Em hiểu thế nào là sống giản dị Trái với giản dị là gì cho ví dụ

Bạn đang xem: GDCD 7 Bài 1: Sống giản dị

Mời các em học sinh tham khảo bài học “Sống giản dị” giúp học sinh nắm vững nội dung bài học về thế nào là sống giản dị và không giản dị. Tại sao cần phải sống giản dị để hình thành ở học sinh thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật và xa lánh lối sống xa hoa, hình thức. Để hiểu hơn về lối sống giản dị mời các em học sinh cùng tìm hiểu: Bài 1: Sống giản dị

  • Cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác
    •  Bác mặc bộ quần áo kaki, đội mũ vải đã ngả màu và đi một đôi dép cao su.
    •  Bác cười đôn hậu và vẫy tay chào mọi người
    • Thái độ của Bác: Thân mật như người cha đối với các con.
    •  Câu hỏi đơn giản: Tôi nói đồng bào nghe rõ không?
  • Nhận xét
    • Bác ăn mạc đơn sơ, không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh đất nước.
    • Thái độ chân tình, cởi mở, không hình thức, lễ nghi nên đã xua tan tất cả những gì còn cách xa giữa vị Chủ tịch nước và nhân dân
    • Lời nói của Bác dễ hiểu, gần gũi than thương với mọi người.
    • Giản dị được biểu hiện ở nhiều khía cạnh. Giản dị là cái đẹp. Đó là sự kết hợp giữa vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp bên trong. Vậy chúng ta cần học tập những tấm gương ấy để trở thành người có lối sống giản dị
  • Biểu hiện của lối sống giản dị:
    •  Không xa hoa lãng phí
    •  Không cầu kì kiểu cách.
    •  Không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.
    •  Thẳng thắn, chân thật, gần gũi, hoà hợp với mọi người trong cuộc sống
  •  Trái với giản dị:
    •  Sống xa hoa, lãng phí, phô trương về hình thức, học đòi trong ăn mặc, cầu kì trong cử chỉ sinh hoạt, giao tiếp.
    •  Giản dị không có nghĩa là qua loa, đại khái, cẩu thả, tuỳ tiện trong nếp sống, nếp nghĩ, nói năng cụt ngủn, trống không, tâm hồn nghèo nàn, trống rống.
    • Lối sống giản dị phải phù hợp với lứa tuổi, điều kiện gia đình, bản thân và môi trường xã hội xung quanh
  •  Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.
  •  Không xa hoa, lãng phí; không cầu kì, kiểu cách.
  •  Ví dụ: tiêu dùng tiền bạc vừa mức so với điều kiện sống của bản thân, của gia đình và của những người xung quanh; nói năng dễ hiểu; tác phong, đi đứng nghiêm trang, tự nhiên; trang phục gọn gàng, sạch sẽ…
  • Đối với cá nhân:
    • Giản dị giúp đỡ tốn thời gian, sức lực vào những việc không cần thiết để làm được những việc có ích cho bản thân và cho mọi người
    • Được mọi người quý mến, cảm thông và giúp đỡ.
  • Đối với gia đình: Lối sống giản dị giúp con người biết sống tiết kiệm, đem lại sự bình yên, hạnh phúc cho gia đình.
  • Đối với xã hội:
    • Tao ra mối quan hệ chan hòa, chân thành với nhau
    • Loại trừ được những thói hư tật xấu do lối sống xa hoa, lãng phí đem lại, làm lành mạnh xã hội.

Bài học này giúp các em hiểu một phong cách sống khác một cách sống giản dị, biểu hiện và ý nghĩa của nó. Để hình thành một tính cách một phong cách cho mình theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ đã dạy. 

Ngoài ra, các em hãy tham khảo cách Giải bài tập GDCD 7 Bài 1 ở cuối bài học.

Tham gia làm Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 1 có 10 câu hỏi để củng cố kiến thức đã học.

  • Câu 1:  Ý nghĩa của sống giản dị: 

    • A.
      Người giản dị dể được mọi ngưới quý mến
    • B.
      Giúp con người biết sống đúng mức, thắng thắng dễ chịu
    • C.
      Giúp ta tập trung sức lực thời giờ vào việc làm có ích
    • D.
      Tất cả các đáp án trên
  • Câu 2: Câu danh ngôn của ĂngGhen” Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn và……….

    • A.
      Tự trọng
    • B.
      Giản dị
    • C.
      Đạo đức
    • D.
      Trung thực
  • Câu 3: Sống giản dị là:

    • A.
      Quần áo gọn gàng, sạch sẽ, không ăn mặc áo quần trông lạ mắt so với mọi người.
    • B.
      Tác phong tự nhiên, đi đứng đàng hoàng, không điệu bộ, kiểu cách.
    • C.
      Thực hiện đúng nội quy của nhà trường đề ra, trang phục khi đến trường sạch sẽ, tươm tất, lịch sử, bảo vệ của công, không xa hoa lãng phí.
    • D.
      Tất cả các đáp án trên

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

Các em có thể tham khảo một đức tính khác trong bài học tiếp theo: Bài 2: Trung thực

Đăng bởi: Blog LuatTreEm

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 7

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 7 – Bài 1: Sống giản dị giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Lời giải:

Sống giản dị là những người sống không xa hoa, cầu kì, lãng phí, sống phù hợp với hoàn cảnh gia đình và xã hội.

