Hướng dẫn tính giá vật liệu đến chân công trình năm 2024

Khi lập dự toán thì không được tính cái hao hụt bảo quản. Vì đây là biện pháp của nhà thầu phải thực hiện. Còn nếu khi đấu thầu bạn có thể đưa chi phí này vào nếu bạn cho rằng vật liệu phải mua nhiều để tập trung tại công trường để tích trữ thi công đúng tiến độ nên khi bảo quản trong kho có sự hao hụt do tính chất vật liệu hoặc điều kiện bảo quản ở công trường không đầy đủ nên hao hụt thì bạn cứ đưa vào đơn giá chào thầu. Nhưng đừng vượt giá gói thầu và có giá dự thầu cao hơn các nhà thầu khác là được.

Hướng dẫn tính giá vật liệu đến chân công trình năm 2024

  • 3

Vậy cho em hỏi, nếu tư vấn lập dự toán đưa vào thì có sai không hã anh

Hướng dẫn tính giá vật liệu đến chân công trình năm 2024

  • 4

    Các bác ơi cho em hỏi cái! Trong TT 04/2010/TT-BXD có quy định - Chi phí vận chuyển đến chân công trình - Chi phí đến hiện trường công trình Vậy hai chi phí này khác nhau gì vây. Nếu trong ĐM 1776 đã tính đến hao hụt do thi công rồi thì trong chi phí đến hiện trường theo TT 04 có cần tính thêm hao hụt bảo quản vào chi phí vật liệu nữa không.\ Xin cảm ơn các bác

- Kiến thức mình được trang bị thời đi học: + Vật liệu đến chân công trường: Giá gốc + Chi phí lưu thông: Nhận tại xe. + Vật liệu đến hiện trường: Nhận tại kho. - Hao hụt khâu bảo quan, hao hụt khâu trung chuyển..: Được quy định rõ trong ĐMVT 1784.

Hướng dẫn tính giá vật liệu đến chân công trình năm 2024

aca456

Thành viên nhiều triển vọng

Hướng dẫn tính giá vật liệu đến chân công trình năm 2024

  • 5

Bạn đọc kỹ lại TT 04/2010 Bảng 6.1; 6.2; 6.3. "Chi phí đến hiện trường công trình" là giá cuối cùng dùng tính dự toán, còn "Chi phí hao hụt bảo quản" là chi phí cột 4 Bảng 6.3 nghĩa là được tính nếu có!

Hướng dẫn tính giá vật liệu đến chân công trình năm 2024

  • 6

Tôi cho rằng thuật ngữ đến chân công trình và đến hiện trường xây dựng là tương đương (người ta hay nói đến hiện trường xây dựng chứ không phải là hiện trường công trình). Ý chỉ rằng đến vị trí mà người thợ có thể lấy vật liệu đó vào thi công luôn. Thuật ngữ đến chân công trình là thuật ngữ "cổ" hay dùng thời bao cấp, thuật ngữ đến hiện trường xây dựng mới đây được các nhà làm luật, soạn thảo VB về xây dựng dùng nhiều và họ cho là chuẩn xác. Bởi: không ai biết chân công trình ở đâu cả. VD: Khi thi công Đại lộ Thăng Long, Chủ đầu tư và Nhà thầu đều không biết "chân" công trình này ở đâu, không biết là ở đầu Láng hay đầu Hòa Lạc chỗ ăn gà đồi hay chỗ Trung tâm Hội nghị quốc gia. Tương tự, bản thân một công trình dân dụng là trường học, không biết chân nó nằm góc nào ở tầng mấy... Vật liệu đưa vào thi công phải được tính đủ các chi phí tới hiện trường xây dựng, nơi các vật liệu đó sẵn sàng để qua tay người thợ xây dựng chúng ta trở thành những kiệt tác cuộc đời.

  • 7

    Các bác ơi cho em hỏi cái! Trong TT 04/2010/TT-BXD có quy định - Chi phí vận chuyển đến chân công trình - Chi phí đến hiện trường công trình Vậy hai chi phí này khác nhau gì vây. Nếu trong ĐM 1776 đã tính đến hao hụt do thi công rồi thì trong chi phí đến hiện trường theo TT 04 có cần tính thêm hao hụt bảo quản vào chi phí vật liệu nữa không.\ Xin cảm ơn các bác

Ý 1: - Theo Thông tư 04/2010/TT-BXD về Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, tại Phụ lục số 06 – Phương pháp lập giá xây dựng công trình có phần hướng dẫn cách tính giá vật liệu đến hiện trường như sau: GVL = Gcct + Cht là giá vật liệu đến hiện trường (xem lại bảng 6.3 thì hiểu rõ sự khác nhau giữa 2 chi phí đến chân công trình và chi phí đến hiện trường công trình) Trong đó: 1. Gcct = Gg+ Cvc là giá vật liệu đến chân công trình. 1.1. Cvc tính như sau: n Cvc =  (Li x fi) + Cctc + Cltk i=1

Cctc: chi phí trung chuyển (nếu có) Cltk: chi phí lưu thông khác Chi phí trung chuyển vật liệu được tính khi có thay đổi phương thức hoặc phương tiện vận chuyển, bao gồm chi phí bốc xếp và hao hụt trung chuyển. Chi phí hao hụt trung chuyển được tính theo định mức tỉ lệ trên giá vật liệu gốc trên cơ sở định mức vật tư do Bộ Xây dựng công bố Chi phí lưu thông khác: là những chi phí cho việc buộc, kê, che chắn, lệ phí cầu đường,...

2. Cht = Cbx + Cvcht + Chh là chi phí tại hiện trường CP bốc xếp = định mức công bốc xếp * đơn giá công bốc xếp (định mức bốc xếp bất kỳ nào đã được công bố hoặc ban hành) CP hao hụt = định mức % hao hụt (QD 1784) * đơn giá VL tính đến tại điểm bốc xếp. CP vận chuyển hiện trường hoặc trung chuyển: lấy theo định mức bốc xếp bất kỳ nào đã được công bố hoặc ban hành rồi nhân cho đơn giá loại máy hoặc nhân công tương ứng tại thời điểm tính toán

Ý2: Bạn đang nhầm giữa hao hụt do thi công và hao hụt bảo quản. Xem lại bảng 6.3 của thông tư 04/2010/TT-BXD sẽ thấy hao hụt bảo quản tính bình thường. Còn hao hụt do thi công xuất hiện như khi bác xây bức tường làm bể mất mấy viên gạch, vậy phải tính các viên gạch bể này vào chứ

levinhxd

Guest
  • 8

Chi phí đến hiện trường xây dựng = Chi phí đến chân công trình + Chi phí hiện trường. Chi phí chân công trình = Giá gốc + CP vận chuyển Chi phí hiện trường thì bao gồm + Bốc xếp + Hao hụt (bảo quản) + Vận chuyển hiện trường Bác thangcola113 đã giải thích quá rõ, đầy đủ chi tiết theo đúng quy định TT04/2010 Tuy nhiên, mình cũng mở ngoặc thêm, trên thực tế ít khi Chủ đầu tư cho tính thêm chi phí hiện trường Lý do: + Khâu bốc xếp VL, Nhà thầu tự chịu trách nhiệm về công việc này. + Hao hụt trong bảo quản, Nhà thầu cũng tự chịu trách nhiệm + Vận chuyển hiện trường: 1, Nếu vận chuyển <30m, trong Định mức thường đã có 2, Nếu vận chuyển lên cao, trong ĐM đã tính hoặc nếu chưa tính thì có thêm công việc này trong dự toán Vậy trong thực tế ít khi thấy tính CP vật liệu hiện trường! Vì thế cơ bản CP đến chân công trình và CP đến hiện trường xây dựng trong thực tế ko khác nhau, dù lý thuyết là khác nhau!

Hướng dẫn tính giá vật liệu đến chân công trình năm 2024

  • 9

Định mức dự toán

Chào các anh Các anh cho em hỏi cái này 1. Khi lập dự toán mình có tính thêm phần chi phí hao hụt vật liệu trong bảo quản trong chi phí vận chuyển vật liệu đến chân công trình không. 2. Trong định mức 1776 đã tính cho mình phần hao hụt vật liệu chưa hã các bác em cảm ơn!)

  • 10

    Chào các anh Các anh cho em hỏi cái này 1. Khi lập dự toán mình có tính thêm phần chi phí hao hụt vật liệu trong bảo quản trong chi phí vận chuyển vật liệu đến chân công trình không. 2. Trong định mức 1776 đã tính cho mình phần hao hụt vật liệu chưa hã các bác em cảm ơn!)

Không ai tính đến chi phí này bạn ah, trong bảng tính giá VL đến chân công trình chỉ có các khoản chi phí vận chuyển, trung chuyển và bốc xếp thôi, chi phí bảo quản này có thể được coi là chi phí đảm bảo thi công xây dựng liên tục trong định mức...

Trích nguyên Thuyết minh định mức 1776 "từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc xây dựng (kể cả những hao phí cần thiết do yêu cầu kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo thi công xây dựng liên tục, đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật"

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm

Hướng dẫn tính giá vật liệu đến chân công trình năm 2024

  • 11

    Không ai tính đến chi phí này bạn ah, trong bảng tính giá VL đến chân công trình chỉ có các khoản chi phí vận chuyển, trung chuyển và bốc xếp thôi, chi phí bảo quản này có thể được coi là chi phí đảm bảo thi công xây dựng liên tục trong định mức...

Hunter nhầm 1 chút đấy, ĐM 1776 có nói chi phí vật liệu đã bao gồm hao hụt trong khâu thi công

  • 12

    Hunter nhầm 1 chút đấy, ĐM 1776 có nói chi phí vật liệu đã bao gồm hao hụt trong khâu thi công

Vậy theo bác Naat thì chi phí hao hụt vật liệu do công tác bảo quản đã nằm trong hao hụt trong khâu thi công hay là được tính thêm nếu trong các trường hợp đặc biệt..?

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm

Hướng dẫn tính giá vật liệu đến chân công trình năm 2024

  • 13

    Vậy theo bác Naat thì chi phí hao hụt vật liệu do công tác bảo quản đã nằm trong hao hụt trong khâu thi công hay là được tính thêm nếu trong các trường hợp đặc biệt..?

Hao hụt trong bảo quản cũng đã được tính trong ĐM 1776, tôi không biết nó ở khâu nào, chỉ biết ĐM có nói: (kể cả những hao phí cần thiết do yêu cầu kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo thi công xây dựng liên tục, đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật)

  • 14

    Hao hụt trong bảo quản cũng đã được tính trong ĐM 1776, tôi không biết nó ở khâu nào, chỉ biết ĐM có nói: (kể cả những hao phí cần thiết do yêu cầu kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo thi công xây dựng liên tục, đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật)

UHm, thì ý trên của mình cũng nói đến vấn đề này mà..=))

Hướng dẫn tính giá vật liệu đến chân công trình năm 2024

  • 15

nếu vậy thì bộ xây dựng ban hành định mức vật 1784 thì làm gì hã bác, có thừa không vì mình đâu có áp dụng gì đâu Nếu trong ĐM 1776 quy định định mức chi phí cho 1m3 bê tông từ khâu chuẩn bị đến khâu hoàn thành thì có nghĩa là mọi hao phí đều đã tính vào trong đó rồi đúng không các anh. nếu là đúng như vậy thì các định mức hao hụt trong ĐM 1784 là không áp dụng nữa phải không các anh.!

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm

Hướng dẫn tính giá vật liệu đến chân công trình năm 2024

  • 16

    nếu vậy thì bộ xây dựng ban hành định mức vật 1784 thì làm gì hã bác, có thừa không vì mình đâu có áp dụng gì đâu Nếu trong ĐM 1776 quy định định mức chi phí cho 1m3 bê tông từ khâu chuẩn bị đến khâu hoàn thành thì có nghĩa là mọi hao phí đều đã tính vào trong đó rồi đúng không các anh. nếu là đúng như vậy thì các định mức hao hụt trong ĐM 1784 là không áp dụng nữa phải không các anh.!

Tôi lại nghĩ khác, ĐM 1784 là gốc, đó là định mức cấu thành nên cấu kiện và kết cấu mà chưa tính đến các hao phí khác như hao hụt thi công, bảo quản. VD: 01 m3 bê tông thì ĐM 1784 cho biết hao phí về XM, Cát, đá, nước, phụ gia (nếu có) để tạo thành 01 m3 vữa bê tông, nhưng khi trộn, đổ, thi công còn có hao phí nữa nên khi đố 1m3 bê tông móng chẳng hạn, người ta cần 1,02m3 vữa bê tông. Đó là sự khác nhau giữa 2 ĐM và không cái nào thay thế cái nào cả

Hướng dẫn tính giá vật liệu đến chân công trình năm 2024

  • 17

Vậy ĐM 1784 áp dụng khi nao trong quá trình lập dự toán hã anh.

cuteott

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình

Hướng dẫn tính giá vật liệu đến chân công trình năm 2024

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm

Hướng dẫn tính giá vật liệu đến chân công trình năm 2024

  • 19

    Vậy ĐM 1784 áp dụng khi nao trong quá trình lập dự toán hã anh.

Khi bạn muốn phân tích chi tiết vật tư đến từng loại. Còn nếu bạn chỉ cần quan tâm vật tư tổng hợp thì không cần. quay lại ví dụ của tôi: Nếu bạn mua bê tông để đổ móng chẳng hạn: để đổ 1m3 bê tông móng theo thiết kế, bạn phải mua 1,02m3 vữa bê tông theo ĐM 1776. Nếu bạn muốn biết cần bao nhiêu cát, đá, XM,.... để đổ 1m3 bê tông, bạn phải phân tích vật tư theo ĐM 1784 rồi kiểm tra thêm ĐM 1776 tức là khối lượng vật tư cần thiết = ĐM 1784 x hao phí ĐM 1776

Last edited by a moderator: 26/7/12

Hướng dẫn tính giá vật liệu đến chân công trình năm 2024

  • 20

Có một thông tư nào đó, có nói là bỏ chi phí vận chuyển đến công trường rồi mà. đâu cần thiết phải thêm chi phí vận chuyển