Hà Tây sáp nhập về Hà Nội năm bao nhiêu?

Có lẽ ai cũng biết danh tiếng lụa Hà Đông qua thơ Nguyên Sa được Phạm Duy phổ nhạc: Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát/ Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông…

Duyên nợ khách tang bồng

Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay lo

Giọng Quảng Nam

Hà Tây sáp nhập về Hà Nội năm bao nhiêu?

Dinh Công sứ ở Cầu Đơ - Hà Đông. Ảnh tư liệu Trung tâm Lưu trữ quốc gia.

Và ca khúc của Nhật Lai: Bóng chiếc thoi đưa ánh mắt long lanh/ Trời đất Hà Tây tay em dệt lụa…

Hà Đông là vùng đất địa linh nhân kiệt trải từ sông Đáy đến sông Nhuệ. Xưa, làng Cầu Đơ thuộc huyện Thanh Oai, phủ Ứng Hòa nổi tiếng với cây cầu Đơ sơn trắng toát, mái ngói đỏ tươi bắc qua dòng sông Nhuệ xanh trong. Năm 1831 vua Minh Mạng chọn vùng đất bao bọc bởi sông Đáy, sông Tô Lịch và sông Hồng để lập ra tỉnh Hà Nội, lấy thành Thăng Long làm tỉnh lỵ.

Bài liên quan

Hà Tây sáp nhập về Hà Nội năm bao nhiêu?
Duyên nợ khách tang bồng

Hà Tây sáp nhập về Hà Nội năm bao nhiêu?
Giã gạo

Năm 1884 Pháp lập ra thành phố Hà Nội, gồm thành Thăng Long và các phố cổ bao quanh, đến năm 1888 chiếm luôn làm nhượng địa. Năm 1896 vua Thành Thái gom phần đất phía tây nam thành phố Hà Nội lập ra tỉnh Cầu Đơ, tỉnh lỵ đóng tại làng Cầu Đơ. Năm 1902 Pháp lấy thêm những vùng đất cao ráo xung quanh thành phố Hà Nội, lập ra tỉnh Hà Nội mới. Năm 1904 Toàn quyền Đông Dương Pôn Đu-me (Paul Doumer) chủ trương thay các địa danh quê kệch bằng những cái tên văn vẻ mỹ miều. Có vài đề xuất đưa lên, và đề xuất của Đốc học Cầu Đơ là Vũ Phạm Hàm được chọn. Từ đó tỉnh Cầu Đơ mang tên Hà Đông, tỉnh lỵ vẫn chỗ cũ nhưng đổi là thị xã Hà Đông.

Ở phía tây nam Hà Nội, sao chọn tên Hà Đông? Bởi Vũ Phạm Hàm muốn nhấn mạnh vai trò quan trọng của vùng đất Cầu Đơ đối với thủ phủ của Đông Dương, bèn dẫn một câu trong sách của Mạnh Tử: “Hà Nội hung tắc di kỳ dân ư Hà Đông, chuyển kỳ túc ư Hà Nội”, nghĩa là: Hà Nội gặp chuyện bất ổn thì đưa dân về Hà Đông, đưa thóc từ Hà Đông về Hà Nội”.

Hà Tây sáp nhập về Hà Nội năm bao nhiêu?

Cảnh chợ Cầu Đơ - Hà Đông. Ảnh tư liệu Trung tâm Lưu trữ quốc gia.

Không chịu nằm một chỗ, Hà Đông vươn đến tận Đà Lạt. Thật vậy, hiện nay tại phường 8 của thành phố ngàn hoa có Làng hoa Hà Đông. Đến đây, du khách không khỏi ngỡ ngàng khi thấy tất thảy nam phụ lão ấu nói rặt giọng Hà Nội. Làng hoa đầu tiên của Đà Lạt đấy!

