Lãi xuất trái phiếu phi rủi ro là gì năm 2024

, thường trả nửa năm một lần, được quy định bởi lãi suất cuống phiếu. Khoản này được ấn định từ đầu và không thay đổi cho đến khi trái phiếu đáo hạn. Ví dụ, lãi suất cuống phiếu là 10% năm, với mệnh gía là 1 triệu đồng, mỗi năm trả lãi hai lần, thì tiền lãi định kỳ sẽ là 10%/2 x 1000.000 = 50.000 đồng.

Chênh lệch giá khi trái phiếu đáo hạn, bị mua lại hoặc bị bán ra trước khi đáo hạn. Đây là khoản chênh lệch giữa mức giá mua trái phiếu và giá nhận được trong những trường hợp trên, nó có thể là dương hoặc âm tuỳ theo chiều hướng biến động của giá trái phiếu. Cần lưu ý rằng giá trái phiếu biến động theo chiều hướng ngược lại với biến động của lãi suất mà thị trường đòi hỏi đối với trái phiếu đó.

Lãi của lãi, do tái đầu tư các khoản thanh toán lãi định kỳ. Bộ phận này của tổng lợi tức phụ thuộc vào lãi suất tái đầu tư, tức là thay đổi theo lãi suất thị trường

Tổng lợi tức tiềm năng này chỉ có thể tính toán được chính xác với giả định về một mức lãi suất thị trường xác định và trái phiếu được nắm giữ cho tới khi đáo hạn. Nếu trái phiếu bị bán ra hay bị mua lại trước khi đáo hạn, và nếu lãi suất thị trường thay đổi trong quá trình nắm giữ hay tại thời điểm bán ra, thì lợi suất thực tế mà trái phiếu đem lại cho người nắm giữ nó sẽ cao hơn hoặc thấp hơn mức dự tính với những giả định trên. Vì thế, để tính toán lợi tức của một trái phiếu cụ thể để so sánh với lợi tức của các phương án đầu tư khác, cần phải dựa trên những giả định về một kỳ đầu tư cụ thể với một mức thay đổi lãi suất cụ thể trên thị trường.


Mặc dù là công cụ đầu tư an toàn hơn so với cổ phiếu, trái phiếu vẫn có rủi ro. Những rủi ro điển hình thường gặp ở trái phiếu là:

- Rủi ro lãi suất: là rủi ro giá của trái phiếu thay đổi khi lãi suất thị trường giao động. Nếu trái phiếu được nắm giữ tới khi đáo hạn thì không có rủi ro này.

- Rủi ro tái đầu tư: là rủi ro cũng bắt nguồn từ biến động của lãi suất thị trường, nhưng tác động tới lợi tức của các khoản tái đầu tư tiền lãi nhận được từ trái phiếu.

- Rủi ro thanh toán: xảy ra khi phía người phát hành trái phiếu mất khả năng thanh toán (tạm thời hoặc do phá sản).

- Rủi ro lạm phát: xảy ra khi các khoản thanh toán cố định của trái phiếu bị giảm sức mua do tình trạng lạm phát trong nền kinh tế.

Tất cả những rủi ro này đều có nghĩa là khoản thu nhập dự kiến nhận được từ một khoản đầu tư vào trái phiếu là không chắc chắn. Mức lãi suất mà các tổ chức phát hành trái phiếu trả cho các nhà đầu tư thì được gọi là lãi suất trái phiếu (hay Coupon). Phía doanh nghiệp sẽ quyết định mức coupon dựa trên nhiều yếu tố sao cho mức coupon vừa hấp dẫn được thị trường nhưng vẫn đem lại dòng luân chuyển tiền phù hợp với tổ chức.

Lãi xuất trái phiếu phi rủi ro là gì năm 2024

Lãi suất trái phiếu được quy định bởi doanh nghiệp

\>>> Xem thêm: Trái phiếu chuyển đổi là gì?

Lãi suất trái phiếu thường được ghi ngay bên trong cuống của trái phiếu khi nhà đầu tư mua chúng. Công ty phát hành trái phiếu sẽ tiến hành thanh toán định kỳ cho người sở hữu trái phiếu dựa trên mệnh giá gốc và số lãi được ghi ở trái phiếu khi phát hành.

Trên thị trường chứng khoán có các loại coupon như sau:

  • Lãi suất cố định: Lợi tức của trái phiếu được xác định theo một tỷ lệ phần trăm cố định theo mệnh giá
  • Lãi suất biến đổi hay còn được gọi là lãi suất thả nổi: Lãi suất mà nhà đầu tư được trả sẽ khác nhau trong từng giai đoạn và được điều chỉnh bằng một lãi suất tham chiếu
  • Lãi suất bằng không: Đây là loại lãi suất mà nhà đầu tư không nhận được lãi khi mua trái phiếu nhưng được mua với giá thấp hơn và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đáo hạn.

Cách tính lãi suất trái phiếu

Công thức để tính lãi suất trái phiếu khá đơn giản và chỉ cần một vài thông số nhất định. Bạn chỉ cần lấy tổng các khoản thanh toán bằng trái phiếu sau đó chia cho mệnh giá của trái phiếu theo hằng năm. Cụ thể, công thức để tính lãi suất này như sau:

C = i/P

Trong đó,

  • C là lãi suất trái phiếu
  • i là lãi suất hàng năm
  • P là mệnh giá gốc của trái phiếu được phát hành.

Ví dụ như, trái phiếu được phát hành với mệnh giá 1.000.000 đồng, trả lãi 2 năm mỗi lần, một lần 25.000 đồng thì sẽ có công thức là

C = (25.000*2)/1.000.000 = 5%

Vậy có thể thấy mức lãi suất của trái phiếu này là 5%/năm.

Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất trái phiếu

Doanh nghiệp phát hành là đơn vị quyết định mức coupon. Doanh nghiệp sẽ phải dựa trên nhiều yếu tố khác nhau để xác định coupon là bao nhiêu.

Lạm phát

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất trái phiếu đó chính là lạm phát. Dưới tác động của lạm phát, giá trị của đồng tiền sẽ bị suy giảm. Khi đó, mức lợi nhuận mà các nhà đầu tư thu được từ trái phiếu khi phát hành ở mức cũ sẽ thấp hơn. Doanh nghiệp muốn bù đắp khoản giá trị đã bị hao hụt do lạm phát thì phải nâng cao giá trị của trái phiếu lên. Khi đó, mức coupon cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều khi lạm phát.

Lãi xuất trái phiếu phi rủi ro là gì năm 2024

Lạm phát ảnh hưởng đến lãi suất của trái phiếu

Rủi ro của trái phiếu

Có một sự thật không thể phủ định đó chính là rủi ro của trái phiếu càng cao thì mức lãi suất trái phiếu càng cao. Bởi vì rủi ro cao nên doanh nghiệp phải tăng lãi suất như một phần bù cho rủi ro mà nhà đầu tư có thể gặp phải khi mua trái phiếu.

Lãi xuất trái phiếu phi rủi ro là gì năm 2024

Rủi ro càng cao thì lãi suất càng cao

\>>> Xem thêm: Những rủi ro khi đầu tư chứng khoán

Rủi ro thường gặp nhất khi mua bán trái phiếu đó chính là doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ. Điều này thường xuất hiện tại các doanh nghiệp có cơ cấu nhiều khoản nợ hoặc có kết quả kinh doanh không tốt dẫn đến mất khả năng thanh toán. Chính vì thế, nhà đầu tư cần tìm hiểu về doanh nghiệp phát hành trái phiếu trước khi mua trái phiếu.

Thời gian đáo hạn

Thời gian đáo hạn cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất của trái phiếu. Thời gian đáo hạn càng dài thì lãi suất trái phiếu ngày càng tăng và ngược lại.

Bạn có thể hiểu rằng, thời gian giữ trái phiếu càng lâu thì tỷ lệ rủi ro mà nhà đầu tư gặp phải sẽ lớn hơn rất nhiều. Những rủi ro này có thể phát sinh khi biến động kinh tế, lạm phát hoặc suy thoái kinh tế. Chính vì thế, doanh nghiệp phải tăng cao lãi suất với những trái phiếu có thời gian đáo hạn dài để bù đắp cho các rủi ro có thể xảy ra này.

Lãi xuất trái phiếu phi rủi ro là gì năm 2024

Thời gian đáo hạn tỉ lệ thuận với lãi suất trái phiếu

Biến động của thị trường

Biến động thị trường cũng là yếu tố ảnh hưởng đến coupon và được nhiều doanh nghiệp tham khảo khi phát hành. Bởi vì nếu lãi suất thị trường cao thì nhà đầu tư sẽ có xu hướng tìm đến các công ty phát hành trái phiếu với lãi suất cao. Khi đó, để cạnh tranh với các doanh nghiệp có trên thị trường, công ty phát hành sẽ quy định mức lãi suất cao hơn để hấp dẫn nhà đầu tư.

Ngược lại, trường hợp lãi suất thị trường giảm thì doanh nghiệp sẽ tiến hành giảm coupon. Điều này giúp doanh nghiệp giảm áp lực trả lãi cho những nhà đầu tư đã mua trái phiếu.

Qua việc tìm hiểu lãi suất trái phiếu là gì, nhà đầu tư có thể thấy rằng chính công ty niêm yết sẽ chịu trách nhiệm về những mức lãi này. Cách tính lãi suất khá đơn giản nên nếu cần thì bạn có thể áp dụng công thức để tính. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất trái phiếu nên bạn cần tìm hiểu cụ thể trước khi đầu tư. Trên đây là bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.

Lãi suất phi rủi ro là lãi suất gì?

Lãi suất phi rủi ro là loại lãi suất mà tại đó, tỷ lệ rủi ro của tài sản gần bằng 0. Thường thì lãi suất phi rủi ro sẽ được lấy bằng lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm.

Rủi ro lãi suất xảy ra khi nào?

  1. Rủi ro lãi suất là một trong những rủi ro đặc thù của ngân hàng thương mại (NHTM), xảy ra khi có sự chênh lệch giữa lãi suất huy động đầu vào và lãi suất đầu ra do biến động của thị trường và chênh lệch giữa các kỳ hạn huy động và kỳ hạn đầu tư.

Rủi ro lãi suất là gì ví dụ?

Rủi ro lãi suất (Interest Rate Risk) là rủi ro phát sinh từ sự thay đổi của lãi suất ảnh hưởng đến các khoản đầu tư. Rủi ro lãi suất là một hình thức của rủi ro hệ thống. Ví dụ, khi lãi suất tăng, giá trị của một trái phiếu hoặc các khoản đầu tư có thu nhập cố định sẽ giảm xuống.

Rủi ro lãi suất của trái phiếu là gì?

Rủi ro lãi suất hay còn gọi là rủi ro thị trường là rủi ro xảy ra do sự thay đổi bất lợi của lãi suất trên thị trường đối với giá trị của trái phiếu, giấy tờ có giá, các công cụ tài chính có lãi suất trên sổ sách kinh doanh của ngân hàng, tổ chức tín dụng.