Hướng dẫn cook rom android

Chắc hẳn là mỗi khi up rom trên các máy chạy Android, anh em vọc sẽ thấy rất nhiều thành phần và tệp tin từ bản Android đó. Có những thành phần những người mới tiếp cận có thể sẽ thấy khó hiểu và rối rắm. Nhưng nếu như dành một chút thời gian và nghiền ngẫm, tiếp xúc bạn sẽ thấy nó không quá khô khan cứng nhắc như nhiều người lầm tưởng. Và hôm nay, chúng ta hãy cùng theo dõi xem thành phần trong bản rom cook mà chúng ta thường nhắc đến này có những gì ? Bài chia sẻ này mình sẽ nói những gì mà dễ hiểu nhất cho anh em.

Hướng dẫn cook rom android

Như chúng ta đã biết, nền tảng Android phát triển dựa trên Linux, nên cấu tạo của nó cũng gồm các phần như sau:

1. META-INF

- Chứa các code để nạp rom vào máy, quy định mẫu máy được nạp rom, quy định về quyền cho các file, các liên kết trong rom... nói chung khá phức tạp. Mục này chính là còn để tạo 1 file .zip mà các bạn hay up rom cook, flash qua CWM.

2. System:

- Thành phần hiểu nôm na là chứa toàn bộ rom, các phần mềm hệ thống, nhạc chuông...

3. Boot.img:

- Đây là nơi chứa Kernel, tuyệt đối không nên thay file này nếu không có kinh nghiệm, có thể đưa máy bạn về cõi vĩnh hằng trong phút chốc. Nếu như bạn hay vọc máy HTC thì chắc chắn là thành phần này cực kỳ quan trọng khi bạn up rom cook mà không muốn bị treo logo

Xong 3 thành phần quan trọng và cơ bản nhất nhé :D

Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn bên trong, cụ thể là mục System.

Mở mục System ra ta sẽ có các mục con sau:

1. Mục app:

-Đây là nơi chứa toàn bộ ứng dụng hệ thống Android. Muốn thêm bớt ứng dụng nào thì vào mục app này :D

2. Mục bin:

-Chứa các ứng dụng quan trọng (binary applications), các tập lệnh nhị phân cơ bản để thực thi hệ thống. Khi chỉnh sửa rom, các bạn không lên đụng vào mục này nếu không biết nó như thế nào. Thường khi chỉnh sửa thì về cơ bản mấy anh em vọc rom hay thêm một số app hay ho vào hoặc là thay cái tên rom đi :D

3. Mục cameradata:

-Đây là nơi chứa các file dữ liệu của nhà mạng, dùng để kết nối mạng. Thực ra thì mục này các bạn cũng không cần quan tâm nhiều lắm

4. Mục csc:

-Chứa 1 số file hệ thống, file này nếu anh em nào mà hay up rom của Samsung sẽ thấy nó rất hay xuất hiện. Thường là nó chứa ngôn ngữ/khu vực của bản rom đó

5. Mục etc:

-Chứa các tập tin cấu hình của hệ thống, các tập tin lệnh để khởi động các dịch vụ của hệ thống... các file quy định về cấu hình 3G, gps, baseband cũng tập trung ở đây, ngoài ra còn có các file chỉ định quyền (set permission) cho hệ thống.

6. Mục fonts:

-Chứa toàn bộ font chữ của ROM. Muốn thay đổi font thì anh em vào đây.

7. Mục framework:

- Chứa các file java làm. Có thể hiểu nôm na, nó là bộ khung cho rom hoạt động.

8. Mục lib:

- Chứa thư viện các driver điều khiển, ngoài ra còn có các thư viện cho phần mềm hoạt động. Thành phần này cũng chạy trên nền JAVA.

9. Mục media:

- Chứa Boot khởi động của hệ thống khi chúng ta bật nguồn. Khi mà anh em vọc rom thì muốn thay hình ảnh boot thì vào đây.

-Trong mục này còn có 1 mục con khác là audio cụ thể như sau:

+ Mục audio/alarms: Chứa các file nhạc để cài đặt báo thức.

+ Mục audio/notifications: Chưa các file nhạc thông báo của hệ thống như thông báo pin đầy,pin yếu,...

+ Mục audio/ringtones: Chứa các file nhạc để cài làm nhạc chuông điện thoại mỗi khi có cuộc gọi đến.

+ Mục audio/ui: Chứa các file nhạc để cài làm nhạc thông báo mỗi khi có tin nhắn đến.

--> 4 mục trong audio đều sử dụng định dạng nhạc là .ogg và hoàn toàn có thể thêm bớt file nhạc trong 4 mục này.

10. Mục usr:

-Thư mục này lưu và chứa những tập tin của các ứng dụng chính đã được cài đặt cho mọi người dùng (all users), thường là những ứng dụng cơ bản của google.

11. Mục wallpaper:

- Thành phần này là dễ hiểu dễ thay, dễ bổ sung nhất. Chứa hình nền mặc định của màn hình chủ. Có thể thêm bớt hình nền vào đây.

12. Mục xbin:

- Gần giống như mục bin.

13. File build.prop:

- Đây là file quy định về rom, như tên rom, ngày tạo, số phiên bản, các khai báo về bộ nhớ, sóng, các quy định khác về phần cứng lẫn phần mềm... Có thể tùy chỉnh để đem lại hiệu quả cao hơn cho thiết bị nhé.

____

Như vậy, trên đây là toàn bộ cấu trúc của 1 bản ROM Android. Có thể mỗi hàng ĐT lại có thêm 1 số mục nữa nhưng về căn bản đều phải có các mục kể trên. Bài viết này dựa trên kiến thức cá nhân của mình. do mình tìm hiểu qua các lần Vọc ROM. Có sai sót gì khi anh em đọc thì anh em góp ý nhé :D

Nếu là fan trung thành của hệ điều hành Android, hẳn là bạn không còn xa lạ với khái niệm Rom Android và cách up Rom cho Android (từ máy tính).

Tuy nhiên, nếu bạn là người mới tiếp xúc, hay mới chuyển từ IOS sang thì có lẽ đây sẽ là những thông tin còn khá lạ lẫm và hay nhầm lẫn giữa Android Stock và Android Cook.

Vậy, Rom Android là gì? Đâu là điều khác biệt của Android Stock và Android Cook? Ngoài ra mình sẽ gửi cho bạn một vài chú ý liên quan đến việc up Rom cho Android hiệu quả.

Nội dung chính của bài viết

Có thể nói đơn giản, Rom (Read Only Memory) là bộ nhớ chỉ đọc, chứa phiên bản hệ điều hành được Google hoặc nhà sản xuất cài sẵn cho máy điện thoại di động.

Trên điện thoại Android, nó còn bao gồm các phần mềm cơ bản như nghe gọi, nhắn tin cùng một số phần mềm độc quyền khác.

Hiện nay trên thị trường có thể kể đến 2 loại Rom Android được sử dụng phổ biến, là Rom Android Stock và Rom Android Cook. Mỗi loại đều có những đặc trưng riêng phù hợp với người dùng Android. Tùy vào cách up Rom cho Android mà bạn có thể chọn.

Những khái niệm liên quan của Rom Android Stock

Rom Android Stock: Là hệ điều hành chính hãng ban đầu của điện thoại được cung cấp bởi Google và OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc) như Nokia, Samsung, Oppo…

Rom Android Stock chứa đầy đủ các tính năng được nhà sản xuất đã quảng cáo cùng những ứng dụng riêng độc quyền khác.

Rom Android Stock có tính ổn định cao. Nhưng nó thường phải mang nhiều ứng dụng không cần thiết, khiến bộ nhớ máy bị hạn chế.