Chuyện rằng, đầu thế kỉ 20 Pháp quy hoạch Đà Lạt thành nơi nghỉ mát. Thấy nơi đây khí hậu ôn đới và thổ nhưỡng tuyệt vời, Quản đạo Đà Lạt là Trần Văn Lý đề xuất với Hoàng Trọng Phu, Tổng đốc Hà Đông kiêm Chủ tịch Ủy ban tương tế xã hội Trung ương Bắc Kỳ, cho dân làng nghề hoa và rau vào Đà Lạt lập nghiệp. Hoàng Trọng Phu giao cho Trần Văn Lý cùng Thương tá Canh nông tỉnh Hà Đông là Lê Văn Định tuyển người ở các làng Nghi Tàm, Ngọc Hà, Tây Tựu, Xuân Tảo, Vạn Phúc. Những làng này khi đó thuộc tỉnh Hà Đông. Giữa năm 1938 nhóm đầu tiên 33 người mang theo nhiều hạt giống quí hiếm, đặt chân đến Đà Lạt. Thấy làm ăn tốt, họ kéo gia đình bà con vào khai hoang lập ấp. Cuối năm đó, ấp Hà Đông đã thành danh xưng trong giao dịch ở Đà Lạt.

Sơn Tây có nghĩa là núi ở phía tây, bởi núi Ba Vì, Tản Viên ở phía tây kinh thành Thăng Long. Năm 1469 nhà Lê thành lập ra Sơn Tây thừa tuyên, gọi tắt là trấn Sơn Tây. Dân gian quen gọi là xứ Đoài, ví như trong thơ Quang Dũng:

Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm

Em có bao giờ em nhớ thương.

Tuy thế, danh xưng xứ Đông không phải của Hà Đông mà là trấn Hải Đông ở phía đông Thăng Long, nay thuộc tỉnh Hải Dương và một phần Hải Phòng, Quảng Ninh.

Hà Tây sáp nhập về Hà Nội năm bao nhiêu?

Một ngôi chùa gần cầu Đơ. Ảnh tư liệu.

Ban đầu, trấn sở Sơn Tây đóng ở xã La Phẩm, sau dời về xã Đường Lâm. Năm 1832 vua Minh Mạng lập ra tỉnh Sơn Tây, dời tỉnh lỵ đến xã Thuần Nghệ. Năm 1884 Pháp lập ra tỉnh Sơn Tây mới, là vùng đất được bao quanh bởi sông Đà, sông Hồng và sông Đáy, tỉnh lỵ là thị xã Sơn Tây bên hữu ngạn sông Hồng.

Năm 1975 Hà Tây sáp nhập với Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình, tỉnh lỵ vẫn là thị xã Hà Đông. Năm 1991 Hà Sơn Bình tách ra như trước 1975, tỉnh lỵ cứ là thị xã Hà Đông. Cuối năm 2006, hai thị xã Hà Đông, Sơn Tây được nâng cấp lên thành phố.

Ngày 1-8-2008 toàn bộ tỉnh Hà Tây tan biến vào thủ đô Hà Nội, thành phố Sơn Tây bị giáng xuống thị xã, thành phố Hà Đông biến thành quận Hà Đông. Từ đây địa danh Hà Tây không còn nữa.

Ngày mai, 1-8, Hà Nội “mới” chính thức được mở rộng bằng việc hợp nhất Hà Nội cũ với toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình). Theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội (mới), trước ngày 28-7, các cơ quan, đơn vị được hợp nhất phải hoàn thành việc di chuyển, bàn giao trụ sở theo danh sách các trụ sở mới đã được công bố. 

  • Kẻ đến, người chưa đi…

Hà Tây sáp nhập về Hà Nội năm bao nhiêu?

