Giải quốc gia có được cộng điểm đại học năm 2022

Cập nhật: 12/07/2022 16:10 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Thí sinh thi tự do có được cộng điểm ưu tiên khi xét tuyển năm 2022 không? Câu hỏi này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc khi mà kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đang đến rất gần. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé.

Thí sinh tự do có được cộng điểm ưu tiên khi xét tuyển năm 2022?

CÓ. Theo quy chế thi của Bộ giáo dục và Đào tạo, các bạn thí sinh thi tốt nghiệp THPT trước 2022 vẫn được cộng 0,25-0,75 điểm ưu tiên khu vực khi xét đại học năm nay.

Chiều 10/6, công bố về quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022. So với thời điểm đăng ký xét tuyển, nhập học thì không có nhiều thay đổi về dự thảo, quy chế thi; điều chỉnh về phương án cộng điểm ưu tiên khu vực.

Theo đó, các bạn thí sinh tham dự thi tốt nghiệp THPT trước 2022 (còn gọi là thí sinh tự do) thì vẫn sẽ được cộng điểm ưu tiên khu vực theo các mức: 0,25 điểm (khu vực 2), 0,5 điểm (khu vực 2 nông thôn) với 0,75 điểm (khu vực 1). Đó là chính sách đều được duy trì ổn định trong những năm qua.

Giải quốc gia có được cộng điểm đại học năm 2022
Thí sinh thi tự do có được cộng điểm ưu tiên khi xét tuyển năm 2022 không?

Trước đó, dự thảo công bố vào giữa tháng 4 định sẽ bỏ chính sách cộng điểm ưu tiên khu vực với các thí sinh tự do. Dự thảo đó khiến cho thí sinh tự do bị hụt hẫng, các chuyên gia giáo dục, đại diện trường đại học cũng đưa ra ý kiến trái chiều.

Khi đó, Bộ GD-ĐT giải thích về quy định này, nhằm đảm bảo công bằng giữa  hai nhóm thí sinh: thí sinh lớp 12 đang chuẩn bị thi tốt nghiệp với những bạn thí sinh đã tốt nghiệp THPT nhằm xét tuyển đại học. Theo đại diện Bộ, các bạn thí sinh đã tốt nghiệp năm trước đều có lợi thế và thời gian ôn tập hơn so với những em thi lần đầu.

Dù vậy, ở quy chế chính thức, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thay đổi kế hoạch được đề cập tại dự thảo trước đó, là tiếp tục áp dụng chính sách cộng điểm khu vực cho thí sinh tự do.

Từ năm 2023, các bạn thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực trong năm tốt nghiệp THPT với 1 năm kế tiếp khi xét tuyển cao đẳng, đại học. Bởi vậy, nếu thi lại một năm, các bạn thí sinh vẫn được hưởng chính sách ưu tiên.

Về điểm ưu tiên quy định với những đối tượng như người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, Bộ vẫn giữ mức điểm cộng tùy đối tượng từ 1 đến 2 điểm, và không phụ thuộc vào năm thí sinh tốt nghiệp như đối với điểm ưu tiên khu vực.

Các mức điểm ưu tiên đều được quy định tương ứng so với tổng điểm ba môn (trong tổ hợp môn xét tuyển) tính theo thang điểm 10 đối với từng môn thi (không nhân hệ số). Nếu phương thức tuyển sinh dùng thang điểm khác thì mức điểm ưu tiên được quy đổi tương đương.

Từ năm 2023, điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực với thí sinh ( đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm ba môn tối đa là 30) sẽ được tính theo công thức sau đây:

Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [(30 - Tổng điểm đạt được của thí sinh)/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.

Theo quy chế tuyển sinh Cao đẳng, đại học năm 2022 cũng "chốt" kế hoạch đăng ký xét tuyển sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, ngay cả khi đã biết điểm.

Thay đổi đó được đánh giá khá tiện lợi cho thí sinh, các bạn có đủ tham số, kết quả tốt nghiệp đến việc tìm hiểu kỹ về các trường, các ngành nhằm sắp xếp thứ tự nguyện vọng, tránh phải điều chỉnh, tốn thời gian với chi phí.

Các bạn thí sinh thực hiện đăng ký xét tuyển qua Cổng dịch vụ quốc gia hay Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ theo kế hoạch chung. Các bạn thí sinh sẽ được đăng ký nguyện vọng vào nhiều trường, nhiều ngành không hạn chế số lượng; sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Trường hợp có nhiều nguyện vọng, đủ điều kiện trúng tuyển, các bạn thí sinh chỉ được công nhận trúng tuyển đồng thời gọi nhập học theo nguyện vọng cao nhất.

