Hồ sơ giải thể văn phòng đại diện năm 2024

Bài viết tóm tắt các bước giải thể văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài. Cơ bản, về trình tự sẽ thực hiện như sau:

Hồ sơ giải thể văn phòng đại diện năm 2024

Bước 1 - Làm việc với cơ quan thuế

Hồ sơ giải thể văn phòng đại diện năm 2024

Bước 1: Nộp hồ sơ đóng mã số thuế của Văn phòng đại diện với Cục thuế

Hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế của văn phòng đại diện gửi cơ quan thuế được quy định tại Điều 14 Thông tư 105/2020/TT-BTC cụ thể như sau:

  1. Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC.
  2. Bản sao Quyết định giải thể văn phòng đại diện của chủ sở hữu/Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị.
  3. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện.
  4. Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu không phải người đại diện pháp luật thực hiện)

Nơi tiếp nhận hồ sơ: Cơ quan thuế quản lý nơi đặt văn phòng đại diện. Sau đó, chúng ta liên hệ với cán bộ thuế để xin thực hiện kiểm tra quyết toán và hoàn tất nghĩa vụ thuế cho văn phòng đại diện.

Văn phòng đại diện bán tài sản thanh lý – Invoice for Representative Office

(Trong bước này, nên thực hiện thủ tục báo giảm lao động, thanh lý hợp đồng lao động do thủ tục làm với cơ quan thuế mất thời gian)

Do giải thể, Văn phòng đại diện nước ngoài cần thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định tại Bộ luật lao đông 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành về: tiền lương, trợ cấp, bảo hiểm…

Nghỉ việc được nhận những tiền gì?

[collapse]

Hồ sơ giải thể văn phòng đại diện năm 2024
Một case chênh thuế bằng 0 do đội ngũ Manabox hỗ trợ

Bước 2: Thông báo đóng cửa VPDD đến Sở Công thương

Bước 2: Thông báo chính thức về việc đóng cửa VPDD đến Sở Công thương

  • Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký, trừ trường hợp bị thu hồi giấy phép
  • Bản sao văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép không gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện hoặc bản sao Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của Cơ quan cấp Giấy phép
  • Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
  • Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
  • Bản chính Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

[collapse]

Bước 3: Trả con dấu

Bước 3: Trả con dấu cho cơ quan Công an Thành phố – Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 18 Nghị định 99/2016/NĐ-CP, Hồ sơ nộp lại mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu bao gồm:

  • Công văn xin trả lại con dấu cho cơ quan công an, trình bày rõ lý do trả con dấu
  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của Văn phòng đại diện
  • Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu do cơ quan công an cấp trước đó
  • Con dấu của Văn phòng đại diện

Cơ quan công an tiếp nhận hồ sơ trả dấu và ra Thông báo hủy dấu của Văn phòng đại diện trong thời gian 3 -5 ngày làm việc.

[collapse]

Bước 4: Đóng tài khoản ngân hàng

Bước 4: Đóng tài khoản ngân hàng của Văn phòng đại diện

Thương nhân nước ngoài sẽ liên hệ với Ngân hàng thương mại đã mở tài khoản cho Văn phòng đại diện để được hướng dẫn thủ tục đóng tài khoản ngân hàng.

Căn cứ Điều 35 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định về các trường hợp chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện, Chi nhánh như sau:

- Theo đề nghị của thương nhân nước ngoài.

- Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh.

- Hết thời hạn hoạt động theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh mà thương nhân nước ngoài không đề nghị gia hạn.

- Hết thời gian hoạt động theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh mà không được Cơ quan cấp Giấy phép đồng ý gia hạn.

- Bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh theo quy định tại Điều 44 Nghị định này.

- Thương nhân nước ngoài, Văn phòng đại diện, Chi nhánh không còn đáp ứng một trong những điều kiện quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định này.

Hồ sơ giải thể văn phòng đại diện năm 2024

Thủ tục chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài được quy định như thế nào?

Hồ sơ chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện, Chi nhánh gồm những gì?

Căn cứ Điều 36 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định về hồ sơ chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện, Chi nhánh như sau:

(1) Hồ sơ 01 bộ, bao gồm:

+ Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký, trừ trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 35 Nghị định này;

+ Bản sao văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép không gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh (đối với trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 35 Nghị định này) hoặc bản sao Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh của Cơ quan cấp Giấy phép (đối với trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 35 Nghị định này);

+ Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;

+ Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;

+ Bản chính Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh.

(2) Thương nhân nước ngoài và người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh chấm dứt hoạt động liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện, Chi nhánh.

(3) Đối với trường hợp Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động tại một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý để chuyển địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng đại diện đến một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý khác, hồ sơ chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện chỉ bao gồm các tài liệu quy định tại Điểm a và Điểm đ Khoản 1 Điều này.

Trình tự, thủ tục giải quyết việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 37 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục giải quyết việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh như sau:

(1) Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện, Chi nhánh trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp giấy phép.

(2) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.

(3) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh.

Khi chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh sẽ có những nghĩa vụ gì?

Căn cứ Điều 38 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định các nghĩa vụ có liên quan đến việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh như sau:

- Ngoài việc thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều 36 và Điều 37 Nghị định này, thương nhân nước ngoài, Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải niêm yết công khai về việc chấm dứt hoạt động tại trụ sở của Văn phòng đại diện, Chi nhánh và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật khi Văn phòng đại diện, Chi nhánh chấm dứt hoạt động.

- Thương nhân nước ngoài có Văn phòng đại diện, Chi nhánh đã chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những quy định pháp luật liên quan đến chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh.