Khoảng cách thông thủy là gì

Khoảng cách thông thủy là gì
Thông thủy là gì? Cách tính diện tích thông thủy khi xây nhà
Chủ đầu tư: Địa chỉ:
Loại hình: TIN TỨC Chi phí dự kiến:
Số tầng: Diện tích:
Phong cách kiến trúc:
Đơn vị thiết kế: Năm thực hiện:

Mua nhà, xây nhà đều cần phải biết và nắm rõ về diện tích thông thủy, diện tích xây dựng, diện tích sàn sử dụng để tính toán chi phí xây dựng, xem và hiểu hợp đồng tránh tình trạng ghi nhà 100m2 nhưng về nhận chỉ 90m2. Bất kỳ một không gian nào cũng cần phải đo đạc, tính toán một cách cẩn thận và chi tiết để mang lại sự phù hợp nhất với nhu cầu sống. Trong quá trình đo đạc, thiết kế và thi công người ta vẫn thường hay nhắc đến thuật ngữ thông thủy. Tuy nhiên, không có nhiều người biết đến yếu tố này. Vậy thì thông thủy là gì? Diện tích thông thủy là gì? Cách tính và ứng dụng như thế nào? Ứng dụng của thông thủy trong xây dựng. Tất tần tật những thông tin này sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết này nhé.

Thông thủy là gì?

Khoảng cách thông thủy là gì
Hình ảnh trực quan về diện tích thông thủy

Thông thủy là một từ có gốc Hán Việt có nghĩa là dòng nước có thể chảy qua mà không bị vướng bất cứ thứ gì có thể ngăn cản được dòng chảy đó. Thông thủy trong ngành xây dựng, được xác định là khoảng cách giữa hai cạnh đối diện của kết cấu công trình. Ví dụ: Đối với nhà ở, chiều cao thông thủy của phòng là kích thước từ mặt sàn lên đến mặt dưới của kết cấu chịu lực (là dầm nếu nhìn thấy) hay của trần (nếu không nhìn thấy dầm).

Diện tích thông thủy là gì?

Diện tích thông thủy là phần diện tích mà nước có thể len vào, bao gồm diện tích tường ngăn các phòng bên trong căn hộ, khu vực ban công, lô gia (nếu có) gắn liền với căn hộ đó. Diện tích này còn được gọi là diện tích lọt lòng và ở nước ngoài thì còn được gọi là diện tích trải thảm, ám chỉ những khu vực mà chúng ta có thể trải thảm được. Để phân biệt với diện tích xây dựng các bạn xem bài viết chi tiết tại đây: https://thietkenhadepaau.com/cach-tinh-dien-tich-xay-dung/.

Cách tính diện tích thông thủy

Diện tích thông thủy trong xây dựng được hiểu đó là phần diện tích sử dụng trong đó thì phần diện tích sử dụng sẽ được tính bằng tổng diện tích ở trên mặt bằng của công trình, sau đó sẽ trừ đi bề dày của tường, vách, cột và trừ đi cả độ dày của lớp trát nhưng không trừ đi bề dày của lớp gạch được sử dụng ớp
tường hay ốp chân tường.

Khoảng cách thông thủy là gì
Công thức tính diện tích thông thủy

Như hình trên thì công thức tính diện tích thông thủy chuẩn nhất hiện nay đó là:

Diện tích thông thủy = (a*b) + (c*d)-(∑ei + f)

Trong đó:

• a, b là phần chiều dài và ngang bên trong căn hộ (tính từ phần tường mép trong).

• c, d là phần chiều dài và ngang của ban công, lô gia (nếu có).

• ∑ei là tổng diện tích của cột chịu lực bên trong căn hộ, i là số cột.

• f là diện tích sàn có hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ (thường căn hộ sẽ chỉ có một f, nếu có 2 f trở lên thì tính tổng như e ở trên).