Giải quốc gia có được cộng điểm đại học năm 2022
Một số quy định thi tốt nghiệp THPT năm 2022

Tại các trường đại học cũng không được yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm hơn lịch chung của Bộ, chỉ được phép công bố và tải danh sách thí sinh điều kiện trúng tuyển lên hệ thống trước khi kỳ thi tốt nghiệp THPT được diễn ra.

Thí sinh đăng ký vào các trường theo phương thức xét tuyển sớm thì tiếp tục đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ; đồng thời được công nhận trúng tuyển theo nguyện vọng cao nhất.

Nếu như đăng ký tất cả nguyện vọng theo phương thức lên hệ thống sẽ giúp làm giảm thiểu thí sinh ảo. Hệ thống của Bộ cũng sẽ tự động loại bỏ khỏi danh sách những nguyện vọng thấp đối với thí sinh đã trúng tuyển vào các nguyện vọng cao hơn.

Thí sinh trúng tuyển theo diện tuyển thẳng thì hãy xác nhận nhập học sớm khi đủ điều kiện hoặc thực hiện theo kế hoạch chung tương tự như các bạn thí sinh khác. Các trường Cao đẳng, Đại học sẽ không bắt buộc các em xác nhận nhập học sớm.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 được tổ chức vào ngày 7-8/7 dự kiến có hơn một triệu thí sinh tham dự, ít hơn năm ngoái khoảng 14.000.

Trong đó có khoảng hơn 859.500 thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để vừa xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển đại học (chiếm 85,87%). Có gần 103.400 thi sinh chỉ thi để xét tốt nghiệp THPT. Số chỉ xét tuyển đại học và xét vào các trường cao đẳng sư phạm có khoảng 33.100 (chiếm 3,81%).

So với các năm gần đây, các bài thi sẽ được giữ nguyên với bài thi 3 môn độc lập Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ kết hợp với 2 tổ hợp là Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân với những thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông; hoặc Lịch sử, Địa lý đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên).

Thông tin trên đây giúp bạn tìm đọc về thí sinh tự do có được cộng điểm ưu tiên khi xét tuyển vào năm 2022 không? Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức hữu ích khác nhé.

Nguồn tổng hợp: Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nhiều thuận lợi cho thí sinh

Điểm mới đầu tiên là thí sinh đăng ký dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng sẽ thực hiện theo hình thức trực tuyến (trên Cổng thông tin của Bộ hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia), tạo điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin, thuận tiện cho thí sinh ở mọi nơi, mọi lúc.

Giải quốc gia có được cộng điểm đại học năm 2022
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022.    

Thứ hai, tất cả nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học của thí sinh (theo các cơ sở giáo dục, các ngành, các phương thức xét tuyển) của đợt xét tuyển đợt 1 hình thức đào tạo chính quy sẽ được đăng ký và ghi nhận vào hệ thống trong khoảng thời gian quy định.

Cụ thể là từ, sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT cho tới khi công bố kết quả thi và kết quả điểm phúc khảo (nếu có). Nhờ vậy, thí sinh chủ động về thời gian và các nguyện vọng đăng ký xét tuyển; việc đăng ký và điều chỉnh thực hiện trong một đợt (thay vì hai đợt như trước đây), thuận lợi cho thí sinh và cho các trường.

Thứ ba, tất cả các nguyện vọng đăng ký xét tuyển của thí sinh trên toàn hệ thống được từng trường xét tuyển, sơ tuyển trước (nếu cần), đưa lên phần mềm xử lý nguyện vọng - hệ thống hỗ trợ tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và cho kết quả thí sinh trúng tuyển ở một nguyện vọng cao nhất khi đáp ứng điều kiện của cơ sở giáo dục. 

Như vậy, hệ thống hỗ trợ chắc chắn giúp thí sinh đỗ vào nguyện vọng ưu tiên nhất có thể, mà không phải lo lắng lựa chọn giữa các phương thức xét tuyển khác nhau. 

Thí sinh không phải xác nhận nhập học trước đối với các phương thức khác, việc xác nhận nhập học trước có thể làm mất đi cơ hội được nhập học vào các trường và ngành mà thí sinh mong muốn, hoặc thí sinh phải nộp một khoản phí - phí giữ chỗ.

Thứ tư, đối với những ngành sử dụng đồng thời nhiều phương thức xét tuyển, nhiều tổ hợp xét tuyển, các trường cần phải giải trình được sự phù hợp của sự lựa chọn phân bổ chỉ tiêu giữa các phương thức, tổ hợp này; 

Đảm bảo phương thức, tổ hợp xét tuyển lựa chọn được thí sinh có năng lực để học tập, bảo đảm sự công bằng giữa các thí sinh tham gia xét tuyển. 

Việc thay đổi, bổ sung phương thức hoặc tổ hợp xét tuyển phải có căn cứ và lộ trình hợp lý; không làm tỷ lệ phân bổ chỉ tiêu của một phương thức, tổ hợp đã sử dụng trong năm trước giảm quá 30% (trong cơ cấu chỉ tiêu của ngành, chương trình đào tạo) trừ trường hợp việc thay đổi, bổ sung đó đã được công bố trước thời điểm mở đăng ký dự tuyển ít nhất 1 năm; qua đó, tránh làm ảnh hưởng tới việc học tập, ôn luyện của các thí sinh.

Thứ năm, các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trường THPT rà soát và cập nhật lên cơ sở dữ liệu ngành kết quả học tập THPT của thí sinh để đồng bộ sang hệ thống hỗ trợ tuyển sinh, nhằm hỗ trợ thí sinh và các trường về dữ liệu trong công tác xét tuyển. 

Thí sinh sẽ không cần công chứng hoặc yêu cầu trường THPT xác nhận kết quả học tập, giảm thủ tục hành chính cho các em thí sinh, khi đăng ký hồ sơ xét tuyển vào nhiều cơ sở giáo dục khác nhau.

Các cơ sở giáo dục có sẵn kết quả học tập THPT để xét tuyển hoặc sử dụng để sơ tuyển mà không cần phải nhập từ học bạ của thí sinh, từ đó giúp tránh các sai sót, nhầm lẫn.

Thứ sáu, các trường cần quy định phương án giải quyết các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tuyển sinh, làm rõ cam kết từ phía trường, từ đó giúp thí sinh có cơ hội tốt hơn. 

Từ năm 2023, các trường xây dựng quy chế tuyển sinh của riêng cơ sở giáo dục, dựa trên các nguyên tắc và yêu cầu tối thiểu quy định trong quy chế tuyển sinh 2022 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong đó có quy định về xét tuyển cho các hình thức đào tạo khác, công khai trên trang thông tin điện tử của các cơ sở giáo dục.

Thứ bảy, tiếp thu ý kiến của các bên liên quan trong quá trình xây dựng và hoàn thiện dự thảo quy chế tuyển sinh, để đảm bảo công bằng và quyền lợi của thí sinh trên mặt bằng chung của toàn hệ thống, Quy chế quy định từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp để xét tuyển vào đại học, cao đẳng. 

Thứ tám, việc tính mức điểm ưu tiên được điều chỉnh nhằm tạo sự công bằng giữa các nhóm thí sinh thuộc các khu vực và đối tượng khác nhau. 

Lý giải việc thay đổi chính sách điểm ưu tiên

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay, qua phân tích phổ điểm kết quả xét tuyển các năm vừa qua, điểm xét tuyển của thí sinh trước và sau khi được cộng điểm ưu tiên có sự thay đổi rõ rệt, đặc biệt là từ mức điểm lớn hơn 22,5 điểm (mức 22,5 điểm ở đây tương đương với 7,5 điểm nếu quy ra mức thang điểm 10 thông thường):

Khi chưa được cộng điểm ưu tiên thì nhóm thí sinh ở khu vực 1, khu vực 2, khu vực 2-nông thôn có điểm trung bình thấp hơn nhóm không được cộng điểm ưu tiên (khu vực 3);

Tuy nhiên, khi được cộng điểm ưu tiên thì điểm trung bình của nhóm được cộng điểm ưu tiên lại lớn hơn (thậm chí tỷ lệ lớn gấp nhiều lần) so với nhóm không được cộng điểm ưu tiên;

Kết quả phân tích quá trình học tập của 2 nhóm thí sinh này trong trường đại học cho thấy, nhóm sinh viên trúng tuyển do được cộng điểm ưu tiên có kết quả học tập thấp hơn so với nhóm không được cộng điểm ưu tiên.

Điều này cho thấy sự không công bằng giữa 2 nhóm đối tượng thí sinh trên. Nhiều trường, đặc biệt là các trường tốp đầu với các ngành hàng đầu, cũng không lựa chọn được các thí sinh có thực lực tốt để đào tạo.

