Giáo án mầm non nghe hát ngày đầu tiên đi học

1. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết hát vỗ tay theo nhịp, phách bài “Ngày vui của bé” thể hiện niềm vui vói tâm trạng hồ hởi đến trường.

2. Kỹ năng:

- Trẻ biết vỗ tay, theo phách, nhịp bài “Ngày vui của bé”.

- Trẻ biết tâm trạng đầu tiên đi học qua bài: “ ngày đầu tiên đi học” đem đến tình cảm yêu thương trường, lớp.

3. Thái độ:

- Thông qua các bài hát bổ sung và các hoạt động giúp trẻ biết yêu thương cô giáo, trường lớp, thích đến trường.

II. CHUẨN BỊ :

- Bài: “Trường chúng cháu là trường Mầm non” của nhạc sĩ Phạm Tuyên.

- Bài thơ: “Cô giáo em”, tranh minh họa bài hát, tích hợp toán.

- Nhạc cụ, đồ chơi âm nhạc, cờ hoa để múa minh họa, máy catset.

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ - Đề tài: Dạy hát “ Ngày vui của bé”, Nghe hát: Ngày đầu tiên đi học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ Đề tài: Dạy hát “ Ngày vui của bé”, Nghe hát: Ngày đầu tiên đi học Chủ đề: Trường mầm non Đối tượng: Mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi Số lượng: 30 trẻ. Thời gian: 30 phút Ngày soạn: Ngày dạy: Người thực hiện: 1. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ biết hát vỗ tay theo nhịp, phách bài “Ngày vui của bé” thể hiện niềm vui vói tâm trạng hồ hởi đến trường. 2. Kỹ năng: - Trẻ biết vỗ tay, theo phách, nhịp bài “Ngày vui của bé”. - Trẻ biết tâm trạng đầu tiên đi học qua bài: “ ngày đầu tiên đi học” đem đến tình cảm yêu thương trường, lớp. 3. Thái độ: - Thông qua các bài hát bổ sung và các hoạt động giúp trẻ biết yêu thương cô giáo, trường lớp, thích đến trường. II. CHUẨN BỊ : - Bài: “Trường chúng cháu là trường Mầm non” của nhạc sĩ Phạm Tuyên. - Bài thơ: “Cô giáo em”, tranh minh họa bài hát, tích hợp toán. - Nhạc cụ, đồ chơi âm nhạc, cờ hoa để múa minh họa, máy catset. III. CÁCH TIẾN HÀNH Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Gây hứng thú - Mở đầu chương trình cho trẻ chơi trò chơi “Bốn mùa”. - Kết thúc chơi cô nói: Các con ạ! Mùa thu có ngày khai trường đấy! Ngày ấy rất vui được gặp lại cô, được gặp lại bạn, các con có thích đến trường Mầm non cùng cô không ? - Cô cùng trẻ hát “Cháu đi Mẫu giáo” vừa hát vừa đi xung quanh lớp. Đã đến trường Mầm non rồi! - Trẻ chơi - Lắng nghe. Bài mới:  a. Dạy hát “ Ngày vui của bé” - Các con ạ! Sau 3 tháng hè chúng ta lại tựu trường gặp lại bạn, gặp lại cô; Ngày ấy trên sân trường rực đỏ cờ hoa đón chào các con bước vào năm học mới. Nhớ lại không khí vui tươi của ngày hội lớn nhạc sĩ Hoàng Văn Yến đã sáng tác một ca khúc rất hay, đó là bài hát “Ngày vui của bé” - Hôm nay cô dạy lớp mình hát nhé! - Mở nhạc, cô hát lần 1. Nói tên bài hát và tên tác giả. - Cô vừa hát bài hát nói về gì? - Tóm tắt nội dung và giáo dục trẻ. - Cô mở nhạc cô dứng lên hát lần 2+ minh họa. * Dạy trẻ hát: - Mời cả lớp hát 2 lần cùng cô. - Mời từng tổ hát (3 tổ). - Mời nhóm 5 - 6 bạn đứng lên hát (2 nhóm). - Mời cá nhân 1 - 2 cháu hát. - Vừa rồi các con hát bài hát nói về niềm vui của ai? - À để cùng các bé vui đến trường bây giờ cô sẽ hát vui cùng các con nhé! Cô chỉ vào cô là cô hát, chỉ ra các con là các con hát nhé! Cô và trẻ hát luân phiên 1 lần. * Cho chơi kết bạn bạn trai và bạn gái, cho trẻ ngồi đối diện, cô đưa tay về đội nào đội đó hát. - Các con à! ngày đến trường các bạn rất vui từng hàng cây cũng vẫy gọi các bạn, các bạn tung tăng đến trường  rất vui, có nhiều bạn đến trường cũng là ngày hội của bé khỏe bé ngoan đấy! Thế nhưng cũng có không ít những bạn ngày đầu tiên đến trường thường hay khóc nhòe, nhút nhát được mẹ dỗ dành, cô giáo yêu thương những kỷ niệm ấy in sâu vào đầu óc mỗi chúng ta mãi đến khi lớn chúng ta vẫn nhớ về cô giáo, nhớ về mẹ lúc còn nhỏ chúng ta được cô và mẹ vỗ về, đó là nội dung bài hát “Ngày đầu tiên đi học” của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện. Hôm nay cô sẽ hát cho các con nghe. b. Nghe hát “ Ngày đầu tiên đi học” - Cô hát lần 1. Cô nói lại tên bài hát và tác giả. - Các con thấy hay không? Các con cảm nhận điều gì? Qua bài hát ta cảm nhận được nhiều điều, làm cho chúng ta nhớ lại những kỹ niệm của ngày đầu tiên đi học của chúng ta, được mẹ, cô dỗ dành, công lao ấy chúng ta không thể quên. - Lần 2, cô mở máy mời 1 trẻ lên múa minh họa cùng cô. - Lần 3, cô mở giai điệu cho trẻ ngồi đung đưa theo. - Giáo dục trẻ. c. Trò chơi âm nhạc: “Tiếng hát ở đâu”. - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Phổ biến cách chơi, luật chơi. Sau đó cho trẻ chơi. - Hát. - Lắng nghe. - Vâng ạ - Lắng nghe. - Hát. - Thực hiện. - Của bé ạ! - Trẻ hát. - Lắng nghe. - Chú ý, lắng nghe. - Lắng nghe - Trẻ chơi. Kết thúc - Cô nhận xét hoạt động, khuyến khích và động viên trẻ - Trẻ nghe cô NX.

