Hà nội đi giao thuỷ nam định bao nhiêu km

Câu hỏi tưởng dễ mà không dễ trả lời đâu nhé. Đây là bài toán đo khoảng cách vừa đơn giản vừa phức tạp. Thông thường ta hay nghĩ đó là khoảng cách đường bộ tính từ trung tâm của hai thành phố đó. Vậy thì là 90km. Con số này do đâu mà có sẽ trả lời sau.

Nếu tính bằng đường sắt thì là 87km, từ ga Hàng Cỏ (bây giờ gọi là ga Hà Nội) đến ga Năng Tĩnh (bây giờ là ga Nam Định). Nếu tính bằng đường sông (từ bến Phà Đen đến bến Đò Quan) thì là 108km. Hồi đầu thế kỷ XX con số này rất hay được nói tới vì công ty của nhà tư sản Bạch Thái Bưởi có tàu chạy đường sông Nam Định - Hà Nội nhiều chuyến mỗi ngày.

Giữa và cuối thế kỷ XX thì đường sắt được người dân đi lại nhiều, có ngày có tới 17 chuyến tàu xuất phát từ Hà Nội đỗ ở Nam Định, con số 87km được nhắc tới nhiều. Lúc đó có tàu đi Vinh đỗ Nam Định, đi Thanh Hóa đỗ Nam Định và đi Nam Định riêng. Bây giờ mở trang mạng của UBND TP Nam Định tự giới thiệu thì con số 45km là khoảng cách từ Hà Nội đến Nam Định. Sao lại thế nhỉ?

Trở lại con số 90km ở trên. Các thành phố trên thế giới, đặc biệt là ở Âu - Mỹ thường tính khoảng cách giữa hai nơi bằng 2 nhà thờ lớn trung tâm hoặc từ 2 bưu điện trung tâm của 2 thành phố. Thời nước ta thuộc Pháp, cột kilômét số 0 của Hà Nội đặt ở Bưu điện Bờ Hồ ghi là Hà Nội 0km. Ở Nam Định cột cây số Nam Định 0km đặt ở Bưu điện trước Dinh Tổng đốc, bây giờ là cạnh Quảng trường Hòa Bình. Khoảng cách Hà Nội - Nam Định được tính theo vị trí 2 cột cây số 0km tại 2 bưu điện đó, đi dọc theo quốc lộ 1 và quốc lộ 21 mà thành. Vậy 45 km là con số ở đâu ra. Đó là vì UBND TP Nam Định đã tính từ trung tâm TP Nam Định đến điểm đầu tiên của Hà Nội nơi ghi địa giới Hà Nam - Hà Nội. Cách tính này rất khó hình dung khoảng cách thực giữa 2 đô thị, nhất là khi các đô thị càng ngày càng mở rộng địa giới. Còn nếu tính từ 2 địa giới Nam Định - Hà Nam và Hà Nam - Hà Nội thì khoảng cách này ngắn nhất và chỉ là 33km. Như vậy, cách hợp lý nhất để tính khoảng cách giữa 2 đô thị là tính từ 2 bưu điện trung tâm theo quốc lộ và tỉnh lộ với khoảng cách gần nhất. Nam Định đang làm đường cao tốc mới thay cho đoạn quốc lộ 21 Nam Định - Phủ Lý. Mai này có thể khoảng cách Hà Nội - Nam Định dù tính giữa 2 bưu điện cũng rút ngắn lại chỉ còn 85km. Nhưng đó là chuyện của năm 2014. Bây giờ, Hà Nội cách Nam Định 90km đường bộ là khoảng cách đúng nhất.

Câu hỏi kỳ này: Nam Định cách Vinh bao nhiêu? Bài giải gửi về địa chỉ: Hoàng Trọng Hảo, Tạp chí Toán Tuổi thơ, 361 Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội, ngoài phong bì ghi rõ: “Dự thi Học mà chơi - chơi mà học của Báo Hànộimới”.

Kết quả số trước (những bài toán thực tế). Bài 1: 12 lần. Bài 2: a) Thứ sáu. b) 5 ngày. c) Các tháng 1, 5, 7, 10. Bài 3: 70,5m2. Bài 4: 3 năm. Bạn Đào Quốc Huy, Tiểu học Cổ Đô, Ba Vì, Hà Nội được thưởng kỳ này.

Huyện Giao Thủy nằm ở phía đông của tỉnh Nam Định, nằm cách thành phố Nam Định khoảng 49 km về phía đông, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 139 km, có vị trí địa lý:

  • Phía đông và phía nam giáp Biển Đông
  • Phía tây giáp huyện Xuân Trường và huyện Hải Hậu (với ranh giới là con sông Sò, phân lưu của sông Hồng)
  • Phía bắc giáp huyện Kiến Xương và huyện Tiền Hải thuộc tỉnh Thái Bình.

Dân số năm 2010 là 189.660 người. 35% dân số theo đạo Thiên Chúa.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Giao Thủy gồm có 22 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Ngô Đồng (huyện lỵ), Quất Lâm và 20 xã: Bạch Long, Bình Hòa, Giao An, Giao Châu, Giao Hà, Giao Hải, Giao Hương, Giao Lạc, Giao Long, Giao Nhân, Giao Phong, Giao Tân, Giao Thanh, Giao Thiện, Giao Thịnh, Giao Tiến, Giao Xuân, Giao Yến, Hoành Sơn, Hồng Thuận.

