Khoảng cách bắn tốc độ

Cho xem ngay hình ảnh

Trường hợp người chạy xe quá tốc độ yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi hình để kiểm tra xem đó phải là mình hay không thì CSGT phải cho người vi phạm xem ngay nếu đã có kết quả tại chỗ.

Nhiều trường hợp CSGT khi xử lý vi phạm thường gặp phải tranh cãi với người chạy xe vì người chạy xe không chấp nhận lỗi vi phạm của mình. Trong đó, tranh cãi nhiều nhất là việc CSGT lập biên bản các loại xe vi phạm về tốc độ. Vậy người chạy xe khi bị CSGT lập biên bản về hành vi chạy quá tốc độ có quyền được yêu cầu xem bằng chứng vi phạm tại chỗ hay không?

VIDEO: Quay đầu xe để "né" CSGT bắn tốc độ ở TP.HCM

Theo một lãnh đạo Đội CSGT Tuần tra dẫn đoàn, thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67, Công an TP.HCM) việc xem lại hình ảnh vi phạm được quy định tại Khoản 2 Điều 14 Thông tư 01/2016/TT-BCA như sau:

Khoảng cách bắn tốc độ
Người người bất ngờ quay đầu xe 'né' CSGT bắn tốc độ trên Đại lộ nghìn tỉ

Nhiều người lưu thông trên đại lộ nghìn tỉ Mai Chí Thọ (quận 2, TP.HCM) khi nhìn thấy chốt CSGT đang kiểm tra tốc độ đã bất chấp nguy hiểm bất ngờ quay đầu xe chạy ngược chiều dù chưa biết mình có vi phạm tốc độ hay không.

Khi đã ghi nhận được hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông của người và phương tiện tham gia giao thông thông qua các phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, cán bộ thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm soát phải lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý theo quy định.

Trường hợp người vi phạm yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi, thu được về hành vi vi phạm thì phải cho xem ngay nếu đã có hình ảnh, kết quả ghi thu được tại đó.

Khoảng cách bắn tốc độ

Tại TP.HCM, cán bộ bắn tốc độ thường đứng cách tổ công tác xử lý khoảng 200 - 300m

Ảnh: Vũ Phượng

Trường hợp CSGT chưa thể cung cấp ngay hình ảnh ghi lại lỗi vi phạm thì phải lập biên bản tại thời điểm đó và ghi rõ chưa thể cung cấp hình ảnh ghi lại lỗi vi phạm. Đồng thời CSGT hẹn người vi phạm đến trụ sở hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền để cung cấp hình ảnh lỗi vi phạm.

\n

Khi người vi phạm có mặt tại nơi hẹn thì CSGT hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ cung cấp hình ảnh bắn tốc độ tại thời điểm dừng xe, sau đó ra quyết định xử phạt. Trường hợp CSGT không cung cấp được hình ảnh vi phạm mà làm ảnh hưởng đến công việc của người “vi phạm” thì CSGT phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Khoảng cách bắn tốc độ

Tất cả các xe vi phạm về tốc độ khi bị lập biên bản đều có hình ảnh đi kèm

Ảnh: Vũ Phượng

Điểm bắn tốc độ và xử phạt thường cách xa nhau

Vị lãnh đạo này cũng cho biết, tại TP.HCM, cán bộ cầm máy bắn tốc độ và tổ CSGT xử phạt thường đứng cách nhau 200 – 300m, tại một số tỉnh khác khoảng cách này có thể dao động từ 3km đến 30km tùy địa bàn.

Bên cạnh đó, người vi phạm khi bị CSGT lập biên bản mà muốn nộp phạt qua bưu điện thì ngay thời điểm bị CSGT lập biên bản, người vi phạm sẽ đăng ký với cơ quan công an bằng hình thức ghi và ký vào mặt sau tờ biên bản vi phạm (cơ quan công an lưu giữ) để chuyển đến bưu điện. Sau đó, người vi phạm đến bưu điện gần nhất để đăng ký và nộp tiền (bao gồm tiền phạt cùng với phí dịch vụ).

Người vi phạm sẽ được nhận lại tất cả giấy tờ trong thời gian tối đa từ 2 - 3 ngày (trên địa bàn TP.HCM) và 5 ngày (đối với các tỉnh khác).

Chạy quá tốc độ bị phạt bao nhiêu?

Đối với người điều khiển xe máy:

- Chạy quá tốc độ từ 5 – 10km: phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.

- Chạy quá tốc độ từ 10 – 20km: phạt tiền từ 500.000 – 1 triệu đồng.

- Chạy quá tốc độ từ 20km trở lên: phạt tiền từ 3 – 4 triệu đồng, tước GPLX 1 – 3 tháng.

Đối với người điều khiển ô tô:

- Chạy quá tốc độ từ 5 – 10km: phạt tiền từ 600.000 – 800.000 đồng.

- Chạy quá tốc độ 10 – 20km: phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng.

- Chạy quá tốc độ từ 20 – 35km: phạt tiền từ 5 – 6 triệu đồng.

