Hướng dẫn đánh giá lại tài sản cố định

Tài sản cố định trong doanh nghiệp là gì? Những Lưu Ý Khi Thực Hiện Đánh Giá Lại Tài Sản Cố Định? Quy định đánh giá lại tài sản cố định ra sao? Mẫu biên bản kiểm tra lại tài sản cố định thế nào? Tất cả sẽ được Phần mềm kế toán Online EasyBooks tổng hợp và chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi nhé!

Hướng dẫn đánh giá lại tài sản cố định

1. Tài sản cố định trong doanh nghiệp là gì?

Tài sản cố định là những tư liệu trong trọng trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Chúng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo ra sản phẩm sản xuất. Tài sản cố định là những loại tài sản do doanh nghiệp quản lý, sử dụng cho các mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, tài sản cố định trong doanh nghiệp và nguyên tắc quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp. Được quy định rất chi tiết trong Thông tư số 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Ban hành ngày 25/04/2013.

Theo đó, tài sản cố định trong doanh nghiệp phải đảm bảo 3 tiêu chí sau đây:

  • Việc sử dụng tài sản đó chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
  • Có thời gian sử dụng trên 01 năm trở lên.
  • Có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên.

\>>>>>> Tham khảo: Thủ Tục Hoàn Thuế GTGT Hàng Xuất Khẩu

Hướng dẫn đánh giá lại tài sản cố định

2.1 Các trường hợp doanh nghiệp thực hiện đánh giá lại tài sản cố định

Đánh giá lại TSCĐ là việc doanh nghiệp tự xác định hoặc thuê một bên thứ ba xác định lại giá trị tài sản hiện có trong các trường hợp sau:

– Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê, chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần, chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn;

– Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp;

Doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu liên quan (nguyên giá, hao mòn lũy kế, giá trị còn lại) trên sổ kế toán và hạch toán đúng quy định hiện hành.

Việc doanh nghiệp đánh giá lại TSCĐ không nằm trong các trường hợp cho phép, không đáp ứng về hồ sơ đánh giá lại hoặc không hạch toán kế toán được coi là đánh giá lại TSCĐ không đúng quy định của pháp luật.

Đánh giá lại tài sản cố định (TSCĐ) là một trong ba trường hợp làm thay đổi nguyên giá TSCĐ của doanh nghiệp bên cạnh việc đầu tư, nâng cấp và tháo dỡ một hoặc một số bộ phận của TSCĐ theo điểm 4 Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC ban hành ngày 24/05/2013.

2.2 Các trường hợp bắt buộc phải thuê tổ chức thẩm định giá khi đánh giá lại tài sản cố định

Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 24/05/2013 có quy định một số trường hợp bắt buộc phải thuê tổ chức định giá chuyên nghiệp khi đánh giá lại TSCĐ, cụ thể là:

– Điểm e khoản 1 Điều 4 quy định trường hợp TSCĐ được cấp, được điều chuyển, nếu không sử dụng giá trị còn lại trên sổ kế toán của đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển mà thực hiện đánh giá lại, thì giá trị tài sản phải được đánh giá bởi tổ chức định giá chuyên nghiệp.

– Khoản 7 Điều 9 nêu rõ, trong trường hợp doanh nghiệp đánh giá lại TSCĐ đã khấu hao hết giá trị để đem góp vốn hoặc điều chuyển khi chia, tách, sát nhập, các TSCĐ này phải được xác định giá trị bởi một tổ chức định giá chuyên nghiệp.

Giá trị tài sản sau khi đánh giá lại không được thấp hơn 20% nguyên giá của tài sản đó. Thời gian trích khấu hao đối với giá trị còn lại sau đánh giá là từ 3 đến 5 năm và doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế trước khi thực hiện.

– Điểm d khoản 1 Điều 4 quy định nguyên giá tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp.

Ngoài các trường hợp vừa nêu, trên nguyên tắc doanh nghiệp có thể tự đánh giá lại TSCĐ. Tuy nhiên việc tự đánh giá TSCĐ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một số rủi ro có thể kể đến như sau:

– Điểm a.1 khoản 1 Điều 15 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định tổ chức, cá nhân bị ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp khi qua kiểm tra hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế có căn cứ cho rằng người nộp thuế khai chưa đầy đủ hoặc chưa chính xác các yếu tố làm cơ sở xác định số tiền thuế phải nộp, đã yêu cầu người nộp thuế khai bổ sung nhưng người nộp thuế không khai bổ sung hoặc khai bổ sung không chính xác, trung thực theo yêu cầu của cơ quan thuế.

Do đó, doanh nghiệp sẽ có rủi ro bị cơ quan thuế yêu cầu định giá lại hoặc ấn định nếu cơ quan thuế có căn cứ cho rằng giá trị định giá của TSCĐ không đúng với giá thực tế TSCĐ trên thị trường.

– Điểm b, khoản 3, Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 quy định xử phạt từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng trường hợp cố tình định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.

Vì vậy để tránh các rủi ro nêu trên, khi cần phải đánh giá lại TSCĐ, doanh nghiệp nên ưu tiên thuê tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp.

\>>>>>> Tìm hiểu thêm: Hạch Toán Là Gì? Những Điều Chưa Biết Về Hạch Toán Kế Toán

3. Quy định đánh giá lại tài sản cố định theo chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam

Chuẩn mực kế toán Việt Nam về tài sản cố định VAS03, VAS04 hướng dẫn sau khi ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng, trường hợp TSCĐ được đánh giá lại theo quy định của Nhà nước thì nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại phải được điều chỉnh theo kết quả đánh giá lại. Chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ được xử lý và kế toán theo quy định của Nhà nước.

Biên bản đánh giá lại TSCĐ là căn cứ để hạch toán kế toán cho khoản chênh lệch sau khi đánh giá lại TSCĐ.

Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 quy định về cách hạch toán chênh lệch sau khi đánh giá TSCĐ như sau:

Trường hợp hạch toán tăng, giảm vốn thường gặp ở doanh nghiệp có vốn Nhà nước

Chênh lệch đánh giá lại TSCĐ khi có quyết định của cơ quan Nhà nước, khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước hoặc các trường hợp khác theo quy định của Pháp luật sẽ được phản ánh vào Tài khoản 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Điều 68 Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014) và xử lý vào tài khoản TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu vào cuối năm tài chính. Cụ thể:

Khi đánh giá lại TSCĐ, kế toán căn cứ vào kết quả đánh giá lại TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, kế toán hạch toán:

+ Phần nguyên giá, giá trị còn lại, giá trị hao mòn điều chỉnh tăng, ghi:

Nợ các TK 211, 213 (phần nguyên giá điều chỉnh tăng)

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ (phần giá trị hao mòn điều chỉnh tăng)

Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản (giá trị còn lại tăng)

+ Phần nguyên giá, giá trị còn lại, giá trị hao mòn điều chỉnh giảm, ghi:

Nợ TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản (giá trị còn lại điều chỉnh giảm)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (phần giá trị hao mòn điều chỉnh giảm)

Có các TK 211, 213 (phần nguyên giá điều chỉnh giảm)

Cuối năm tài chính xử lý chênh lệch đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan hoặc cấp có thẩm quyền:

+ Nếu tài khoản 412 có số dư bên Có, và có quyết định bổ sung Vốn đầu tư của chủ sở hữu, ghi:

Nợ TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

+ Nếu tài khoản 412 có số dư bên Nợ, và có quyết định ghi giảm Vốn đầu tư của chủ sở hữu, ghi:

Nợ TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Trường hợp hạch toán vào thu nhập khác, chi phí khác

Các trường hợp không được ghi tăng, giảm vốn, chênh lệch sau khi đánh giá lại sẽ được phản ánh vào tài khoản 711 – Thu nhập khác (nếu lãi) và tài khoản 811 – Chi phí khác (nếu lỗ), cụ thể:

Khi góp vốn vào công ty con, liên doanh, liên kết bằng TSCĐ hữu hình, ghi:

Nợ các TK 221, 222 (theo giá trị đánh giá lại)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (số khấu hao đã trích)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (số chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá)

Có TK 711 – Thu nhập khác (số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ

Khi đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết dưới hình thức góp vốn bằng TSCĐ vô hình, căn cứ vào giá đánh giá lại của TSCĐ vô hình:

– Trường hợp giá đánh giá lại xác định là vốn góp nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem đi góp vốn, ghi:

Nợ các TK 221, 222 (theo giá trị đánh giá lại)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2143) (số khấu hao đã trích)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (số chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ vô hình)

Có TK 213 – TSCĐ vô hình (nguyên giá).