Lời giải:

Những biểu hiện của sống giản dị: Không xa hoa, lãng phí, không cầu kỳ, kiểu cách, chan hòa, không quá khách sáo…

Lời giải:

– Giản dị là: Không xa hoa, lãng phí, không cầu kỳ, kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu vật chất, hình thức bên ngoài, thẳng thắn chân thật, gần gũi với mọi người.

– Xa hoa, cầu kì, phô trương hình thức: Sống không tiết kiệm, lãng phí, học đòi ăn mặc, cầu kỳ trong giao tiếp, vui chơi vượt quá khả năng kinh tế cho phép.

Lời giải:

Đối với cá nhân: Giản dị giúp đỡ tốn thời gian, để làm được những việc có ích cho bản thân và cho mọi người; được mọi người quý mến, cảm thông, giúp đỡ.

Đối với gia đình: Giúp cho mọi người trong gia đình biết sống tiết kiệm, đem lại sự bình yên, hạnh phuc cho gia đình.

Đối với xã hội: Tạo ra mối quan hệ chan hòa, chân thành với nhau; loại trừ được những thói hư tật xấu do lối sống xa hoa, lãng phí đem lại làm lành mạnh xã hội.

A. Nói năng ngắn gọn, dễ hiểu.

B. Tính tình dễ dãi.

C. Không chú ý đến hình thức.

D. Không chơi với bạn nhà giàu có hơn mình.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

A. Là quần áo trước khi đi học.

B. Xịt keo, làm tóc rất cầu kì trước khi đi học.

C. Luôn ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng.

D. Hằng năm đều tổ chức sinh nhật.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

A. Những gia đình không có điều kiện về kinh tế mới cần sống giản dị.

B. Sống giản dị là không cầu kì trong nói năng.

C. Không đi du lịch nước ngoài là sống giản dị.

D. Sống giản dị dễ được mọi người gần gũi, quý mến.

E. Sống giản dị là luôn tiết kiệm trong chi tiêu.

G. Ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp là biểu hiện của sống giản dị.

Lời giải:

Đáp án đúng: B, D, G

Câu hỏi:

1/ Em có đồng tình với suy nghĩ của Hoà không ? Vì sao ?

2/ Nếu là lớp trưởng của Hoà, em sẽ xử sự như thế nào trong tình huống trên ?

Lời giải:

1/ Em không đồng tình với suy nghĩ của Hoà. Bởi vì, cách ăn mặc của Hòa là đua đòi, không phù hợp với học sinh. Bên cạnh đấy, suy nghĩ của Hòa sẽ làm khoảng cách giữa Hòa với các bạn kéo xa ra.

2/ Em sẽ khuyên Hoà mặc đồng phục theo quy định chung của trường.

Câu hỏi:

1/ Em thấy suy nghĩ của Minh đúng hay sai ? Vì sao ?

2/Nếu em có một người bạn như Minh, em sẽ làm gì ?

Lời giải:

1/ Minh có suy nghĩ không đúng. Bởi vì, là học sinh nên ăn mặc cho giản dị, phù hợp với hoàn cảnh sống. Không nên ăn chơi, đua đòi, chạy theo mốt.

2/ Em sẽ khuyên bạn không nên cầu kỳ trong ăn mặc. Bạn nên tập trung vào học tập cho tốt, sau này khi là người lớn thì có thể dùng số tiền kiếm ra được để mua đồ.

Lời giải:

Biểu hiện của người sống giản dị: luôn gần gũi với mọi người, có tình cảm chân thành với mọi người, nên được mọi người yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.

Lời giải:

Rèn luyện tính giản dị:

– Ăn mặc chuẩn theo quy định của học sinh.

– Không nhuộm tóc xanh đỏ, nói năng bừa bãi.

– Cố gắng rèn luyện ý chí, tránh bị những cám dỗ từ những thứ bên ngoài.

– Biết quý trọng những gì mình đang có, biết thông cảm chia sẻ với cuộc sống khó khăn của người khác, chia sẻ với các em nhỏ, cụ già đang sống trong hoàn cảnh khó khăn

– Tiết kiệm thời gian, của cải, tiền bạc.

Lời giải:

Qua câu chuyện trên, theo em, học sinh rèn luyện tính giản dị như:

– Ăn mặc, tác phong phù hợp với lứa tuổi học sinh, với điều kiện và hoàn cảnh gia đình.

– Không đua đòi chạy theo nhu cầu vật chất hình thức bên ngoài, không đua đòi những trào lưu của xã hội.

– Lời nói ngắn gọn dễ hiểu.

– Đối xử với mọi người một cách chân thành, cởi mở.

– Biết quý trọng những gì mình đang có, biết thông cảm chia sẻ với cuộc sống khó khăn của người khác, chia sẻ với các em nhỏ, cụ già đang sống trong hoàn cảnh khó khăn

– Tiết kiệm thời gian, của cải, tiền bạc.