Hiệu ứng chỉnh lưu là gì

Mục tiêu của Bài 7: Khái niệm về mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều nhằm giúp các em hiếu được các thuật ngữ của bài học như phân loại các mạch điện tử, mạch chỉnh lưu và nguồn một chiều, nắm được công dụng của từng linh kiện trong các mạch điện..... Từ đó có thể vận dụng được kiến thức của bài học vào thực tế, đọc được các số liệu kĩ thuật, các thuật ngữ kĩ thuật.

Mời các em cùng theo nội dung bài học.

Hiệu ứng chỉnh lưu là gì

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm, phân loại mạch điện tử

1.1.1. Khái niệm :

  • Mạch điện tử là mạch điện mắc phối hợp giữa các linh kiện điện tử với các bộ phận nguồn,dây dẫn để thực hiện một chức năng nào đó trong kỹ thuật điện tử.

.PNG)

1.1.2. Phân loại :

  • Có nhiều cách phân loại khác nhau , về cơ bản được phân theo 2 cách :
  • Cách 1: Theo chức năng và nhiệm vụ:
    • Mạch khuyêch đại.
    • Mạch tao sóng hình sin.
    • Mạch tao xung.
    • Mạch nguồn chỉnh lưu lọc & ổn áp.
  • Cách 2 : Theo phương thức gia công , xử lý tín hiệu:
    • Mạch kĩ thuật tương tự (Analog)
    • Mạch kĩ thuật số (Digital)

1.2. Mạch chỉnh lưu và nguồn một chiều

1.2.1. Mạch chỉnh lưu :

  • Mạch chỉnh lưu là loại mạch điện dùng Đ tiếp mặt để đổi điện xoay chiều thành điện một chiều .
  • Các cách mắc mạch chỉnh lưu:
  1. Mạch chỉnh lưu nửa chu kì:
  • Ở nửa chu kỳ dương, điôt phân cực thuận, dòng điện 1 → điôt Đ → Rtải →2.
  • Ở nửa chu kỳ âm, điôt bị phân cực ngược do đó không có dòng qua tải.

.PNG)

  • Nhận xét:
    • Mạch đơn giản.
    • Hiệu suất sử dụng biến áp nguồn thấp.
    • Dạng sóng ra có độ gợn lớn nên việc lọc san bằng độ gợn khó khăn

⇒ Hiệu quả kém, thực tế ít sử dụng.

  1. Mạch chỉnh lưu cả chu kì ( toàn sóng ) hình tia ( điểm giữa ).
  • Ở nửa chu kì dương, dòng 1→ Đ1 → Rtải → 2.
  • Ở nửa chu kì âm, dòng 3 → Đ2 → Rtải → 2.

⇒ Cả 2 điôt Đ1, Đ2 luân phiên chỉnh lưu theo từng nửa chu kì.

.PNG)

  1. Mạch chỉnh lưu cầu:
  • Ở nửa chu kỳ dương, dòng điện I → Đ1 → Rtải → Đ3 → cực âm của cuộn thứ cấp.
  • Ở nửa chu kỳ âm, dòng điện I → Đ2 → Rtải → Đ4 → cực âm của cuộn thứ cấp.

.PNG) .PNG)

  • Nhận xét:
    • Mạch dùng bốn điốt.
    • Biến áp nguồn không yêu cầu đặc biệt.
    • Điốt không phải chịu điện áp ngược cao.
    • Dạng sóng ra U0 có độ gợn nhỏ nên dễ lọc

⇒ Hiệu quả tốt, thực tế dùng phổ biến.

.PNG)

1.2.2. Nguồn một chiều :

  1. Sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn :
  • Là mạch điện quan trọng trong một thiết bị điện tử
  • Có nhiệm vụ :biến đổi điện xoay chiều từ mạng lưới quốc gia thành điện một chiều có mức điện áp ổn định & công suất cần thiết để nuôi toàn bộ các thiết bị điện tử
  • Sơ đồ

.PNG)

  1. Mạch nguồn điện thực tế

.PNG)

Bài tập minh họa

Bài 1:

Trong mạch nguồn một chiều thực tế, nếu tụ C1 hoặc C2 bị đánh thủng thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?

