàng. Nhờ đó mà người tiêu dùng cũng không phải đến trực tiếp đến cửa hàng, có nhiều sự lựa chọn và so sánh nhiều mặt hàng cùng một lúc. 

3. Ưu điểm và hạn chế của mô hình B2C

Ưu điểm:

  • Đối với khách hàng giúp giảm chi phí và thời gian giao dịch, tăng khả năng tiếp cận thông tin của người bán, giúp người mua tìm được nơi bán giá hợp lý nhất. 
  • Đối với doanh nghiệp: giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí mở cửa hàng. Giảm chi phí quảng cáo, tiếp thị. Lượng khách hàng tiếp cận trên website sẽ nhiều hơn.

Hạn chế:

  • Các doanh nghiệp cần phải có giải pháp bán hàng, chế độ chăm sóc khách hàng tối ưu và hiệu quả. Các doanh nghiệp cần cân nhắc về phương thức thanh toán, vận chuyển để tìm ra phương thức an toàn nhất.
  • Đối tượng cạnh tranh nhiều
  • Đòi hỏi nguồn tài nguyên lớn từ nhân lực cho đến trang thiết bị
  • Việc bán hàng trong thời gian dài dẫn đến vấn đề tồn kho

4. Các mô hình kinh doanh chính của B2C

4.1. Cổng thông tin (Portal)

Cổng thông tin điện tử là điểm truy cập tập trung và duy nhất, tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và ứng dụng, phân phối tới người sử dụng thông qua một phương thức thống nhất và đơn giản trên nền tảng Web”

VD: eBay, SAP portal,…

Mô hình doanh thu:

  • Phí giao dịch
  • Quảng cáo
  • Phí định kỳ

4.2. Nhà cung cấp nội dung (Content provider)

Nhà cung cấp nội dung là các công ty cung cấp các nội dung thông tin như tin tức, âm nhạc, băng hình và các tác phẩm nghệ thuật dưới dạng số hóa thông qua website. Việc mua bán các nội dung thông tin nói trên là nguồn thu lớn thứ 2 đối với B2C. Nguồn thu từ việc cung cấp các nội dung thông tin được hình thành từ việc thu phí những người đăng ký sử dụng thông tin gọi là phí đăng ký.

VD: MP3.com, WSJ.com, tạp chí kinh tế Harvard Business Review,…

Mô hình doanh thu:

  • Quảng cáo
  • Phí định kỳ
  • Phí liên kết

4.3. Nhà bán lẻ điện tử(E-tailer)

Nhà bán lẻ điện tử là cửa hàng ảo bán lẻ trực tuyến bao gồm mọi hình thức và quy mô từ những cửa hàng rất lớn đến các cửa hàng nhỏ.

VD: Amazon.com, Lazada.com, Sendo.com,…

Có 4 nhà bán lẻ điện tử:

  • Người bán hàng ảo (Virtual merchants)
  • Doanh mục người bán hàng (Catalog merchants)
  • Clicks and bricks
  • Nhà sản xuất trực tiếp (Manufacturer-direct)

4.4. Nhà cung cấp dịch vụ (Service provider)

Đây là nhà cung cấp các giải pháp hoặc dịch vụ công nghệ, thông tin cho người dùng cuối. Các doanh nghiệp công nghệ thông tin cung cấp sản phẩm và giải pháp thông qua các dịch vụ theo yêu cầu, trả tiền cho mỗi lần sử dụng. 

VD: Google Drive, oneDrive,…

Mô hình doanh thu:

  • Bán dịch vụ
  • Phí định kỳ

4.5. Nhà tạo thị trường (Market creator)

Nhà tạo thị trường là những người tạo ra môi trường số hóa để người mua và người bán gặp nhau. Đây là nơi trưng bày sản phẩm, thực hiện các hoạt động nghiên cứu sản phẩm và nơi thiết lập giá cả các sản phẩm.

Mô hình doanh thu: Phí giao dịch

4.6. Nhà trung gian giao dịch (Transaction broker)

Nhà trung gian giao dịch là các website xử lý toàn bộ quá trình giao dịch cho khách hàng, những người đặt hàng qua điện thoại. Mô hình này thường được áp dụng cho dịch vụ du lịch, dịch vụ ngân hàng, tư vấn việc làm và bất động sản.

Mô hình doanh thu: phí giao dịch

4.7. Nhà cung cấp cộng đồng (Community provider)

Đây là những website, nơi các cá nhân có cùng chung mục đích, những mối quan tâm giống nhau, thảo luận các vấn đề quan tâm và hòa toàn không bị giới hạn về mặt địa lý.

Mô hình doanh thu

  • Quảng cáo
  • Phí định kỳ
  • Phí liên kết

Bài viết trên đã chỉ rõ B2C là gì, những ưu điểm và nhược điểm của loại mô hình kinh doanh này. Hy vọng, với những thông tin mà chúng tôi đem lại sẽ giúp ích bạn trong công việc.