Khổ vải trung bình của vải len năm 2024

- Kiểm tra độ đồng đều màu của cuộn vải tại các vị trí: đầu, cuối, giữa, biên của mỗi cuộn và ghi lại kết quả - Kiểm tra vải dệt kim theo khối lượng (g/m2) thực tế so với thông số của nhà cung cấp. - Kiểm tra vải từ biên đến biên và phải được so với khổ vải theo tiêu chuẩn. - Đánh dấu tất cả các lỗi trong quá trình kiểm tra. - Kiểm tra chiều dài mỗi cuộn vải phải được so sánh với chiều dài ghi trên thẻ có phiếu của nhà cung cấp và bất kỳ sai lệch nào phải được ghi lại và báo cáo cho nhà máy để thay thế bổ sung tránh thiếu hụt. - Kiểm tra vải in hoặc nhuộm phải kiểm tra lặp lại từ phần đầu, giữa và cuối của các cuộn vải. 2.3. Tính toán điểm và mức chấp nhận * Một số công thức tính điểm phạt [1]: Trong hệ thống 4 điểm, chất lượng vải được đánh giá bằng điểm đơn vị / 100 yard2 - Nếu sử dụng đơn vị đo chiều dài cuộn vải là yard, khổ vải là inch thì công thức tính điểm/100 yard2 được thể hiện như sau: Điểm/ 100 yard2 = Tổng điểm của cuộn x 36'' x 100 Chiều dài vải (yard) x khổ vải (inch)

(36” số quy đổi: 1yard = 0,9144m = 91,44cm, 91,44/2,54 = 36’’) - Nếu sử dụng đơn vị đo chiều dài cuộn vải là mét, khổ vải là mét thì công thức tính điểm/ 100 m2 được thể hiện như sau:

Điểm/ 100 m2 = Tổng điểm của cuộn x 100 Chiều dài cuộn vải (m) x khổ vải (m)

- Nếu sử dụng đơn vị đo chiều dài là mét, khổ vải là inch, thì công thức tính điểm/100 yard2 được thể hiện như sau:

Điểm/ 100 yard2 = Tổng điểm của cuộn x 36'' x 91,44 Chiều dài cuộn vải (m) x khổ vải (inch)

- Công thức tính điểm cho cả lô vải:

Điểm/ 100 yard2 = Tổng điểm của cả lô vải x 36'' x 100 Chiều dài cả lô vải (yard) x khổ vải (inch)

*Mức chấp nhận [1]: Vải dệt thoi: yêu cầu trung bình cuộn không quá 20 điểm/100 yard2, trung bình cho cả lô không quá 15 điểm/100 yard2 . Vải dệt kim: yêu cầu trung bình cuộn không quá 28 điểm/100 yard2, trung bình cho cả lô không quá 20 điểm/100 yard2 . Căn cứ vào số điểm bị trừ, vải thường được phân cấp thành các loại sau: Loại A: < 20 điểm/100 yard2 Loại B: Từ 20 điểm - 28 điểm/100 yard2 Loại C: Từ 28 điểm - 34 điểm/100 yard2 Loại X (loại khác): Trên 34 điểm/100 yard2 Lưu ý: Nếu vải sau khi đạt loại A, có thể sản xuất bình thường. Nếu vải đạt loại B,C, phải thông báo cho bộ phận chức năng (ví dụ như phòng kỹ thuật) giải quyết. Nếu vải đạt loại X mà khách hàng vẫn muốn sử dụng thì doanh nghiệp phải giác sơ đồ đặc biệt để tránh vị trí lỗi, thông thường các cuộn vải này sẽ được báo với khách hàng để thay thế. * Phiếu kiểm tra lỗi vải Để ghi lại hoặc thu thập các lỗi trong quá trình kiểm tra phải sử dụng một phiếu kiểm tra. Phiếu kiểm tra bao gồm các thông tin chung, thông tin về lô vải, các lỗi của vải theo kích cỡ, tóm tắt các lỗi vải, số lượng đã kiểm tra, tổng điểm phạt và kết quả của lô vải sau khi kiểm tra.

2.4. Một số quy định kiểm lỗi - Một lỗi liên tục trên 1 mét phải được đánh giá 4 điểm - Bất kỳ cuộn vải nào có lỗi chạy dài hơn ba mét liên tục sẽ bị loại. - Bất kỳ cuộn vải nào có lỗi toàn bộ khổ kéo dài trên sáu inch chiều dài sẽ bị loại. - Bất kỳ cuộn vải nào có nhiều hơn ba lỗi toàn bộ khổ trên một trăm mét chiều dài sẽ bị loại. - Không có cuộn vải nào được chấp nhận có lỗi toàn bộ khổ trong ba mét đầu và cuối cùng của cuộn vải - Cấu trúc và trọng lượng vải không có dung sai cho phép. - Khoảng cách giữa các lỗi lớn phải lớn hơn 20 mét. - Không chấp nhận gợn sóng, nếp nhăn lớn trên mặt vải khiến vải không phẳng khi trải theo cách thông thường. 3. Kết luận Kiểm tra chất lượng vải trước khi đưa vào sản xuất là khâu vô cùng quan trọng để tạo nên các sản phẩm đảm bảo chất lượng. Áp dụng hệ thống 4 điểm để kiểm tra vải trước khi đưa vào sản xuất giúp các doanh nghiệp giảm được 1 số phát sinh trong quá trình sản xuất, giảm được thời gian đổi bán thành phẩm lỗi, tiết kiệm được nhân công.

Tại trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội sinh viên được ứng dụng may các bộ phận chủ yếu, may các mã hàng đa dạng về kiểu cách, chất liệu sản phẩm. Trong quá trình học bộ phận cũng như ứng dụng may trên các sản phẩm thực tế, sinh viên đôi lúc cũng nhận được các sản phẩm bị lỗi vải. Bài viết này giúp sinh viên có thể tham khảo để học tập được cách kiểm tra, nhận biết các lỗi khi nhận bán thành phẩm. Kiểm tra nhận biết được chất lượng của vải trước khi may giúp sinh viên hoàn thiện được sản phẩm đúng thời gian và đạt chất lượng tốt.