Kể tên một số thành tựu của ngành công nghệ tế bào ở Việt Nam

Ứng dụng công nghệ tế bào. Công nghệ tế bào được ứng dụng khá rộng rãi trong nhân giống vô tính ờ cây trồng và trong tạo giống cây trồng mới.

Công nghệ tế bào được ứng dụng khá rộng rãi trong nhân giống vô tính ở cây trồng và trong tạo giống cây trồng mới. Ở vật nuôi, công nghệ tế bào đã thu được một số kết quả bước đầu.

1. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm (vi nhân giống) ở cây trồng

Để có đủ số lượng cây trồng trong một thời gian ngắn, đáp ứng yêu cầu của sản xuất, người ta thường tách mô phân sinh (từ đỉnh sinh trường hoặc từ các tê bào lá non) rồi nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng đặc trong ống nghiệm (hình 31.a) để tạo ra các mô sẹo (hình 31.b).

Các mô sẹo lại được chuyển sang nuôi cấy trong ống nghiệm chứa môi trường dinh dưỡng đặc và có hoocmôn sinh trưởng phù hợp để kích thích chúng phân hoá thành cây con hoàn chỉnh (hình 31.c,d). Các cây non được chuyển sang trồng trong các bầu (thường là các hộp nhựa nhỏ đựng đất) trong vườn ươm có mái che (31.e) trước khi mang trồng ngoài đồng ruộng (31.f).

Ở nước ta, quy trình nhân giống vô tính trong ống nghiệm đối với khoai tây, mía, dứa và một số giống phong lan đã được hoàn thiện. Nhiều phòng thí nghiệm bước đầu đạt kết quả trong nhân giống cây rừng (lát sen, sến, bạch đàn...) và một số cây thuốc quý (sâm, sinh địa, râu mèo...)

Phương pháp này còn giúp cho việc bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

2. Ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng

Ngày nay, người ta đã áp dụng phương pháp nuôi cấy mô và tế bào đế phát hiện và chọn lọc dòng tế bào xôma biến dị. Một dòng tế bào xôma là tập hợp các tế bào được hình thành từ một tế bào xôma ban đầu qua nhiều lần nguyên phân liên tiếp.

Viện Công nghệ Sinh học đã chọn được dòng tế bào chịu nóng và khô từ các tế bào phôi của giống lúa CR203 rồi dùng phương pháp nuôi cấy tế bào để tạo ra giống lúa mới cấp Quốc gia DR2 có năng suất và độ thuần chủng cao, chịu nóng và khô hạn tốt.

3. Nhân bản vô tính ở động vật

Hiện nay, trên thế giới đã nhân bản vô tính thành công đối với cừu (cừu Đôli. 1997), bò (bê nhân bản vô tính, 2001) và một số loài động vật khác.

Việt Nam đã nhân bản vô tính thành công đối với cá trạch. Việc nhân bản vô tính thành công mở ra triển vọng nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt diệt.

Ngoài ra, nhân bản vô tính để tạo cơ quan nội tạng động vật từ các tế bào động vật là được chuyển gen người mở ra khả năng chú động cung cấp các cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng các cơ quan tương ứng.

Sơ đồ tư duy Công nghệ tế bào:

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 9 - Xem ngay

Bài 61: Công nghệ tế bào

Khoa học tự nhiên 9 bài 61: Công nghệ tế bào được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Đây là chương trình nằm trong Sách VNEN khoa học tự nhiên lớp 9, trang 170 giúp các bạn học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK rút ngắn thời gian soạn bài và làm bài. Sau đây là tài liệu mời các bạn tham khảo

  • Khoa học tự nhiên 9 bài 57: Tổng kết phần quang học
  • Khoa học tự nhiên 9 bài 58: Chuyển hóa năng lượng. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
  • Khoa học tự nhiên 9 bài 59: Ôn tập phần vật lí
  • Khoa học tự nhiên 9 bài 60: Lai giống vật nuôi, cây trồng

A. Hoạt động khởi động

- Hãy thảo luận và kể tên các phương pháp mà các nhà vườn thường áp dụng để nhân giống cây. Trình bày ưu và nhược điểm của mỗi phương pháp.

- Em biết gì về ưu điểm và cơ sở di truyền học của phương pháp nuôi cấy tế bào?

Bài làm:

* Các phương pháp thường áp dụng để nhân giống trong nhà vườn:

1. Giâm cành

  • Cắt một đoạn mắt, chồi

  • Cắm cành xuống đất cho cành bén rễ, phát triển thành cây mới

  • Một số cây sử dụng giâm cành: mía, sắn, ...