Phân loại Rom Android Stock

Tính đến thời điểm hiện tại, có đến 3 loại Rom Android Stock đang được các nhà sản xuất điện thoại tin dùng cho sản phẩm của mình, để có cách up Rom cho Android chuẩn thì đừng bỏ qua:

+Android gốc: Là bản Rom Android tùy biến được sản xuất và phát triển bởi chính Google – nhà phát hành chính thức của hệ điều hành Android.

Hệ điều hành này được tích hợp trên những dòng điện thoại Google sản xuất như : Nexus hoặc Pixel…luôn được tiếp cận nhanh nhất các bản cập nhật dành cho hệ điều hành gốc từ Google.

Ưu điểm của Android gốc là không có những phần mềm “rác” nên nhẹ hơn.

Đồng thời, đây cũng là địa chỉ dành cho những nhà phát triển ứng dụng Android có thể tìm hiểu một cách rõ ràng và chính xác nhất về hệ điều hành này.

Hướng dẫn cook rom android
Rom Android gốc do Google độc quyền sản xuất

+Android One: Là hệ điều hành do Google phát triển dựa trên Android gốc để bán lại cho nhà sản xuất điện thoại di động.

Android One được Google cam kết hỗ trợ cập nhật thường xuyên như Android gốc nhưng phải theo một số điều khoản nhất định.

+Android Go: Đây là hệ điều hành được sử dụng trên các thiết bị di động giá rẻ. Được cung cấp bởi chính các nhà sản xuất điện thoại như Nokia hay Oppo để tiết kiệm chi phí.

So với Android gốc, chúng tối giản hơn và yêu cầu cấu hình thấp hơn. Đồng thời, chúng cũng đi sau trong cuộc cách mạng cập nhật hệ điều hành từ Google.

Khái niệm và ưu điểm của Rom Android Cook

Hướng dẫn cook rom android

Rom Android Cook là loại Rom được các lập trình viên tự do xây dựng dựa trên Rom Android của nhà sản xuất hoặc Rom gốc từ Google.

Với ưu điểm tối ưu hóa, dễ tùy chỉnh và có thể lắp đặt trên nhiều dòng máy khác nhau, Rom Android Cook đang là lựa chọn của nhiều fan công nghệ ưa tìm tòi và trải nghiêm.

Tuy nhiên, do không phải là Rom bản quyền, nên Rom Android Cook không có sự ổn định cao, dễ phát sinh lỗi.

Những ví dụ về dòng Rom Android Cook nổi bật có thể nhắc đến như: CyanogenMod, MIUI…

  • Dành cho bạn: Cách xóa ứng dụng mặc định trên Android không cần root

Những lưu ý và cách up Rom cho Android chuẩn

Việc up Rom đã không còn là điều gì quá xa lạ. Rất nhiều “vọc sĩ ” luôn thích thử nghiệm bản Android tùy biến trải nghiệm cái mới.

Nếu bạn muốn up Rom Android thì đây là những kinh nghiệm xương máu của các “vọc sĩ”:

– Luôn luôn ghi nhớ phải Backup máy của bạn trước khi up Rom

– Sạc pin máy ít nhất 50%. Tránh trường hợp đang up mà máy hết pin, gây ra lỗi quá trình khiến máy bạn có thể biến thành cục gạch.

– Unlock bootloader ( chỉ nên làm 1 lần): bootloader là một phần mềm dùng để boot máy. Và thường nó bị khóa lại nhưng các nhà sản xuất cũng có thể hỗ trợ mở khóa.

– Bật chế độ USB Debugging (Cũng chỉ nên làm 1 lần): vào Settings > About phone > chạm 7 lần vào dòng Build Number. Sau đó Back trở ra Settings, tìm mục Developer Options > bật USB Debugging.

Có thể nói, Rom Android là một phần không thể thiếu trong lĩnh vực hệ điều hành di động. Với tiềm năng phát triển lớn, đây sẽ là môi trường sáng tạo tốt cho các nhà phát triển ứng dụng di động trong tương lai.

Qua bài viết này, hi vọng các bạn sẽ có thông tin hữu ích về cách up Rom cho Android chuẩn. Đừng quên chia sẻ bài viết cho bạn bè nhé