Lãi ngân hàng bao nhiêu mới nhất năm 2022

Áp lực thanh khoản mùa cao điểm đã qua, cùng diễn biến tăng trưởng tín dụng giảm nhẹ, mặt bằng lãi suất tiết kiệm ngân hàng tương đối ổn định trong những ngày đầu tháng 3/2022.

LÃI SUẤT TIẾT KIỆM ĐI NGANG

Đầu tháng 2/2022, do lo ngại dòng tiền huy động tiếp tục sụt giảm nếu lạm phát tăng, nhiều ngân hàng đã phải nâng biểu lãi suất. Điều này khiến lãi mặt bằng lãi suất huy động nhích nhẹ.

Theo tổng hợp của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), trung bình lãi suất huy động 6 tháng tăng nhẹ 0,003 điểm phần trăm lên mức 4,795%. Trong khi lãi suất huy động 12 tháng trung bình giảm nhẹ 0,006 điểm phần trăm xuống còn 5,545% vào cuối tháng 2.

Chi tiết hơn, ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn (vốn trên 5.000 tỷ đồng) là nhóm ngân hàng duy nhất nâng lãi suất đối với kỳ hạn 6 tháng, với mức tăng 0,02 điểm phần trăm, lên 4,56%/năm nhưng không thay đổi lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng, duy trì ở mức 5,307%/năm.

Ngược lại, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ (vốn dưới 5.000 tỷ đồng) giảm 0,02 điểm phần trăm đối với cả 2 loại kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng, xuống còn lần lượt 4,42%/năm và 6,04%.

Riêng nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước tiếp tục không điều chỉnh lãi suất trong tháng 2. Lãi suất trung bình kỳ hạn 6 tháng tiếp tục được duy trì ở mức 3,775%/năm trong tháng thứ 9 liên tiếp, đồng thời lãi suất kỳ hạn 12 tháng vẫn đang không thay đổi ở mức 4,95%/năm sau 7 tháng.

Hiện tại, mùa cao điểm về chi trả, thanh toán đã chính thức trôi qua, và dòng tiền chảy ra khỏi hệ thống hồi trước Tết Nguyên đán cũng dần quay trở lại.

Mặt khác, theo Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 25/2/2022, tín dụng tăng 2,52% so với cuối năm 2021. Trước đó, số liệu tăng trưởng tín dụng được cơ quan này ghi nhận vào cuối tháng 1 năm nay là 2,74%. Như vậy, tăng trưởng tín dụng đã giảm tốc trong tháng 2/2022.

Với các yếu tố như trên, thanh khoản hệ thống ngân hàng đã bớt “căng”. Do đó, biểu lãi suất huy động tháng 3/2022 tại nhiều ngân hàng cũng không biến động nhiều so với tháng trước.

Tuy nhiên, các chuyên gia đều cho rằng, áp lực tăng lãi suất huy động chưa phải hoàn toàn hết. Thời gian tới, khả năng lạm phát của Việt Nam tăng là rất lớn khi giá nhiều loại nguyên vật liệu có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là giá xăng dầu. Áp lực này sẽ khiến ngân hàng tăng lãi suất huy động, duy trì mức lãi suất thực dương để hút lượng tiền từ thị trường.

Nhóm nghiên cứu tại BVSC dự báo, mặt bằng lãi suất năm 2022 khó giảm thêm so với cuối năm 2021, thậm chí còn tăng thêm khoảng  0,25%-0,5%.

LÃI SUẤT TIẾT KIỆM NGÂN HÀNG NÀO CAO NHẤT?

Bảng xếp hạng lãi suất tiền gửi cao nhất trong tháng 3/2022 hầu như không có nhiều biến động so với tháng trước đó. Duy chỉ có ngân hàng VIB là tăng nhẹ 0,01 điểm điểm phần trăm, từ mức cao nhất là 6,19%/năm lên 6,20%/năm.

Nhìn chung, mức lãi suất cao nhất đang dao động trong vùng từ 5,5%/năm đến 7,1%/năm tuỳ từng ngân hàng.

Trong đó, SCB dẫn đầu với mức lãi suất 7,6%/năm. Khách hàng muốn nhận được mức lãi suất này cần phải gửi khoản tiền 500 tỷ đồng cho kỳ hạn 13 tháng.

Tiếp đến là Techcombank với mức 7,1%/năm. Khách hàng muốn nhận được mức lãi suất này cần phải gửi khoản tiền từ 999 tỷ đồng trở lên tại kỳ hạn 12 tháng.

Liền sau là ngân hàng MSB với mức ấn định 7%/năm và điều kiện số tiền gửi áp dụng từ 200 tỷ đồng trở lên tại hai kỳ hạn là 12 tháng và 13 tháng.

