Kỳ nhông ở đâu

I. GIỚI THIỆU VỀ CON DÔNG CÁT - KỲ NHÔNG CÁT – DÔNG CÁT BENLY

Dông là tiếng địa phương gọi con kỳ nhông; có nơi như vùng Nghệ - Tĩnh gọi là nhông. Dông có nhiều giống, dông vùng đất cát gọi là dông cát benly. Tên Latin: Leiolepis belliana. Họ: dông Agamidae. Bộ: Có vảy Squamata. Nhóm: Bò sát: Kỳ nhông hay còn gọi là dông sống trên đất cát ven biển, phù hợp với các vùng đất ven biển miền Trung nước ta.

Kỳ nhông ở đâu

Dông là một loại bò sát sống thích nghi vùng đất cát tự nhiên ven biển của các tỉnh dọc Duyên hải miền Trung. Nói rõ ra ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, và một số thuộc miền Đông Nam Bộ như Bà Rịa Vũng Tàu,... nơi có nhiều cánh đồng cát trắng mênh mông mới có dông tập trung sinh sống. Loài bò sát này thường ra khỏi hang để sưởi ấm vào buổi sáng để điều hoà nhiệt độ cơ thể (chúng thuộc loài máu lạnh), tìm thức ăn và gây ấn tượng đối với các con cái xung quanh cả ngày, rồi rút vô hang vào xế chiều, đóng cửa hang lại bằng cát.

a). Trong môi trường tự nhiên

Dông cát thường sống ở các đồi cát ven biển hoặc các gò đồi, nương rẫy ở khu vực đồng bằng. Chúng thường tập trung ở các bãi hoang, các cây bụi, các khu vực trồng phi lao, trồng keo, các ruộng hoa màu, các nghĩa địa và bãi đất hoang.

b). Điều kiện trong hang

Dông tự đào hang. Hang của chúng ngoằn nghèo và có cái sâu tới 1m. Cũng có hang chúng mở thêm ngách phụ để thoát hiểm. Có hang dài tới 2m. Vì hang ở sâu trong lòng đất nên nhiệt độ trong hang thường chênh lệch nhiều so với bên ngoài. Đây cũng là nơi điều hòa nhiệt độ (mùa hè thì mát, mùa đông thì ấm). Nhiệt độ trong hang rõ ràng ổn định hơn nhiệt độ bên ngoài. Theo Ngô Đắc Chứng, dông sọc thường có hang nông hơn dông hoa. Chúng chỉ đào sâu 40-50 cm. Một yêu cầu bắt buộc mà dông cát cần đó là độ ẩm. Trong điều kiện khô hạn của những vùng gần như sa mạc đó. Dông phải đào hang sâu xuống dưới lòng cát để tận hưởng độ ẩm trong lòng đất. Độ ẩm rất quan trọng đối với dông. Dông thường lui tới các gốc cây, các bụi cây để đào hang. Nhờ lá cây che chắn mà độ ẩm ở đó khá hơn những chỗ trơ trụi. Tuy nhiên dông không sống được ở những nơi sũng nước hoặc nước thoát chậm. Vì vậy khi bố trí nơi nuôi dông phải hết sức lưu ý tới điều này. Đặc biệt đáy của nơi nuôi dông không nên lát kín vì sẽ cản trở việc rút nước khi mưa.

a) Hoạt động theo mùa

  • Mùa hoạt động: Dông thường hoạt động vào mùa nắng ấm, từ tháng 1 đến tháng 10. lúc đó điều kiện nhiệt độ không khí thường 27-38C, nhiệt độ mặt đất 27-39C và độ ẩm 30-80%. Dông ngừng hoạt động vào những ngày mưa. Thậm chí khi có giông hay trời âm u là chúng tìm đường trú ẩn. Không bao giờ thấy dông hoạt động vào lúc trời mưa hay mưa vừa tạnh. Dông không chịu được nhiệt độ lạnh. Khi nhiệt độ ngoài trời xuống 20C .
  • Trú đông: Mùa trú đông của dông cát thường là tháng 11 đến tháng 12. Vào thời kỳ này, nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 20C. Dông lấp cửa hang và nằm lì trong hang. Tới mùa xuân khi nắng ấm về nhiệt độ lên cao dần, dông mới chui ra khỏi hang để kiếm ăn.

