Hà nội giãn cách bao nhiêu ngày

Hà nội giãn cách bao nhiêu ngày

Sáng 24-7, người dân trên toàn địa bàn TP Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16. Trong ảnh: một người dân đi qua phố Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội trong thời điểm giãn cách - Ảnh: NAM TRẦN

Trước đó, từ 6h ngày 24-7, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ra chỉ thị thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 trên địa bàn toàn thành phố để phòng chống dịch COVID-19.

Trong suốt thời gian giãn cách xã hội, tình hình dịch COVID-19 tại Hà Nội diễn biến phức tạp, khó lường; số ca mắc trong cộng đồng vẫn tăng cao và chưa rõ nguồn lây, nhiều ca không có biểu hiện dịch tễ được phát hiện.

Ngày 6-8, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh lại ban hành công điện số 18 về việc tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn toàn TP đến 6h ngày 23-8.

Thiết lập vùng cách ly y tế, truy vết F0 diện rộng, đẩy mạnh chiến dịch tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tại các quận, huyện, xã, phường, kiểm soát chặt chẽ người dân và mở rộng vùng xanh an toàn là những việc TP Hà Nội đang thực hiện.

Đến 20-8, trải qua 28 ngày với 2 đợt giãn cách, Thường trực Thành ủy Hà Nội lại đồng ý thực hiện tiếp đợt giãn cách thứ 3 đến 6h ngày 6-9, với mục tiêu kiểm soát được dịch COVID-19.

Tính từ ngày 29-4 đến nay, Hà Nội ghi nhận 2.474 ca nhiễm COVID-19, trong đó số mắc ghi nhận tại cộng đồng là 1.267 và số mắc là người đã được cách ly là 1.207.

Dưới đây là những hình ảnh Tuổi Trẻ Online ghi nhận được, phần nào tái hiện hình ảnh Hà Nội qua 28 ngày giãn cách xã hội từ 24-7 đến nay:

Hà nội giãn cách bao nhiêu ngày

Phố phường Hà Nội trong thời gian TP thực hiện giãn cách xã hội - Ảnh: NAM TRẦN

Hà nội giãn cách bao nhiêu ngày

Hà Nội đã lập 22 chốt để kiểm soát người ra vào tại các cửa ngõ TP Hà Nội. Điều này lập tức lộ ra bất cập, hàng ngàn phương tiện ùn tắc tại nhiều khu vực cửa ngõ Hà Nội gây bức xúc cho tài xế và doanh nghiệp gặp khó trong việc vận chuyển hàng hóa. Ngay sau đó ngày 26-7, Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói sẽ mở tối đa 'luồng xanh' cho các xe đi qua thủ đô thông qua đường trục vành đai 3, và lập thêm các chốt ở những nút giao, lối rẽ để kiểm soát người, xe vào thủ đô - Ảnh: NAM TRẦN

Hà nội giãn cách bao nhiêu ngày

Bên trong TP, hàng trăm chốt kiểm tra liên ngành nhằm kiểm soát việc đi lại của người dân cũng được lập lên khắp các tuyến phố, ngõ ngách - Ảnh: NAM TRẦN

Hà nội giãn cách bao nhiêu ngày

Trong thời gian này, liên tiếp các chùm ca nhiễm COVID-19 mới trong cộng đồng được phát hiện, đặc biệt là tại các quận Đống Đa, Thanh Trì, Hoàng Mai, Hoàn Kiếm - Ảnh: NAM TRẦN

Hà nội giãn cách bao nhiêu ngày

Hàng loạt chợ đầu mối của Hà Nội như Long Biên, Tân Mai, Phùng Khoang, Minh Khai cũng phát hiện ca nhiễm COVID-19 và ngay lập tức đã được phong tỏa, truy vết những người có liên quan - Ảnh: NAM TRẦN

Hà nội giãn cách bao nhiêu ngày

Ngày 8-8, Hà Nội ra văn bản siết chặt việc cấp, sử dụng giấy đi đường. Tuy nhiên, đến ngày 10-8, UBND TP Hà Nội lại phải ban hành một văn bản điều chỉnh để tránh phiền hà, phức tạp trong việc cấp "giấy thông hành" cho người dân - Ảnh: NAM TRẦN

Hà nội giãn cách bao nhiêu ngày

Chiến dịch tiêm vắc xin ngừa COVID-19 lớn nhất từ trước đến nay của thành phố - Ảnh: NAM TRẦN

Hà nội giãn cách bao nhiêu ngày

Chiến dịch tổng lực xét nghiệm diện rộng, truy vết F0 cho 3,3 triệu người ở 3 nhóm “đỏ, da cam, xanh” cũng đang được Hà Nội thực hiện quyết liệt - Ảnh: NAM TRẦN

Hà nội giãn cách bao nhiêu ngày

Trong một số ngày gần đây, việc lượng người dân ra ngoài "có việc thiết yếu" khá đông đúc. Nhiều thời điểm trong ngày, tại một số trục đường chính, phương tiện hoạt động đông như chưa hề giãn cách xã hội - Ảnh: NAM TRẦN

Hà nội giãn cách bao nhiêu ngày

Chiều 20-8, Thường trực Thành ủy Hà Nội đồng ý tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội toàn TP Hà Nội đến 6h ngày 6-9. Trong ảnh: Khoảng 100 nhân viên y tế, tình nguyện viên chuẩn bị thực hiện việc lấy mẫu và đưa F0, F1 tại chung cư HH4C Linh Đàm, Hoàng Mai đi cách ly tập trung trưa 20-8 - Ảnh: NAM TRẦN

Hà nội giãn cách bao nhiêu ngày

Cùng với các biện pháp trong thực hiện giãn cách xã hội thì bảo vệ vùng xanh không có dịch cũng được Hà Nội kiểm soát chặt chẽ - Ảnh: NAM TRẦN

Hà nội giãn cách bao nhiêu ngày
Hà Nội sẽ tiếp tục cách ly xã hội toàn thành phố đến 6h sáng 6-9

NAM TRẦN

Hà nội giãn cách bao nhiêu ngày
Hà Nội tiếp tục cách ly toàn xã hội đến 6h00 ngày 6/9. Ảnh: VGP

Công điện nêu trong 28 ngày thực hiện giãn cách xã hội, với tinh thần vào cuộc quyết liệt kịp thời của cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp từ Thành phố đến cơ sở cùng với sự đồng lòng, chung sức của cộng đồng xã hội và nhân dân Thủ đô, tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thành phố vẫn đang được kiểm soát. Tuy vậy, bên cạnh kết quả đã đạt được vẫn còn những tồn tại, nguy cơ, thách thức đặt ra.

Yêu cầu các cơ quan Trung ương và Thành phố chấp hành nghiêm giãn cách

Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố và Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và đề nghị các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn Thành phố tiếp tục thực hiện cách ly toàn xã hội đến 06h ngày 6/9/2021 trên phạm vi toàn Thành phố để phòng, chống dịch COVID-19.

Yêu cầu người dân, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định giãn cách xã hội để phòng chống dịch tại Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố theo nguyên tắc người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình, khu phố cách ly với khu phố; thôn xóm cách ly với thôn xóm; xã, phường cách ly với xã, phường; quận, huyện cách ly với quận, huyện; Thành phố cách ly với tỉnh; kiên quyết yêu cầu người dân “ai ở đâu thì ở đó” nhằm khống chế sự lây lan, bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng và kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trong thời gian giãn cách xã hội.

Yêu cầu các cơ quan, đơn vị của Trung ương và Thành phố; các tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn chấp hành nghiêm quy định giãn cách xã hội; siết chặt việc cấp và quản lý giấy đi đường cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động của đơn vị, bảo đảm đúng đối tượng và quy định của Thành phố; chịu trách nhiệm trước chính quyền Thành phố và pháp luật trong trường hợp vi phạm quy định nêu trên gây lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

Các quận, huyện, thị xã có thể quyết định biện pháp chống dịch cao hơn

Căn cứ diễn biến dịch bệnh trên địa bàn, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chủ động đánh giá tình hình và có thể quyết định các biện pháp cao hơn phù hợp thực tiễn của từng địa phương để kịp thời ngăn chặn, bóc tách nguồn lây trong thời gian ngắn nhất; đồng thời phải bảo đảm việc cung ứng đầy đủ các nhu yếu phẩm thiết yếu, nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Các quận, huyện, thị xã siết chặt công tác quản lý phòng chống dịch tại các chợ đầu mối, chợ dân sinh, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích… nhất là trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9, ngày cuối tuần. Tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ di biến động của người dân, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn gồm hoạt động tham gia giao thông, hoạt động của các cơ quan, công sở, sản xuất, kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; bảo đảm an toàn phòng chống dịch và chỉ được hoạt động trong các khung giờ quy định; tuân thủ việc khai báo bằng mã QR, quy định phòng chống dịch của Thành phố; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã đẩy nhanh việc triển khai các chính sách an sinh xã hội theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 3642/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 của UBND Thành phố và các Nghị quyết của HĐND Thành phố để kịp thời hỗ trợ nhân dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn; kiểm tra đôn đốc thực hiện các chính sách hỗ trợ của Thành phố tại các địa phương; tiếp tục rà soát, cắt giảm các thủ tục tạo thuận lợi cho người dân; đề xuất bổ sung kịp thời các chính sách phù hợp bảo đảm tốt công tác an sinh xã hội.

