Genk sức mạnh thanos khi so sánh

Avengers: Infinity War mở ra cuộc chiến sống còn giữa toàn bộ siêu anh hùng của Trái Đất (và một vài cá nhân ngoài hành tinh nữa) chống lại sức mạnh khủng khiếp của Thanos. Mất 10 năm trời xây dựng, Marvel mới đưa được Thanos hùng mạnh lên màn ảnh lớn, đánh tan tác toàn đội Avengers.

Ai cũng bảo Thanos mạnh. Vậy hắn mạnh cỡ nào? Bằng phân tích toán học, trợ lý giáo sư môn kỹ thuật tại Đại học Đông Bắc, Steven Cranford luận ra rằng Thanos đủ mạnh để nâng deadlift được con tàu Titanic.

Để có được con số chính xác cuối cùng, Cranford tạo ra mô hình của khối lập phương thần bí Tesseract. Hồi đầu tháng Năm, Cranford đăng tải nghiên cứu kèm theo mô hình Tesseract trên tại tạp chí khoa học Extreme Mechanics Letters. Khối Tesseract cực kì rắn chắc, thuộc phạm trù không gian 4 chiều, nhìn vẻ ngoài như làm từ tinh thể.

Và Thanos một tay bóp nát nó.

Genk sức mạnh thanos khi so sánh

Genk sức mạnh thanos khi so sánh

Bản thân Cranford là một nhà khoa học vật chất, anh tò mò tột độ về cái cách Thanos bóp vụn khối Tesseract. Tại văn phòng Boston của mình, Cranford khởi động chương trình giả lập phân tử động để tìm cách xác định cấu trúc của khối lập phương hùng bá vũ trụ. Cũng may là hình dáng và cấu trúc khối Tesseract không hoàn toàn giả tưởng.

Một hình vuông được gắn thêm chiều thứ ba thì thành một khối lập phương, gắn thêm chiều thứ tư nữa là ta có được hình siêu lập phương, nói cách khác, chính là khối Tesseract. Bạn hãy tưởng tượng một hình lập phương nhỏ nằm trong một hình lập phương to hơn, là bạn đã hình dung ra được khối Tesseract rồi.

"Trong phim, người ta gọi nó thế chắc là vì nghe hay hay hoặc vì một lý do nào đó khác", Cranford nói.

Genk sức mạnh thanos khi so sánh

Genk sức mạnh thanos khi so sánh

Bằng phần mềm tạo hình, khối Tesseract hình thành, với từng phân tử carbon kết nối với nhau tạo nên thành phần khối. Carbon luôn thu hút được sự chú ý của các nhà khoa học vật chất vì tính linh hoạt của chúng: nguyên tử carbon có thể được kết nối với nhau theo nhiều cách khác nhau.

Bằng khoa học hiện đại, ta có 3 dạng carbon mới bên cạnh dạng kim cương là graphene, fullerene và schwarzite.

Genk sức mạnh thanos khi so sánh

Cấu trúc kim cương.

Genk sức mạnh thanos khi so sánh

Cấu trúc graphene.

Genk sức mạnh thanos khi so sánh

Cấu trúc fullerene.

Genk sức mạnh thanos khi so sánh

Cấu trúc schwarzite.

Chương trình máy tính của Cranford, rất nổi tiếng trong giới khoa học nghiên cứu vật chất, chứa đầy những hình mẫu carbon. Chỉ tại đó, khoa học mới tạo ra được những hình dáng không thể được tạo thành trong bất kì phóng thí nghiệm nào. Dựa trên đặc tính "phản ứng lại với trường lực", Cranford tạo ra những phân tử không theo trật tự. Trong mô hình giả lập này, ta có thể vượt cả giới hạn vật lý thông thường mà!

Sau nhiều thất bại, Cranford tạo ra thành công hai dạng carbon trên lý thuyết, gọi chúng là pentatope – các vòng nối carbon và hypercubyne – khối lập phương nằm trong khối lập phương.

