Từ trái nghĩa với hòa bình là gì năm 2024

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  1. Nhận xét

1. So sánh nghĩa của các từ in đậm:

Phrăng Đơ Bô-en là một người lính Bỉ trong quân đội Pháp xâm lược Việt Nam. Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược, năm 1949, ông chạy sang hàng ngũ quân đội ta, lấy tên Việt là Phan Lăng. Năm 1986, Phan Lăng cùng con trai đi thăm Việt Nam, về lại nơi ông đã từng chiến đấu vì chính nghĩa.

Gợi ý: Em hiểu nghĩa của 2 từ chính nghĩa và phi nghĩa, sau đó so sánh.

Trả lời:

- Phi nghĩa: Trái với đạo lí. Cuộc chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh có mục đích xấu xa, không được những người có lương tri ủng hộ.

- Chính nghĩa: Đúng với đạo lí. Chiến đấu vì chính nghĩa là chiến đấu vì lẽ phải, chống lại cái xấu, chống lại áp bức, bất công…

Chính nghĩa và phi nghĩa là hai từ có nghĩa trái ngược nhau. Đó là những từ trái nghĩa

2. Tìm những từ trái nghĩa với nhau trong câu tục ngữ sau:

Chết vinh còn hơn sống nhục.

Gợi ý: Em đọc câu tục ngữ và tìm những từ có nghĩa trái ngược nhau.

Trả lời:

Các từ trái nghĩa với nhau có trong câu tục ngữ trên là:

Sống/chết

Vinh/nhục

3. Cách dùng các từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện quan niệm sống của người Việt Nam ta?

Gợi ý: Em suy nghĩ về ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ.

Trả lời:

Cách dùng từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên tạo ra hai vế tương phản, làm nổi bật quan niệm sống rất cao đẹp của người Việt Nam - thà chết mà được tiếng thơm còn hơn sống mà bị người đời khinh bỉ.

II. Luyện tập

1. Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây:

  1. Gạn đục khơi trong.
  1. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
  1. Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

Gợi ý: Em hãy đọc các câu trên và tìm những cặp từ có nghĩa trái ngược nhau.

Trả lời:

  1. Các cặp từ trái nghĩa trong câu là: gạn – khơi, đục – trong
  1. Các cặp từ trái nghĩa trong câu là: đen – sáng
  1. Các cặp từ trái nghĩa trong câu là: rách – lành, dở - hay

2. Điền vào mỗi ô trống một từ trái nghĩa với từ in đậm để hoàn chỉnh các thành ngữ sau:

  1. Hẹp nhà …. bụng.
  1. Xấu người … nết.
  1. Trên kính … nhường.

Gợi ý: Em tìm từ có nghĩa trái ngược với các từ in đậm và điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu.

Trả lời:

Các từ được điền vào chỗ trống như sau:

  1. Hẹp nhà rộng bụng.
  1. Xấu người đẹp nết.
  1. Trên kính dưới nhường.

3. Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau

  1. Hòa bình
  1. Thương yêu
  1. Đoàn kết
  1. Giữ gìn

Trả lời:

  1. Hòa bình >< chiến tranh, xung đột.
  1. Thương yêu >< căm ghét, căm thù, căm hờn, ghét bỏ, thù ghét, thù hằn, hận thù, thù địch, thù nghịch...
  1. Đoàn kết >< chia rẽ, bè phái, xung khắc,
  1. Giữ gìn >< phá hoại, phá phách, tàn phá, hủy hoại...

4. Đặt hai câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa vừa tìm được ở bài tập 3

Gợi ý: Em có thể đặt mỗi câu chứa một từ hoặc một cặp từ trái nghĩa.

Trả lời:

- Nhân dân ta yêu hòa bình. Nhưng kẻ thù lại thích chiến tranh.

- Từ một bạn học sinh có kết quả học tập thấp trong lớp, Ngân đã nỗ lực không ngừng để giành được thành tích cao hơn.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Từ trái nghĩa với hòa bình là gì năm 2024

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Chi tiết nào thể hiện Lý Tự Trọng là người nhanh trí, dũng cảm? (0,5 điểm)

  1. Anh mang bọc truyền đơn, gói lại vào chiếc màn buộc sau xe.
  1. Anh sốt ruột quăng xe bên vệ đường, lúi húi tự mở bọc.
  1. Anh và cởi bọc, thừa cơ, vồ lấy xe của tên mật thám, phóng đi.
  1. Anh gửi tài liệu của các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển.

Câu 2:

Vì sao những người coi ngục gọi anh là “Ông Nhỏ”? (0,5 điểm)

  1. Vì giặc tra tấn anh rất dã man.
  1. Vì anh là người thông minh, sáng dạ.
  1. Vì anh đã bắn chết tên mật thám.
  1. Vì mọi người rất khâm phục anh.

Câu 3:

Lý Tự Trọng

Lý Tự Trọng sinh ra trong một gia đình yêu nước ở Hà Tĩnh. Anh học rất sáng dạ. Mùa thu năm 1929, anh được tổ chức giao nhiệm vụ liên lạc, nhận, chuyển thư từ, tài liệu với các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển. Làm việc ở Sài Gòn, anh đóng vai người nhặt than bến cảng.

Có lần, tài liệu quá nhiều, anh phải gói lại vào chiếc màn buộc sau xe. Một tên đội Tây gọi lại đòi khám, anh giả vờ nhảy xuống cởi bọc ra nhưng kì thực là để buộc lại cho chắc hơn. Tên đội chờ lâu, sốt ruột quăng xe bên vệ đường, lúi húi tự mở bọc. Thừa cơ, anh vồ lấy xe của nó, phóng đi. Lần khác, anh đưa tài liệu từ dưới tàu lên, lính đòi khám. Anh nhanh chân ôm tài liệu nhảy xuống nước lặn qua gầm tàu trốn thoát. Đầu năm 1931, trong một cuộc mít tinh, một cán bộ ta đang nói chuyện với công nhân và đồng bào thì tên mật thám Pháp Lơ-grăng ập đến định bắt anh cán bộ. Lý Tự Trọng lập tức nổ súng tiêu diệt tên mật thám cứu nguy cho người cán bộ. Anh đã bị giặc bắt. Chúng tra tấn anh rất dã man nhưng không moi được tin tức gì ở anh cả. Những người coi ngục rất khâm phục anh, kiêng nể anh. Họ gọi anh là “Ông Nhỏ”. Trước tòa án, anh dõng dạc vạch mặt bọn thực dân và tuyên truyền cách mạng. Luật sư bào chữa cho anh, nói rằng anh chưa đến tuổi thành niên nên hành động thiếu suy nghĩ. Anh lập tức đứng dậy nói:

- Tôi chưa đến tuổi thanh niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác.

Thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật pháp, xử tử anh vào một ngày cuối năm 1931. Trước pháp trường, anh hiên ngang hát vang bài Quốc tế ca. Năm ấy anh vừa tròn 17 tuổi.

(Theo Báo Thiếu niên Tiền phong)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Mùa thu năm 1929 về nước, anh Lý Tự Trọng được giao nhiệm vụ gì? (0,5 điểm)

  1. Đóng vai người nhặt than ở bến Sài Gòn.
  1. Làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ, tài liệu.
  1. Làm liên lạc, bảo vệ anh cán bộ cách mạng.
  1. Chuyển tài liệu xuống tàu biển.

Câu 4:

Qua câu chuyện trên, em hiểu anh Trọng là thanh niên như thế nào? (1 điểm)

Câu 5:

Dòng nào dưới đây gồm các cặp từ trái nghĩa? (0,5 điểm)

  1. Xa xôi – gần gũi
  1. Xa xưa - gần gũi
  1. Xa lạ - xa xa
  1. Xa cách – xa lạ

Câu 6:

Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “sáng dạ” có trong bài ? (0,5 điểm)

  1. Thông minh.
  1. Hoạt bát
  1. Nhanh nhảu.
  1. Nhanh nhẹn.

Câu 7:

Trong câu: “Thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác.”, từ “con đường” mang nghĩa gì? (0,5 điểm)

Từ trái nghĩa với từ sung sướng là gì?

- Từ đồng nghĩa: sung sướng, vui sướng, mãn nguyện, toại nguyện… - Từ trái nghĩa: bất hạnh, đau khổ, đau buồn, sầu thảm, bi thảm, tuyệt vọng…

Nghĩa với hòa bình là gì?

Hòa bình (Tiếng Anh: peace) là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp pháp giữa các quốc gia - dân tộc, giữa người với người, là khát vọng của toàn nhân loại.

Đồng nghĩa với từ đoàn kết là gì?

Các từ đồng nghĩa với đoàn kết là: Liên kết. Kết đoàn. Đùm bọc.

Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau Á hòa bình B thương yêu c đoàn kết D giữ gì?

+Hòa bình \>< chiến tranh, xung đột. +Thương yêu \>< căm ghét, căm thù, căm hờn, ghét bỏ, thù ghét, thù hằn, hận thù, thù địch, thù nghịch. + Đoàn kết \>< chia rẽ, bè phái, xung khắc. +Giữ gìn \>< phá hoại, phá phách, tàn phá, hủy hoại.