Khi nào doanh nghiệp thuộc dạng hoàn trước kiểm sau năm 2024

Theo đó, Bộ Tài chính nhận được văn bản của Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, một số DN kinh doanh nông, lâm, thủy, hải sản và Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phản ánh các vướng mắc khi triển khai Công văn số 7527/BTC-TCT ngày 12/6/2013 và Công văn 9345/BTC-TCT ngày 19/7/2013 của Bộ Tài chính, Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung như sau:

Khi nào doanh nghiệp thuộc dạng hoàn trước kiểm sau năm 2024

Về hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT):

Cục Thuế thực hiện phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT theo quy định tại Luật Quản lý Thuế, Luật Thuế GTGT để tổ chức hoàn thuế đối với các DN:

  1. Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau thực hiện đúng và đầy đủ theo quy định tại mục b Khoản 1 Điều 60 của Luật Quản lý thuế. Đối với trường hợp: "Hết thời hạn theo thông báo bằng văn bản của cơ quan quản lý thuế nhưng người nộp thuế không giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế; hoặc có giải trình, bổ sung nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng;", Cục Thuế thực hiện đưa những chứng từ, hóa đơn mà Cơ quan Thuế yêu cầu giải trình nhưng người nộp thuế có giải trình, bổ sung nhưng không chứng minh được số thuế khai là đúng vào diện kiểm tra, xác minh trước khi hoàn; Đối với số thuế người nộp thuế đề nghị hoàn không liên quan đến những chứng từ, hóa đơn trên, Cục Thuế thực hiện hoàn kịp thời cho người nộp thuế.

Việc kiểm tra, xác minh những chứng từ này được thực hiện trong phạm vi tối đa 40 ngày và kiểm tra, xác minh đối với người bán hàng trực tiếp cho người nộp thuế để làm căn cứ xử lý hoàn thuế.

Trường hợp việc xác minh, kiểm tra có dấu hiệu vi phạm của các đối tượng mua bán hàng hóa ở các khâu trước đó, thực hiện thông báo và bàn giao cho cơ quan Thuế quản lý DN có liên quan để kiểm tra, xử lý theo đúng quy định pháp luật đối với người nộp thuế vi phạm; không để ảnh hưởng đến người được hoàn thuế khi đã có điều kiện hoàn theo quy định.

  1. Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau theo quy định tại mục a Khoản 1 Điều 60 Luật Quản lý Thuế: "là hồ sơ của người nộp thuế có quá trình chấp hành tốt pháp luật về thuế và các giao dịch được thanh toán qua ngân hàng theo quy định của pháp luật". Đối tượng này được quy định tại Điều 30 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007; khoản 21 Điều 1 Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010; Điều 41 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013.

Đối với lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy, hải sản đề nghị các Cục Thuế chú ý những đối tượng sau:

– Đối với hồ sơ hoàn thuế GTGT của DN thuộc danh sách "DN XK uy tín" năm 2012-2013 do Bộ Công Thương công bố tại Quyết định 2390/QĐ-BCT ngày 15/4/2013 và Quyết định số 4169/QĐ-BCT ngày 24/6/2013 cơ quan thuế thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau theo quy định. Thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với cả trường hợp DN XK mặt hàng không phải mặt hàng được công nhận trong danh sách "DN XK uy tín" và trường hợp Chi nhánh DN hạch toán phụ thuộc thực hiện XK.

– Đối với các DN XK nông, lâm, thủy, hải sản đã hoạt động sản xuất, kinh doanh từ 24 tháng tính đến ngày phát sinh hồ sơ hoàn thuế không bị xử phạt về gian lận thuế, trốn thuế gồm tất cả các sắc thuế theo quy định của pháp luật.

Tôi có MST: 8373917442. Vừa qua tôi có nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế TNCN năm 2023 và nhận được Thông báo số: 62218/7917/2024/TB-TĐT ngày 07/03/2024 V/v xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử TT19. Theo tôi được biết hồ sơ đề nghị hoàn thuế TNCN là loại hoàn trước kiểm tra sau, hoặc nếu hồ sơ của tôi thuộc dạng kiểm tra trước hoàn sau thì Chi cục thuế Q. Bình Thạnh phải có thông báo cho tôi được biết. Tuy nhiên, hôm nay khi tôi liên hệ CCT Q. Bình Thạnh thì nhận được câu trả lời là: "tiếp tục chờ 40 - 50 ngày có người nộp cả 3 năm còn chưa được hoàn". Kính đề nghị Quý Bộ TC trả lời cho tôi biết phản hồi của CCT Q. Bình Thạnh như vậy đã chính xác chưa? và khi nào tôi mới nhận được tiền hoàn thuế TNCN năm 2023 của mình. Trân trọng cảm ơn

23/04/2024

Hướng dẫn quy trình nộp hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng qua mạng, điều kiện hoàn thuế GTGT, hồ sơ và thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế GTGT, hoàn thuế VAT.

