Giáo dục bảo vệ môi trường là gì năm 2024

hông qua những hoạt động trải nghiệm, thực tế và mô hình sáng tạo, các trường học trên địa bàn tỉnh giúp học sinh nâng cao ý thức giữ gìn môi trường sống ngày càng xanh, sạch, đẹp.

Công trình măng non thân thiện với môi trường

Hơn hai năm nay, học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Du (xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin) đã quen với hình ảnh “Ngôi nhà kế hoạch nhỏ” xinh xắn nằm trước văn phòng Đội của trường. Ngôi nhà được trang trí đẹp mắt với câu khẩu hiệu “Chúng em chung tay bảo vệ môi trường”, chia làm hai ngăn, phía trước mỗi ngăn có khe hở với dòng chữ hướng dẫn: giấy vụn, chai nhựa, lon nhôm để học sinh dễ dàng phân loại rác thải.

Giáo dục bảo vệ môi trường là gì năm 2024
"Ngôi nhà kế hoạch nhỏ" tại Trường Tiểu học Nguyễn Du.

Cô Nguyễn Thị Thương, giáo viên Tổng phụ trách Đội của trường cho hay, mô hình này được học sinh hưởng ứng tích cực, qua đó các em biết cách phân loại rác thải và hơn hết hình thành ý thức bảo vệ môi trường. Từ “Ngôi nhà kế hoạch nhỏ”, trung bình mỗi tháng Liên đội thu được khoảng 300 - 500 nghìn đồng, dùng để gây quỹ tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong trường. Chưa hết, tận dụng một số vỏ lon nhôm, chai nhựa thu gom được, trường còn tổ chức hoạt động giờ ra chơi trải nghiệm, giúp học sinh thỏa sức sáng tạo, tái chế thành những sản phẩm hữu dụng hoặc dùng để trang trí như: lọ hoa, lọ đựng bút...

Cùng với đó, nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tạo không gian trường học, Trường Tiểu học Nguyễn Du còn triển khai công trình măng non xây dựng các vườn cây theo khối lớp, như khối 1 thực hiện "Vườn hoa thiên nhiên", khối 2: "Vườn hoa yêu thương", khối 3: "Vườn hoa hồng - hoa cúc", khối 4: "Vườn hoa Đội em", khối 5: "Vườn thuốc nam". Các em học sinh tự tay chăm sóc vườn, những cá nhân tích cực được nhà trường tuyên dương khen thưởng kịp thời.

Xây dựng thói quen tích cực

Tại Trường THCS Ngô Mây (xã Ea M’droh, huyện Cư M’gar), đều đặn nhiều năm nay, trước khi bước vào giờ học, học sinh lại cùng nhau quét dọn, vệ sinh trường lớp. Thầy Mai Văn Chuyền, giáo viên Tổng phụ trách Đội Trường THCS Ngô Mây cho biết, nhằm giáo dục ý thức giữ gìn cảnh quan, môi trường, tạo không gian học tập sạch đẹp, đồng thời tăng cường tình đoàn kết trong lao động tập thể, từ năm học 2019 - 2020, liên đội Trường THCS Ngô Mây đã phát động hoạt động “30 phút vì Liên đội xanh, sạch, đẹp” đến toàn thể học sinh nhà trường. Trước khi bước vào giờ học, học sinh sẽ quét dọn, vệ sinh lớp học. Bên cạnh đó, mỗi ngày sẽ có từng lớp luân phiên tham gia dọn vệ sinh sân trường. Các em dần hình thành thói quen, tự giác tham gia nhặt rác, nhổ cỏ ở bồn hoa, cây cảnh trong khuôn viên trường, giữ cho trường lớp luôn sạch sẽ, thoáng đãng.

Em Bàn Minh Kiệt (học sinh lớp 9A, Trường THCS Ngô Mây) bộc bạch: “Việc lao động, dọn vệ sinh trường lớp được các bạn tham gia rất nhiệt tình. Bản thân em cảm thấy đó là một hoạt động ý nghĩa, không chỉ giúp ngôi trường luôn sạch đẹp, tạo không gian xanh để mình học tập mà qua đó còn rèn luyện cho chúng em ý thức tự giác, yêu lao động và giữ gìn vệ sinh chung”.

Giáo dục bảo vệ môi trường là gì năm 2024
Các em học sinh Trường Mẫu giáo Hoa Sen (xã Quảng Hiệp, huyện Cư M'gar) chăm sóc cây xanh trong khuôn viên trường.

Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được trường học các cấp triển khai bằng nhiều hình thức, đặc biệt, đối với học sinh ở lứa tuổi mầm non, nhiều trường học cũng đã lồng ghép việc giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động hằng ngày. Đơn cử như Trường Mẫu giáo Hoa Sen (xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’gar), tận dụng khoảng đất trống trong khuôn viên trường, nhà trường đã xây dựng “Vườn rau sạch của bé” với diện tích khoảng 100 m2, luân phiên trồng các loại rau theo mùa như: bắp cải, mồng tơi, bầu ngọt, cà rốt, su hào… Đặc biệt, vườn rau chỉ sử dụng các loại phân hữu cơ và không có thuốc trừ sâu, đây cũng chính là nguồn thực phẩm sạch phục vụ bữa ăn hằng ngày cho chính học sinh của trường.

Trên vườn rau này, các cô giáo sẽ cho trẻ tham gia trải nghiệm tùy theo độ tuổi với các hoạt động như: quan sát, nhận biết các loại rau củ; gieo hạt, tưới nước, nhổ cỏ, thu hoạch… Trong các buổi trải nghiệm, giáo viên trò chuyện cùng trẻ về ích lợi của các loại rau và cây xanh đối với cuộc sống con người, giải đáp các thắc mắc của trẻ. Cùng với đó, các bé được tham gia chăm sóc hoa, cây xanh, nhặt lá rụng trong khuôn viên trường, được hướng dẫn bỏ vỏ sữa sau khi uống đúng nơi quy định. Tận dụng các chiếc lá rụng, cây cỏ trong vườn trường, giáo viên hướng dẫn trẻ làm nên những bức tranh hay tạo thành những con vật gần gũi với cuộc sống…

Cô Bùi Thị Hơn, Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Hoa Sen tâm sự, thông qua các hoạt động trải nghiệm đã phần nào giúp trẻ nhận biết được thế giới xung quanh, giáo dục trẻ có tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu lao động, biết chăm sóc, giữ gìn môi trường mà mình đang sống từ khi còn nhỏ.

Có thể thấy, việc lồng ghép tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường đến học sinh tại trường học chỉ cần bắt đầu từ những hành động nhỏ, gần gũi với cuộc sống hằng ngày; thông qua các hoạt động hướng đến nâng cao nhận thức, ý thức cho học sinh, cùng chung tay bảo vệ môi trường sống.

Khái niệm về môi trường giáo dục là gì?

Môi trường giáo dục là gì? Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP thì môi trường giáo dục là tất cả các điều kiện về vật chất và tinh thần có ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục, học tập, rèn luyện và phát triển của người học.

Giáo dục bảo vệ môi trường có ý nghĩa gì?

Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ sẽ giúp các bé hiểu rõ hơn về môi trường sống, những thứ bao quanh con người và cách bảo vệ các nhân tố đó bền vững. Khi đã hiểu về bản chất của sự vật, sự việc thì bé sẽ có ý thức để bảo vệ.

Tại sao cần phải giáo dục môi trường?

Giáo dục môi trường (GDMT) nhằm giúp cho cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của hệ thống môi trường thiên nhiên cũng như nhân tạo để từ đó giúp con người có những hành vi đối xử “thân thiện” hơn đối với môi trường.

Giáo dục môi trường cho trẻ mầm non là gì?

Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp những kiến thức sơ đẳng, cơ bản phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ và hành vi đúng đắn của trẻ đối với môi trường.