Để dễ hiểu hơn thì chúng ta có thể tham khảo một ví dụ như sau:

• a = 8.8m, b=7m

• c= 1.5, d =5.5m

• e= 0.8m2 – có 3e

• f= 0.8m2.

⇒ Diện tích thông thủy = (8.8 * 7) + (1.5*5.5)-[(0.8*3) + 0.8] = 61.6 + 8.25 – 3.2 = 66.65m2.

Ứng dụng của thông thủy trong xây dựng

Sau đây là một số ứng dụng của thông thủy trong xây dựng mà các bạn nên biết.

Tính diện tích thông thủy sàn

Diện tích thông thủy sàn bao gồm cả phần diện tích tường ngăn các phòng bên trong căn hộ và diện tích ban công, logia (nếu có) gắn liền với căn hộ đó. Diện tích thông thủy sàn sẽ không tính tường bao quanh ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ diện tích sàn có cột và hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ.

Diện tích thông thủy sàn = {Diện tích tường ngăn phòng + diện tích ban công, logia + diện tích ở} – {Diện tích tường bao quanh + tường phân chia căn hộ + diện tích sàn có cột + hộp kỹ thuật}

Lưu ý: Khi tính diện tích logia thì tính toàn bộ diện tích sàn, trường hợp logia có phần diện tích tường chung thì tính từ mép trong diện tích tường chung.

==> Trong các bài viết chia sẻ các mẫu nhà đẹp trên trang web sẽ để thông tin kèm theo về diện tích và đó có thể là diện tích xây dựng, diện tích sàn vì thế bạn cần xem và hỏi kỹ lưỡng đơn vị cung cấp thông tin để lựa chọn mẫu nhà phù hợp với diện tích đất.

Tính chiều cao, diện tích thông thủy cửa

Khi thi công xây dựng một công trình, chủ đầu tư thường quan tâm đến thông thủy của các chiều cao nhà, mà kích thước thông thủy cửa cũng được nhiều chủ nhà rất quan tâm. Trong đó, bao gồm cả các kích thước thông thủy cửa chính, thông thủy cửa sổ áp dụng với nhà phố nhà cấp 4biệt thự đều được…Bạn có thể áp dụng được những kích thước thông thủy theo những chỉ dẫn về loại cửa dưới đây như sau.

Kích thước thông thủy cửa chính được tính toán với các chiều cao, chiều rộng cửa đó là:

• Chiều cao: 2.30 – 2.52-2.72 – 2.92m.

• Chiều rộng cửa chính: 1.46 – 1.62 – 1.90-2.32-2.46 – 2.92-3.12 – 3.32-3.72-4.12 – 4.56-4.8m.

Đối với kích thước thông thủy cửa 1 cánh, cửa hậu, cửa phụ, thì sẽ tùy thuộc vào từng khuôn cửa dày bao nhiêu sẽ lựa chọn kích thước cửa sao cho phù hợp.

• Đối với khuôn cửa dày 4.5cm và kích thước cửa phù hợp là rộng 8.1cm + 4.5cm bên trái + 4.5cm bên phải = 90cm, Dài 212cm + 4.5cm bên trên = 316.5cm.

• Đối với khuôn cửa dày 6cm thì cách tính tương tự như trên, với kích thước cửa phù hợp là 93cm * 218cm.

• Đối với kích thước thông thủy cửa thông phòng: Kích thước phù hợp cho cửa thông phòng có chiều cao 1.9-2.1-2.12m và chiều rộng là 0.80 – 1.06 và 1.2m.

• Đối với cửa phòng master: Kích thước thông thủy được thực hiện trong ngôi nhà được thực hiện với chiều cao từ 1.9 – 2.1 – 2.3m, chiều rộng từ 0.82-1.04-1.24m.

• Kích thước thông thủy cửa nhà vệ sinh: Cao khoảng 1.9 – 2.1 – 2.3m và có độ rộng thường là 0.68 – 0.82 – 1.02m.