b) Hoạt động ngày, đêm 

  • Dông hoạt động vào ban ngày, buổi sáng chúng ra khỏi hang lúc 7-8 giờ, tới 13 giờ, 14 giờ 30 trưa thì chúng lại vào hang. Dông rất cảnh giác, nó không bao giờ nhảy ngay lên mặt đất. Nó thường thò đầu ra khỏi hang nghe ngóng rất kỹ, có khi tới 5, 10 phút sau đó mới chui ra. Lúc này nó phơi nắng, đó là đặc điểm của loài bò sát. Chúng phải tăng cường tích nhiệt dưới ánh sáng mặt trời. Một lúc sau nó mới đi kiếm ăn.
  • Thời gian hoạt động của dông không nhiều, trung bình một ngày chúng chỉ chui ra khỏi hang 4-5 giờ đồng hồ để đi kiếm ăn. Thời gian còn lại chúng nằm yên trong hang để tiết kiệm năng lượng.

- Sinh trưởng: Dông sinh trưởng nhanh, mau lớn và rất ít bị dịch bệnh nên không cần chăm sóc nhiều (chỉ đề phòng mèo, chuột cống và rắn). Hiện nay một số người nuôi dông có phát hiện dông thường bị bệnh sổ mủi vào mùa lạnh nhưng tự khỏi. Tỷ lệ sống của dông khá cao, đạt từ 90-95%.

- Lột xác: Lột xác là một hoạt động sinh lý bình thường và cần thiết cho quá trình phát triển của cơ thể dông. Thậm chí lột xác còn là một chỉ tiêu quan trọng biểu thị trạng thái sức khỏe của dông. Dông muốn lớn phải lột xác. Chúng lột xác nhiều lần trong năm. Đặc biệt vào mùa hoạt động dông lột xác liên tục. Lúc đó chúng ăn khỏe và lớn nhanh. 

- Theo các nhà khoa học hầu hết các loài dông cái đều đẻ trứng, trứng nở ra dông con.

- Dông sau khi nuôi 12 – 16 tháng thì đến tuổi động dục có thể sinh sản.

- Dông thường cặp đôi vào mùa hè (từ tháng 2 đến tháng 4) và đẻ trứng vào tháng 6 đến tháng 8. Dông đẻ lứa đầu tiền từ 2 – 4 trứng. Lần sau từ 4 đến 8 trứng.

- Trứng dông có hình thuôn dài (dài từ 2,2cm -2,4cm, rộng 1,1cm -1,3 cm, 30 đến 45 ngày sau trứng nở ra dông con, Dông con mới nở thân hình màu xám (bằng ngón tay út), sống quanh quẩn dưới hang trong một vài ngày đầu. Khi bộ chân đã cứng cáp, chúng chui ra khỏi hang và tập nhấm nháp thức ăn. Dông lớn nhanh vào các tháng từ tháng 4 đến tháng 10. Đây là thời kỳ thuận lợi nhất cho hoạt động của dông cát. Tới khi trưởng thành tốc độ lớn của nó chậm hơn còn non. Đến năm kế tiếp, đàn dông con trưởng thành và lại tiếp tục sinh sản.

II. GIỚI THIỆU VỀ CON DÔNG CÁT KHU LÊ – BÌNH THUẬN

- Dông được phân bố rộng rãi hầu hết ở các tỉnh duyên hải miền trung, tùy vào điều kiện mỗi vùng mà Dông có nhiều loại khác nhau được phân biệt qua trọng lượng tối đa/con khi lớn, màu da, tập tính sinh sản…Khi nuôi Dông thì điều quan trọng nhất là phải chọn được Giống Dông có trọng lượng khi lớn, đạt từ 0,4Kg đến 0,6Kg/con (đối với Dông đực) và từ 0,2 đến 0,25kg/con (đối với Dông cái) , điều này đòi hỏi người nuôi phải tìm hiểu kỹ nguồn gốc Dông khi mua con giống và tham quan, liên hệ những trang trại cung cấp Dông uy tín.