Nội dung chính:

Hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) là việc nhà nước hoàn trả lại cho người nộp thuế khoản thuế GTGT trên hóa đơn mua vào đủ điều kiện mà tổ chức/cá nhân đó đã gián tiếp nộp vào Ngân sách Nhà nước thông qua việc chi trả cho nhà cung cấp. Việc hoàn thuế GTGT là chính sách rất có lợi, giúp các doanh nghiệp có nguồn lực để tái đầu tư. Vậy điều kiện, thời hạn và cách thức để doanh nghiệp được phép hoàn thuế giá trị gia tăng là gì? Các bước thực hiện nộp hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng qua mạng như thế nào? Anpha sẽ giải đáp giúp bạn trong bài viết dưới đây.

I. Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 219/2013/TT-BTC;
  • Thông tư 80/2021/TT-BTC;
  • Thông tư 130/2016/TT-BTC;
  • Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14;
  • Quyết định số 679/QĐ-TCT.

II. Điều kiện, hồ sơ, thời hạn và cách thức nộp hồ sơ hoàn thuế GTGT

1. Quy định điều kiện hoàn thuế GTGT (hoàn thuế VAT)

Cơ sở tổ chức kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện sau để được phép hoàn thuế giá trị gia tăng:

  • Cơ sở tổ chức kinh doanh thực hiện kê khai nộp thuế theo phương pháp khấu trừ;
  • Cơ sở tổ chức kinh doanh được cấp đầy đủ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các giấy phép đầu tư, giấy phép hành nghề… theo quy định;
  • Cơ sở tổ chức kinh doanh có con dấu theo quy định pháp luật;
  • Cơ sở tổ chức kinh doanh tiến hành lập và lưu giữ sổ sách kế toán, chứng từ kế toán theo quy định pháp luật về kế toán;
  • Cơ sở tổ chức kinh doanh có đăng ký tài khoản tại ngân hàng theo mã số thuế.

Xem thêm:

\>> Điều kiện hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu;

\>> .

2. Hồ sơ hoàn thuế GTGT theo Thông tư 80

Hồ sơ hoàn thuế được quy định chi tiết tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC bao gồm:

  • Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách (mẫu 01/HT theo Phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC);
  • Các tài liệu liên quan đến việc hoàn thuế.

Chi tiết hồ sơ hoàn thuế GTGT, bạn tham khảo và tải mẫu miễn phí tại bài viết dưới đây:

\>> Thủ tục, hồ sơ, điều kiện hoàn thuế GTGT.

3. Thời hạn & cách thức nộp hồ sơ hoàn thuế GTGT

3.1. Thời gian xử lý thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng

Thời gian giải quyết yêu cầu hoàn thuế VAT được chia thành 2 trường hợp cụ thể:

➤ Trường hợp 1: Hồ sơ hoàn thuế thuộc diện được phép hoàn thuế trước, kiểm tra sau.

  • Nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế thì thời hạn chậm nhất không quá 3 ngày cơ quan thuế phải thông báo cho người nộp thuế về việc bổ sung, điều chỉnh hoặc từ chối hồ sơ;
  • Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện hoàn thuế và người nộp thuế cung cấp đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu thì thời hạn chậm nhất không quá 6 ngày cơ quan thuế phải ban hành quyết định hoàn thuế GTGT.

➤ Trường hợp 2: Hồ sơ hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau.

Sau khi người nộp thuế gửi hồ sơ và cơ quan thuế tiến hành kiểm tra thì thời hạn chậm nhất không quá 40 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị hoàn cơ quan thuế phải ban hành quyết định hoàn thuế.