Công điện nêu, trong thời gian giãn cách xã hội, đã có rất nhiều hành động đẹp, ý nghĩa của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cùng chia sẻ, chung tay góp sức trong công tác phòng chống dịch bệnh của Thành phố. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy và Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp các cơ quan báo chí Trung ương và Thành phố tăng cường thông tin, tuyên truyền để nhân rộng các mô hình, lan tỏa các hành động đẹp, nhân văn, tạo sự đồng thuận, đoàn kết, quyết tâm chiến thắng dịch bệnh.

Sẵn sàng mọi phương án, không để bị động

UBND TP. Hà Nội giao Sở Y tế chuẩn bị sẵn sàng các phương án cao để tránh bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Chỉ đạo tổ chức truy vết bảo đảm không để sót đối tượng nguy cơ cao (F1) theo đặc thù dịch tễ của biến chủng mới.

Nâng cao năng lực xét nghiệm, tổ chức xét nghiệm diện rộng và xét nghiệm theo kế hoạch bảo đảm an toàn, chính xác và trả mẫu trong 12 giờ với các đối tượng nguy cơ cao (F1) và trong 24 giờ với các mẫu còn lại.

Bảo đảm khả năng thu dung điều trị 30.000 F0; triển khai phương án đáp ứng điều trị y tế gồm: Nhân lực y tế, oxy y tế, các trang thiết bị, vật tư y tế cần thiết... Tổ chức các tầng điều trị phù hợp, hiệu quả để giảm thiểu các trường hợp chuyển nặng và tử vong. Bố trí năng lực phù hợp với điều kiện của từng khu vực, từng tầng điều trị bảo đảm khả năng chống dịch lâu dài.

Tiếp tục nâng cao năng lực các dây chuyền tiêm với sự tham gia của các bệnh viện Trung ương và y tế tư nhân; sẵn sàng tổ chức tiêm quy mô lớn, bảo đảm an toàn ngay khi tiếp nhận thêm vaccine. Hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức tiêm vaccine nhanh, an toàn, hiệu quả. Phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông hướng dẫn người dân sử dụng phần mềm tiêm chủng, chủ động chuẩn bị, khai báo các thông tin đầy đủ trước khi đi tiêm.

Công an Thành phố: Tổ chức triển khai kịp thời các giải pháp tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành của người dân khi ra đường và các phương tiện tham gia giao thông; việc cấp giấy đi đường của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm không đúng quy định. Bảo đảm công tác phòng chống cháy nổ tại khu vực thu dung, điều trị, các khu cách ly tập trung của Thành phố. Chủ động triển khai các biện pháp phòng chống tội phạm và bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn.

Giao Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ khai giảng truyền hình, phát thanh trực tiếp trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tạo không khí phấn khởi cho giáo viên, học sinh; triển khai công tác giảng dạy năm học mới 2021-2022 theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch của UBND Thành phố bảo đảm an toàn, phù hợp tình hình diễn biến dịch bệnh và điều kiện thực tiễn của các địa phương và Thành phố.

Yêu cầu chính quyền các cấp, các ngành chủ động phương án tổ chức thực hiện để bảo đảm không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, mất ổn định thị trường, thực hiện tốt các biện pháp bình ổn giá, không để xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá, đầu cơ găm hàng, hàng giả, hàng kém chất lượng, gây hoang mang trong dư luận; bảo đảm an toàn lưu thông và cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu cho mọi người dân, đặc biệt các khu vực cách ly, phong tỏa, bảo đảm không để bất kỳ ai bị thiếu ăn, thiếu mặc.

Triển khai hiệu quả các chương trình, kế hoạch của Thành phố về xét nghiệm, tiêm chủng, cách ly, thu dung, điều trị; quan tâm, hỗ trợ các điều kiện về tinh thần và vật chất cho lực lượng tuyến đầu đồng thời đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế, sức khỏe, tinh thần cho người dân ở mọi lúc, mọi nơi khi cần thiết, đảm bảo công tác an sinh xã hội, an ninh, trật tự trên địa bàn.

Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ thiết yếu tổ chức hoạt động sản xuất phải tuyệt đối an toàn, phù hợp với tình hình diễn biến dịch trên địa bàn theo phương án được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Gia Huy