Giáo an Toán lớp 2 sách Chân trời sáng tạo

Nội dung bài viết:

Giáo án Toán lớp 2 sách Chân trời sáng tạo là mẫu giáo án bài giảng theo chương trình mới để các thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.

=>> Tải Bản PDF giáo án Toán lớp 2 sách Chân trời sáng tạo

Giáo an Toán lớp 2 sách Chân trời sáng tạo

Đây là mẫu giáo án mới, biên soạn theo chương trình SGK mới 2021-2022. Các bạn có thể xem nội dung giáo án online và tải file word ở link cuối bài viết.

XEM GIÁO ÁN ONLINE

Giáo án Toán lớp 2 sách Chân trời sáng tạo năm 2021 2022


ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

* Kiến thức, kĩ năng:

Đọc số, viết số.

So sánh. các số, thứ tự số.

Đếm thêm 1, 2, 5, 10.

Cấu tạo thập phân của số.

* Năng lực, phẩm chất:

Năng lực chú trọng: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hoá toán học.

Phẩm chất: trách nhiệm Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt

III. Chuẩn bị:

GV: 1 thanh chục và 8 khối lập phương, hình vẽ bài Vui liọc.

HS: 1 thanh chục và 8 khối lập phương.

III. Các hoạt động dạy học:

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
5p A. KHỞI ĐỘNG:

Hát bài hát

Ổn định

7p Hoạt động 1. Đọc số

HS (nhóm bốn) đọc các yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ rồi thảo luận.

GV cho HS đọc nối tiếp, môi em đọc một hàng số (10 số).

Đọc các số từ 1 đến 100.

Đọc các số từ 100 đến 1.

a)HS đọc các số tròn chục: 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90, 100.

b)HS đọc các số cách 5 đơn VỊ: 5,10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50, 55, 60, 65, 70, 75, 80, 85, 90, 95,100

GV chốt: đếm thêm 5 (có thể sử dụng trong đếm nhanh)

HS nêu yêu cầu bài tập.

HS đọc nối tiếp

HS đọc

HS đọc

5p Hoạt động2: Thứ tự các số trong bảng

HS (nhóm bốn) đọc các yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ, thảo luận.
GV lưu ý HS lời bạn ong: Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
a) Các số trong bảng được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn (tính từ trái sang phải, từ trên xuống dưới).

GV chỉ vào bảng số cho HS đọc một vài số để minh hoạ.

b) Các số trong cùng một hàng (không kể số cuối cùng) có số chục giống nhau.

c) Các số trong cùng một cột có số đơn vị giống nhau.

d)Nhìn hai số trong cùng một hàng, ta nói ngay: số bên phải lớn hơn số bên trái (so sánh số đơn vị).

Nhìn hai số trong cùng một cột, ta nói ngay: số ở hàng dưới lớn hơn số ở hàng trên (so sánh số chục).

GV chỉ vào hai số bất kì trong cùng một hàng (hay cùng một cột) cho HS nhận xét.

GV nhận xét

Học sinh đọc

Học sinh đọ

ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

BÀI 2: ƯỚC LƯỢNG

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Nhận biết việc ước lượng,
  • Vận dụng ước lượng số đồ vật theo nhóm chục.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

Năng lực chuyên biệt:

  • Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất

Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp toán học và tư duy lập luận toán học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV.
  • Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK.
  • Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung:GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức, trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức thực hiện:

GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau 9 (trong vòng 15s) và trả lời câu hỏi:

Đoán xem trong hình có bao nhiêu quả bóng?

HS quan sát hình ảnh và đoán số quả bóng

GV ghi lại một số kết quả ở góc bảng

GV đặt vấn đề: Có nhiều khi chúng ta không đủ thời gian để đếm và có khi cũng không thể đếm hết được. Ví dụ như đếm số con gà đang chạy trên sân. Nếu muốn biết có khoảng bao nhiêu con gà, chúng ta phải ước lượng. Vậy cách ước lượng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay Bài 2: Ước lượng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Ước lượng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách ước lượng

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV cho HS quan sát hình vẽ:

Yêu cầu HS chỉ quan sát, không đếm hết, xác định xem có khoảng bao nhiêu con bướm?

GV cho HS thảo luận nhóm để tìm ra cách ước lượng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình, thảo luận cùng tìm ra cách

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV gọi đại diện các nhóm trình bày ý kiến

GV hệ thống hoá cách ước lượng: Ta có thể ước lượng theo cột, theo hàng, theo nhóm, (gọi chung là nhóm).

Ước lượng theo cách nào phụ thuộc hai yếu tố sau:

+ Nhóm mẫu có khoảng 10 vật (10, gần được 10 hay hơn 10 một vài vật).

+ Số lượng vật ở các nhóm gần bằng nhau.

Ở bài này ta ước lượng theo nhóm nào? (Theo hàng)

Tại sao? (Mỗi hàng có khoảng 10 con bướm)

Ước lượng (GV khái quát cách ước lượng bằng các câu hỏi, HS trả lời cụ thể với hình ảnh các con bướm trong phân bài học).

+ Các con bướm được xếp thành 4 hàng.

+ Mỗi hàng có khoảng 10 con.

+ Đếm số con bướm theo các hàng (1 chục, 2 chục, 3 chục, 4 chục hay 10, 20, 30, 40).