2. Chiết cành

  • Là phương pháp làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.

  • Cách làm:

    • Lột một khoanh vỏ và đắp bầu đất cho tới khi mọc rễ

    • Tách cành ra và trồng xuống đất

  • Thường sử dụng cho các cây ăn quả

3. Ghép cành

  • Là dùng một bộ phận sinh dưỡng (mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của một cây gắn vào một cây khác (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển.

  • Một số cây có thể ghép: hoa hồng, dâu tằm, ...

* Nhân giống vô tính trong ống nghiệm hay nuôi cấy tế bào là phương pháp tạo rất nhiều cây mới từ một mô.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I. Khái niệm công nghệ tế bào

Kể tên một số thành tựu của ngành công nghệ tế bào ở Việt Nam

Trả lời câu hỏi:

- Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn thiết yếu nào? Hãy kể ra một số ứng dụng công nghệ tế bào trong thực tiễn mà em biết.

- Theo em, công nghệ tế bào có thể phát triển tương tương lai không? Tại sao?

Bài làm:

  • Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
  • Công nghệ tế bào gồm 2 công đoạn:
    • Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy để tạo mô sẹo
    • Dùng hoocmon sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh
  • Ứng dụng
    • Nhân giống vô tính trong ống nghiệm (vi nhân giống) ở cây trồng
    • nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng
    • Nhân bản vô tính ở động vật
  • Với ưu điểm sau, công nghệ tế bào có thể ngành phát triển mạnh mẽ trong tương lai:
    • Tạo số lượng cây lớn trong thời gian ngắn
    • Các cây con giống nhau và giống cây ban đầu
  • Triển vọng: Giúp bảo tồn nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng

II. Ứng dụng công nghệ tế bào

1. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng

- khi nói về những ưu điểm và triển vọng của phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm, những phát biểu nào sau đây đúng?

a, nhân nhanh số lượng cây trồng trong một thời gian ngắn

b, nhân nhanh các giống vật nuôi

c, giúp sinh vật sinh trưởng và phát triển nhanh chóng

d, quy trình nhân giống vô tính trong ống nghiệm với khoai tây, mía, dứa, và một số giống phong lan đã được hoàn thiện

e, nhiều phòng thí nghiệm bước đầu đạt kết quả trong nhân giống cây rừng và một số cây thuốc quý

f, phương pháp này còn giúp cho việc bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng

- Vì sao từ một tế bào của cơ quan sinh dưỡng lại có thể phát triển thành một cơ thể con hoàn chỉnh?

Bài làm:

- các phát biểu đúng: a, d, e,f

- Vì trong quá trình nhân giống người ta đã kích thích để tế bào nguyên phân và sau đó biệt hóa để hình thành các cơ quan => cơ thể hoàn chỉnh

2. Ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng

Hãy mô tả các bước thực hiện phương pháp nuôi cấy mô và tế bào và ứng dụng.

Kể tên một số thành tựu của ngành công nghệ tế bào ở Việt Nam

Bài làm:

- Bước 1: nuôi cấy tế bào và mô đươc lấy từ các cơ quan khác nhau

- Bước 2: phát hiện và chọn lọc các dòng tế bào xoma biến dị

- Bướ 3: nuôi dưỡng và biệt quá các dòng tế bào để tạo các cây mang biến dị khác nhau

3. Nhân bản vô tính động vật

- Hãy vẽ sơ đồ và giải thích các bước nhân bản vô tính.

Kể tên một số thành tựu của ngành công nghệ tế bào ở Việt Nam

- Trả lời các câu hỏi:

+ Nhân bản vô tính là gì? Vì sao người ta không giữ lại nhân trong tế bào xoma để kích thích thành cơ thể mới mà lại sử dụng nhân tế bào xoma đưa vào tế bào trứng mất nhân để kích thích thành cơ thể mới? Cơ thể con lai có đặc điểm giống động vật cho trứng hay động vật cho tế bào xoma? Tại sao?

+ Theo em ưu điểm và triển vọng của nhân bản vô tính là gì? Theo em có nên thực hiện nhân bản vô tính ở người không?

Bài làm:

* Nhân bản vô tính:

    • Lấy trừng của con cừu ra khỏi cơ thể
    • Loại bỏ nhân của trứng
    • Lấy nhân của tế bào vú đưa vào tế bào trứng
    • Nuôi trứng trong ống nghiệm để phát triển thành phôi
    • Cấy phôi và tử cung của cừu

* Trả lời câu hỏi:

- Nhân bản vô tính là hiện tượng chuyển nhân của 1 tế bào xoma vào tế bào trứng đã lấy nhân, rồi kích thích phát triển thành phôi, từ đó làm cho phôi phát triển thành 1 cơ thể mới.

- Đối với động vật khả năng biệt hóa cao nên muốn kích thích tế bào xoma thành cơ thể mới rất khó. Nhưng với tế bào trứng thì dễ dàng hơn.

- Cơ thể con giống với tế bào cho xoma vì nhân chứa NST mới quyết định đặc điểm di truyền

- Ưu điểm:

  • Tạo số lượng cây lớn trong thời gian ngắn
  • Các cây con giống nhau và giống cây ban đầu

- Triển vọng: Giúp bảo tồn nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng

C. Hoạt động luyện tập

1. Hãy cho các ứng dụng công nghệ sau đây và cho biết những ứng dụng này thuộc lĩnh vực nào. Từ các ứng dụng này, hãy nêu triền vọng phát triển của các lĩnh vực công nghệ này trong tương lai. (Thông tin SGK trang 174)

2. Hãy chọn phương án đúng nhất trong các câu trắc nghiệm sau đây:

- Nguyên tắc của nhân bản vô tính là:

A. chuyển nhân của tế bào xoma (2n) vào 1 tế bào trứng, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới.

B. chuyển nhân của1 tế bào trứng vào tế bào xoma (2n), rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới.

A. chuyển nhân của tế bào xoma (n) vào 1 tế bào trứng đã lấy nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới.

A. chuyển nhân của tế bào xoma (2n) vào 1 tế bào trứng đã lấy nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới.

- Điều nào sau đây không đúng đối với vai trò của nhân bản vô tính ở động vật?

A. có triển vọng nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

B. tạo cơ quan nội tạng động vật từ các tế bào động vật đã được chuyển gen người.

C. mở ra khả năng chủ động cung cấp các cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị họng các cơ quan tương ứng.

D. để cải tạo và tạo ra các động vật mới có ưu thế hơn giống ban đầu.

- Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò của nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng?

A. tạo ra các giống cây mới trồng.

B. tạo ra số lượng cây giống lớn trong một thời gian ngắn.

C. bảo tồn một số nguồn gen của thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

D. tiết kiệm được diện tích sản xuất giống.

Bài làm:

1. Ngành được đề cập đến là công nghệ tế bào.

Triển vọng: tạo ra các cơ quan nội tạng mới thay thế cho cơ quan bị hỏng ở người, nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng

2. các đáp án đúng theo thứ tự là D - D - A

D. Hoạt động vận dụng

- Hãy giải thích ứng dụng của nuôi cấy tế bào da để điều trị bỏng, nuôi cấy tế bào biểu bì mô giác mạc, tế bào nội tạng, .. trong Y học.

- Kể tên một số thành tựu mà em biết về công nghệ tế bào.

Bài làm:

- Với những người bị bỏng hay các cơ quan hư hỏng, hiện nay để thay thế người ta lấy trực tiệp tế bào của người đó để nuôi cấy và biệt hóa tạo thành cơ quan mới.

=> điều này giúp cho việc cơ quan mới ghép vào dễ dàng được tiếp nhận bởi cơ thể của người bệnh

- Một số thành tựu về công nghệ tế bào:

+ nhân nhanh nguồn gen động, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng

+ tạo da nhân tạo cấy ghép cho những người bị bỏng nặng

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

- Hãy đề xuất quy trình nhân giống lan Hồ Điệp.

- Thực hành sưu tầm và thiết kế một tập san về các thành tựu công nghệ tế bào trên thế giới và ở Việt Nam.

Bài làm:

- Chúng ta có thể sử dụng phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm để nhân giống lan Hồ Điệp.

- Tập san các em cần có:

+ tiêu đề

+ nội dụng chia thành 2 phần là thành tựu thế giới và Việt Nam

Mỗi phần các em sưu tầm cả 3 thành tựu theo 3 phương pháp đã học.

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn bài hướng dẫn Khoa học tự nhiên lớp 9 bài 61 Công nghệ tế bào. Hy vọng với lời giải chi tiết các bạn học sinh sẽ nắm chắc cách giải, ôn bài và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

............................................

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Khoa học tự nhiên 9 bài 61: Công nghệ tế bào. Các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt