Giáo sư trương nguyện thành sinh năm bao nhiêu

Thông tư 18/2021 về đào tạo trình độ tiến sĩ do Bộ GD-ĐT ban hành gây nhiều tranh cãi. Mỗi nhà khoa học đã có lý lẽ riêng. Theo tôi, nếu có mục tiêu rõ ràng chắc hẳn không phải tranh cãi nhiều. Đó là đảm bảo chất lượng 1 người có bằng tiến sĩ ra sao, có trình độ kiến thức và minh chứng khả năng nghiên cứu khoa học như thế nào.

Cũng có một ý kiến rằng quy chế mới góp phần thúc đẩy phát triển tạp chí khoa học trong nước… nhưng điều này không liên quan đến quy chế đào tạo tiến sĩ. Đào tạo tiến sĩ và phát triển các tạp chí khoa học là hai vấn đề khác nhau. Nếu hai điều này có một chút “dính” với nhau thì đây cũng không phải là mục tiêu đào tạo tiến sĩ.

Về việc đưa ra 1 chuẩn chung hay gọi là yêu cầu tối thiểu để áp dụng cho tất cả trong khi các ngành có nhu cầu khác nhau, đặc thù khác nhau thì tôi cho rằng chuẩn này sẽ không sử dụng được. Nếu bắt buộc áp dụng sẽ phải cưa, dũa mọi cạnh sắc nhọn nhưng lại trở thành là con đường ngắn nhất hay chuẩn thấp nhất.

Mà tâm lý con người luôn chọn cái dễ cho chính mình, nhiều người rõ ràng sẽ không chọn một tiêu chuẩn cao để đi nếu bên cạnh là tiêu chuẩn thấp hơn.

Do đó, những lĩnh vực có tính chất vùng, miền, đặc thù cần có chuẩn khác. Những lĩnh vực thuộc Khoa học Tự nhiên, không có biên giới quốc gia thì nên có chuẩn riêng.

Khoa học Tự nhiên của Việt Nam đang có những bước đi tích cực cho hội nhập quốc tế. Quy chế đào tạo tiến sĩ mới sẽ không tạo động lực vì đưa ra những “cửa” thấp hơn.

Những ngành thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội nhân văn như Lịch sử, Chính trị… đúng là khó có công bố quốc tế nhưng nếu muốn thì đều có cách để công bố. Những đặc thù của vùng miền cũng có khía cạnh quốc tế nếu người nghiên cứu chịu suy nghĩ.

Trong thời gian gần đây, một số trường đại học ở Việt Nam đã tăng thứ hạng trên các bảng xếp hạng quốc tế khá ngoạn mục, phần lớn nhờ vào số lượng các bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế. Nếu không còn yêu cầu công bố quốc tế cho đào tạo TS thì khả năng thăng tiến trên các bảng xếp hạng của các trường đại học sẽ rất hạn chế.

Với tiến sĩ ở nước ngoài, các bài báo quốc tế là minh chứng cho khả năng nghiên cứu khoa học đã được phản biện, chất lượng tạp chí biểu hiện qua chỉ số ISI nói lên tầm quan trọng của nghiên cứu được đánh giá bởi giới chuyên môn. Do đó, với tiến sĩ, danh sách bài báo là mục quan trọng trong CV xin việc làm.

Muốn hội nhập quốc tế thì chúng ta cần nói 'ngôn ngữ' mà quốc tế nói. Nếu chúng ta chỉ muốn nói để chúng ta nghe thôi thì vai trò bài báo quốc tế không quan trọng và việc cái bằng tiến sĩ có ý nghĩa gì cũng không quan trọng.

Người thầy cần có uy tín học thuật

Uy tín học thuật của người thầy hướng dẫn rất quan trọng. Thầy dở thì khả năng cao là trò cũng dở. Thầy là người khai phóng tư duy nghiên cứu khoa học cho học trò mà thầy không biết nó là gì thì sau này trò là thầy thì sẽ sinh ra cả chùm không biết gì.