Thị trấn Ngô Đồng là trung tâm kinh tế của Giao Thủy. Đây là địa phương có dự án Đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng đi qua.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Sau năm 1954, huyện Giao Thủy có 27 xã: Giao An, Giao Bình, Giao Châu, Giao Hà, Giao Hải, Giao Hiếu, Giao Hòa, Giao Hoan, Giao Hoành, Giao Hồng, Giao Hùng, Giao Hương, Giao Lạc, Giao Lâm, Giao Long, Giao Minh, Giao Nhân, Giao Phong, Giao Sơn, Giao Tân, Giao Thắng, Giao Thanh, Giao Thiện, Giao Thuận, Giao Tiến, Giao Xuân, Giao Yến.

Ngày ngày 6 tháng 8 năm 1966, thành lập xã mới Bạch Long trên cơ sở đất mới khai phá, cắt thôn Đan Hải thuộc xã Giao Yến về xã Bạch Long quản lý.

Ngày ngày 28 tháng 3 năm 1969, hợp nhất xã Giao Hòa và xã Giao Bình thành một xã lấy tên là xã Bình Hòa; hợp nhất xã Giao Hoan và xã Giao Hiếu thành một xã lấy tên là xã Giao Thịnh; hợp nhất ba xã Giao Hùng, Giao Tiến, Giao Thắng thành một xã lấy tên xã Giao Tiến.

Ngày ngày 21 tháng 8 năm 1971, hợp nhất xã Giao Hoành và xã Giao Sơn thành một xã lấy tên là xã Hoành Sơn.

Năm 1973, giải thể xã Giao Minh để sáp nhập vào xã Giao Châu và xã Giao Tân; hợp nhất xã Giao Hồng và Giao Thuận thành một xã lấy tên là xã Hồng Thuận.

Ngày ngày 1 tháng 4 năm 1986, thành lập thị trấn Ngô Đồng - thị trấn huyện lỵ huyện Giao Thủy - trên cơ sở 141,25 ha diện tích tự nhiên của xã Bình Hòa; 72,46 ha diện tích tự nhiên của xã Hoành Sơn thuộc huyện Giao Thủy và 2,02 ha diện tích tự nhiên của xã Xuân Phú thuộc huyện Xuân Trường.

Năm 1966, huyện Giao Thủy cùng với huyện Xuân Trường hợp nhất thành huyện Xuân Thủy, tới năm 1997 thì tách thành hai huyện riêng biệt. Huyện Giao Thủy khi đó gồm có 1 thị trấn Ngô Đồng và 21 xã: Bạch Long, Bình Hòa, Giao An, Giao Châu, Giao Hà, Giao Hải, Giao Hương, Giao Lạc, Giao Lâm, Giao Long, Giao Nhân, Giao Phong, Giao Tân, Giao Thanh, Giao Thiện, Giao Thịnh, Giao Tiến, Giao Xuân, Giao Yến, Hoàng Sơn, Hồng Thuận.

Ngày 26 tháng 3 năm 1998, Chính phủ ra nghị định số 19/1998/NĐ-CP thành lập xã Giao Hưng (đây là xã mới thành lập do đề án lấn biển của Tỉnh). Ngày ngày 31 tháng 3 năm 2006 ra nghị định số 33/2006/NĐ-CP bãi bỏ nghị định số 19/1998/NĐ-CP năm 1998.

Ngày ngày 14 tháng 11 năm 2003, chuyển xã Giao Lâm thành thị trấn Quất Lâm.

Từ đó, huyện có 2 thị trấn và 20 xã như hiện nay.

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Giao Thủy có 5 trường trung học phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Trường Giao Thủy và trường Giao Thủy B là hai trường có từ lâu và có thành tích dạy và học tốt của tỉnh Nam Định.

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ cấu kinh tế của Giao Thủy đang chuyển dịch dần từ kinh tế nông nghiệp vốn từ lâu đời, sang thương mại và dịch dịch vụ: như phát triển ngành du lịch biển. Hiện tại Huyện đang được đầu tư vào bảo tồn và khai thác bền vững tuyến du lịch vườn quốc gia Xuân Thủy, một trong những trọng điểm của khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng. Giao Thủy có biển Quất Lâm là một trong những bãi tắm lý tưởng cho khách du lịch các tỉnh lân cận.

Làng nghề[sửa | sửa mã nguồn]

Các làng nghề, nghề phụ tại các địa phương trong huyện như:

  • May áo cưới Đại Đồng
  • Làm nước mắm Sa Châu
  • Nghề nấu rượu thôn Bỉnh Di
  • Một số ít làm nem quả, nem thính ở các thôn phía Đông Bắc
  • Nghề mộc, dịch vụ Ngô Đồng
  • Nghề làm muối Bạch Long
  • Một số có nghề thợ mộc, thợ may Giao Tiến
  • Thủy hải sản thôn ven biển
  • Chế biến, bán thủy sản, dịch vụ Quất Lâm.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • ^ Bản mẫu:Sửa đổi thông tin
  • Tổng cục Thống kê
  • Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 08/07/2004 ban hành Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam có đến 30/6/2004. Thuky Luat Online, 2016. Truy cập 11/04/2019. Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.