3.2. Cách thức nộp hồ sơ hoàn thuế GTGT

Thủ tục nộp hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo 3 cách sau:

  • Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế;
  • Cách 2: Nộp hồ sơ qua đường bưu chính;
  • Cách 3: Nộp hồ sơ qua mạng điện tử tại Cổng thông tin điện tử của thuế.

Hiện nay, việc nộp hồ sơ chủ yếu sử dụng cách 3 (nộp online) để thuận tiện nhất cho người nộp thuế và cơ quan thuế xử lý hồ sơ nhằm rút ngắn về mặt thời gian.

III. Hướng dẫn quy trình, cách nộp hồ sơ hoàn thuế GTGT qua mạng

Các bước thao tác thực hiện nộp hồ sơ hoàn thuế GTGT được tiến hành như sau:

Bước 1: Đăng nhập vào cổng thông tin thuế điện tử (thuedientu.gdt.gov.vn)

Doanh nghiệp lưu ý khi đăng nhập hệ thống thuế điện tử, doanh nghiệp cần đăng ký dịch vụ kê khai thuế điện tử.

Trình tự truy cập như sau: Lựa chọn mục “Doanh nghiệp” trên menu và “Đăng nhập”, nhập thông tin tài khoản và mật khẩu.

Bước 2: Lập giấy đề nghị hoàn thuế

➤ Đối với doanh nghiệp hoàn thuế lần đầu, doanh nghiệp cần liên hệ bộ phận kê khai tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được mở mục “Hoàn thuế” trên trang Thuế điện tử.

➤ Tiếp theo doanh nghiệp lựa chọn chức năng “Hoàn thuế” ➨ “Kê khai hồ sơ ĐNHT/ĐN hủy hồ sơ ĐNHT”, hệ thống sẽ hiển thị các thông tin để doanh nghiệp lựa chọn bao gồm:

  • Tờ khai: 01/HT - Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách Nhà nước;
  • Cơ quan thuế: Mặc định cơ quan thuế quản lý của doanh nghiệp;
  • Loại tờ khai: Mặc định tờ khai chính thức, không được phép kê khai bổ sung và thay thế;
  • : Doanh nghiệp lựa chọn trường hợp mà doanh nghiệp đang cần hoàn, ví dụ như: hoàn xuất khẩu, hoàn ODA hoặc hoàn dự án đầu tư…;
  • Lựa chọn “Tiếp tục” để hiển thị chi tiết tờ khai.

Khi nào doanh nghiệp thuộc dạng hoàn trước kiểm sau năm 2024

➤ Sau khi hệ thống hiển thị giao diện nhập dữ liệu, doanh nghiệp kê khai đầy đủ thông tin bắt buộc trên giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước - 01/HT bao gồm:

  • Số giấy đề nghị: Doanh nghiệp tự điền số giấy;
  • Kỳ đề nghị hoàn: Doanh nghiệp nhập kỳ đề nghị hoàn “Từ kỳ - Đến kỳ” theo kỳ doanh nghiệp muốn hoàn;
  • Lý do đề nghị hoàn trả: Doanh nghiệp lựa chọn một trong các lý do có sẵn của hệ thống để phù hợp với mục đích hoàn của doanh nghiệp;
  • Số tiền đề nghị hoàn: Số tiền hoàn tối thiểu là 300.000.000đ (ba trăm triệu đồng) theo luật quy định.

➤ Đối với mục II - Nội dung đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước (NSNN) doanh nghiệp điền đủ các thông tin bắt buộc.

Ở mục này, doanh nghiệp cần lưu ý:

  • Số tiền đề nghị hoàn: Số tiền hoàn tối thiểu là 300.000.000đ (ba trăm triệu đồng) theo luật quy định;
  • Trường hợp người nộp thuế kê khai thuế GTGT theo tháng: Lựa chọn kỳ hoàn thuế từ mm/yyyy đến mm/yyyy;
  • Trường hợp người nộp thuế kê khai thuế GTGT theo quý: Lựa chọn kỳ hoàn thuế từ Qx/yyyy đến Qx/yyyy;
  • Trường hợp đề nghị hoàn thuế từ tháng đến quý: Lựa chọn kỳ hoàn thuế từ Qx/yyyy đến Qx/yyyy trong đó từ kỳ Qx/yyyy gồm tháng kê khai;
  • Trường hợp đề nghị hoàn thuế từ quý đến tháng: Lựa chọn kỳ hoàn thuế từ mm/yyyy đến mm/yyyy trong đó từ kỳ gồm quý kê khai;
  • Chỉ tiêu đến kỳ phải gồm kỳ doanh nghiệp kê khai thuế GTGT mà trên tờ khai có điền chỉ tiêu đề nghị hoàn thuế (chỉ tiêu 42) tương ứng với giấy đề nghị hoàn trả khoản thu NSNN.

