Giải bài tập lý lớp 11 bài 1

3. Luyện tập Bài 1 Vật lý 11

Qua bài giảng Điện tích và Định luật Cu-lông này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :

  • Nắm được các khái niệm: Điện tích , điện tích điểm ,các loại điện tích,tương tác giữa các điện tích.

  • Áp dụng Định luật Cu-lông giải các bài tập đơn giản về cân bằng của hệ điện tích. Giải thích hiện tượng nhiễm điện trong thực tế.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao về Điện tích và định luật Culong

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 11 Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 9 SGK Vật lý 11

Bài tập 2 trang 9 SGK Vật lý 11

Bài tập 3 trang 9 SGK Vật lý 11

Bài tập 4 trang 9 SGK Vật lý 11

Bài tập 5 trang 10 SGK Vật lý 11

Bài tập 6 trang 10 SGK Vật lý 11

Bài tập 7 trang 10 SGK Vật lý 11

Bài tập 8 trang 10 SGK Vật lý 11

Bài tập 1 trang 9 SGK Vật lý 11 nâng cao

Bài tập 2 trang 9 SGK Vật lý 11 nâng cao

Bài tập 3 trang 9 SGK Vật lý 11 nâng cao

Bài tập 4 trang 9 SGK Vật lý 11 nâng cao

Bài tập 1.1 trang 3 SBT Vật lý 11

Bài tập 1.2 trang 3 SBT Vật lý 11

Bài tập 1.3 trang 3 SBT Vật lý 11

Bài tập 1.4 trang 4 SBT Vật lý 11

Bài tập 1.5 trang 4 SBT Vật lý 11

Bài tập 1.6 trang 4 SBT Vật lý 11

Bài tập 1.7 trang 4 SBT Vật lý 11

Bài tập 1.8 trang 5 SBT Vật lý 11

Bài tập 1.9 trang 5 SBT Vật lý 11

Bài tập 1.10 trang 5 SBT Vật lý 11

4. Hỏi đáp Bài 1 Chương 1 Vật lý 11

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Nội dung hướng dẫn giải bài tập Vật lý 11 Bài 1: Điện tích. Định luật Cu lông được đội ngũ chuyên gia biên soạn và chia sẻ đến bạn đọc. Phương pháp giải trong bài được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu giúp các em học sinh hiểu sâu câu hỏi, đinh hướng cách giải nhanh và chính xác nhất.

Giải bài tập Vật lý 11 Bài 1

Bài 1 (trang 9 SGK Vật Lý 11) : Điện tích điểm là gì?

Lời giải:

- Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét.

Bài 2 (trang 9 SGK Vật Lý 11) : Phát biểu định luật Cu-lông.

Lời giải:

"Lực tương tác giữa hai điện tích điểm có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng."

Bài 3 (trang 9 SGK Vật Lý 11) Lực tương tác giữa các điện tích khi đặt trong một điện môi sẽ lớn hay nhỏ hơn khi đặt trong chân không?

Lời giải:

Lực tương tác giữa các điện tích đặt trong điện môi sẽ nhỏ hơn khi đặt trong chân không vì hằng số điện môi của chân không có giá trị nhỏ nhất (ɛ=1).

Bài 4 (trang 10 SGK Vật Lý 11) Hằng số điện môi của một chất cho ta biết điều gì?

Lời giải:

Hằng số điện môi của một chất cho biết khi đặt các điện tích trong môi trường điện môi đó thì lực tương tác Cu-lông giữa chúng sẽ giảm đi bao nhiêu lần so với khi đặt chúng trong chân không

Bài 5 (trang 10 SGK Vật Lý 11) Chọn câu đúng.

Khi tăng đồng thời độ lớn của mỗi điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên gấp đôi thì lực tương tác giữa chúng

A. Tăng lên gấp đôi

B. Giảm đi một nửa

C. Giảm đi bốn lần

D. Không thay đổi

Lời giải:

Gọi F là lực tương tác giữa hai điện tích q1, q2 khi cách nhau khoảng r.

F' là lực tương tác giữa hai điện tích q1'=2.q1, q2'=2.q2 khi cách nhau khoảng r'=2r

Giải bài tập lý lớp 11 bài 1

Đáp án: D

Bài 6 (trang 10 SGK Vật Lý 11):

Trong trường hợp nào sau đây, ta có thể coi các vật nhiễm điện là các điện tích điểm?

A. Hai thanh nhựa đặt gần nhau.

B. Một thanh nhựa và một quả cầu đặt gần nhau.

C. Hai quả cầu nhỏ đặt xa nhau.

D. Hai quả cầu lớn đặt gần nhau.

Lời giải:

Vì định luật Cu-lông chỉ xét cho các điện tích điểm (có kích thước nhỏ so với khoảng cách giữa chúng) nên hai quả cầu có kích thước nhỏ lại đặt xa nhau có thể coi là điện tích điểm.

Đáp án :C

Bài 7 (trang 10 SGK Vật Lý 11):

Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa định luật Cu-lông và định luật vạn vật hấp dẫn.