Genk sức mạnh thanos khi so sánh

Nếu như hàng tỉ tỉ nguyên tử carbon hợp lại thành hypercubyne, độ cứng cáp của nó sẽ vượt xa mọi thứ ta từng biết. Một khối hypercubyne với cạnh dài khoảng 15 cm, na ná khối Tessaract trong phim Marvel, nó sẽ chỉ nhẹ tương đương với một khối làm từ carbon bút chì. Thế nhưng độ cứng của nó thì vô địch: để bóp vụn được khối đó (như Thanos làm một cách dễ dàng), lực tay của hắn phải tới 38.000 tấn, tương đương sức mạnh bàn tay của 750.000 người.

Dựa vào mốc đó, có thể tính ra Thanos nâng được 54 triệu kilogram = 54.000 tấn. Vậy là lớn hơn cả khối lượng tàu Titanic, chỉ 52.310 tấn.

Có những ý kiến trái chiều, cho rằng ý tưởng này không thể thành sự thực. Cranford phản bác rằng "chỉ cần phải đặt hàng tỉ tỉ nguyên tử vào đúng chỗ là được thôi mà". Hay lắm. Nhưng dù ý kiến có theo chiều này, ai cũng đồng tính rằng khoa học viễn tưởng là một công cụ rất hữu ích trong khoa học vật chất.

"Bạn chẳng cần phải là một kỹ sư có bằng cấp để nghĩ ra các ý tưởng liên quan tới vật chất hoặc về khoa học vật chất", nhà nghiên cứu Cranford nhấn mạnh.

Cảnh báo: Nội dung bài viết có nói trước nội dung phim, cả Avengers: Infinity War và Harry Potter. Các bạn cân nhắc trước khi đọc.

Cảnh báo 2: Nếu các bạn chưa biết về cả Avengers lẫn Harry Potter, thì nội dung bài có thể khó hiểu.

Có một thế lực xấu xa và mạnh mẽ đi tìm kiếm những thứ cổ vật có thể khiến hắn mạnh hơn. Hắn đi rất xa, đặt chân tới nhiều nơi với cố gắng chiếm hữu những cổ vật ấy, tìm kiếm một sức mạnh vô song để đạt được mục đích xấu xa tối thượng của mình.

Nếu rút gọn cả hai bộ phim Avengers: Infinity War và Harry Potter lại thì điều trên đúng với cả Thanos và Voldemort.

Genk sức mạnh thanos khi so sánh

Thanos.

Tôi đang không cố gắng so sánh hai bộ phim để mà khiến fan cả hai bên lao vào xỉa xói tôi tới lúc khóc đâu! Bản thân tôi thích cả hai tác phẩm giả tưởng này: tuổi thơ gắn bó với Harry Potter mà thời niên thiếu đã bắt đầu lần mò đọc vài bộ truyện tranh Marvel, theo dõi từng bước chân của Vũ trụ Điện ảnh Marvel từ hồi Iron Man của năm 2008.

Những cuộc phiêu lưu của các anh hùng tới từ bất cứ đâu đều có những điểm chung nhất định, không thể phủ nhận điều này. Có điều, Avengers: Infinity War và Harry Potter và Bảo bối Tử thần nó cứ na ná nhau ấy! Nó đem lại một cảm giác thân thuộc tới kì lạ, tôi đã không nhận ra cho tới khi đọc trên Mashable.

Genk sức mạnh thanos khi so sánh

Voldemort.

Tại Harry Potter và Bảo bối Tử thần, ta theo dõi Harry trên cuộc hành trình đi tìm những Trường Sinh Linh Giá – những thứ cổ vật chứa một phần linh hồn của Voldemort. Phá hủy chúng thì Voldemort sẽ không còn cách nào để hồi sinh khi bị tiêu diệt.

Và khi theo dõi chuyến hành trình đi tìm đá quý (sáu Viên đá Vô cực) của Thanos, ta thấy hai cuộc hành trình giống nhau lắm: cả hai đều đi tìm những thứ dù là mình biết rõ là cái gì, nhưng lại chẳng biết được chúng ở đâu. Nhưng với Thanos, thì có thể thấy hắn giỏi trong việc tìm đồ hơn Harry nhiều. Cũng phải nói đỡ cho Harry tí xíu: Thanos là một Titan mạnh mẽ từ ngoài Vũ trụ, mà Harry chỉ là một cậu bé pháp sư mồ côi còi cọc lớn lên trong cảnh thiếu tình thương.