Khi nào doanh nghiệp thuộc dạng hoàn trước kiểm sau năm 2024

➤ Hình thức hoàn trả: Doanh nghiệp nên chọn hình thức “Chuyển khoản” trong đó số tài khoản là số doanh nghiệp đăng ký và có thông báo với cơ quan thuế.

➤ Sau khi nhập đủ thông tin, doanh nghiệp có thể kích chuột vào các mục như:

  • “Lưu bản nháp” để lưu lại dữ liệu đã nhập;
  • “Nhập lại” để xóa hết dữ liệu và điền lại;
  • “Hoàn thành kê khai” để hệ thống sẽ chuyển sang giao diện gửi đề nghị hoàn thuế.

Khi nào doanh nghiệp thuộc dạng hoàn trước kiểm sau năm 2024

Bước 3: Gửi giấy đề nghị hoàn thuế GTGT

➤ Sau khi hệ thống chuyển sang màn hình hoàn thành kê khai, doanh nghiệp kiểm tra các thông tin đã nhập có thể lựa chọn các mục sau:

  • “Sửa lại” nếu muốn quay lại giao diện kê khai để nhập lại thông tin;
  • “Tờ khai XML” để kết xuất tờ khai lưu định dạng XML;
  • “Ký và nộp tờ khai” doanh nghiệp cắm chữ ký số ấn chọn để ký đồng thời gửi giấy đề nghị hoàn thuế.

Khi nào doanh nghiệp thuộc dạng hoàn trước kiểm sau năm 2024

➤ Người nộp thuế nhập mã pin ký điện tử thành công, tờ khai sẽ được gửi đến cơ quan thuế, hệ thống sẽ hiển thị hoàn thành kê khai, doanh nghiệp có thể xem lại tờ khai đã nộp tại mục “Tra cứu hồ sơ ĐNHT/ĐN hủy hồ sơ ĐNHT” và xem các thông báo của cơ quan thuế tại mục “Tra cứu thông báo hoàn thuế”.

➤ Sau khi nộp đề nghị hoàn thuế, các tài liệu kèm theo trong hồ sơ hoàn thuế quy định tại Điều 28 Thông tư 80/2021/TT-BTC được nộp dưới dạng PDF hoặc file Excel/Word theo cách nộp phụ lục, đính kèm cùng đề nghị hoàn thuế đã nộp trên.

IV. Câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng

1. Các đối tượng và trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng?

Đối tượng và trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng bao gồm: Trường hợp 1: Cơ sở tổ chức kinh doanh thành lập từ dự án đầu tư hoặc dự án dầu khí; Trường hợp 2: Cơ sở tổ chức kinh doanh có dự án đầu tư (cùng tỉnh hoặc khác tỉnh); Trường hợp 3: Cơ sở tổ chức kinh doanh có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; Trường hợp 4: Cơ sở tổ chức kinh doanh liên quan tới trường hợp chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, thực hiện các thủ tục như: sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động…; Trường hợp 5: Cơ sở tổ chức kinh doanh liên quan tới các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo; Trường hợp 6: Đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao; Trường hợp 7: Đối tượng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư tại nước ngoài có hàng hóa được mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh; Trường hợp 8: Các đối tượng có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền hoặc hoàn thuế theo điều ước quốc tế có Việt nam tham gia.

2. Trong trường hợp khi kiểm tra số liệu trước hoàn thuế, người nộp thuế vừa có số tiền thuế đủ điều kiện hoàn thuế vừa có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt về hành vi vi phạm luật quản lý thuế của cơ quan thuế thì người nộp thuế có được bù trừ hay không?

Căn cứ Điểm c, Khoản 1 Điều 34 Thông tư 80/2021/TT-BTC ngày 29/09/2021 quy định thì trường hợp người nộp thuế vừa phát sinh số thuế đủ điều kiện hoàn, vừa có tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt bị truy thu theo quyết định biên bản xử lý vi phạm luật thuế thì người nộp thuế sẽ được phép bù trừ.