Là đnf ông hãy biết nói lời xin lỗi

(VLO) Trong các mối quan hệ xã hội, thông thường chúng ta rất dễ dàng nói lời xin lỗi trong các tình huống. Nhưng trong tình yêu, trong mối quan hệ vợ chồng thì lời xin lỗi gửi đến đối phương lại rất khó thốt nên lời.

Chia tay mối tình đầu đã lâu nhưng sự tiếc nuối và day dứt vẫn dai dẳng trong tận đáy lòng anh M.H.. Anh tâm sự rằng hai người yêu nhau những năm đầu thời sinh viên còn nhiều nông nổi, chưa suy nghĩ chín chắn.

Chia tay nhau hoàn toàn lỗi thuộc về anh, nhưng từ lúc cô ấy nói lời chia tay cho đến tận bây giờ, cả hai cũng có nhiều cơ hội gặp lại nhưng anh vẫn chưa nói được lời xin lỗi nghiêm túc vì những chuyện đã qua.

“Thật lòng là rất muốn nói lời xin lỗi chân thành với cô ấy vì tất cả, vì một khoảng thanh xuân đã dành cho tôi. Nhưng không hiểu sao lại khó mở lời đến vậy. Nhiều lần định mở lời nhưng thật sự còn ngại miệng không dám nói ra”- anh M.H. nói.

Anh H.S. cũng nhiều lần muốn nói lời xin lỗi với người vợ tảo tần của mình mà cũng ngại mở lời ngày qua ngày cũng chưa nói được.

Vợ anh đã không quản khó khăn vất vả gồng gánh gia đình thay người đàn ông trụ cột là anh lại không gánh trách nhiệm đó.

Anh H.S. thừa nhận mình không phải người chồng tốt khi mê cờ bạc, mãi lo bù khú bạn bè mà không chăm lo cho vợ con tử tế.

Nhiều năm mâu thuẫn gia đình gay gắt mà anh vẫn chưa bỏ được và người vợ anh cứ thế mà chịu đựng. Giờ đây trải qua nhiều biến cố anh đã tỉnh ngộ và quyết tâm từ bỏ tật xấu, cố gắng xây dựng lại gia đình.

Anh muốn nói lời xin lỗi chân tình với “một nửa” của mình nhưng cứ lần lựa mãi chưa mở miệng được. Rồi anh nghĩ rằng cứ sửa đổi bằng hành động cho vợ thấy là lời xin lỗi tốt nhất.

Tình cảm lứa đôi sẽ trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc từ yêu thương đến giận hờn, trách móc, gây gổ, xung đột và có khi là không nhìn mặt nhau.

Nhưng đến khi cả hai đều bình tâm lại và nhìn nhận vấn đề để thấy cái gì đúng, cái gì hợp lý, cái gì sai, cũng như ai là người cần nói lời xin lỗi để mối quan hệ có cơ hội tiếp tục hàn gắn. Tuy nhiên, trong tình yêu lại rất khó nói lời xin lỗi với đối phương vì rất nhiều lý do.

Thực tế cho thấy, nói ra một lời xin lỗi thật chẳng dễ dàng khi cái tôi quá lớn, vì lòng kiêu hãnh, vì cho rằng xin lỗi là thể hiện sự yếu đuối.

Họ không muốn thừa nhận mình có sai sót hoặc điểm yếu. Những người này có xu hướng muốn được công nhận là luôn đúng và muốn được xem như người mạnh mẽ và quyền lực. Họ sợ rằng những sai lầm này sẽ khiến họ yếu kém hoặc thất bại.

Mặt khác, nhiều người không xin lỗi vì họ hoàn toàn không biết hành động của mình đã để lại hậu quả gì cho người khác. Họ không xin lỗi đơn giản vì không nhận thức được mình sai ở đâu. Đối với đàn ông, lời xin lỗi đi kèm sự yếu đuối nên họ chỉ dùng trong trường hợp nghiêm trọng.

Chúng ta nên hiểu rằng, xin lỗi không nhất thiết là để thừa nhận sai lầm mà hầu hết trường hợp xin lỗi nhằm làm dịu đi tổn thương, hàn gắn tình cảm.

Lời xin lỗi còn là cách con người trao nhau thấy tấm lòng trân trọng đối với mối quan hệ và rộng lượng cho đôi bên thêm một cơ hội nữa làm lành.