- Chạy quá tốc độ từ 35km trở lên: phạt tiền từ 7 – 8 triệu đồng.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là bị tạm tước quyền sử dụng GPLX 1 - 5 tháng tùy trường hợp vi phạm. Riêng trường hợp vi phạm quá tốc độ từ 35 km trở lên bị tạm giữ phương tiện 7 ngày.

Khoảng cách bắn tốc độ
CSGT TP.HCM vẫn tiếp tục kiểm tra người đi đường sau 21 giờ

Chiều 26.6, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67, Công an TP.HCM) cho biết trong 1 tháng CSGT kết hợp với các lực lượng khác ra quân kiểm tra hành chính từ 21 giờ đã tạm giữ hơn 1.800 phương tiện vi phạm.


Tin liên quan

Hiện nay, nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra đặc biệt nghiêm trọng do người điều khiển phương tiện giao thông không chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về an toàn giao thông. Trong đó, vi phạm về tốc độ khi tham gia giao thông là một trong những nguyên nhân phổ biến.

Trong quá trình tham gia giao thông đường bộ thì thuật ngữ bắn tốc độ là một thuật ngữ quen thuộc để chỉ việc cơ quan công an giao thông có thẩm quyền dùng nghiệp vụ cũng như thiết bị chuyên dụng bắn tốc độ nhằm hạn chế người tham gia giao thông chạy vượt quá tốc độ được pháp luật cho phép.

Vậy bắn tốc độ là gì? Dưới đây Luật Hoàng Phi sẽ cùng Quý vị giải đáp câu hỏi này.

Bắn tốc độ là gì?

Bắn tốc độ được hiểu là việc cảnh sát giao thông sử dụng thiết bị chuyên dụng được cung cấp có chức năng tính toán tốc độ của xe trên một đoạn đường nhất định, từ đó có thể xác định phương tiện đó có vi phạm về tốc độ cho phép hay không? Thiết bị chuyên dụng này còn có khả năng ghi lại hình ảnh của đối tượng cần đo.

Máy đo tốc độ chuyên dụng có ghi hình ảnh thuộc vào danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được lực lượng chức năng sử dụng để phát hiện hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Quy định bắn tốc độ?

Thứ nhất: Về trang phục của CSGT khi tuần tra kiểm soát

Căn cứ quy định tại Khoản 1 – Điều 11 – Thông tư số 65/2020/TT-BCA, cụ thể:

– Cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm sử dụng trang phục Cảnh sát, đeo số hiệu Công an nhân dân theo quy định của Bộ Công an. Khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm hoặc ban ngày tỏng điều kiện thời tiết sương mù, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn phải mặc áo phản quang.

– Trường hợp kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, được bố trí một bộ phận Cảnh sát giao thông mặc thường phục để vận hành, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, giám sát tình hình trật tự, an toàn giao thông, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác. Phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phân tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật.

– Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sau đây gọi chung là Trưởng công an cấp huyện) trở lên quyết định việc mặc trang phục Cảnh sát hoặc thường phục khi sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và phải ghi rõ trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát.

Do đó, cảnh sát giao thông mặc thường phục vẫn được bắn tốc độ tuy nhiên khi xử phạt phải thông báo cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật chứ không được tự xử phạt khi đang mặc thường phục.

Thứ hai: Địa điểm được phép bắn tốc độ

Căn cứ quy định tại khoản 3 – Điều 11 – Thông tư số 65/2020/TT-BCA, quy định:

– Máy bắn tốc độ sẽ được lắp đặt, sử dụng công khai hoặc hóa trang trên các tuyến giao thông đường bộ, tại Trạm CSGT, trên phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát, trang bị cho Tổ CSGT, do cán bộ CSGT trực tiếp vận hành, sử dụng để phát hiện, ghi thu hành vi vi phạm của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

– Bên cạnh đó, việc tuần tra, kiểm soát của CSGT phải được thực hiện theo kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

– Khi máy bắn tốc độ ghi nhận được hành vi vi phạm, hệ thống tự động truy cập, truyền dữ liệu đến Tổ tuần tra, kiểm soát để lưu giữ và phục vụ công tác kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định. Người điều khiển phương tiện có trách nhiệm hợp tác theo yêu cầu kiểm tra, kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của CSGT.

Chính vì thế, CSGT có quyền kiểm soát giao thông (trong đó có vấn đề tốc độ) thông qua hệ thống giám sát lắp đặt cố định hoặc thông qua các phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ một cách cơ động ở bất cứ đoạn đường nào theo kế hoạch phê duyệt.

Các hình thức bắn tốc độ hiện nay

Sau khi đã hiểu bắn tốc độ là gì? thì các kiểu bắn tốc độ cũng là điều mà người tham gia giao thông cần biết.

– Thứ nhất: Kiểu lắp máy bắn cố định

Máy bắn tốc độ có thể được thiết lập trong các thành phố lớn hoặc treo trên những chiếc cầu nơi có điểm giao nhau có nhiều phương tiện lưu thông trên đường. Máy bắn tốc độ cố định này có thể ghi lại tốc độ của xe do được trang bị hệ thống cảm biến điện tử lắp đặt nổi trên mặt đường.