Hướng dẫn đánh giá lại tài sản cố định

– Trường hợp giá đánh giá lại xác định là vốn góp lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem đi góp vốn, ghi:

Nợ các TK 221, 222 (theo giá trị đánh giá lại)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2143) (số khấu hao đã trích)

Có TK 213 – TSCĐ vô hình (nguyên giá)

Có TK 711 – Thu nhập khác (số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ vô hình).

Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 quy định bảng hệ thống tài khoản không có tài khoản 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản, nên khi phát sinh chênh lệch đánh giá lại tài sản cần điều chỉnh tăng giảm vốn, số chênh lệch sẽ được hạch toán đối ứng trực tiếp giữa tài khoản 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu và các tài khoản tài sản liên quan. Đối với các trường hợp còn lại, doanh nghiệp hạch toán tương tự như hướng dẫn cho Thông tư 200 ở trên.

\>>>>>> Có thể bạn quan tâm: Hàng Rào Phi Thuế Quan Là Gì?

4. Mẫu biên bản kiểm tra lại tài sản cố định

Đơn vị:……………….

Bộ phận:……………

Mẫu số 04- TSCĐ

(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ LẠI TSCĐ

Ngày …..tháng …..năm …… Số:…….

Nợ:…………….

Có: …………..

Căn cứ Quyết định số: 123 ngày 01 tháng 01 năm 2022 Của Công ty ABC Về việc đánh giá lại TSCĐ

Ông Nguyễn Văn A, Chức vụ Giám đốc, Đại diện Chủ tịch Hội đồng

Ông Trần Thanh B, Chức vụ Phó Giám đốc, Đại diện Uỷ viên

Bà Nguyễn Thị C, Chức vụ Trưởng phòng Kế toán, Đại diện Uỷ viên

Đã thực hiện đánh giá lại giá trị các TSCĐ sau đây:

STT Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ Số hiệu TSCĐ Số thẻ TSCĐ Giá trị đang ghi sổ Giá trị còn lại theo đánh giá lại Chênh lệch Nguyên giá Hao mòn Giá trị còn lại Tăng Giảm A B C D 1 2 3 4 5 6 Cộng X X

Ghi chú: Cột 4 “Giá trị còn lại theo đánh giá lại”. Nếu đánh giá lại cả giá trị hao mòn thì Cột 4 phải tách ra 3 cột tương ứng cột 1,2,3.

Kết luận:

Ngày … tháng … năm …

Uỷ viên/người lập

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Chủ tịch Hội đồng

(Ký, họ tên)

Cách ghi biên bản đánh giá lại tài sản cố định theo Thông tư 200:

– Trên Biên bản đánh giá lại tài sản cố định, góc trên bên trái cần ghi rõ tên hoặc đóng dấu đơn vị và bộ phận sử dụng. Nếu có quyết định đánh giá lại tài sản cố định, đơn vị phải thành lập Hội đồng đánh giá tài sản cố định

– Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) số hiệu và số thẻ của tài sản cố định.

– Cột 1, 2, 3: Ghi nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của tài sản cố định trên sổ kế toán tại thời điểm đánh giá.

– Cột 4: Ghi giá trị còn lại của tài sản cố định sau khi đánh giá lại. Trường hợp đánh giá lại cả giá trị hao mòn thì cột này được chia thành 3 cột tương ứng cột 1,2,3 để ghi.

– Cột 5,6: Ghi số chênh lệch giữa giá đánh giá so với giá trị đang ghi trên sổ kế toán trong trường hợp kiểm kê đánh giá lại cả nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại thì các cột này được chia ra 3 cột tương ứng để lấy số liệu ghi sổ kế toán.

Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu “Những Lưu Ý Khi Thực Hiện Đánh Giá Lại Tài Sản Cố Định“. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.

\>>>>> Quý Anh/ Chị quan tâm có thể đăng ký nhận tư vấn & trải nghiệm MIỄN PHÍ Phần mềm Kế toán EasyBooks ngay tại đây nhé: http://dangkydemo.easybooks.vn/

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán Online EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.

———————————

Phần mềm kế toán EasyBooks – NÂNG TẦM DOANH NGHIỆP

  • EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
  • Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
  • Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
  • EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư. Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.