Do đó ở nước tiên tiến, thầy hướng dẫn còn được gọi là 'Scientific Father = Cha khoa học', thầy của thầy, còn gọi là Scientific Grandfather như gia phả trong gia đình. Các trường đại học có tiếng thường mời các tiến sĩ có 'gia phả khoa học' tốt.

Bản thân tôi có hai 'ông nội' về khoa học đều là người giành giải Nobel (John Pople - Nhà hóa học giành giải Nobel năm 1998 và Martin Karplus - Nhà hóa học giành giải Nobel năm 2013) và điều đó nói với giới học thuật về tư duy khoa học mà tôi được thừa hưởng.

Đại học là nơi không chỉ truyền dạy kiến thức mà kiến tạo kiến thức mới, như thế xã hội mới phát triển. Do đó, công bố quốc tế hay không quốc tế thì người thầy cần có khả năng tạo kiến thức mới và được kiểm chứng tầm quan trọng chứ không chỉ biết những kiến thức của người khác đã tạo ra. Nếu người thầy chứng minh được điều đó thì theo tôi hội đủ uy tín học thuật.

GS.TS. Trương Nguyện Thành

Nhà khoa học Việt Nam 7 lần liên tiếp được xếp vào top 1% những nhà khoa học thế giới có ảnh hưởng nghiên cứu trích dẫn cao cho rằng, công bố quốc tế là một cách rất hiệu quả để giáo dục Việt Nam hội nhập với thế giới.

TTO - Trường đại học Văn Lang xác nhận giáo sư Trương Nguyện Thành hiện không còn làm phó hiệu trưởng trường đại học này.

Giáo sư trương nguyện thành sinh năm bao nhiêu

Giáo sư Trương Nguyện Thành (giữa) cùng các cộng sự tại một hội thảo khoa học khi ông còn ở TP.HCM - Ảnh: N.T.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, GS.TS Trương Nguyện Thành cho biết: "Tôi hiện không còn làm việc cho Trường đại học Văn Lang nữa. Tôi đã từ chức vì vắng mặt quá lâu do bị "kẹt' ở Mỹ bởi dịch COVID-19, đến nay chưa trở về Việt Nam được, nên không thể đảm nhiệm công việc ở trường. Dự tính về Việt Nam lâu dài của tôi vẫn còn đó. Có thể sau dịch tôi về nước rồi sẽ tính tiếp".

Chiều nay 25-4, ông Nguyễn Cao Trí - chủ tịch hội đồng quản trị Trường đại học Văn Lang - cũng đã xác nhận thông tin trên.

"Ông Trương Nguyện Thành qua Mỹ gần một năm nay và bị ảnh hưởng dịch COVID-19 nên đến nay chưa trở lại Việt Nam được. Do ông Thành vắng mặt quá lâu nên không thể tiếp tục làm việc ở Trường đại học Văn Lang nữa", ông Trí cho biết.

Tháng 6-2019, ông Trương Nguyện Thành được bổ nhiệm phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo và các chương trình đào tạo đặc biệt của Trường đại học Văn Lang.

Ông Thành sinh năm 1962, lấy bằng tiến sĩ khoa học ngành hóa và tính toán do Đại học Minnesota (Mỹ) cấp năm 1990.

Năm 1992, ông làm giáo sư chính thức giảng dạy môn hóa lượng tử tại Đại học Utah (Mỹ), quản lý sinh viên cao học khoa hóa của trường này.

Ông Thành từng là viện trưởng khoa học của Viện Khoa học và công nghệ tính toán (thuộc Sở Khoa học công nghệ TP.HCM) từ tháng 11-2007 đến tháng 6-2017.

Từ tháng 1-2017 là phó hiệu trưởng điều hành Trường đại học Hoa Sen. Năm 2018, ông đã tạm biệt Việt Nam để quay lại Mỹ.

Năm 2017 ông Thành từng khiến dư luận xôn xao khi mặc quần đùi, áo thun lên giảng đường giảng bài cho sinh viên trường đại học. Từ đó, ông nổi danh với tên gọi "giáo sư quần đùi".