Nhóm thí sinh bị yếu thế, bất lợi, không được hưởng sự công bằng chính là nhóm ở khu vực 3, khi xét tuyển vào các trường và ngành hàng đầu.

Thống kê cũng cho thấy, ở nhiều ngành có mức độ cạnh tranh cao thì tỷ lệ thí sinh không được cộng ưu tiên trúng tuyển rất thấp, trong khi nhóm này có thực lực học tốt hơn nhóm được cộng điểm ưu tiên.

Để khắc phục sự bất hợp lý nêu trên, đảm bảo sự công bằng trong toàn hệ thống và có lộ trình áp dụng (từ năm 2023), Quy chế đã quy định mức điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên (trên tổng điểm 30 tối đa của mỗi tổ hợp 3 môn, tương đương 7,5 điểm trên thang điểm 10) được giảm tuyến tính (tới 30 điểm thì mức điểm mưu tiên bằng 0).

Mức giảm được tính theo công thức sau: Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [(30 - Tổng điểm đạt được của thí sinh)/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.

Điểm ưu tiên tính theo quy chế sẽ được giảm tỷ lệ với tổng điểm đạt được của thí sinh tại các mức điểm, được làm tròn đến 0,01 điểm.

Theo cách tính này, những thí sinh đạt điểm thi, điểm xét học bạ hoặc điểm khác quy đổi về thang điểm 10 cho từng môn với tổng điểm là 30, thì với các em đạt tới tổng điểm 22,5 không có gì thay đổi trong điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng.

Đối với các em đạt từ 22,5 trở lên, điểm ưu tiên của các em sẽ được giảm dần đều cho đến khi điểm thi là 30 điểm thì điểm ưu tiên bằng 0. 

Như vậy, với công thức xác định trong Quy chế, việc tính toán ra mức điểm ưu tiên rất dễ dàng và rõ ràng. Đối với em đạt điểm càng cao điểm ưu tiên càng giảm, tránh được hiện tượng như những năm trước, có thí sinh đạt điểm xét tuyển cao hơn 30 điểm, hoặc trường hợp những thí sinh ở khu vực 3 có điểm thi rất cao, nhưng vẫn không trúng tuyển do sự cạnh tranh ở những ngành có điểm trúng tuyển cao là rất lớn.

Để đảm bảo việc tuyển sinh được diễn ra ổn định, Quy chế tuyển sinh hiện hành cũng đã đưa ra lộ trình để áp dụng, cụ thể các thay đổi trên sẽ được thực hiện từ năm 2023.

Số thí sinh thuộc diện hưởng các ưu tiên khác nhau là rất lớn, chiếm tới 75% tổng số thí sinh tốt nghiệp hàng năm. Áp dụng chính sách ưu tiên là nhằm giúp tăng tiếp cận giáo dục và đào tạo bậc cao đối với các thí sinh ở vùng khó khăn và thuộc đối tượng yếu thế.

Việc áp dụng chính sách xã hội là cần thiết, tuy nhiên cũng cần đảm bảo sự công bằng, tránh để sự hỗ trợ này lại làm cho nhóm thí sinh khác bị rơi vào bất lợi và yếu thế.

Chế độ cộng điểm ưu tiên cũng tương tự như các chế độ chính sách hỗ trợ khác, không thể chỉ cào bằng theo điều kiện từng khu vực, mà còn phải căn cứ mức độ khó khăn cần hỗ trợ của từng đối tượng.

Trong cùng một khu vực, một gia đình ít khó khăn hơn một gia đình khác tất nhiên sẽ được hỗ trợ ít hơn, thậm chí không cần hỗ trợ; chứ không thể nói gia đình ít khó khăn hơn lại thiệt thòi hơn. Một học sinh ở khu vực 1 hay 2 chắc hẳn sẽ tự hào hơn cả nếu trúng tuyển vào một trường đại học top đầu mà không cần điểm cộng ưu tiên.

Theo lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện có một số ý kiến đề nghị bỏ chế độ ưu tiên hoặc giao việc quy định này cho các trường tự chủ thực hiện trong tuyển sinh.

Song, quan điểm của Bộ là, chính sách ưu tiên là của Đảng và Nhà nước ban hành, do vậy cần phải tuân thủ, đảm bảo hỗ trợ phù hợp cho các nhóm đối tượng gặp khó khăn, yếu thế hoặc các đối tượng đặc biệt cần được hưởng chính sách ưu tiên. Việc thực hiện trong tuyển sinh cũng cần thống nhất trong toàn hệ thống, do vậy cần được quy định trong Quy chế.