LienVietPostBank hiện đang xếp ở vị trí thứ tư với lãi suất là 6,99%/năm. Điều kiện để khách hàng nhận được mức lãi suất này là phải có khoản tiền gửi có kỳ hạn 13 tháng và 60 tháng, trong đó giá trị tiền gửi ở kỳ hạn 13 tháng phải từ 300 tỷ trở lên.

Bên cạnh đó, khách hàng có thể cân nhắc lựa chọn gửi tiền ở một số ngân hàng khác cũng có lãi suất tiết kiệm tương đối cạnh tranh như MBBank (6,9%/năm), Ngân hàng Việt Á (6,9%/năm), HDBank (6,85%/năm), BacABank (6,8%/năm)... Nhưng, các ngân hàng này đều có những tiêu chuẩn riêng để đạt được mức lãi suất như trên, chứ không cào bằng cho mọi khoản tiền gửi.

Tại nhóm 4 ngân hàng thương mại nhà nước (Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV) trong tháng này chỉ Vietcombank là có điều chỉnh giảm lãi suất tại một số kỳ hạn ngắn. Tuy nhiên điều này không ảnh hưởng đến mức lãi suất cao nhất đang được huy động tại ngân hàng này. Trong đó, mức lãi suất ngân hàng cao nhất là 5,6%/năm tại VietinBank; ba ngân hàng còn lại có chung mức 5,5%/năm.

Lãi ngân hàng bao nhiêu mới nhất năm 2022

(HNM) - Năm 2021 lãi suất được duy trì khá ổn định. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, những lo ngại về khả năng tăng lãi suất từ các ngân hàng có thể gây áp lực cho doanh nghiệp. Vậy diễn biến lãi suất 2022 được dự báo như thế nào?

Lãi ngân hàng bao nhiêu mới nhất năm 2022

Người dân tới giao dịch tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng. Ảnh: Nhật Nam

Những ngày cuối năm 2021, đầu năm 2022, thanh khoản trên thị trường ngân hàng có dấu hiệu “nóng”, Ngân hàng Nhà nước có thời điểm “bơm” ròng 10.540 tỷ đồng trên thị trường mở. Tín dụng cũng được đẩy mạnh với ước tính có khoảng 202.000 tỷ đồng chảy vào nền kinh tế. Đối với thị trường liên ngân hàng, lãi suất biến động trái chiều khi tăng mạnh ở kỳ hạn ngắn và giảm ở kỳ hạn trên 2 tuần. Những diễn biến này khiến nhiều doanh nghiệp quan tâm. Bởi, trong bối cảnh nền kinh tế đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch, doanh nghiệp cũng kỳ vọng giảm lãi suất.

Do nhu cầu vốn tăng cao thời điểm giáp Tết Nguyên đán, nhiều ngân hàng đã tăng lãi suất huy động để có thêm nguồn vốn. Tại biểu lãi suất mới nhất ngay trong tháng 1-2022, lãi suất nhiều kỳ hạn tăng nhẹ 0,1-0,3%/năm so với tháng 12-2021.

Theo đó, tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng (VPBank), Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB), với hình thức gửi tại quầy, lãi suất cao nhất là 6,3%/năm cho kỳ hạn 36 tháng, tăng 0,2%/năm so với trước đó. Tương tự, lãi suất kỳ hạn 12 tháng tăng từ 5,5%/năm lên 5,8%/năm, kỳ hạn 6 tháng tăng từ 4,3%/năm lên 4,6%/năm. Các ngân hàng cũng tăng lãi suất đối với hình thức gửi tiết kiệm online.

Mặc dù lãi suất có chiều hướng tăng nhưng không đáng ngại. Theo các chuyên gia, đây là điều dễ hiểu khi thanh khoản hệ thống có phần căng thẳng hơn so với giai đoạn trước do yếu tố mùa vụ. Đây cũng là giai đoạn nhiều doanh nghiệp cũng cần vốn tín dụng để sản xuất kinh doanh. Nhiều khả năng các ngân hàng thương mại sẽ tăng nhẹ lãi suất huy động thêm 0,25-0,5 điểm % nhằm hút nguồn vốn.

Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Cấn Văn Lực cho rằng: Động thái này hoàn toàn phù hợp với quy luật cung cầu của thị trường, không có gì là đột biến và đáng quan ngại cả. Dự báo có thể lãi suất tiền gửi còn có thể tăng nhẹ một chút để giúp các tổ chức tín dụng tiếp tục thu hút dòng tiền gửi trong bối cảnh đang có nhiều kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn. Dự báo xét trong ngắn hạn lãi suất cho vay cũng có thể có áp lực tăng nhưng về lâu dài vẫn trong xu hướng ổn định. Nếu nỗ lực, lãi suất cho vay vẫn có thể giảm thêm, đặc biệt là đối với những lĩnh vực ưu tiên.