  1. Mạch điện bị ngắn mạch làm cháy biến áp nguồn.
  1. Mạch không còn chức năng chỉnh lưu, điện áp ra vẫn là điện áp xoay chiều.
  1. Dòng điện chạy qua tải tiêu thụ tăng vọt, làm cháy tải tiêu thụ.
  1. Điện áp ra sẽ ngược pha với điện áp vào.

Hướng dẫn giải

  • Chọn đáp án A
    • Mạch điện bị ngắn mạch làm cháy biến áp nguồn.

Bài 2:

Trong mạch chỉnh lưu cầu, nếu có một trong các điôt bị đánh thủng hoặc mắc ngược chiều thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?

  1. Cuộn thứ cấp của biến áp nguồn bị ngắn mạch, làm cháy biến áp nguồn.
  1. Dòng điện sẽ chạy qua tải tiêu thụ theo chiều ngược lại.
  1. Biến áp nguồn vẫn hoạt động tốt, nhưng không có dòng điện chạy qua tải tiêu thụ.
  1. Không có dòng điện chạy qua cuộn thứ cấp của biến áp nguồn.

Hướng dẫn giải

  • Chọn đáp án A
    • Cuộn thứ cấp của biến áp nguồn bị ngắn mạch, làm cháy biến áp nguồn.

Bài 3:

Nếu mắc ngược Điôt trong mạch chỉnh lưu nửa chu kì thì mạch:

  1. Không hoạt động.
  1. Cháy điôt.
  1. Hoạt động bình thường.
  1. Cháy máy biến áp.

Hướng dẫn giải

  • Chọn đáp án C
    • Hoạt động bình thường.

Như tên tiêu đề của bài Khái niệm về mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Biết được khái niệm, phân loại mạch điện tử
  • Hiểu được chức năng và nguyên lý làm việc của mạch chỉnh lưu, mạch lọc, mạch ổn áp.
  • Nhận biết các khối chính trong mạch nguồn một chiều và chức năng các khối chính trong mạch nguồn một chiều. Nhận biết các linh kiện trong mạch nguồn một chiều.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khái niệm về mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.

  • * A. Một điôt
    • B. Hai điôt
    • C. Ba điôt
    • D. Bốn điôt
  • * A. 3 khối
    • B. 4 khối
    • C. 5 khối
    • D. 6 khối
  • * A. Không hoạt động.
    • B. Cháy điôt.
    • C. Hoạt động bình thường.
    • D. Cháy máy biến áp

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khái niệm về mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Chỉnh lưu cầu 3 pha để làm gì?

Bộ chỉnh lưu cầu 3 pha Thyristor Uđk có nhiệm vụ thay đổi góc mở  của các van Thyristor và có giá trị rất bé so với Ud, nên bộ chỉnh lưu chính là bộ khuếch đại với hệ số khuếch đại Kcl.

Chỉnh lưu AC DC là gì?

Bộ đổi nguồn AC/DC là mạch điện biến đổi đầu vào dòng điện xoay chiều (AC) thành đầu ra dòng điện một chiều (DC). Bộ chuyển đổi được gọi là “bộ chỉnh lưu”; chúng chuyển đổi điện áp AC đầu vào thành điện áp DC có thể thay đổi, sau đó tối ưu hóa nó thông qua một được điện áp DC không điều chỉnh.

Tại sao điot bán dẫn có tính chỉnh lưu?

Vì diode có đặc tính chỉ dẫn điện theo một chiều từ anode đến cathode khi phân cực thuận nên diode được dùng để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.

Điốt chỉnh lưu còn có tên gọi khác là gì?

Chỉnh lưu toàn kỳ Được gọi là diode cầu. Cấu tạo của diode cầu gồm có 2 diode phân cực thuận và 2 diode phân cực nghịch, dòng điện của cả hai chiều luôn luôn chạy theo 1 hướng và đi về phía điện trở, tạo thành mạch chỉnh lưu toàn kỳ.