Nhờ việc gắn máy bắn tốc độ này, lực lượng chức năng có thể ngồi cố định tại một vị trí nhất định vẫn có thể theo dõi và phát hiện được người tham gia giao thông vi phạm quy định về tốc độ.

– Thứ hai: Dùng súng bắn tốc độ

Bộ phận truyền radio của súng bắn tốc độ tạo nên các dao động điện với điện thế thay đổi. Chính dao động này làm phát sinh năng lượng điện tử để tạo thành sóng điện. Radar là một ứng dụng của sóng radio dùng để ohast hiện những vật thể khác nhau.

Do sóng radio di chuyển với vận tốc ánh sáng, nên nếu có một vật thể bất kỳ nằm trong phạm vi sóng, vật thể đó sẽ phản xạ lại một năng lượng điện từ, và radar thực hiện nhiệm vụ đo thời gian sóng phát ra đến khi dội về để từ đó tính khoảng cách.

Đây là kiểu các đồng chí cảnh sát giao thông sẽ bắn tốc độ từ vị trí cố định. Vì súng có sử dụng ánh sáng hồng ngoại nên yêu cầu trên đường đi của nó không được có chướng ngại vật.

– Thứ ba: Kiểu vừa chạy vừa bắn

Vừa chạy vừa bắn là một trong những kiểu bắn mà các đồng lực lượng chức năng sử dụng với loại máy LaserCam III đời mới. Máy không cần phải gắn cố định mà có thể bắn di động bằng cách lắp trên xe tuần tra của cảnh sát. Máy được trang bị GPS do đó có thể xác định tốc độ di chuyển của súng, nên có thể bắn cả xe xuôi chiều và ngược chiều. Đồng thời thiết bị này cũng có thể ghi lại cả tọa độ bắn để làm tư liệu và bằng chứng. 

Quy định về hình ảnh bắn tốc độ

Khi bắn tốc độ, cần chú ý những hình ảnh phải đảm bảo các quy định về quy chuẩn hình ảnh bắn tốc độ được quy định tại khoản 3 – Điều 7 – Thông tư số 06/2017/TT-BGTVT, như sau:

– Thiết bị ghi hình chụp hình ảnh thực tế phải bảo đảm hình ảnh có hiển thị ngày/tháng/năm; giờ/phút/giây và địa điểm chụp hình.

– Thiết bị ghi hình ảnh động (camera) khi ghi, thu hình ảnh thực tế, clip hình ảnh phải bảo đảm có hiển thị ngày/tháng/năm; giờ/phút/giây và địa điểm ghi, thu hình ảnh clip.

– Trường hợp thiết bị ghi hình ảnh không có chức năng xác định địa điểm thì trong phiếu xác nhận kết quả thiết bị ghi hình rõ địa điểm ghi hình.

Mức xử phạt đối với hành vi chạy quá tốc độ khi tham gia giao thông

Căn cứ vào Điểm a khoản 3 – Điều 5, điểm c khoản 2 – Điều 6 và điểm a khoản 3 Điều 7 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thì trường hợp chạy quá tốc độ từ 5km/h trở lên sẽ chỉ xử phạt người điều khiển phương tiện sau đây:

– Xe ô tô và các loại xe khác tương tự như xe ô tô

– Xe mô tô, xe gắn máy (bao gồm cả xe máy điện), cùng các loại xe khác tương tự như xe mô tô, xe gắn máy

– Máy kéo, xe máy chuyên dụng

Như vậy, tốc độ mà pháp luật quy định đó là vượt quá tốc độ cho phép từ 5km/h trở lên. Do đó có những trường hợp vượt quá tốc độ nhưng dưới 5km/h thì vẫn không bị xử phạt.

Mặc dù vậy, khi tham gia giao thông đi quá tốc độ cho phép là khá nguy hiểm cho chính người tham gia giao thông nên cần chạy đúng tốc độ quy định để đảm bảo tốt nhất về an toàn giao thông, tránh những rủi ro không đáng có xảy ra.

Pháp luật cũng quy định về mức phạt hành chính khi bị bắn tốc độ, vượt quá tốc độ cho phép. Cụ thể, căn cứ quy định tại Điều 6 – Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các phương tiện khác tương tự sẽ bị xử lý như sau:

– Xử phạt 200.000 đồng đến 300.000 đồng khi điều khiển xe mô tô chạy quá tốc độ quy định từ 05km/h – 10 km/h

– Phạt từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi người tham gia giao thông điều khiển xe mô tô chạy quá tốc độ quy định từ 10 – 20km/h

– Phạt từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu điều khiển xe mô tô chạy quá tốc độ trên 20km/h.

Ngoài ra đối với ô tô thì mức xử phạt này cũng cao hơn, cụ thể:

– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h. Ngoài ra người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng;

– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h. Ngoài ra người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng;

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h. Ngoài ra người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng;

Trên đây là những thông tin liên quan tới vấn đề bắn tốc độ là gì? Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn 1900 6557 để được hỗ trợ và tư vấn.

Trân trọng cảm ơn!