Sở GTVT Hà Nội đang làm việc tạm tại hội trường tầng 2 của UBND tỉnh Hà Tây ở TP Hà Đông

Theo danh sách vừa được điều chỉnh, sắp xếp lại, Hà Nội mới sẽ có 9 sở, ngành, đoàn thể di chuyển vào làm việc tại TP Hà Đông, gồm: Sở GTVT, Sở KHCN, Sở NN-PTNT, Sở Tư pháp, Thanh tra Nhà nước TP Hà Nội, Ban quản lý các KCN và chế xuất, Liên minh các HTX, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân.

Còn lại 18 sở, ngành, cơ quan của Hà Nội (cũ) được bố trí trụ sở làm việc tại nội thành Hà Nội. Các cơ quan, đoàn thể khác vẫn giữ nguyên trụ sở cũ hoặc được bố trí thêm trụ sở mới để mở rộng diện tích nhằm phù hợp với số nhân sự được tăng thêm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc có hàng chục cơ quan, đơn vị của Hà Tây được sáp nhập phải “di chuyển ngược” từ TP Hà Đông vào nội thành Hà Nội.

Thế nhưng đến sáng nay, 31-7,  công tác di chuyển địa điểm, trụ sở làm việc của các cơ quan, đơn vị giữa Hà Nội và Hà Tây vẫn đang gặp nhiều khó khăn, đứng trước tình thế “tiến thoái lưỡng nan”.

Đầu giờ sáng, trụ sở của Sở VH-TT và DL tỉnh Hà Tây vẫn mở cửa nhưng vắng teo. Trong các phòng, bàn ghế, tài liệu, công văn im lìm. Chỉ có 2-3 phòng có nhân viên làm việc. Một nhân viên của bộ phận “một cửa” cho biết, các lãnh đạo còn đang bận họp, bàn bạc với các lãnh đạo của TP Hà Nội về việc bố trí máy móc, phương tiện, đồ đạc, tài liệu, hồ sơ, chỗ ngồi của từng nhân viên… “Hóc búa nhất là phân chia chỗ ngồi cho anh em. Ở trong Hà Nội, một gian phòng chỉ có 10m2 mà đã có 8 người rồi, muốn ngồi thì phải quây lại. Giờ lại phải có thêm chừng ấy người nhét vào nữa”, một phó giám đốc sở giãi bày.

Cách đó không xa, trụ sở của Sở NN-PTNT tỉnh Hà Tây cũng “lặng ngắt như tờ”. Trước cổng, giám đốc một công ty tư nhân đóng trên địa bàn, nói: “Tôi đến đây từ sáng, nhưng vẫn phải ngồi chờ các “sếp” để xin nốt cái chữ ký, nhưng các “sếp” còn đang bận họp bàn chuyện bàn giao trụ sở chưa xong”. Một nhân viên thuộc Phòng Nông nghiệp (Sở NN-PTNT) tỉnh Hà Tây, bảo: “Tất cả đồ đạc, máy móc, tài liệu của chúng tôi đều đã đóng thùng, đóng gói cả rồi, nhưng vẫn chưa di chuyển được vì chưa “đòi” được trụ sở mới”.

Theo tìm hiểu của PV Báo SGGP 12 Giờ, lẽ ra đến nay các bộ phận của Sở NN-PTNT Hà Nội sẽ phải di chuyển vào Hà Đông để sáp nhập với Sở NN-PTNT tỉnh Hà Tây, nhằm kịp thời đi vào  hoạt động từ ngày 1-8. Cả 2 sở này đều không làm việc tại trụ sở cũ của Sở NN-PTNT tỉnh Hà Tây mà được bố trí sang trụ sở khang trang, rộng rãi hơn của Sở Tài chính tỉnh Hà Tây (38 đường Tô Hiệu, Hà Đông). Song do Sở Tài chính tỉnh Hà Tây lại chưa chuyển được về nội thành Hà Nội (để sáp nhập với Sở Tài chính Hà Nội) nên 2 sở kia đều đành chờ đợi.

  • Chờ…?