Chân thành xin lỗi có thể là một phương thuốc có hiệu quả trị liệu mạnh mẽ, cho dù là đối với người nói hay người tiếp nhận, đều vô cùng có giá trị

. Vì thế hãy khoan dung và bỏ qua cho nhau bằng những lời xin lỗi chân thành từ đáy lòng. Song song với lời xin lỗi đó chính là hành động cụ thể để bù đắp những tổn thương bạn đã gây ra và hoàn thiện chính mình trong tình yêu.

Nếu muốn mối quan hệ của mình hạnh phúc, ấm êm, đàn ông nên cố gắng hiểu lời xin lỗi của phụ nữ và đừng sợ nói xin lỗi lại.

Phụ nữ ít khi sử dụng lời xin lỗi của đàn ông như vũ khí tấn công mà sẽ thực sự cảm kích. Nếu vẫn không thoải mái, bạn có thể chọn nói những điều tử tế, giúp người phụ nữ của mình an tâm.

Tuy nhiên cũng đừng quen miệng nói câu xin lỗi với người yêu một cách quá thường xuyên vì đó sẽ trở thành thói quen nhàm chán khiến đối phương không còn tin tưởng và có phần thiếu sự tôn trọng.

Nói lời xin lỗi quá thường xuyên chứng tỏ rằng bạn có nhiều sai lầm hoặc vẫn chưa khắc phục được sai lầm cũ hoặc bạn không có trách nhiệm nghiêm túc trong mối quan hệ chỉ buộc miệng nói qua loa để cho qua chuyện.

Các bạn nên biết phép màu tuyệt vời nhất để hàn gắn những mối bất hòa, tổn thương trong tình yêu chính là lời nói xin lỗi chân thành.

Dù lời xin lỗi đôi khi thật khó để nói ra nhưng bạn hãy biết cách sử dụng sức mạnh của hai từ này để giúp tình yêu của mình bớt đi những mâu thuẫn, tổn thương, đừng để mọi thứ tan vỡ và kết thúc khi lời xin lỗi quá muộn màng.

Bố của Daniel là một người đàn ông vô cùng nghiêm khắc, khác với mẹ cậu, bà luôn ôn hòa, dịu dàng và nền nã khi dạy dỗ Daniel. Và ông đã dạy cho cậu biết được “xin lỗi” luôn là câu nói đáng giá nhất trên đời.

Là đnf ông hãy biết nói lời xin lỗi
(Ảnh qua happy.live)

Daniel luôn cho rằng những ông bố đều luôn cứng rắn và nghiêm khắc đối với con trai của mình. Bố của cậu luôn đặt ra những nguyên tắc bắt buộc cậu phải nghe theo, như là không được la hét ở nơi đông người, đúng 9 giờ tối phải tắt đèn và lên giường đi ngủ, sau mọi bữa ăn đều phải biết phụ giúp bố mẹ dọn dẹp chén đĩa. Daniel luôn làm theo những lời mà bố mình dạy dỗ và chưa một lần cãi lại lời ông. Vì mẹ đã từng nói với cậu rằng, bố nghiêm khắc như vậy là muốn rèn luyện cậu trở thành một người đàn ông tốt.

Đến giai đoạn khi Daniel trưởng thành, cậu thường hay đi sớm về khuya, tụ tập cùng bạn bè và dành ít thời gian cho gia đình hơn. Bố của Daniel tỏ rõ vẻ không hài lòng trên mặt. Có một ngày, ông đã yêu cầu Daniel hủy bỏ toàn bộ cuộc hẹn vào buổi tối và phải ở nhà ăn tối cùng bố mẹ. Đối với con trai, tuổi trưởng thành chính là tuổi nổi loạn của họ nên Daniel đã không nghe theo lời bố. Đêm hôm đó, cậu đã đi chơi đến tận tối khuya mới về nhà.

Là đnf ông hãy biết nói lời xin lỗi
Đối với con trai, tuổi trưởng thành chính là tuổi nổi loạn. (Ảnh qua The Hearty Soul)

Bố của Daniel đã ngồi trên ghế sô pha và chờ đợi cậu rất lâu.

Khi nhìn thấy bố, bỗng nhiên một cảm giác có lỗi khiến Daniel lúng túng và bối rối vô cùng. Cậu cất giày vào tủ, sau đó chậm chạp bước đến chỗ của bố và lí nhí tiếng xin lỗi.