Kích thước thông thủy cửa sổ: Phụ thuộc vào không gian tổng thể cửa không gian đó, cũng như vị trí đặt cửa sổ ở trong nhà. Kích thước của cửa sổ cũng phụ thuộc vào số lượng cửa được bố trí trong phòng và phụ thuộc vào cả kích thước của cửa chính ra vào.

Phân biệt diện tích tim tường và diện tích thông thủy

Diện tích tim tường là cách tính diện tích được đo tính từ tim tường bao gồm tường bao quanh căn hộ, tường phân chia giữa các căn hộ, diện tích sàn có xây cột và hộp kỹ thuật bên trong căn hộ. Diện tích tim tường còn gọi với tên gọi khác là diện tích phủ bì. Xét về khả năng thực thi quyền sở hữu cũng như hạn chế tranh chấp thì đo theo tim tường chính là một phương án hợp lý hơn so với đo theo diện tích thông thủy.

Như vậy rõ ràng là chúng ta có thể thấy việc đo theo diện tích tim tường sẽ giúp làm minh bạch được quyền sở hữu căn hộ của bạn, mà đo theo diện tích thông thủy thì sẽ không áp dụng được. Trên đây là một số thông tin giúp các bạn có thể giải đáp được những thắc mắc liên quan đến thông thủy là gì? Diện tích thông thủy? Hy vọng rằng, với những kiến thức bổ ích trong bài viết này thì khi quyết định xây dựng nhà cửa, thiết kế và thi công đúng các kích thước thông thủy trong xây dựng sẽ giúp bạn và gia đình gặp được nhiều may mắn, thuận lợi.

Bạn có ý định xây nhà, làm nội thất nhưng lại không biết gì về thông thủy? Làm sao để lựa chọn kích thước thông thủy tốt để mang lại may mắn về tài vận cũng như bình an cho cả gia đình? Hiểu được sự băn khoăn của gia chủ, các KTS đã tổng hợp tất cả những kiến thức thông thủy cho bài viết dưới đây?

Thông thủy là gì?

Thông thủy được hiểu theo nghĩa Hán Việt là dòng nước chảy lưu thông mà không bị bất kỳ chướng ngại vật nào cản trở dòng chảy. Thông thủy được áp dụng nhiều trong xây dựng, thiết kế nội thất cũng như kiến trúc.

Khoảng cách thông thủy là gì
Thế nào là kích thước thông thủy

Kích thước thông thủy trong xây dựng được hiểu là kích thước lọt lòng, lọt gió, lọt sáng. Bao gồm cả chiều cao và chiều rộng thông thủy.

Cụ thể như, chiều cao thông thủy của một gian phòng sẽ được tính là khoảng giữa từ sàn nhà lên trần nhà. Trường hợp có thể thấy cả dầm nhà thì bạn sẽ tính khoảng cách từ sàn nhà lên dầm nhà. Chiều rộng thông thủy là khoảng giữa 2 bờ tường đối diện nhau.

Thông thủy cửa chính là khoảng không giữa 2 mép tường. Nếu cửa đó có thiết kế vòm thì bạn phải tính chiều cao nhất của vòm.

Ý nghĩa của kích thước thông thủy

Kích thước thông thủy sẽ cho ta biết được diện tích thực tế của công trình là bao nhiêu so với diện tích tổng của ngôi nhà. Nếu diện tích thông thủy và bao ngoài công trình càng gần thì chúng ta sẽ tận dụng  được nhiều không gian hơn nữa.

Ngày nay, các chuyên gia phong thủy nhận định rằng các tính kích thước thông thủy dựa trên ngũ hành bát quái. Do đó, nên lựa chọn những thông thủy có kích thước đẹp để gia đình luôn gặp nhiều niềm vui và may mắn.

Nếu không may, gặp phải thông thủy xấu thì gia đình bạn luôn xảy ra bất hòa, việc làm luôn không thuận lợi. Vì vậy, bạn nên cẩn thận khi lựa chọn kích thước phong thủy làm nhà.