File đính kèm:

  • Giáo án mầm non nghe hát ngày đầu tiên đi học
    phat trien tinh cam tham mi 5 tuoi_12919889.docx

- Hát và vận động “Cháu đi mẫu giáo”

- Nghe hát “Ngày đầu tiên đi học”                       

1/Kiến thức:

-Trẻ nắm được tên bài hát,cách hát và vận động theo nhạc.

2/Kĩ năng :

- Phát triển kĩ năng nghe và vận động theo nhạc của trẻ.

- Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ.

3/ Thái độ :

- Trẻ yêu thích âm nhạc.

- Trống lắc

- Băng đĩa có lời bài hát theo chủ đề

- Tranh vẽ trường mầm non

*Ổn định: Trường mầm non của bé

 - Cho trẻ quan sát tranh vẽ trường mầm non,và trò chuyện:

+ Trong tranh vẽ gì hả các con? (Tranh vẽ bé đến lớp)

+ Các con nhìn thấy những bạn trong tranh đến trường có vui không?

+ Vậy còn các con thì sao,các con có thấy vui không?vì sao nào?

 *HOẠT ĐỘNG 1: Bé làm ca sĩ

- Các con ơi bây giờ cô và các con cùng hát và vỗ tay theo lời  bài hát “Cháu đi mẫu giáo”nha?

+ Cho trẻ nhắc lại tên bài hát.Và hỏi trẻ bé lên mấy thì bé đi mẫu giáo nào?

+ Các con ơi cô nhận thấy là lớp mình hát rất hay và vỗ tay cũng rất đều nữa nè,vậy bây giờ cô và các con cùng hát và vận động theo nhạc nha?

-Cho trẻ đúng lên hát và vận động theo lời bài hát.( cô cho trẻ tự vận động theo ý thích của mình)

- Trong lúc trẻ vận động cô chú ý quan sát và động viên trẻ.            

+ Sau đó cô có thể múa vận động lại bài hát cho trẻ quan sát.Hỏi trẻ có muốn vận động giống như cô hay không?Sau đó cô có thể hướng dẫn trẻ thực hiện lại từng động tác múa sao cho thật đẹp.

-         Cho vài cá nhân vừa  hát vừa vận động.

-          Cho tổ thay nhau thực hiện .(Cô chú ý bao quát và sữa sai cho trẻ)

 * Cô cho cả lớp cùng thực hiện lại cả bài vận động.