Kỳ nhông ở đâu

- Theo nhiều tài liệu và qua đánh giá của nhiều người thì Bình Thuận là một trong những địa phương có loài Dông có khối lượng/con lớn. Qua tìm hiểu, theo thống kê sơ bộ thì Xã Hòa Thắng – Bắc Bình – Tỉnh Bình Thuận (hay còn gọi là Dông khu lê Hòa Thắng) là xã có số trang trại Dông nhiều nhất và là nơi có giống Dông cho năng suất cao. Dông ở đây khi lớn trung bình đạt 0,4 đến 0,6Kg/con, một số con nặng tới 0,7-0,8Kg. Nhờ vậy mà từ lâu Xã Hòa Thắng trở thành địa chỉ cung cấp Dông giống, Dông thịt không những trong tỉnh Bình Thuận mà còn cung cấp cho các tỉnh lân cận như khu vực Đông Nam Bộ, Nha Trang, Bình Định…được nhiều người lựa chọn.

Kỳ nhông là một trong những thú nuôi được mọi người quan tâm nhất hiện nay, không chỉ bởi vẻ ngoài hầm hố, bản tính hiền lành, dễ nuôi mà còn bởi chúng có thể được chế biến thành những món đặc sản cực thơm ngon. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về các loại kì nhông, giá bán cũng như cách chế biến món ăn về loài vật này qua bài viết dưới đây!

1. Con Kỳ nhông sống ở đâu?

Kỳ nhông đến từ Nam Mỹ, tên tiếng anh là Leiolepis. Đây là 1 loài động vật bò sát thuộc chi nhông cát, họ Nhông và còn được biết đến bằng nhiều cái tên khác như cự đà, kỳ dông, con dông,…

Do cơ thể không có chức năng tự điều hòa, không chịu được thời tiết quá lạnh nên kỳ nhông thường sinh sống ở những nơi ấm áp.

Chúng được tìm thấy nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Kỳ nhông ở đâu
Hình ảnh con kì nhông

2. Đặc điểm của kì nhông

Kỳ nhông có đặc điểm ngoại hình tương tự như con tắc kè. Khi trưởng thành, chúng có thể dài từ 30 – 60m. Con kì nhông có đầu hình tam giác, trên đó có 2 hốc tai khá to, trán có một cục xương nhỏ nhô lên.

Loài vật này có lớp vỏ ngoài hơi sần sùi, da đỏ hồng, ngoài ra còn có các vệt màu đen hoặc cam xuất hiện rải rác trên thân mình.

Lưng kỳ dông có một đoạn gai liên tiếp nhô lên, dài bằng đốt sống lưng.

Con dông là loài vật rất sợ ánh sáng. Chúng thường trốn trong hang của mình gần như cả ngày, chỉ ra ngoài vào ban đêm để tìm thức ăn. 

♻️♻️♻️ TÌM HIỂU THÊM: Con Kỳ Đà

3. Kì nhông sinh sản thế nào

Kỳ nhông duy trì nòi giống bằng cách đẻ trứng. Đến khoảng 7, 8 tháng tuổi, kỳ nhông bắt đầu bước vào thời kỳ động dục.

Bình thường, mỗi con dông sẽ sống tách biệt, đơn lẻ. Chỉ khi cần giao phối, chúng mới đi tìm bạn tình và sẽ nhanh chóng đẻ trứng. 

Kỳ nhông ở đâu

Khi kỳ nhông mẹ đẻ trứng, chúng trở nên vô cùng hung bạo, ngăn chặn bất kỳ loài nào tiến lại gần, ngay cả con đực để bảo vệ trứng.

Con đực sẽ tiếp tục tìm kiếm bạn tình mới và giao phối. Mỗi lần, kỳ nhông chỉ có thể đẻ được vài ba quả trứng.

Sau một thời gian ngắn, trứng sẽ nở. Kỳ nhông sơ sinh có thân hình màu trắng, kích thước chưa bằng một ngón tay cái.

Sau khoảng 7, 8 tháng, chúng có thể hoàn thiện các bộ phận trên cơ thể và lại tiếp tục bước vào thời kỳ sinh sản.

4. Con kỳ nhông có tác dụng gì?

Kỳ nhông là một trong những loài vật được săn lùng nhiều nhất bởi chúng có nhiều công dụng hữu ích trong việc chữa bệnh, tăng cường sức khỏe, sinh lực, thậm chí là làm đẹp.

Da kì nhông rất bền, đẹp không thua kém gì da cá sấu. Vì vậy, nó được tận dụng trong việc thiết kế các sản phẩm ví, túi da kỳ nhông cao cấp cho cả phái nữ lẫn phái mạnh.