+ Tất cả có khoảng bao nhiêu con bướm? (Có khoảng 40 con bướm)

=> Kiểm tra lại: GV cho HS đếm hết số bướm (sử dụng SGK) để có kết quả chính xác (41 con, chênh lệch 1 con)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, kết luận:

Chọn nhóm mẫu vật có khoảng 10 chục rồi đếm theo chục

1. Ước lượng

HS có thể ước lượng số con bướm trong hình theo hàng, theo cột, theo màu, đếm một nửa,

+ Các con bướm được xếp thành 4 hàng.

+ Mỗi hàng có khoảng 10 con.

+ Đếm số con bướm theo các hàng (1 chục, 2 chục, 3 chục, 4 chục hay 10, 20, 30, 40).

+ Tất cả có khoảng 40 con bướm.

=> Kết luận: Chọn nhóm mẫu vật có khoảng 10 chục rồi đếm theo chục (số lượng các nhóm gần bằng nhau)

Hoạt động 2: Thực hành

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách ước lượng

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS trao đổi nhóm, quan sát hình máy bay sgk trang 11 và trả lời câu hỏi: Em hãy ước lượng có khoảng bao nhiêu chiếc máy bay và đếm lại xem có bao nhiêu chiếc máy bay?

GV yêu cầu HS trao đổi nhóm, quan sát hình ngôi sao sgk trang 11 và trả lời câu hỏi: Em hãy ước lượng có khoảng bao nhiêu ngôi sao và đếm lại xem có bao nhiêu ngôi sao

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.

GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

Bài 1

Ước lượng theo cột vì mỗi cột có khoảng 10 máy bay.

+ Các máy bay được xếp theo cột.

+ Số máy bay ở các cột gần bằng nhau.

+ Cột đầu (nhóm mẫu) có 10 máy bay.

+ Đếm theo cột: 10, 20, 30, 40, 50.

+ Có khoảng 50 chiếc máy bay.

Đếm: Có 50 chiếc máy bay.

(HS so với kết quả ước lượng thì chênh lệch mấy chiếc máy bay?)

Bài 2

Ước lượng theo nhóm vì ngôi sao được xếp gọn theo từng nhóm.

+ Các ngôi sao được xếp theo nhóm.

+ Số ngôi sao ở các nhóm gần bằng nhau.

+ Nhóm đầu có khoảng 10 ngôi sao.

+ Đếm theo nhóm: 10, 20, 30.

+ Có khoảng 30 ngôi sao.

Đếm: Có 28 ngôi sao.

(HS so với kết quả ước lượng thì chênh lệch mấy ngôi sao?)

C. HOẠT DỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện tập cách ước lượng rồi đếm

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia HS thành 3 nhóm, trả lời các bài tập trong phần Luyện tập sgk trang 12:

+ Nhóm 1: Ước lượng và đếm số lượng thuyền giấy

+ Nhóm 2: Ước lượng và đếm số lượng quả bóng tennis.

+ Nhóm 3: Ước lượng và đếm số lượng quả bóng rổ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV gọi đại diện các nhóm đứng dậy trả lời.

GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Luyện tập

Nhóm 1

Ước lượng theo cột vì mỗi cột có khoảng 10 chiếc thuyền giấy.

+ Các thuyền giấy được xếp theo cột.

+ Số thuyền giấy ở các cột gần bằng nhau.

+ Cột đầu có khoảng 10 thuyền giấy.

+ Đếm theo cột: 10, 20, 30, 40..

+ Có khoảng 40 chiếc thuyền giấy.

Đếm: Có 41 chiếc thuyền giấy.

(HS so với kết quả ước lượng thì chênh lệch mấy thuyền giấy?)

Nhóm 2

Ước lượng theo nhóm màu vì quả bóng tennis được xếp gọn theo từng nhóm màu.

+ Các quả bóng tennis được xếp theo từng nhóm màu.

+ Số quả bóng tennis ở các nhóm màu gần bằng nhau.

+ Nhóm màu đầu (xanh) có khoảng 10 quả bóng tennis.

+ Đếm theo nhóm màu: 10, 20, 30, 40, 50, 60.

+ Có khoảng 60 quả bóng tennis.

Đếm: Có 61 chiếc thuyền giấy.

(HS so với kết quả ước lượng thì chênh lệch mấy quả bóng tennis?).

Nhóm 3

Ước lượng theo hàng vì mỗi hàng có khoảng 10 quả bóng rổ.

+ Các quả bóng rổ được xếp theo từng hàng.

+ Số quả bóng rổ ở các hàng gần bằng nhau.

+ Nhóm hàng đầu có khoảng 10 quả bóng rổ.

+ Đếm theo hàng: 10, 20, 30.

+ Có khoảng 30 quả bóng rổ.

Đếm: Có 27 quả bóng rổ.

(HS so với kết quả ước lượng thì chênh lệch mấy quả bóng rổ?)

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán

b. Nội dung: HS so sánh kết quả luyện tập với kết quả dự đoán ban đầu

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

GV cho HS so sánh kết quả của bài luyện tập 3 với kết quả dự đoán ở phần khởi động để thấy tác dụng của việc học ước lượng.

HS tiến hành so sánh kết quả và rút ra kết luận

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú
Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập Vấn đáp, kiểm tra miệng Phiếu quan sát trong giờ học
Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học Kiểm tra viết Thang đo, bảng kiểm
Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể, Kiểm tra thực hành Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Cẩm Nang Tiếng Anh.

Tải giáo trình toán lớp 2