Chúng tôi sang Sở Tài chính tỉnh Hà Tây. Trụ sở cũng vắng hoe bóng người. Ông nhân viên bảo vệ lo lắng bảo: “Suốt mấy ngày nay, các lãnh đạo đều đang bận họp bàn tính chuyện di chuyển đồ đạc, bố trí phòng ốc làm việc nhưng vẫn chưa có kết quả. 2 ngày nay, Sở NN-PTNT tỉnh Hà Tây cũng đã sang “thúc” nhiều lắm.

Nhưng do bên chúng tôi chưa chuyển vào Hà Nội được nên chưa thể bàn giao lại cho họ được”. Trong khi đó, ở Hà Nội, chúng tôi được biết việc di chuyển một số bộ phận, phòng ban của Sở Tài chính Hà Nội về địa chỉ số 6 Dã Tượng (Hà Nội) - trụ sở của Sở Tư pháp Hà Nội hiện nay - còn rất khó khăn do một số bộ phận của Sở Tư pháp Hà Nội vẫn chưa chuyển hẳn về trụ sở mới tại số 2 Phùng Hưng (Hà Đông).

UBND tỉnh Hà Tây cho biết, đến thời điểm này, mới chỉ có Sở GTVT Hà Nội, Sở Tư pháp Hà Nội bắt đầu chuyển về làm việc tại TP Hà Đông. Tuy nhiên, cả 2 cơ quan trên mới chỉ di chuyển được một phần, còn lại bộ phận “một cửa” vẫn “găm” lại trụ sở cũ ở nội thành Hà Nội… Do chưa bố trí được nơi làm việc ổn định nên hiện tại, Sở GTVT Hà Nội phải làm “tạm” trong khu hội trường tầng 2 của UBND tỉnh Hà Tây. Hàng chục bộ bàn ghế phục vụ hội nghị trước đây được quây, xếp lại để các nhân viên làm việc.

Theo quy định đến chiều qua, Sở GTVT tỉnh Hà Tây cũng sẽ chuyển phải sang làm tại hội trường của UBND tỉnh Hà Tây cùng Sở GTVT Hà Nội. Nhưng theo lời ông Lưu Xuân Bình, Phó trưởng Phòng Hành chính tổng hợp Sở GTVT Hà Tây, do bên Văn phòng UBND tỉnh Hà Tây chưa di chuyển được vào nội thành Hà Nội nên Sở GTVT Hà Tây vẫn đành phải “ngồi chờ” ở trụ sở cũ là số 1 đường Quang Trung (Hà Đông). Chỉ vào đống hòm xiểng, bên trong đựng đầy tài liệu, hồ sơ, sổ sách… ông Bình bảo: “Tất cả đều đã dọn sẵn cả rồi mà chưa thể di chuyển được. Chúng tôi cũng rất mong được sớm ổn định chỗ ngồi, nơi làm việc vì còn rất nhiều công việc của người dân cần phải giải quyết”.

Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội từ năm bao nhiêu?

Hà Tây là một tỉnh cũ thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, Việt Nam, từng tồn tại trong hai giai đoạn: 1965–1976 và 1991–2008. Vào ngày 1 tháng 8 năm 2008, toàn bộ diện tích và dân số của tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào thủ đô Hà Nội và như vậy tỉnh này không còn tồn tại nữa.

Hà Nội tồn tại bao nhiêu năm?

Với tuổi đời hơn 1000 năm, Hà Nội chính là thủ đô lâu đời nhất trong 11 thủ đô của các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á.

Hà Tây rộng bao nhiêu km?

2.192 km²Hà Tây / Diện tíchnull

Hà Nội lên thành phố năm bao nhiêu?

Thành Hà Nội là nơi đặt trụ sở của tỉnh Hà Nội, nằm trên hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận. Ngày 1 tháng 10 năm 1888, vua Đồng Khánh cắt toàn bộ huyện Thọ Xương và một phần Vĩnh Thuận cho Pháp để thành lập thành phố Hà Nội.