 Sau cùng cô bắt nhạc có lời cho trẻ nghe và vận động lại theo lời bài hát.(Cô động viên khuyến khích trẻ tham gia thật hào hứng cùng nhau)

- Cho lớp thực hiện 2- 3 lần.

Cho vài trẻ khá lên thực hiện lại các bài vận động cho các bạn còn lại xem.

*HOẠT ĐỘNG 2:Nghe hát : “Ngày đầu tiên đi học”

- Hôm nay, cô thấy các bạn lớp mình học rất ngoan và rất giỏi.Bạn nào cũng hát rất hay và múa cũng rất đẹp nữa.Vì vậy cô sẽ hát tặng cho cả lớp mình một bài hát, nói về tình cảm của cô dành cho các bạn học sinh cũng giống như tình cảm của mẹ vậy, đó là bài “Ngày đầu tiên đi học”

- Cô hát lần 1 và vận động theo lời bài hát cho lớp nghe.

Cho trẻ nghe nhạc cô vận động theo nhạc

*HOẠT ĐỘNG 2:Trò chơi: Tai ai tinh

Cách chơi: Cho trẻ đứng thành vòng tròn, một trẻ bịt mắt, cô chỉ định cho một bạn khác hát và gõ xắc xô. Bạn bịt mắt phải đón đúng tên bạn đang hát.

Luật chơi: Không được mở mắt ra.

- Tổ chức cho trẻ chơi

*Nhận xét tuyên dương

1. Hoạt động học: Âm nhạc:

NDTT: Dạy hát: Cháu đi mẫu giáo

NDKH: Nghe: Ngày đầu tiên đi học

             TC: Tai ai tinh

a) Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú.

- Cô trò chuyện với trẻ về trường mầm non, cảm xúc khi lần đầu tiên bé đến trường mầm non.

b) Hoạt động 2: Nghe hát: “Ngày đầu tiên đi học” - Nhạc: Nguyễn Ngọc Thiện.

               Lời: Viễn Phương

- Cô giới thiệu bài hát.

- Hát cho trẻ nghe 2 lần (Lần 2 cô kết hợp múa minh hoạ, khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô)

c) Hoạt động 3: Dạy hát: Cháu đi mẫu giáo - Nhạc và lời: Phạm Minh Tuấn.

- Cô giới thiệu bài hát

- Cô hát mẫu cho trẻ nghe 2 lần.

- Cho cả lớp hát cùng cô 2 - 3 lần.

- Cho tổ, nhóm, cá nhân thể hiện bài hát.

(Cô bao quát, động viên và sửa sai cho trẻ kịp thời)

d) Hoạt động 4: TC: Tai ai tinh

- Cách chơi: Một bạn đội mũ chóp kín đứng ở giữa, 1- 2 bạn hát. Bạn đội mũ lắng nghe bạn hát và đoán tên bạn hát.

- Tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm. (Cô quan sát, động viên trẻ kịp thời)

- Nhận xét trẻ chơi.

2. Hoạt động ngoài trời

a) Hoạt động 1: “Lắng nghe các âm thanh trên sân trường”

- Cô cùng trẻ dạo chơi trên sân trường

- Cô hướng trẻ lắng nghe  xem có những âm thanh nào trên sân trường?

- Cho trẻ tả lại âm thanh đó.

- Cô gợi cho trẻ bắt chước tiếng của các âm thanh, tiếng của các con vật, tiếng nước chảy, tiếng gió...mà trẻ nghe được.

- Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống quanh trẻ.

b) Hoạt động 2: Trò chơi “Chi chi chành chành”.

c) Hoạt động 3: Chơi tự do.

3. Hoạt động chiều.

a) Hoạt động 1: Trò chơi: Nu na nu nống

b) Hoạt động 2: Lao động vệ sinh.

- Cho trẻ cất dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc cùng cô giáo.

 - Hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ.

c) Hoạt động 3: Nêu gương

* Nêu gương cuối ngày.

* Nêu gương cuối tuần.

- Trẻ trò chuyện cùng cô.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ chú ý và nhiệt tình hưởng ứng cùng cô.

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ hát cùng cô.

- Tổ, nhóm, cá nhân  hát.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ tạo thành  4 nhóm và chơi trò chơi.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ dạo chơi trên sân trường cùng cô.

- Trẻ tập trung lắng nghe các âm thanh và miêu tả lại âm thanh đó.

- Trẻ bắt chước tiếng của các âm thanh.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ chơi trò chơi.

- Trẻ lao động vệ sinh cùng cô.

- Trẻ vệ sinh tay chân sạch sẽ.