“Con xin lỗi bố…”

“Với lý do gì”, vẻ mệt mỏi hiện rõ trên đôi mắt của bố Daniel.

“Vì đã không nghe lời bố ạ”.

Bố cậu không trả lời, ông chỉ đứng dậy, vỗ nhẹ vào vai con trai rồi trở về phòng ngủ của mình.

Sau đêm hôm đó, Daniel nhận ra được lỗi sai của mình nên cậu đã tìm cách kiềm chế ham muốn đi chơi, ăn nhậu, đàn đúm cùng bạn bè hằng đêm.

Thi thoảng, bố của Daniel trở nên rất vô lý và điều này khiến cậu cảm thấy vô cùng bực bội. Nhưng rõ ràng là cậu không làm gì sai nhưng ông cứ khăng khăng bảo rằng cậu sai và yêu cầu cậu phải xin lỗi. Nhưng chẳng bao giờ Daniel chịu xin lỗi bố trong những chuyện mà cậu cảm thấy mình không hề làm sai.

Thời gian trôi đi, Daniel tốt nghiệp đại học, đi làm, và thoáng chốc cũng đã đến lúc cậu kế hôn.

Khi quyết định sẽ kết hôn, người đầu tiên mà Daniel thông báo chính là bố mình.

“Bố, con muốn kết hôn vào cuối năm nay”.

Bố của Daniel trầm ngâm một lúc lâu, rồi ông trả lời:

“Con hãy nói xin lỗi đi”.

Daniel tỏ ra vô cùng bất ngờ và hỏi lại: “Tại sao ạ?”

Là đnf ông hãy biết nói lời xin lỗi
Daniel không hiểu bố mình đang nói gì. (Ảnh qua happy.live)

“Con hãy nói xin lỗi đi”, bố của cậu lặp lại câu nói đó một lần nữa.

“Nhưng vì chuyện gì cơ chứ? Con đã làm sai trong chuyện gì?”.

“Trước hết con hãy nói lời xin lỗi đi đã”.

“Nhưng con đã làm gì?”

“Con cứ xin lỗi đi”, vẻ mặt của bố Daniel có vẻ vô cùng cương quyết.

Daniel thực sự bực bội khi không hiểu được rốt cuộc là bố mình đang bị gì.

“Nhưng con cần một lý do để làm thế!”.

“Thì con hãy cứ xin lỗi đi”.

Cảm thấy chuyện này sẽ không đi đến đâu, Daniel thở dài, rồi lí nhí nói:

“Dạ vâng, bố, con xin lỗi”.

Ngay sau câu nói đó của con trai, ông mỉm cười thỏa mãn. Bố của Daniel vỗ vỗ lên lưng cậu rồi nói:

“Con đã trưởng thành rồi, Daniel à. Giờ thì con đã sẵn sàng rồi, đợt tập huấn dài hạn mà bố dành cho con cuối cùng đã kết thúc thành công rồi”.

Ông mỉm cười, nhìn con trai mình rồi giải thích:

“Khi con học được cách nói lời xin lỗi chẳng với bất kỳ lý do gì, nghĩa là con đã trưởng thành, và đã trở thành một người đàn ông đủ tốt để có thể kết hôn rồi. Con cũng đã xứng đáng để trở thành một người chồng, một trụ cột trong cuộc đời cô gái của riêng mình”.

Trong đầu Daniel vỡ ra một nhẽ gì đó. Cậu chợt nhận ra rằng bấy lâu nay bố luôn yêu cầu cậu phải xin lỗi, thì ra là để quan sát xem liệu cậu đã khôn lớn thực sự hay chưa. Bài học lớn nhất mà bố đã dạy cho cậu chính là bài học nói lời xin lỗi chẳng cần với lý do gì cả.

Lời xin lỗi có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống, một cuộc cãi vã dù lớn đến đâu, chỉ khi một người chịu lên tiếng xin lỗi trước thì mọi chuyện sẽ lại trở về như cũ. Chúng ta không phải nói lời xin lỗi chỉ khi mình sai, vì lời xin lỗi có quyền năng xoa dịu tất cả mọi thứ, nếu bạn thực sự muốn sống bình yên. Đừng ngại khi phải nói lời xin lỗi khi chẳng có lý do gì. Đôi khi, chúng ta trưởng thành và trở nên tốt đẹp hơn chỉ nhờ việc biết nói lời xin lỗi.