Kỳ nhông ở đâu

Ngoài ra, thịt nhông cát cũng có rất nhiều tác dụng tốt tới sức khỏe, là 1 trong những bài thuốc Đông Y có giá trị cao.

Thịt của chúng rất thơm, có vị ngọt mặn đan xen, tính bình, giúp hỗ trợ giảm đau hiệu quả, tiêu độc, đẩy nhanh quá trình lành thương, tốt cho hệ tiêu hóa và tăng cường sinh lực.

🔔🔔🔔 NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ: Con Gián

5. Phân loại kỳ nhông

Có rất nhiều loại kỳ nhông trên thế giới. Mỗi loại nhông lại có một đặc điểm, tập tính riêng.

Kỳ nhông xanh (cự đà xanh)

Sinh sống chủ yếu ở vùng Nam Mỹ, loài nhông này còn được biết đến với tên gọi Rồng đất Nam Mỹ.

Chúng có cơ thể màu xanh lá nổi bật, trên thân có những vệt màu xám đen. Mỗi con cự đà xanh trưởng thành có thể đạt chiều dài từ 150 đến 200 cm, nặng gần 10 kg. 

Kỳ nhông ở đâu

Khác với một số loài kỳ nhông có thể ăn động vật, kì nhông xanh chỉ ăn hoa, cỏ, rau, củ. Khác với vẻ bề ngoài khá hầm hố, bản tính chúng lại rất hiền lành. Đây là một trong những loài con dông được yêu thích, nuôi làm cảnh nhiều nhất hiện nay.

Kỳ nhông nước (Axolotl)

Đây là một loài kỳ nhông Mexico rất đặc biệt, vì chúng sống dưới nước thay vì trên cạn. Cơ thể chúng khá nhỏ bé, trung bình chỉ dài khoảng 15cm, kích cỡ tối đa chúng có thể đạt được là 30 cm. 

Kỳ nhông ở đâu

Loài nhông này có nguồn gốc từ Mexico, vô cùng quý hiếm, thân hình màu trắng hồng có nhiều tua nhỏ, khuôn mặt đáng yêu và bản tính hiền lành. Chúng thường được nuôi chung với 1 vài loại cá khác để làm cảnh.

Đặc biệt, kỳ nhông nước Axolotl còn có khả năng tự tái tạo tế bào và làm lành vết thương nhanh chóng.

Vì vậy, các nhà khoa học đang nghiên cứu để tìm cách tái tạo tay chân bị mất cho con người nhờ loại cá này.

📢📢📢 XEM NGAY: Lịch sử con Bọ Rùa

Kỳ nhông cát (con dông đất)

Kỳ nhông cát còn có tên gọi khác là dông cát Benly. Một con kỳ nhông đất trưởng thành có thể nặng trung bình 0,5 kg với con đực và khoảng 0,25 kg với con cái. Chúng có thân thể màu xám hoặc đỏ, sọc đen.

Kỳ nhông ở đâu

Có thể dễ dàng tìm thấy loài nhông này tại các vùng đất cát ẩm thấp ven biển ở Việt Nam. Chúng đào hang ở đây và thường ra khỏi hang vào buổi sáng khoảng 4 – 5 giờ để làm ấm cơ thể, do chúng có tính hàn, và tìm kiếm bạn tình.

Đến buổi chiều, chúng quay trở lại hang và lấp hang bằng cát để ẩn mình, nằm im trong hang để tiết kiệm năng lượng. 

👉👉👉 ĐỌC THÊM: Bọ Xít Đen

Kỳ nhông lửa (kỳ dông lửa)

Đây là loài kỳ nhông sống ở các đồi núi, khu rừng ẩm thấp trong khu vực châu Âu. Chúng thích trú ẩn dưới các đám lá rụng hoặc đám rêu vào ban ngày và chỉ ra ngoài vào buổi tối hoặc đêm.

Kỳ nhông ở đâu

Kỳ nhông lửa là một trong những con dông có tuổi thọ cao nhất trên thế giới, chúng có thể sống lên đến 50 năm.

Loài này có thân hình màu đen và nhiều đốm vàng hoặc đỏ, cam như lửa phân bố trên cơ thể. Kích thước không lớn lắm, trung bình chỉ dài khoảng 20 cm, nặng dưới 50g.