Tuy nhiên, dự báo, lãi suất sẽ giữ ở mức phù hợp để hỗ trợ phục hồi kinh tế, chống chịu trước những rủi ro tiềm ẩn từ dịch Covid-19, nhưng dư địa giảm thêm sẽ không nhiều. Theo Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), mặt bằng lãi suất năm 2022 sẽ khó giảm thêm so với cuối năm 2021, lãi suất thậm chí có thể tăng nhẹ trở lại (quanh mức 0,25-0,5%/năm) vào nửa cuối của năm 2022.

Đại diện Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) lại cho rằng, năm 2022 lãi suất huy động có thể đi ngang, mức tăng nhẹ nếu có chỉ ở cục bộ. VCBS nhận định, quá trình trung hòa chính sách tiền tệ nới lỏng của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới sẽ diễn ra với tốc độ chậm rãi, thời điểm Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) bắt đầu tăng lãi suất có thể xuất hiện vào cuối năm 2022.

Nhiều ý kiến khác cũng cho rằng, không còn dư địa giảm mạnh lãi suất huy động, lãi suất huy động có thể tăng. Trong năm qua, mặt bằng lãi suất huy động giảm trong 9 tháng đầu năm có xu hướng tạo đáy và duy trì ở mức thấp cho đến hết năm 2021 trong bối cảnh ngân hàng dồi dào thanh khoản.

Năm 2022, mục tiêu tăng trưởng tín dụng được đặt ra là 14%, tương đương với mức mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, cho thấy kỳ vọng về sự phục hồi tín dụng cũng như tín hiệu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ nới lỏng. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết sẽ tiếp tục khuyến nghị các tổ chức tín dụng cắt giảm chi phí từ nhiều nguồn khác nhau để tiếp tục giảm thêm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhưng là “phấn đấu” chứ không phải bắt buộc.

Qua thời kỳ tiền rẻ, lãi suất cho vay tăng dần

Sau một thời kỳ “tiền rẻ” kéo dài, hiện nay, lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng đang có xu hướng tăng. Cụ thể, thời gian gần đây đã có một số ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động (tiền gửi tiết kiệm) 0,2-1,1%/năm so với trước đó. Nổi bật nhất trong nhóm tăng lãi suất, Ngân hàng SCB đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động lên tới mức cao nhất là 7,6%.

Hiện lãi suất huy động kỳ hạn 3-5 tháng tại ngân hàng này đang ở mức 4%/năm, sáu tháng ở mức 5,9%/năm và từ một năm cho đến ba năm cùng có mức lãi suất là 7%/năm. Đáng chú ý, với những khách hàng có số tiền gửi tiết kiệm từ 500 tỷ đồng trở lên và chọn kỳ hạn gửi hơn một năm thì sẽ được hưởng mức lãi suất lên tới 7,6%/năm - mức lãi suất cao nhất thị trường hiện nay. Tương tự, VPBank tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn sáu tháng thêm 0,3%, lên mức 4,8%/năm. Riêng kỳ hạn một năm tăng tới 0,8%, lên mức 5,6%/năm.

Lãi ngân hàng bao nhiêu mới nhất năm 2022
Lãi suất huy động có xu hướng tăng.

Đặc biệt, khách hàng gửi từ 50 tỷ đồng trở lên với kỳ hạn một năm sẽ được hưởng lãi suất lên tới 6,4%/năm, tương đương tăng tới 1,1%/năm so với biểu lãi suất công bố trước đó. Ngoài ra, một số ngân hàng khác như MSB, ACB, Techcombank, MB, SHB cũng điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi nhưng mức tăng thấp hơn và chỉ ở một vài kỳ hạn.

Không chỉ lãi suất trên thị trường 1 tăng lên, mà theo số liệu thống kê của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), tuần qua, lãi suất liên ngân hàng các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần có chung diễnbiến tăng trở lại, lần lượt ở mức 0,08%; 0,07% và 0,43% lên 2,19%; 2,22% và 2,74%/năm. “Lãi suất liên ngân hàng thời gian qua đã thiết lập một mặt bằng mới, mặc dù vẫn thấp hơn so với giai đoạn trước đại dịch COVID-19 nhưng đã cao hơn 2 năm 2020-2021. Trong năm 2022, nền kinh tế mở cửa trở lại kéo theo nhu cầu về vốn tăng cao; trong khi các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đã bắt đầu có những động thái tăng lại lãi suất, lãi suất liên ngân hàng năm 2022 khó có khả năng sẽ quay về mặt bằng thấp như 2 năm trước”, các chuyên gia BVSC nhận định.