Một số kích thước thông thủy gia chủ nên quan tâm và chú ý

Như chúng ta đã biết, kích thước thông thủy là vấn đề được nhiều gia chủ quan tâm khi xây nhà. Bên cạnh đó, thông thủy cửa chính, cửa sổ cũng được nhiều người quan tâm để mong muốn gia đình gặp nhiều may mắn và hạnh phúc.

Khoảng cách thông thủy là gì
Kích thước thông thủy cửa được nhiều gia chủ quan tâm khi có ý định xây nhà

Xem thêm:

Dưới đây là các kích thước thông thủy cửa bạn có thể tham khảo thêm.

Kích thước thông thủy cửa chính: Chiều cao: 2.30 – 2.52- 2.72 – 2.92m. Chiều rộng cửa chính: 1.46 – 1.62 – 1.90- 2.32- 2.46 – 2.92- 3.12 – 3.32- 3.72- 4.12 – 4.56- 4.8m

Kích thước thông thủy cửa thông phòng: Chiều cao 1.9 -2.1 -2.12m. Và chiều rộng là 0.80 – 1.06 và 1.22m.

Đối với phòng ngủ cửa master: Thông thường phòng ngủ master là phòng ngủ chính của chủ nhân căn nhà, nên sẽ có kích thước lớn hơn các phòng ngủ còn lại. Vì thế kích thước thông thủy phòng master sẽ có chiều cao từ: 1.9 – 2.1 – 2.3m. Chiều rộng từ 0.82- 1.04- 1.24m.

Kích thước thông thủy nhà vệ sinh: Kích thước cửa phòng tắm sẽ thường có chiều cao  

khoảng 1.9 – 2.1 – 2.3m và có độ rộng là 0.68 – 0.82 – 1.02m.

Kích thước thông thủy cửa sổ: Kích thước cửa sổ sẽ phụ thuộc vào diện tích thực tế của không gian đó, cũng tương tự như vị trí đặt cửa sổ trong nhà. Thông thường thì cửa sổ sẽ được đặt cách nền ít nhất 83cm và không được vượt quá 2.2m.

Những kích thước thông thủy trên đây bạn có thể áp dụng thực tế vào các công trình xây dựng. Nhưng khi đo thông thủy bạn cần sử dụng một loại thước chuyên dụng gọi là thước lỗ ban.

Kích thước thông thủy trên thước lỗ ban

Ngoài các số đo như thước bình thường thì  thước lỗ ban có một điểm đặc biệt là cho chúng ta biết kích thước này sẽ là tốt hay xấu. Bởi trên thước các cung tốt sẽ ký hiệu màu đỏ cung xấu sẽ ký hiệu là màu đen.

Chúng ta sẽ sử dụng thước lỗ ban có kích thước là 52.2 cm. Bao gồm 8 cung lớn, mỗi cung lớn sẽ bao gồm 4 cung nhỏ có ý nghĩa khác nhau.

Qua bài viết trên, chắn hẳn bạn đã biết cách lựa chọn kích thước thông thủy cho công trình nhà bạn. Gia Bao Group hy vọng bạn có thể sở hữu cho mình một thiết kế nhà đẹp lại chuẩn với kích thước thông thủy để đem lại nhiều may mắn cho gia đình của mình.

Khoảng cách thông thủy là gì
Thước lỗ ban

Xem thêm:

Ngoài ra, chúng tôi còn chuyên nhận thi công các hạng mục như thiết kế nhà phố tân cổ điển, thiết kế quán cafe, thiết kế biệt thự, thiết kế spa,… Với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công thiết kế nội thất cũng như kiến trúc chúng tôi vững tin sẽ đem đến cho bạn những công trình hoàn hảo và chất lượng nhất.

Để tham khảo thêm vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline 0909 380 283 để tham khảo và được nhân viên gia bao group tư vấn hỗ trợ thêm.