Kỳ dông lửa thường ăn các loại côn trùng, giun đất, nhện và cả ếch nhái non. Hiện nay, loài này đang bị suy giảm số lượng đáng kể, cần được bảo tồn, nhân giống.

🔥🔥🔥 TÌM HIỂU: Bọ Cạp Xanh

Kỳ nhông biển (cự đà biển)

Không chỉ sống trên cát, trên rừng mà có một loại kỳ nhông còn sống được dưới biển. Cự đà biển là một loài bò sát được tìm thấy ở vùng biển Ecuador, chúng sinh hoạt trên các bãi đá ven bờ hoặc các khu rừng ngập mặn sát biển.

Kỳ nhông ở đâu

Thân thể loài dông này có màu tối, thường là màu đen khi chúng đã trưởng thành và màu xám nhạt với những con kỳ nhông con.

Màu da tối sẽ giúp chúng hấp thụ nhiệt tốt hơn, tránh tình trạng hôn mê khi lên bờ quá lâu.

Ngoài ra, loài vật này còn có khả năng thay đổi màu sắc linh hoạt, đôi khi cơ thể chúng chuyển sang màu đỏ, xanh lục,…

Chúng có thể dài trên 1,5 m (với con đực) và khoảng 1m (với con cái). Thức ăn chủ yếu là các loài tảo, rong biển. Cấu tạo hàm phẳng cùng bộ răng sắc giúp chúng ăn được những miếng tảo dính chặt trên đá, san hô,…

⚠️⚠️⚠️ XEM TIẾP: Con Rết

6. Hướng dẫn cách nuôi kỳ nhông cảnh tại nhà

Kỳ nhông là thú nuôi đặc biệt, được rất nhiều người ưa chuộng nhờ vẻ bề ngoài hầm hố nhưng tính cách lại cực kỳ hiền lành, dễ nuôi.

Kinh nghiệm bắt kỳ nhông

Tại Việt Nam, bạn có thể bắt loài rồng đất này trên cao nguyên, vùng núi vào các ngày nắng hạn tháng 4, tháng 5.

Chúng sống trong các đồi cát, khe đá trong các khu rừng, đi kiếm ăn vào ban ngày và ngủ trên các cành cây khi đêm đến.

Kỳ nhông ở đâu

Kỳ nhông có khả năng thay đổi màu sắc theo lá cây, vì vậy nếu muốn bắt được chúng, bạn cần cực kỳ tinh mắt và chuẩn bị đồ nghề kỹ càng.

Đối với kỳ nhông sống trong đất cát, chúng thường tập hợp thành 1 tổ. Bạn chỉ cần dùng cuốc đào hang của chúng và dũng cảm dùng tay là có thể thu được một số lượng con dông đất lớn. Kì nhông khá hiền và sẽ không cắn người.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thiết kế bẫy giúp tóm gọn chúng dễ dàng hơn bằng cách: Sử dụng 1 chiếc cần tre, buộc dây cước vào, nối cùng 1 sợi cước nhỏ nối vào mo cau, đặt trước cửa hang.

Nếu kỳ nhông đi qua, chạm vào dây cước, chốt bật sẽ tác động vào thòng lọng khiến chúng bị mắc kẹt trong mo cau.

♻️♻️♻️ ĐỌC CHI TIẾT: Rắn hổ hèo

Con kỳ nhông ăn gì?

Kỹ thuật nuôi kỳ nhông cảnh không khó bởi thức ăn của chúng khá dễ kiếm và rẻ tiền. Bạn có thể cho chúng ăn các loại rau, củ quen thuộc như rau cải, rau muống, cỏ mềm, lúa non, ngô, khoai, sắn,..

. Những đồ ăn từ thực vật như thế này chiếm một phần lớn trong chế độ ăn của chúng.

Kỳ nhông ở đâu

Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung các loại thức ăn từ động vật để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho kỳ nhông như kiến, gián, giun đất, châu chấu, ốc sên,… hoặc các động vật nhỏ như nhện, nhái,…

Con dông ăn khá ít, vì vậy bạn chỉ cần cho chúng ăn 1 bữa/ngày với một lượng thức ăn nhỏ nhưng đủ chất là được. 

Kỳ nhông có uống nước không?

Trong khẩu phần ăn của mình, kỳ nhông đã ăn rất nhiều rau cỏ xanh và được cung cấp một lượng nước khá nhiều.

Tuy nhiên, kỳ nhông vẫn cần uống nước dù rất ít. Vì vậy, đừng quên đặt một bát nước trong chuồng nuôi để tránh cơ thể chúng bị thiếu nước nhé!

🔔🔔🔔 AI CŨNG NÊN XEM: Nguồn gốc Rắn Hổ Mang

7. Kỳ nhông làm món gì ngon? Cách làm thịt kỳ nhông sạch

Các món ăn từ kì nhông được xem là đặc sản, được dân nhậu cực kỳ ưa chuộng. Bởi thịt nhông vô cùng thơm ngon, màu trắng như thịt gà nhưng lại có vị dai, ngọt, sụn mềm, nhai sần sật rất thú vị.

Cách làm thịt kỳ nhông sạch

Trước khi làm các món ăn hấp dẫn, bạn cần sơ chế kỹ lưỡng thịt kỳ nhông để loại bỏ chất bẩn cũng như mùi hôi trên cơ thể chúng.

Kỳ nhông ở đâu

  • Cho con nhông vào nồi nước sôi, luộc sơ qua để lớp đất bám chặt trên da bong ra.
  • Mổ bụng, làm sạch ruột kỳ nhông bằng cách xát muối khoảng 2-3 phút.
  • Rửa sạch bụng một lần nữa cùng nước muối và nước sạch, để ráo nước và chuẩn bị cho các bước tiếp theo.

Các món ăn ngon từ thịt kỳ nhông

Từ con nhông, người ta có thể chế biến thành vô vàn món đặc sản kỳ nhông nướng, xào sả ớt, chả nhông, cháo nhông,…

Mỗi món lại có một vị thơm ngon đặc sắc và cách chế biến cũng vô cùng đơn giản.

Kỳ nhông ngâm rượu

Rượu dông được xem là thần dược giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lý cho phái mạnh, thậm chí có thể chữa được nhiều bệnh.

  • Sơ chế kỳ nhông sạch sẽ theo chỉ dẫn bên trên, bỏ sạch ruột cũng như nội tạng, chỉ giữ lại mật nhông.
  • Dùng rượu rửa sạch máu và loại bỏ mùi tanh của kì nhông.
  • Cho vài con dông đất vào một bình thủy tinh vừa phải, để nguyên con, sau đó đổ rượu trắng vào ngập thân nhông.
  • Đậy kín bình, ngâm trong vòng 3 tháng là có thể sử dụng được.

Kỳ nhông xào sả ớt

Dông xào sả ớt là món ăn đặc sản của miền Trung, một khi bạn đã thưởng thức thì khó có thể quên được vị ngọt, thơm, dai dai của chúng. Thực hiện món ăn này cũng khá nhanh chóng:

Kỳ nhông ở đâu

  • Sau khi làm sạch kỳ nhông, bỏ da, đầu, móng chân.
  • Băm nhỏ củ sả và cả thịt, xương nhông thật kỹ, tránh xương dông còn to có thể gây tổn thương miệng bạn khi ăn. 
  • Cho toàn bộ phần thịt dông vừa ăn vào một bát, ướp gia vị từ 10 – 20 phút.
  • Cho 1 lượng dầu ăn vừa đủ vào chảo, cho sả vào xào thơm rồi cho thịt nhông vào xào cùng
  • Nêm thêm nước mắm, hạt tiêu vừa đủ vào cho món ăn thêm thơm ngon hơn.
  • Khi thịt dông săn lại, bạn tắt bếp, bày ra đĩa và thưởng thức.

📢📢📢 XEM NGAY: Thời gian hoạt động của Rắn Cạp Nia

Món cháo thịt nhông

Vào những ngày mùa đông giá rét, nếu bạn bị cảm thì chỉ cần ăn một bát cháo kỳ nhông, bởi món ăn này có thể chữa cảm mạo cực công hiệu. Thực hiện như sau:

Kỳ nhông ở đâu

  • Kỳ nhông làm sạch, lấy phần thịt đem băm nhỏ.
  • Xào qua thịt kì nhông cùng dầu ăn, nước mắm cho thơm.
  • Gạo rửa sạch, rồi cho vào nồi nước vừa đủ, hầm nhừ cùng thịt dông.
  • Khi cháo đã nhừ, bạn cho thêm hạt tiêu vào ăn cùng rau sống. Món cháo này vừa lạ miệng, độc đáo, vừa cung cấp rất nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể.

Gỏi thịt dông

Gỏi dông ăn cùng bánh tráng nướng là món ăn độc đáo của vùng đất Bình Thuận. Nếu không có điều kiện đến tận nơi thưởng thức, bạn có thể tự chế biến tại nhà theo hướng dẫn sau:

Kỳ nhông ở đâu

  • Dông sau khi sơ chế, đem luộc chín, bỏ xương và xé thịt thành từng mảnh nhỏ.
  • Ướp phần thịt kỳ nhông trên cùng hành khô, cà rốt, rau thơm, mắm, muối, hạt tiêu, đường, tỏi, ớt,…
  • Chờ thịt dông ngấm gia vị là bạn có được mói gỏi nhông cực thơm ngon, ăn cùng bánh tráng nước rất hấp dẫn.

Kỳ nhông nướng

Thịt dông khi nướng lên sẽ tỏa ra vị thơm khó cưỡng. Đây cũng là một trong những món bạn không thể bỏ qua khi muốn thưởng thức thịt kỳ nhông. Cách nướng nhông như sau:

Kỳ nhông ở đâu

  • Dông nướng làm sạch, lột da, bỏ đầu và móng chân.
  • Ướp nguyên con dông nướng với sả băm muối ớt trong khoảng 5 phút.
  • Xiên que tre xuyên qua cơ thể nhông, rồi đem nướng cho đến khi thịt chúng trở nên vàng, giòn rụm.
  • Thưởng thức dông nướng thơm ngon cùng nước chấm me, ăn cùng chuối xanh, rau sống.

✅✅✅ HƯỚNG DẪN: Cách làm chuồng nuôi rùa núi vàng

8. Con kỳ nhông vào nhà là số mấy? Nên đánh con gì?

Kì nhông có ý nghĩa khá lớn trong tâm linh. Nhiều người tin rằng việc nằm mơ thấy kỳ nhông vô nhà không phải là ngẫu nhiên mà đó là điềm báo cho thấy gia chủ sắp phát lộc, có của bất ngờ. Nên đánh số 79

Ngoài ra, còn một số giấc mơ khác liên quan đến kỳ nhông, bạn nên chú ý như:

  • Mơ thấy kỳ nhông ăn thịt mình: Đánh số 37
  • Mơ thấy mình ăn thịt nhông: Đánh số 18
  • Mơ thấy bắt được kì nhông: Đánh con 67
  • Mơ thấy mình giết con dông: Đánh số 82
  • Mơ thấy 1 cặp kỳ nhông: Đánh số 95
  • Mơ thấy kì nhông đi theo đàn: Đánh số 47

9. Kỳ nhông giá bao nhiêu tiền? Mua ở đâu tại Hà Nội, Tp. HCM?

Giá kỳ nhông là điều nhiều người quan tâm bởi hiện nay, nhu cầu mua bán con nhông để làm cảnh hoặc chế biến món ăn rất lớn.

Kỳ nhông ở đâu

Tùy thuộc vào từng shop, từng thời điểm, đặc biệt là từng loại kỳ nhông mà mức giá sẽ khác nhau. Có 3 loại kỳ nhông thường được mọi người mua bán chủ yếu:

  • Giá kỳ nhông xanh (kỳ nhông Nam Mỹ): Khoảng 700k – 1.000k / con nhỏ, từ 1.500k – 5.000k / con trưởng thành.
  • Kỳ nhông nước (axolotl): Mức giá khoảng 500k – 3.000k/con 
  • Con dông đất: Loài nhông này thường được mua bán với mục đích chế biến món ăn, mức giá loại kỳ nhông thịt này rơi vào khoảng 400k cho 1 kg thịt nhông.

Bạn có thể dễ dàng tìm mua kỳ nhông tại các thành phố lớn như Hà Nội hay TPHCM. Nếu muốn chế biến các món ăn thơm ngon từ nhông cát, hãy mua chúng tại chợ đầu mối hoặc các nhà hàng.

Nếu muốn mua kỳ nhông kiểng, hãy đến các shop bán bò sát. Chúc các bạn chọn được chú pet như ý!