Nhưng tôi đang không so sánh Thanos với Harry hay so sánh Đá Vô cực với Trường Sinh Linh Giá, chỉ là cuộc hành trình giống nhau đôi chút thôi.

Genk sức mạnh thanos khi so sánh

Cái hang nhắc tới ở trên.

Khi Thanos tới Vormir, nơi chứa Viên đá Linh hồn, hắn nhận thấy đây là một khu vực cằn cỗi – một nơi giống với cái hang đầy ám ảnh mà Voldemort chứa một trong những Trường Sinh Linh Giá của mình, cái hang đã xuất hiện trong những chương truyện cuối của Harry Potter và Hoàng tử Lai. Tạo ra một Trường Sinh Linh giá yêu cầu người thực hiện phải tự tách một phần linh hồn mình ra, thậm chí việc lấy được cái Trường Sinh Linh Giá trong hang cũng cần tới sự hi sinh cơ.

Xem Avengers: Infinity War rồi, bạn cũng đã biết Thanos đã phải hi sinh gì để lấy được Viên đá Linh hồn. Chưa hết, trên Vormir còn có một thanh niên mặc áo dài rách, nhìn đen như màn đêm bay lượn xung quanh – trông chẳng khác gì bọn Giám Ngục cai quản Azkaban.

Genk sức mạnh thanos khi so sánh

Cũng dễ kết luận Trường Sinh Linh Giá là Đá Vô cực lắm, nhưng đúng ra, chúng phải là ba Bảo bối Tử thần cơ! Những thứ mà một khi kẻ nắm được nó có "đủ bộ", hắn sẽ trở nên mạnh mẽ đến mức gần như bất bại. Thanos sẽ trở thành thực thể mạnh nhất Vũ trụ, còn Voldemort sẽ trở thành "chủ nhân của Tử thần".

Khi mà Thanos nắm trong tay từng viên đá một, sức mạnh của hắn dần tăng lên gấp bội. Chẳng khác mấy so với cảnh Voldemort cầm lên cây Đũa phép Cơm Nguội – một trong bộ ba Bảo bối Tử thần.

Genk sức mạnh thanos khi so sánh

Genk sức mạnh thanos khi so sánh

Khi Thanos đặt chân tới Trái Đất, Vision ngay lập tức cảm thấy "có gì đó sai sai mà đau đau". Cũng giống với việc Harry Potter có một liên kết đặc biệt với đầu óc của Voldemort, khiến Harry thấy vết sẹo trở nên đau đớn bội phần nếu như Voldemort xuất hiện, lại gần hay cố gắng thâm nhập vào đầu óc của cậu Potter.

Genk sức mạnh thanos khi so sánh

Potter = Vision?

Và đó là lý do tại sao Thanos và Voldemort lại là hai kẻ ác dù khác chí hướng nhưng vẫn có cùng chuyến hành trình đi tới sức mạnh vô song. Tuy nhiên, hãy ngả mình trước Thanos vì kế hoạch của hắn mang tầm Vũ trụ, chứ chẳng nhỏ nhoi như lão Voldemort không mũi, đánh chiếm mỗi cái trường học mà không xong.

Các bạn hãy hạ gạch đá xuống đi, đừng vội quăng tôi mà tội nghiệp. Suy cho cùng thì phim về anh hùng nào cũng đều là gặp cái ác, theo dõi song song chuyến hành trình của kẻ ác và anh hùng, rồi đến một cái kết cục có hậu nào đó. Kịch bản nào cũng vậy, chủ yếu là bối cảnh, nhân vật và câu chuyện nó hay ra sao thôi.

So sánh điểm tương đồng giữa hai gã đầu trọc với mưu đồ to lớn cũng vui đấy chứ! Tôi, là một fan của cả hai thứ được so sánh trên, thấy cực kì thú vị mà.