Thực chứng và chuẩn tắc là gì

Kinh tế học chuẩn tắc (normative economics) đưa chúng ta đến những nhận định như “cần phải điều tiết độc quyền” hoặc “nên đánh thuế lợi nhuận”. Vậy kinh tế học chuẩn tắc là gì? ACC mời bạn tham khảo bài viết Kinh tế học chuẩn tắc (normative economics) là gì?

Thực chứng và chuẩn tắc là gì

Kinh tế học chuẩn tắc (normative economics) là gì?

Nội dung bài viết:

  1. 1. Kinh tế học chuẩn tắc (normative economics) là gì?
  2. 2. Những điều cơ bản về kinh tế học chuẩn tắc
  3. 3. Các ví dụ về kinh tế học chuẩn tắc
  4. 4. Sự bất đồng giữa các nhà kinh tế

1. Kinh tế học chuẩn tắc (normative economics) là gì?

Kinh tế học chuẩn tắc (normative economics) là các phân tích kinh tế đưa ra những khuyến nghị hoặc nhận định về cái cần phải và nên có chứ không phải cái hiện có. Kinh tế học chuẩn tắc đưa chúng ta đến những nhận định như “cần phải điều tiết độc quyền” hoặc “nên đánh thuế lợi nhuận”. Những nhận định này có thể khác với kinh tế hục thực chứng – một hướng phân tích quan tâm đến việc mô tủ và phàn (ích nền kinh tế như nó đang tồn tại. Thông thường, kinh tế học chuẩn tắc được thiết lập trên cơ sở kinh tế học thực chứng và tồn tại dưới dạng một đánh giá nào đó về việc xã hội cần có những mục tiêu gì trong quá trình phát triển kinh tế và nghiên cứu xem hành vi kinh tế nên được tổ chức và thực hiện như thế nào (gọi là đánh giá giá trị). Vì vậy, chúng ta có thể tranh cãi với nhau về một nhận định do kinh tế học chuẩn tắc đưa ra vì cho rằng phân tích thực chứng làm cơ sở cho nó không đúng hoặc chúng ta không nhất trí về những đánh giá giá trị có liên quan.

2. Những điều cơ bản về kinh tế học chuẩn tắc

Mục tiêu của kinh tế học chuẩn tắc là xác định các chương trình, tình huống và điều kiện kinh tế khác nhau mà con người muốn diễn ra hoặc muốn né tránh, bằng câu hỏi điều gì sẽ xảy ra hoặc điều gì nên xảy ra. Do đó, các tuyên bố chuẩn tắc thường đưa ra phân tích dựa trên ý kiến về những gì được cho là đáng mong ước.

Ví dụ, phát biểu cho rằng chúng ta nên cố gắng tăng trưởng kinh tế x% hoặc giữ lạm phát ở mức y% có thể được coi là chuẩn tắc.

Kinh tế học hành vi cũng bị coi là chuẩn tắc do tâm lí học nhận thức được sử dụng để thúc đẩy (cú hích) con người đưa ra quyết định tốt hơn bằng cách thiết lập kiến trúc lựa chọn của họ.

Trong khi kinh tế học thực chứng mô tả các tình huống và điều kiện kinh tế để chúng xảy ra, mục đích của kinh tế học chuẩn tắc là nhằm đưa ra các giải pháp. Các tuyên bố trong kinh tế học chuẩn tắc được sử dụng để xác định và đề xuất các phương án thay đổi chính sách kinh tế hoặc gây ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế.

3. Các ví dụ về kinh tế học chuẩn tắc

Một ví dụ về kinh tế học chuẩn tắc là “Chúng ta nên cắt giảm một nửa thuế để tăng mức thu nhập khả dụng.” Ngược lại, một nhận xét thuộc kinh tế thực chứng hoặc mang tính khách quan sẽ là “Dựa trên dữ liệu trong quá khứ, việc cắt giảm thuế lớn sẽ giúp ích cho nhiều người, nhưng những hạn chế về ngân sách của chính phủ khiến cho lựa chọn đó không khả thi.”

Lời tuyên bố đầu tiên thuộc kinh tế chuẩn tắc bởi nó phản ánh các đánh giá chủ quan. Tuyên bố này thể hiện ý kiến cho rằng mức thu nhập khả dụng phải được tăng lên.

Những tuyên bố có bản chất thuộc kinh tế học chuẩn tắc không thể được kiểm tra hoặc dùng để chứng minh cho các giá trị thực tế hoặc mối quan hệ nguyên nhân và kết quả hợp lí.

Các ví dụ của tuyên bố thuộc kinh tế học chuẩn tắc bao gồm “Phụ nữ nên được nhận khoản vay giáo dục cao hơn nam giới”, “Người lao động nên hưởng phần lợi nhuận tư bản lớn hơn” và “Công dân lao động không nên phải trả tiền cho dịch vụ y tế”.

Các tuyên bố thuộc kinh tế học chuẩn tắc thường chứa các từ khóa như “nên” và “không nên”.

4. Sự bất đồng giữa các nhà kinh tế

Sự phân biệt giữa Kinh tế học Thực chứng và Chuẩn tắc giúp chúng ta hiểu tại sao có sự bất đồng giữa các nhà Kinh tế. Thực tế, sự bất đồng bắt nguồn từ quan điểm của mỗi nhà Kinh tế khi nhìn nhận vấn đề.

Chẳng hạn, trong một chương trình phỏng vấn trên truyền hình về chính sách thương mại của Chính phủ, một nhà Kinh tế ủng hộ chính sách tự do thương mại, rong khi một nhà Kinh tế khác cho rằng Chính phủ nên tăng cường rào cản thương mại.

Về Kinh tế học Thực chứng, cả hai nhà Kinh tế đều thừa nhận rằng mở rộng thương mại là có lợi cho tổng thể nền kinh tế. Mặc dù điều này cũng có ảnh hưởng đến một số thành phần nào đó của nền kinh tế.

Tuy nhiên, sự bất đồng của họ về chính sách là do các giá trị khác nhau. Nhà kinh tế thứ nhất nhấn mạnh lợi ích của tổng thể nền kinh tế, trong khi nhà kinh tế thứ hai nhấn mạnh vào việc hạn chế ảnh hưởng của chính sách đối với một nhóm hay ngành nào đó cần được bảo hộ.

Tuy rằng cả hai nhà Kinh tế cùng có kết luận thực chứng như nhau, nhưng kết luận chuẩn tắc thì lại khác nhau do các giá trị khác nhau về chính sách của Chính phủ. Trên phương diện truyền thông, các nhà kinh tế thường không có đủ thời gian để giải thích rõ về quan điểm. Điều này làm cho chúng ta cảm nhận rằng các nhà kinh tế không thống nhất với nhau trong chính sách kinh tế của chính phủ.

Trên đây là bài viết Kinh tế học chuẩn tắc (normative economics) là gì? Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai… Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.