Có cùng quan điểm, các chuyên gia đến từ SSI Research cho rằng nhiều khả năng mặt bằng lãi suất đang thiết lập mặt bằng mới, cao hơn nhiều so với bình quân trong năm 2021 dưới áp lực của tín dụng hồi phục. Dẫn số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến ngày 10/3, tăng trưởng tín dụng đạt 3,11%, cao hơn khoảng 2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái và 0,6 điểm phần trăm so với mức tăng trưởng ghi nhận vào 25/2; cùng với kỳ vọng của các tổ chức tín dụng ước tính tín dụng tăng 5,3% trong quý I và 14,1% cả năm 2022 so với cuối năm 2021, SSI cho rằng sự phục hồi mạnh mẽ của tín dụng trong giai đoạn đầu năm 2022 phản ánh nhu cầu tín dụng tăng dần của doanh nghiệp sau khi bị giãn đoạn do dịch bệnh và cùng với nỗ lực hỗ trợ bơm vốn rẻ của hệ thống ngân hàng thông qua các chương trình cho vay ưu đãi.

Doanh nghiệp lo lãi vay tăng

Lãi suất huy động tăng, dĩ nhiên ảnh hưởng đến mặt bằng lãi suất cho vay. Với một nền kinh tế phụ thuộc 70-80% vốn ngân hàng nên khi hệ thống ngân hàng vừa "hắt hơi", hàng loạt doanh nghiệp đã "bệnh nặng". Việc lãi suất huy động tăng khiến cho nhiều doanh nghiệp hoạt động bằng vốn vay ngân hàng cảm thấy lo lắng. “Sau thời gian dài cố gắng cầm cự vì dịch bệnh, chúng tôi đang rất kỳ vọng sớm phục hồi trở lại sau mở cửa. Tuy nhiên, khó khăn vẫn tiếp tục ập đến, đặc biệt là khi giá xăng dầu - đầu vào của nền kinh tế tăng cao, khiến cho doanh nghiệp lao đao. Hiện nay, giá nguyên vật liệu, cước phí vận chuyển đều đã tăng 30%-50% so với năm ngoái; giờ, nếu lãi suất cho vay lại nối đà tăng tiếp sẽ là “đòn chí mạng” vào sức khỏe doanh nghiệp. Hiện tại đã có một số ngân hàng tăng lãi suất cho vay khoảng 0,5%/năm so với mức lãi suất năm ngoái. Trong điều kiện kinh tế bình thường, mức tăng lãi suất như vậy không đáng lo ngại nhưng trong bối cảnh hiện nay sẽ gây thêm áp lực cho nhà sản xuất, kinh doanh. Với một loạt khó khăn như vậy, các DN đang rất cần sự chung tay hỗ trợ từ phía ngân hàng để vượt khó”, anh Nguyễn Việt Anh, Giám đốc Công ty Xây dựng Việt Thủy (Hà Nội), bày tỏ lo lắng.

Từ phía cơ quan quản lý, đại diện NHNN mới đây khẳng định phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5-1% trong hai năm 2022 và 2023, nhất là đối với lĩnh vực ưu tiên. Trong thời gian tới, cơ quan này sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng cố gắng tiết giảm chi phí hoạt động để tiếp tục giảm lãi suất cho vay. NHNN khẳng định mục tiêu xuyên suốt và nhất quán của chính sách tiền tệ là phải đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng. Bình luận về vấn đề này, chuyên gia kinh tế- PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh – Giảng viên Học viện Tài chính nhìn nhận, thực tế sức ép từ việc tăng lãi suất lên thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam từ quý I/2021, song với sự điều hành linh hoạt của NHNN cùng quyết tâm thực hiện mục tiêu cố gắng để giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp của các ngân hàng, mặt bằng lãi suất cho vay sẽ được kiềm chế. Năm 2022, mục tiêu ưu tiên của Chính phủ là hỗ trợ phục hồi kinh tế nên phải làm sao để giữ mặt bằng lãi suất ổn định, kịch bản xấu nhất là không để tăng lên. Còn kỳ vọng giảm sâu, theo ông Thịnh là khó, vì nguồn lực của từng ngân hàng cũng chỉ có giới hạn. Đồng quan điểm, các chuyên gia kinh tế tại BVSC dự báo trong thời gian tới áp lực lạm phát sẽ cao hơn khi giá nhiều loại nguyên vật liệu đã và đang có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là xăng dầu, cùng triển vọng mở cửa lại toàn bộ nền kinh tế. Áp lực này sẽ khiến một số ngân hàng buộc phải tăng lãi suất huy động sau một thời gian liên tục điều chỉnh giảm. Do đó, lãi suất cho vay dự báo sẽ duy trì ở mức cao tương đối chứ khó có thể giảm.

  • Lãi ngân hàng bao nhiêu mới nhất năm 2022
    Hỗ trợ lãi suất 2%/năm với những đối tượng được vay ưu đãi

Hà An