Lời giải:

Giải bài tập lý lớp 11 bài 1

Bài 8 (trang 10 SGK Vật Lý 11) :

Hai quả cầu nhỏ mang hai điện tích có độ lớn bằng nhau, đặt cách xa nhau 10 cm trong không khí thì tác dụng lên nhau một lực 9.10-3 N. Xác định điện tích của quả cầu đó.

Lời giải:

Ta có: q1 = q2 = q

Khoảng cách: r = 10 cm = 0,1 m

Môi trường là không khí nên hằng số điện môi: ε ≈ 1

Lực tương tác Cu-lông giữa hai quả cầu là:

Giải bài tập lý lớp 11 bài 1

→ Điện tích của mỗi quả cầu là:

Giải bài tập lý lớp 11 bài 1

Đáp số: q1 = q2 = 107 C hoặc -10-7.

Giải bài tập lý lớp 11 bài 1

Lý thuyết Bài 1 Lý 11

1. Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích. Tương tác điện:

   • Khi cọ xát những vật như thanh thủy tinh, thanh nhựa… vào dạ hoặc lụa.. thì những vật đó có thể hút những vật nhẹ như mẩu giấy, sợi bông… Ta nói rằng những vật đó đã bị nhiễm điện.

   • Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét.

   • Có 2 loại điện tích: điện tích dương (+) và điện tích âm (-).

   • Các điện tích cùng loại (dấu) thì đẩy nhau.

   • Các điện tích khác loại (dấu) thì hút nhau.

2. Định luật Cu-lông. Hằng số điện môi:

   • Định luật Cu-lông: Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

Giải bài tập lý lớp 11 bài 1
 
Giải bài tập lý lớp 11 bài 1

Giải bài tập lý lớp 11 bài 1

Trong đó:

   F: lực tương tác (F)

   k = 9.109: hệ số tỉ lệ (Nm2/C2)

   q1, q2: điện tích của 2 điện tích (C)

   r: khoảng cách giữa 2 điện tích (m)

   • Điện môi là môi trường cách điện. Hằng số điện môi ε đặc trưng cho tính chất điện của một chất cách điện. Khi đặt điện tích trong điện môi, lực tương tác sẽ nhỏ đi ε so với đặt trong chân không.

Giải bài tập lý lớp 11 bài 1

3. Nguyên lý chồng chất lực điện:

Giả sử có n điện tích điểm q1, q2, ...,qn tác dụng lên điện tích điểm q những lực tương tác tĩnh điện F1→, F2→, ..., Fn→ thì lực điện tổng hợp do các điện tích điểm trên tác dụng lên điện tích q tuân theo nguyên lý chồng chất lực điện.

Vecto F = vecto F1 + vecto F2 + ... + vecto Fn

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải bài tập Vật lí 11 Bài 1: Điện tích. Định luật Cu lông hay nhất file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết

Mở đầu chương trình vật lí lớp 11 là chương điện học, điện từ học. Ở cấp THCS chúng ta đã được tìm hiểu sơ qua về điện và từ học, trong chương này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về điện và từ. Hi vọng với những kiến thức mà tech12h đã hệ thống lại sẽ giúp bạn đọc tiếp tục đi sâu vào những hiện tượng lí thú của điện và từ.

Sự nhiễm điện của các vật: Khi cọ xát các vật như thanh thủy tinh, thanh nhựa,.... vào dạ hoặc lụa,.. thì chúng có thể hút các vật nhỏ nhẹ khác như giấy vụn, sợi bông,... (nhiễm điện do cọ xát).

Điện tích: là vật mang điện (vật nhiễm điện).

Điện tích điểm: là vật tích điện (điện tích) có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta đang xét.

Tương tác điện: là sự đẩy hay hút nhau giữa các điện tích.

  • Các điện tích cùng loại (cùng dấu) thì đẩy nhau.
  • Các điện tích điểm khác loại (cùng dấu) thì hút nhau.

II. Định luật Cu - lông

Định luật Cu - lông: Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

Biểu thức: $F = k.\frac{\left | q_{1}.q_{2} \right |}{r^{2}}$.

Trong đó:

F: Lực tĩnh điện (N).

$k = 9.10^{9}$: hệ số tỉ lệ ($\frac{N.m^{2}}{C^{2}}$).

q1 ,q2: độ lớn của hai điện tích (C).

r: khoảng cách giữa hai điện tích (m).

Điện môi: Môi trường cách điện.

Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong điện môi đồng tính: khi hai điện tích đặt trong môi trường điện môi thì lực tương tác giữa chúng sẽ yếu đi $\varepsilon $ lần. $\varepsilon $ được gọi là hằng số điện môi. 

Chú ý: $\varepsilon  \geq  1$; Với chân không $\varepsilon = 1$.

Ý nghĩa của hằng số điện môi: Cho biết khi đặt các điện tích trong chất đó thì lực tương tác giữa chúng sẽ giảm đi bao nhiêu lần so với khi chúng đặt trong chân không.